ĐÔNG LA
GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN
TRUYỆN NGẮN ĐẦU TAY CỦA ĐÔNG LA
Tôi sẽ còn đăng một bài về sự tự
phê bình của Ban Lãnh Đạo HNVVN khi trao giải của Hội cho Bảo Ninh năm 1991
rồi mới đăng thư ngỏ của tôi.
Nhưng không đi đâu mà vội, hôm
nay lại cuối tuần, tôi tâm sự tý. Tôi đến với văn chương cùng thời với Bảo
Ninh tưởng không gì thuận lợi hơn thế nhưng sao quá lận đận còn Bảo Ninh thì lại
quá “đỏ”, dường như được người ta bắt có tài bằng được thì thôi.
Từ một người có tham vọng trở
thành một nhà phát minh khoa học tôi xông thẳng vào văn chương, cùng lúc làm
thơ, viết văn và viết phê bình, được những tài danh hàng đầu của nền văn
chương Việt
Với đầu óc của một người nghiên
cứu khoa học tôi đủ thông minh tự thấy mình có khả năng văn chương, tài của
tôi là tài Trời cho, không cần phải học tập hay trau dồi như lẽ thường mà tự
thân có và phát triển.
Tưởng không còn gì có thể thuận
lợi hơn thế để tôi phấn đấu thành danh, thành đạt trong văn chương. Thời đó
lớp đàn anh, đàn chị tham gia kháng chiến thì họ đã thành danh. Còn lứa chúng
tôi, về chính thống có khuynh hướng ưu tiên cho sáng tác về cuộc chiến Tây
Còn tôi thì trơ ra, chẳng thuộc
vào cái nhóm nào cả, đã không làm trong guồng máy xuất bản, báo chí liên quan
đến văn chương lại còn là thằng Bắc Kỳ sống ở TPHCM có không ít tính cục bộ,
phân chia Nam Bắc. Tính nết thì không sợ ai, không chịu lụy thằng nào, thích
ai thì chơi thôi. Đó chính là những cái làm cho tôi, một người danh cũng “hot”
trong giới nhà văn từ lâu nhưng không thành đạt trong văn chương, những bữa
tiệc văn chương người ta dọn ra luôn không có tôi.
Nhưng xem kỹ lại thì thấy ngược
đời ở chỗ chính tôi mới là người đổi mới chứ không phải Thiệp hay Bảo Ninh.
Đổi mới không thể là lộn ngược, cũng không phải là nhai lại những siêu thực,
hậu hiện đại, sắp đặt, tân hình thức, v.v… của nước ngoài. Đổi mới chính là đưa
ra một phong cách sáng tác riêng của chính mình, đơn giản vậy thôi nhưng ít
người làm được. Ví dụ cho dễ hiểu, đổi mới có thể chỉ là một tứ riêng, một
cách hành văn. Như tôi tin là chưa có ai viết về chuyện đi học như tôi viết
thế này:
Như đứa trẻ mới tập đi lẫm chẫm trong khu
rừng bí ẩn
Mỗi bài toán đơn sơ giống
một cuộc ú tim
Cái ẩn số cứ chập chờn phía
lùm cây trước mặt
Đốt đèn lên con lóng ngóng
đi tìm
Cũng như cánh đồng là đề tài quá
quen thuộc nhưng không ai viết như tôi. Dưới đây chính là những câu thơ trong
chùm thơ tôi dự thi ở Báo Văn nghệ (HNVVN) mà nhà thơ lão thành Hải Như từng
tự tìm số điện thoại của tôi để gọi, chỉ để nói với tôi là chùm thơ của tôi “hay
nhất”; như sợ lời nói của mình không đủ trọng lượng, ông tự giới thiệu ông
chính là người đã giới thiệu Vũ Tú Nam, nguyên Tổng thư ký (như Chủ tịch bây
giờ), vào Hội:
Đất như bị lột da vẫn không kịp cho
những
vụ chiêm mùa
Những vụ mùa xếp hàng chờ nhau đến lượt
Không ủ ấm được bao cuộc đời
bao số phận mong manh
Khi những đám mây bị phơi khô trong
mùa
hạn hán
Mặt đất cũng
bị nghiêng khi mùa lụt
nước tràn đê
Cơ
duyên thật kỳ lạ, hồi mới viết tôi rất thân với Nguyễn Quốc Chánh, thời sinh
viên hình như Chánh làm luận văn về Chế Lan Viên được 10 điểm, bây giờ thì chống
cộng như điên, nhưng chính Chánh lại là người đưa ra nhận xét: “Thơ ông mới hơn thơ kháng chiến rồi”.
