ĐÔNG LA
NGỤY HỮU TÂM- “NGỤY” LIỆU CÓ “TÂM”?
Sắp đến ngày 30-4, trên trang tintuchangngayonline có
bài
suy-ngam-nhan-ngay-giai-phong-mien-nam không
chỉ khiến tôi chú ý mà còn kinh hoàng bởi giọng điệu của một kẻ điên cuồng và
ngu si với tên tác giả là Ngụy Hữu Tâm.
Bài viết được dẫn
chuyện bằng đoạn trích này:
“Xin nhắc lại một lần và chỉ một lần mà thôi: ông Hồ có công tập hợp
toàn dân đuổi thực dân Pháp và quân Tàu ô đi, xóa bỏ chế độ phong kiến, nhưng
lại có tội mang chủ nghĩa cộng sản về đây, để lại di chứng độc hại cho đến tận
ngày hôm nay... Thế nên nhất quyết phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ
Chí Minh”.
Tôi chưa biết Ngụy Hữu Tâm
là ai, tra cứu một chút thì biết ngay và còn kinh hoàng hơn khi biết Ngụy Hữu
Tâm là con GS Ngụy Như Kon Tum, một trí thức có công xây dựng từ ngày đầu ngành
giáo dục của nước Việt Nam mới.
Tất cả những sai trái, tệ
nạn mà Ngụy Hữu Tâm viết ra của thể chế, của xã hội chúng ta đúng là có thật,
nhưng chúng ta cần phải hiểu đúng bản chất vấn đề để đưa ra những giải pháp
đúng, như bác sĩ chẩn bệnh đúng đưa ra toa thuốc điều trị đúng vậy. Còn viết
như Ngụy Hữu Tâm tôi cho là điên cuồng và ngu si ở chỗ ông ta đã có cái nhìn
thiển cận và có thái độ cực đoan từ cái tâm đen tối.
Trước Ngụy Hữu Tâm viết về
Chủ nghĩa Mác như trên, ở nước ta có một số nhân vật từng là tín đồ của Mác,
giữ những trọng trách như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, rồi Bùi Tín cho đến Hà Sĩ
Phu, v.v… cũng đã thể hiện quan điểm xét lại, bị thất sủng, thậm chí còn bị tù
tội. Tôi đã chỉ ra cái sai của họ trong bài cac-mac-mot-tinh-yeu-bao-la:
“Như vậy, tinh thần chống đối của các vị trên đây tôi thấy dường
như xuất phát từ tính kiêu ngạo tiểu nông, khí khái phong kiến, chưa biết mình,
biết người, nên chẳng khác gì hành động muốn lấy gang tay đo cao rộng của trời
đất, lấy bát ăn cơm đong nước của biển cả, để cuối cùng thân làm tội đời”.
Trong khi có những tín đồ
của Mác đã “chiêu hồi”, chối bỏ Mác như trên, vẫn có những cuộc bình chọn nhà
tư tưởng ở ngay các nước tư bản phát triển mà kết quả vẫn khẳng định vị trí của
Mác.
TheoWikipedia, năm 1999, Đại
học Cambridge (Anh) bình chọn nhà tư tưởng số một thiên niên kỷ, kết quả là
Marx đứng đầu; tháng 7 năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của chương
trình In Our Time trên
kênh Radio 4 của BBC vẫn chọn Marx là
nhà tư tưởng đứng đầu.
Có như vậy bởi đến tận những
ngày hôm nay vẫn có những nhà tư bản sống sau Mác hơn cả thế kỷ đã thừa nhận
Mác đúng. Nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán George Soros từng
viết: “Marx và Engels đã cho một
phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm” (Marx and Engels
gave a very good analysis of the capitalist system 150 years ago); John
Cassidy, phóng viên kinh tế của tờ The New Yorker, cho rằng
các vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện đang đối mặt, họ đang “bước theo dấu chân của Marx mà họ không biết” (without
realising that they are walking in Marx's footsteps). Franz Müntefering,
Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức: “Tại
sao một ông chủ ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ lại để người ta trích lời mình rằng
“Marx có cái nhìn chính xác nhất về chủ nghĩa tư bản”, và “càng hoạt động lâu ở
Wall Street thì tôi càng đoán chắc rằng Marx có lý”; v.v…
Viết như Ngụy Hữu Tâm chỉ
chứng tỏ mình có cái nhìn thiển cận, ấu trĩ của một kẻ chống cộng điên cuồng
thời chiến tranh lạnh. Cần phải coi Chủ nghĩa Mác như một học thuyết khoa học
về sự phát triển xã hội. Theo đó những quy luật, những nguyên lý của Chủ nghĩa
Mác sẽ mãi mãi đúng.