Còn với văn xuôi, về nội dung tôi
không viết những đề tài cũ như Bảo Ninh và Thiệp mà tôi viết về lĩnh vực nghiên
cứu khoa học. Về thi pháp tôi không bỏ hẳn cốt truyện nhưng truyện của tôi
chủ yếu bàn về những vấn đề chứ không phải là những câu chuyện kể, những câu
đối thoại không chỉ là đối thoại mà còn chất chứa tư tưởng, có khả năng khái
quát những vấn đề lớn của xã hội. Đó mới chính là đổi mới.
Tiếc
là văn chương của tôi đối với một người luôn kêu gào đổi mới như Nguyên Ngọc thì
chỉ là đàn gảy tai trâu mà thôi. Lẽ ra ông ta nên chọn tôi là ngọn cờ thì
đúng hơn. Nhưng thực ra trình độ ông ta rất thấp cộng với bản tính hãnh tiến
và cơ hội nữa, ông ta đã tạo ra một tình trạng loạn giá trị, đã gây ra hậu
họa lớn và dài lâu cho sự phát triển và sáng tạo chân chính của nền văn
chương VN.
Hôm
nay tôi xin đăng lại truyện ngắn đầu tiên của tôi, tôi viết khi mới hai mấy
tuổi, nhiều bạn đọc ngạc nhiên đã hơn ba mươi năm nhưng những vấn đề trong
truyện vẫn còn đang “hot” trên diễn đàn Quốc hội trong những ngày hôm nay; và
có lẽ chúng sẽ còn “hot” mãi bởi có những ý đã chạm tới tầm cao triết lý.
Tiếc là bạn đọc, kể cả nhiều nhà văn VN, nếu còn quen với gu thẩm mỹ tiểu
nông thì khó mà đồng cảm được.
30-7-2016
ĐÔNG LA
|
Năm 1981, khi chúng tôi
vừa bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp, có một bà phó tiến sĩ sang trường tuyển
người để thành lập một phòng nghiên cứu của một viện dược.
Bà khoảng 45 tuổi, người tầm thước, mặt rất “tây”, nói chung là còn đẹp tuy đã đậm người. Bà chọn được bảy đứa, năm trai, hai gái, tất nhiên là có tôi; vì nếu không, sẽ không có chuyện này. Chọn được chúng tôi, bà mừng lắm. Mãi về sau, khi đã tan đàn xẻ nghé, bà vẫn còn tự hào về đội tuyển của bà: “Chưa bao giờ tôi thấy lại có một ê-kíp tuyệt vời như thế!”
Bà khoảng 45 tuổi, người tầm thước, mặt rất “tây”, nói chung là còn đẹp tuy đã đậm người. Bà chọn được bảy đứa, năm trai, hai gái, tất nhiên là có tôi; vì nếu không, sẽ không có chuyện này. Chọn được chúng tôi, bà mừng lắm. Mãi về sau, khi đã tan đàn xẻ nghé, bà vẫn còn tự hào về đội tuyển của bà: “Chưa bao giờ tôi thấy lại có một ê-kíp tuyệt vời như thế!”
Về viện, ban đầu chúng
tôi như sống trong mơ. Tuy cùng lớp, cùng lứa có coi nhau không ra gì, có ganh
tỵ, kèn cựa nhau, nhưng rất vui. Tuần liên hoan phòng một lần. Chúng tôi còn
tuồn một ít trí tuệ về làm thêm, nước thuốc nhuộm vàng cả khoảng sân rộng của
khu tập thể. Điệu này chả mấy mà vừa có tiền, vừa có chuyên môn nghề nghiệp
phát triển, rồi có khi lại nên công danh sự nghiệp nữa cũng nên. Chúng tôi đều
nghĩ như thế. Người ta cũng nghĩ về chúng tôi như thế.
Nhưng không ngờ… Lần đầu
tiên tôi hiểu được thế nào là “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Không chỉ hiểu
như hiểu một thành ngữ của một ngôn ngữ mà hiểu với tư cách bị “dính đòn”.
***
Đó chính là câu chuyện
về hai người. Chuyện ông viện trưởng và ông viện phó “đánh nhau”. Nhưng nói cho
đúng hơn thì là việc ông viện phó “đánh” ông viện trưởng, ông viện trưởng không
thèm chấp, thế là bị thua. Chúng tôi là lính phe ông viện trưởng nên bị vạ lây.
Riêng mình tôi là trường hợp đặc biệt, có một không hai, thì bị nặng hơn.
Ông viện trưởng là ông
Huấn, ngày ấy 58 tuổi, người cao gầy như cây sậy. Mặt xương, mắt sâu, mũi cao,
miệng nhỏ, cằm dài, lưng hơi khòng, tay dài… Nói chung là dáng của một “con mọt
sách”, một người làm việc bằng trí tuệ cao sâu. Ông là một trong những đầu đàn
của ngành. Ông từng làm giám đốc xí nghiệp dược đầu tiên của nước ta, xí nghiệp
số 1. Ông viện phó, ông Đức, người sau này hạ ông nốc-ao, cũng ở đó. Nhưng chỉ
có một địa vị khá khiêm tốn, là một nhân viên phòng tài vụ. Một thời, thế của
ông viện trưởng khá mạnh. Ông có tài, có uy tín, và đặc biệt, có ông chú là bộ
trưởng. Tôi cũng không biết chú cháu thế nào, vì ông họ Vũ, ông bộ trưởng họ
Nguyễn. Ông luôn được giao những công việc mũi nhọn của ngành. Ngay hồi chiến
tranh, nước ta chưa có quan hệ rộng với các nước phương tây, nhưng ông đã từng
“Bước chân tôi đã giẫm nát đất Pháp” – Một lần ông đã nói thế. Còn ông viện phó
thì học qua loa, kiếm được cái bằng kinh tế, rồi đi B. Nhưng không phải đánh
đấm như người ta, mà ở tuyến sau, cũng trong ngành dược. Hồi trong rừng, ông có
quen thân với một nhân vật quan trọng, bởi sau này ông ta sẽ làm thứ trưởng, là
một chỗ dựa quan trọng cho ông. Như vậy, thế lực của hai bên tương đối cân
bằng. Một ông nhiều tài, có chú là bộ trưởng; một ông ít tài nhưng lại có công
đi B, có đàn anh là thứ trưởng. Về sức khoẻ thì hai ông có vẻ ngang nhau, ông
viện trưởng bị đau dạ dầy kinh niên, ông phó thì bị nhồi máu cơ tim. Nhưng
chú cháu ông viện trưởng có một bất lợi là tuổi tác nhiều hơn bên kia.