Như sự bất công trong hưởng
thụ thành quả lao động, sự nô dịch của những kẻ mạnh sẽ là nguyên nhân xảy ra
cách mạng xã hội; vật chất quyết định ý thức; tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội; lượng đổi thành chất; đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập là động
lực phát triển; phủ định của phủ định; v.v…
Nhưng cũng như mọi khoa học
khác, giữa lý thuyết và thực hành có một khoảng cách rất lớn, để vận dụng có
hiệu quả tùy theo trình độ xã hội. Như lý thuyết về khoa học có sẵn tại sao chỉ
những nước phát triển người ta hàng ngày tạo ra được những sản phẩm mới chiếm
lĩnh thị trường toàn cầu còn ta và những nước kém ta thì không? Vậy nước ta từ
một nước nô lệ phong kiến, chúng ta theo Chủ nghĩa Mác là coi đó là lý tưởng
phấn đấu, chứ không thể có chuyện chỉ cần tuyên bố mình theo Chủ nghĩa Mác là
có ngay một xã hội XHCN và CSCN. Điều này cũng sai với quy luật lượng đổi chất
đổi của Chủ nghĩa Mác. Chỉ khi nào lượng văn minh, tiến bộ của xã hội ta tích
lũy đủ thì bản chất xã hội sẽ thay đổi. Hiểu được Chủ nghĩa Mác đã khó, vận
dụng cho đúng để có được thành quả càng khó hơn. Không thể do yếu kém của chúng
ta mà cho Chủ nghĩa Mác sai cũng như thấy công nghệ kém phát triển cho khoa học
sai vậy.
Về ngày 30-4, Ngụy Hữu Tâm
viết:
“Để quên đi khía cạnh u buồn của cái ngày ấy, của chiến tranh triền
miên, xin đề nghị ở đây, từ nay trở đi không gọi là “Ngày Giải phóng Miền Nam”
nữa mà là “Ngày Hòa Bình-Day of Peace”.
Việc hòa hợp dân tộc đã là
quốc sách và đã hiện hữu tại đất nước chúng ta. Chỉ riêng việc ông Nguyễn Cao
Kỳ được đón chào trở lại đất nước đủ nói lên tất cả. Hòa hợp là tha thứ, là
khép lại quá khứ hướng tới tương lai như chính với nước Mỹ. Nhưng lịch sử là
hiện thực khách quan, những chuẩn mực về đạo lý, đạo đức, chính nghĩa, phi
nghĩa không thể thay đổi. Để xem ngày 30-4 có phải là ngày Giải phóng hay không
cần phải hiểu lịch sử.
Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Liên bang Đông Dương
được chính thức thành lập với bốn thuộc địa là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và
Campuchia; Lào gia nhập vào năm 1893 và Quảng Châu Loan được sáp nhập năm 1900.
Đứng đầu liên bang là một Toàn quyền (Gouverneur Général de l'Indochine
française) hay một Cao ủy của chính phủ nước bảo hộ
Pháp. Liên bang Đông Dương bị Nhật Bản lật
đổ vào ngày 9 tháng 3 năm 1945. Nhưng quân Nhật lại
thua quân Đồng Minh và
liên bang này chỉ thực sự tan rã sau khi Pháp bại
trận ở Điện Biên Phủ và Hiệp ước Genève được ký kết năm 1954.
Theo Tuyên bố cuối cùng
của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở
hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng nó đã không bao giờ được tổ
chức. Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể
riêng biệt ở phía Nam vĩ tuyến 17. Mỹ coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược
chống chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nên bắt đầu các hoạt động can thiệp tại
Việt Nam .
Năm 1956, Allen Dulles đệ trình
lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo dự đoán nếu bầu cử diễn ra thì khoảng 80%
dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh, và "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi".
Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích,
Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng
tồn tại ở miền Nam Việt Nam ,
bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không. Theo Alfred McCoy, nhìn
lại những chính sách của Mỹ sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, những tài
liệu Ngũ Giác Đài đã kết luận rằng "Nam
Việt Nam về cơ bản là một sáng tạo của Hoa Kỳ". Thượng nghị sĩ (sau là
Tổng thống Mỹ) John F. Kennedy thì tuyên bố: "Nó (Việt Nam Cộng Hòa) là con đẻ của
chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó". Theo Daniel
Ellsberg, ngay từ đầu Chiến tranh VN đã là một cuộc chiến của Mỹ:
Ban đầu là Pháp và Mỹ, sau đó Mỹ nắm hoàn toàn.
Vì vậy viết về 30-4 như
trên, Ngụy Hữu Tâm chỉ chứng tỏ mình mù lịch sử, một kẻ ủng hộ sự phi nghĩa,
phản đạo lý.