Trước đây, viện chúng
tôi là một xí nghiệp dược lớn, gồm một số hãng bào chế trước giải phóng gộp
lại. Ông Đức làm giám đốc. Ông thực sự là vua một xứ. Làm sao ông không là vua
được khi một lúc tiếp quản rồi cai quản một lô những cơ sở vật chất đầy giá
trị, gồm những phòng thí nghiệm hiện đại, tiện nghi, những công xưởng máy móc
tiên tiến và biết bao nguyên liệu dược đắt tiền. Ông giám đốc chọn một biệt thự
sang trọng 2 tầng lầu, nhà của ông chủ cũ, khuôn viên có hòn non bộ, có bể bơi,
và trồng một loại cỏ không biết cỏ gì mà cứ mịn như nhung. Rồi ông phân phát
bổng lộc cho thần dân: Nhà cửa, chức vụ, lương bổng… Đã có một triều đình nhỏ
được thiết lập ở nơi đây. Tôi từng tưởng chỉ có nơi này mới như thế. Nhưng sau
này, khi chuyển đến một vài cơ quan khác, tôi cũng lại gặp như vậy. Ở đó, cũng
có những ông vua con, có quyền ban phát và sinh sát. Khi có quyền, họ đã coi cơ
quan nhà nước là của nhà mình. Liệu có phải, còn có một điều gì đó chưa hoàn
thiện đã tạo đất sống cho những con người này, những người đã chung sức làm cản
bước tiến của xã hội, gieo tai ương cho những lương dân.
Nhưng rồi cơ quan của
nhà nước thì phải là của nhà nước. Bộ đã quyết định thành lập một viện nghiên
cứu trên cơ sở xí nghiệp của ông vua Đức, dù ông có muốn hay không. Một viện có
nhiệm vụ chuyển những công trình nghiên cứu thành những quy trình công nghệ, có
thể sản xuất được những nguyên liệu dược mà nước ta gần như vẫn phải nhập hoàn
toàn. Đây là một tham vọng vô cùng lớn và đúng đắn của lãnh đạo Bộ Y tế. Bởi
một đất nước phát triển không thể là một đất nước cứ mãi giống như một xí
nghiệp khổng lồ chuyên gia công nguyên liệu cho nước ngoài. Ông Đức thì không
có một sợi tri thức dược nào, nên không tài nào làm lãnh đạo một viện quan
trọng và to như thế được. Ông chuyển xuống làm phó, phụ trách phần sản xuất vẫn
được giữ lại của viện. Ông Huấn được chọn làm viện trưởng. Thế là quân và tướng
ngày xưa gặp lại nhau. Nhưng ông lính ngày xưa giờ đã thành phó tướng. Dù đã
tiến bộ vượt bậc so với thuở ấy nhưng ông hoàn toàn không thỏa mãn vì đang là vua.
Ngày ngày, người lái xe phải đưa rước hai ông đi làm bằng chiếc xe con nên
người ta nói hai ông này đội
chung xe nhưng không đội chung trời. Và vì thế mà chiến tranh đã
xảy ra.
Là người từng trải, ông
viện trưởng rất biết ông viện phó hoàn toàn không chấp nhận sự thay đổi này,
nhưng ông không quan tâm lắm. Ông có quá nhiều việc phải làm, những công việc
đòi hỏi toàn bộ tâm sức người ta, trí tuệ người ta… Nhưng ông đâu biết, một con
rận cũng có thể làm khó chịu cho một con sư tử; một con kiến khi chui được vào
tai một con voi cũng có thể làm nên chuyện; mà ông viện phó thì lại hoàn toàn
không phải là một con rận, một con kiến. Ông ít tài giành cho ông việc nghiên
cứu nhưng lại nhiều mưu.
Ban đầu, chúng tôi được
ông viện trưởng giao cho một số công việc. Một nhóm tổng hợp Methyl
salycilat (một thành phần trong dầu nóng); một nhóm làm Niketamid
(thuốc tim mạch); một nhóm chiết xuất Berberin (một hoạt chất
làm thuốc đường tiêu hóa) từ dược liệu là cây vàng đắng. Tôi ở nhóm
chiết xuất này. Tất cả công việc được bà trưởng phòng còn xinh đẹp chỉ
huy trực tiếp. Chúng tôi gọi bà là cô hàm nghĩa teacher.
Bà từng học đại học ở Liên Xô, làm phó tiến sĩ ở Đức. Bà luôn nói, bà có học
nhiều hơn, có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng không thông minh bằng chúng tôi. Tôi
biết bà chân thành. Bởi muốn chân thành, người ta cần có một sự thông minh mà
bà cũng là một người thông minh. Và có mất gì đâu khi nói lên một sự thật để
được việc.
Công việc chiết xuất
Berberin trong tài liệu thường dùng cồn. Bà trưởng phòng muốn cải tiến dùng
nước acid loãng. Tất nhiên dùng nước acid loãng sẽ tiện, sẽ rẻ hơn cồn rất
nhiều, nhưng nó lại làm cho nhựa cây ra theo, làm hoạt chất không kết tinh
được. Nếu được, sản phẩm cũng chỉ là một thứ bột chỉ để một thời gian ngắn là
bị oxy hóa, đen xỉn. Cả viện trưởng, cả trưởng phòng đều khuyến khích chúng tôi
đưa ra cách giải quyết. Chúng tôi được dịp thi thố tài năng, lấy lòng cấp trên.
Mà trong lĩnh vực này thì không thể mánh được. Tôi nhớ đến
việc nấu đường ở quê tôi, người ta thường dùng vôi để loại chất bẩn. Mà chất
bẩn đó phần nhiều là nhựa cây, ở một pH nhất định chúng sẽ bị keo tụ. Suy nghĩ
của tôi đã được kiểm chứng và được áp dụng. Và thế là tôi được cấp trên tín
nhiệm, được tin yêu, và cũng chính vì thế mà có người ghét. Cuộc đời luôn có
hai mặt. Cũng như tài năng của một con người có khi lại là nguyên nhân của
những nguy cơ.
Ông viện trưởng, sau khi
bị cắt dạ dày tí chết, kỳ này lại khá khỏe mạnh. Ông thường đi Đồng Nai, bàn
bạc việc triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất tinh bột dược dụng từ củ sắn
(khoai mì). Đây là một công trình đơn giản về khoa học, chỉ có một số vấn đề về
công nghệ cần phải giải quyết cho phù hợp với khả năng của một viện mới thành
lập. Ông muốn tác phẩm đầu tiên của viện phải thành công.
Lúc này tôi thấy ở viện
bắt đầu có những tiếng xầm xì. Chị phục vụ ở phòng thí nghiệm nói:
- Chú biết hông?
Công nhân ở đây người ta thù ông viện trưởng lắm đó. Ổng về đây thành lập viện
nghiên cứu nghiên kiếc gì để rồi công nhân sẽ mất việc làm. Sao không để họ ở
đây yên ổn với ông Đức có phải hay hông?
- Họ nói buồn cười.
Chuyện này là do bộ quyết định chứ do gì ông viện trưởng? Với lại viện này vẫn
sản xuất bình thường chứ có chuyện gì đâu.
- Người ta còn nói trong
bữa liên hoan bữa trước, ổng lấy mấy ký thịt, bắt chú gì giữ mộc đó mang về
nhà. Ổng cũng lấy đồ của cơ quan về xài nhiều lắm. Nói đến đây, chị ghé sát tai
tôi thầm thì, vẻ quan trọng: - Người ta còn nói ổng cặp bồ với cô trưởng phòng
mình nữa đó.