***
Ngụy Hữu Tâm viết:
“Quay trở về tên gọi cũ Sài Gòn chứ không gọi là Thành phố mang tên Bác
nữa. Thành phố lớn nhất Việt Nam, đầu tầu kinh tế cả nước không nên và
chẳng thể mang tên một người, mà người đó gây tranh cãi nhiều đến thế”.
Ngay nước Mỹ , Washington cũng
được coi là vị cha già dân tộc. Từ năm 1775 đến năm 1799, ông đã lãnh đạo người
Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1787. Quốc
hội nhất trí chọn ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Hiện thủ đô của Hoa Kỳ mang
tên ông, là Washington, D.C. Washington, D.C. có nghĩa là thành phố Washington,
Đặc khu Columbia.
Vì vậy việc lấy tên Bác đổi
tên cho Sài Gòn cũng là thông lệ văn hóa, lịch sử trên thế giới. Còn Bác, nếu
bị một kẻ xấu như Ngụy Hữu Tâm chê, thì chắc chắn là người tốt rồi!
***
Về TBT Nguyễn Phú Trọng,
Ngụy Hữu Tâm viết:
“Liệu “Ông Tổng”, người cùng tuổi với tôi, lại cùng học Đại học Tổng
hợp sơ tán những năm 65-67 trên huyện Đại Từ, Thái Nguyên, anh ở khoa Văn, xã
Vạn Thọ, tôi ở khoa Lý xã Vân Yên, có gan làm Gorby Việt Nam, xóa bỏ Đảng Cộng
sản để khi về „hiu“ trở thành người tử tế hay không, hay lại mãi mãi không chỉ
đi vào lịch sử như „Ông Lú“, thậm chí còn tệ hại hơn nhiều, là Lê Chiêu Thống
thời nay như các vị NVL, ĐM, PVĐ, LĐA?”.
Phải viết tắt tên các
vị lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh như trên,
chứng tỏ Ngụy Hữu Tâm vẫn là một thằng hèn. Trong việc bình thường hóa quan hệ
với TQ, không chỉ có những người trên mà còn có cả Võ Văn Kiệt là thần tượng
của Ngụy Hữu Tâm nữa. Cần phải hiểu chiến lược ngoại giao phải xuất phát từ
tình hình thực tế, thế và lực của đất nước chứ không thể từ tình cảm cá nhân.
Sau chiến tranh hai đầu biên giới, Mỹ và phương Tây cấm vận, mất chỗ dựa khi
Liên Xô và cả hệ thống XHCN tan vỡ, nền kinh tế với siêu lạm phát kéo dài từ
năm 1985 đến 1988 từ 500% đến 800%, nước ta thực sự đứng trước bờ vực của sụp
đổ và hỗn loạn. Chính vì vậy chúng ta buộc phải bình thường hóa quan hệ với TQ
với đột phá khẩu chính là Hội nghị Thành Đô. Chính TBT Nguyễn Văn Linh là kiến
trúc sư của công trình khó khăn này. Sau nhiều lần đánh tiếng, ngày 3 đến ngày
4 tháng 9 năm 1990, Nguyễn Văn Linh đã được mời, ông đã dẫn đầu đoàn VN có Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang gặp
TBT Giang Trạch Dân và Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc, tại Thành
Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Để rồi hơn một năm sau,
ngày 5 Tháng 11, 1991, Đỗ Mười, mới nhận chức Tổng Bí thư và Võ Văn Kiệt,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã đến thăm Trung Quốc, ký các hiệp định tại Nhà
khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Quan hệ Trung-Việt dần trở lại bình
thường.
Vậy Ngụy Hữu Tâm coi những
người trên như Lê Chiêu Thống thực sự là một kẻ láo xược!
Việc bảo vệ chủ quyền là
quan trọng nhưng muốn bảo vệ được chủ quyền chúng ta phải có sức mạnh, mà muốn
có sức mạnh chúng ta không chỉ bình thường hóa với TQ mà cả với Mỹ, và chúng ta
còn phải thực hiện chiến lược ngoại giao đa phương, làm bạn với tất cả, vì lợi
ích song phương. Đối với sự lấn chiếm của TQ, chúng ta không thể đối với TQ như
Cămpuchia, đánh một trận là xong, mà chỉ có thể dựa vào luật pháp quốc tế, dư
luận quốc tế, dựa vào chính chúng ta. Còn ảo tưởng xin cầu viện, hoặc nguyện
làm lính xung kích cho phe nào đó, sẽ lại đi vào vết xe đổ đã từng có trong
lịch sử.
Việc kích động thù hận với
TQ như Ngụy Hữu Tâm và nhiều người thực sự là một việc ngu dốt!
Bài đã dài, xin dừng lại,
rất có thể còn viết về tay Ngụy Hữu Tâm này nữa.
22-4-2016
ĐÔNG LA