Thật bậy bạ, toàn những
điều bịa đặt! Mấy ký thịt không là gì nhưng có thể làm vấy bẩn danh dự của một
con người, hạ nhục một con người. Ai nghĩ ra được trò này thật nham hiểm. Vì
mải làm việc, chúng tôi đã không nhận ra sự đối xử bất công thuộc lĩnh vực ông
viện phó phụ trách. Phòng làm việc của chúng tôi thua xa những phòng hành
chính, nghiệp vụ. Phòng ở tại khu tập thể thì thua xa công nhân. Nghe nói, ông
Đức còn bí mật sang trường trả chúng tôi lại nữa. Tôi ngạc nhiên lắm. Một lần,
khi gặp khó khăn trong việc lĩnh dụng cụ hay hóa chất thí nghiệm gì đó, tôi đã
cáu mà nói với bà trưởng phòng cung tiêu:“Chúng tôi phải làm những công việc
mà các bà có tạo điều kiện thuận lợi cho cũng chưa chắc làm tốt được, huống hồ
lại cản trở”.
Ông viện trưởng thì vẫn
bình chân như vại.
Cái hôm đáng nhớ ấy, vừa
ở Đồng Nai về, ông đã triệu tập một cuộc họp với phòng chúng tôi, bàn về đề tài Berberin.
Ông nói:
- Người ta cứ bảo rừng
của ta là vàng, nhưng ta chưa khai thác đúng đắn cái vàng ấy. Thiên nhiên đã ưu
đãi chúng ta mà chúng ta lại không có ý thức bảo tồn thì thật lãng phí, thật
tai hại. Trong Nam này
thuận lợi là có cây vàng đắng mọc
tập trung, Sông Bé có, Tây Ninh cũng có. Tôi muốn chúng ta phải làm việc từ cơ
sở khoa học, không thể làm việc theo kiểu mò mẫm được. Chúng ta phải đưa ra
được một quy trình chiết xuất tối ưu nhất. Có như thế mới không lãng phí.
Tôi đại diện cho nhóm
nghiên cứu phát biểu:
- Berberin là
một dẫn xuất của Quinolin, có nhóm Dioxymethylene nên
là một hợp chất phân cực. Chúng ta dùng nước acid loãng để chiết là rất phù
hợp. Nhưng ta phải tách được nhựa ra khỏi dịch chiết. Trong việc này chỉ có
dùng vôi là hay nhất, nó vừa tạo ra được môi trường kiềm, vừa là chất hấp phụ
tạp chất rất tốt.
Sau đó mọi người sôi nổi
trình bày những vấn đề liên quan đến công việc. Viện trưởng mừng lắm:
-Tôi hơi bất ngờ, khi
chỉ một thời gian ngắn mà anh chị em đã làm được một khối lượng lớn công việc.
Một điều quan trọng và rất quý nữa là, các anh chị đã hiểu rất sâu công việc,
rất biết việc. Trong công việc nghiên cứu, cái việc tìm ra hướng đi mới quan
trọng. Bởi chúng ta là những người hướng đạo, nhiệm vụ của chúng ta là chỉ dẫn
cho người khác thực hiện chứ không phải là người thực hiện. Có điều chúng ta
phải tính đến sự khác nhau khi tiến hành quy trình ở quy mô phòng thí nghiệm
với khi thực hiện sản xuất ở quy mô lớn.
Có ai ngờ rằng, đây
chính là câu nói cuối cùng của ông về công việc với chúng tôi với tư cách Viện
trưởng. Bởi khi họp xong thì ông nhận được một điều vô cùng bất ngờ, đó là cái
quyết định về hưu. Nghe đâu đã có một bản tố cáo ông gồm 10 điểm gửi lên bộ.
Tôi không quan tâm lắm chuyện 10 điểm ấy là gì, bởi ai cũng biết đó là một sự
bịa đặt. Tôi biết thực chất có một nguyên nhân khác khiến ông phải về hưu. Đó
là việc ông chú ông, ông bộ trưởng, cũng đã về hưu. Có những sự việc, vỏ ngoài
có vẻ rất phức tạp, nhưng cái cốt lõi thì lại vô cùng đơn giản.
Chiều ấy, tôi xuống nhà
ông. Ông cũng ở một căn hộ trong khu tập thể như chúng tôi, tuy có rộng rãi,
tiện nghi hơn. Hai ông bà ở cùng với người con thứ hai, bộ đội mới phục viên,
đang kiếm việc làm. Tôi bước vào phòng thấy hai ông bà đang ăn cơm. Tôi thấy
rất rõ những nét đau đớn trên khuôn mặt ông. Cái kết quả ban chiều như một lưỡi
dao tàn bạo đã khắc sâu thêm những nếp nhăn vốn đã dầy, đã chi chít trên đấy.
Tôi bỗng cảm thấy mình thật vô duyên. Ông đang cần một sự yên tĩnh. Ông đã phải
chịu một nỗi đau quá lớn, nỗi đau khi bất ngờ bị dứt ra khỏi những gì ông yêu
quý nhất, những gì mà cả cuộc đời ông đã gắn bó, đã hy sinh. Ông như một người
mẹ đột nhiên bị dứt khỏi tay đứa con thơ đang cần sự chăm sóc của mình. Với
ông, công việc là tất cả, công việc không đơn thuần là công việc mà như một sứ
mệnh, là cả một sự nghiệp. Ông luôn làm việc cần cù như một nông dân và say mê
như một nghệ sĩ.
Thấy tôi, ông buông đũa,
nói tôi ra ngoài ban-công uống nước. Ban-công khá rộng, có kê bộ sa-lon bằng
mây, tán mấy cây mận trồng dưới sân xòa vào. Ông pha nước, tay run run. Tôi
thấy mí mắt ông dầy lên. Cả hai chúng tôi đều thấy khó bắt đầu câu chuyện. Cuối
cùng ông đã mở lời:
- Khi làm lớn các cậu
nên cẩn thận, nhiều thông số sẽ khác đi đấy. Cả khâu tinh chế cũng rất quan
trọng, phải cố gắng làm được sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược dụng.
- Bọn cháu cũng chán bác
ạ. Không còn hứng thú để làm việc nữa.
- Cuộc đời là thế đấy.
Nhưng các cậu còn trẻ, phải ráng mà làm việc. Với tôi, chỉ có công việc mới có
ý nghĩa, còn lại mọi thứ đều phù phiếm cả. Có hai loại người, một loại sống vì
công việc, bị công việc nó cuốn vào. Cậu thấy đấy, làm được việc gì đó cho tử
tế có phải dễ dàng đâu. Còn một loại thì không có chuyên môn gì, sống không vì
công việc gì. Vì thế, họ không có một niềm say mê nào cả, nhưng lại lắm tham
vọng. Không có khả năng mà lại tham vọng, tất sẽ sinh thủ đoạn, sẽ hại người
thôi. Tiếc là bọn này lại thành đạt khá nhiều trong cuộc đời. Đó chính là những
người có quyền có chức nhưng lại làm việc bằng đầu óc người khác. Vì lợi ích cá
nhân, họ sẵn sàng làm mọi chuyện…
- Mọi người đều thấy vừa
rồi ông Đức đã làm nhiều chuyện mờ ám, không lẽ trên đồng tình với cái sai sao?
- Cuộc đời có nhiều cái
tế nhị lắm, các cậu còn trẻ chưa biết hết đâu. Thực ra vừa qua tôi cũng sai,
chỉ biết chú tâm vào công việc mà không đề phòng. Tôi chỉ muốn tạo ra những quy
trình tối ưu, từ người nghiên cứu, người phục vụ đến người sản xuất, rồi sẽ
hiểu nhau. Không ngờ, họ lại sợ chính những quy trình ấy đào thải họ. Mà chuyện
này thực ra cũng không phải chỉ là chuyện cái ghế đâu. Từ khi viện được thành
lập, nhiều chuyện làm ăn mờ ám phải đình lại…
***
Như tôi đã nói, cơ quan
nhà nước thì phải là của nhà nước. Ông viện phó không có chuyên môn nên không
thể muốn làm gì thì làm, không thể lên viện trưởng được. Bộ cử ông An xuống.
Ông An thì “hiền” hơn, lại thuộc diện “đàn em” ông viện trưởng cũ. Tuy chúng
tôi không được ưu đãi, nhưng công việc đòi hỏi phải có chúng tôi, nên không sao
cả, dù cũng có khổ.
Ông An về được ít hôm
thì tổ chức một cuộc họp với các cán bộ nghiên cứu. Chúng tôi tập trung ở hội
trường. Khi chiếc xe con dừng lại trước phòng họp, cửa vừa mở thì mọi người vô
cùng ngạc nhiên: Ngồi cạnh ông An là ông viện trưởng cũ.
Chúng tôi mừng lắm, như
một chuyến đi xa được gặp lại người thân.
Cuộc họp bắt đầu, Ông An
trình bày chiến lược phát triển của ngành, nhiệm vụ của viện. Ông trân trọng
mời ông viện trưởng cũ tiếp tục làm cố vấn khoa học cho viện. Với ông viện
trưởng cũ như thế là quá đủ. Ông phát biểu cảm ơn và trình bày những ý kiến về
hướng nghiên cứu của viện. Chúng tôi đang lắng nghe thì thấy bên ngoài bỗng có
tiếng ồn ào. Tôi nhìn ra thấy cửa phòng ông viện phó xúm lại rất nhiều người.
Mọi người trong phòng ùa ra. Tôi len lên thì thấy mặt ông ấy xám ngắt, như
chuẩn bị ngất. Ông ấy vốn bị nhồi máu cơ tim mà. Chiếc xe con lập tức được nổ
máy. Khi mấy chị phòng y tế dìu ông ra xe, ông thều thào:
- Không… tôi không… Tôi
không… hại…
Cánh cửa xe đóng lại.
Chiếc xe lao vút về hướng bệnh viện Thống Nhất.
***
Tối ấy tôi mừng lắm. Tôi
lại xuống nhà ông viện trưởng cũ. Hôm nay ông cũng vui. Chúng tôi lại ngồi nói
chuyện với nhau ở bộ sa-lon mây ngoài hiên. Ông nói:
- Cậu biết không? Người
ta nghiên cứu cả cơ chế cái vươn vai và cái ngáp đấy. Thực ra đó là những phản
ứng mà cơ thể chống lại sự mệt mỏi của cơ thể.
Hôm nay tôi không thích
nghe những loại chuyện như vậy của ông. Tôi hỏi:
- Sao ông Đức đang khỏe
mạnh lại bị bệnh đột ngột thế bác?
Ông không trả lời tôi mà
nói:
- Cậu ạ, không phải quan
trọng là người ta đã được, đã mất cái gì. Những cái được mất mang tính chụp
giật ấy. Chúng không bền. Mà quan trọng hơn là người ta có cái gì. Có thể có
những bất công, những không may, nhưng khả năng của mỗi người thế nào rồi cũng
sẽ được thể hiện, sẽ được khẳng định, rồi cũng sẽ được công nhận thôi. Miễn là
người ta phải có ý chí. Chẳng thể che đậy cũng chẳng thể thổi phồng chuyện gì
mãi được đâu. Thời gian là quan tòa nghiêm khắc lắm…
Sau đó, cả phòng chúng
tôi đi thực tập ở nước ngoài hết, công việc đòi hỏi như vậy. Tôi cũng có trong
danh sách nhưng không được đi vì có viết một truyện ngắn “Chuyện về hai
người”. Như tôi đã nói, thế lực của ông viện phó vẫn rất mạnh vì có một ông
thứ trưởng đỡ đầu. Ai cũng nói với tôi, công nhận tôi tốt thật nhưng ngu, vì có
ai lại đi bênh một ông về hưu chống lại người đang nắm đầu mình bao giờ. Nhưng
phải đến tận lúc ông An nghỉ, một bà đàn em ông viện phó lên viện trưởng, chị
ruột bà này cũng lên thứ trưởng, tôi mới bị dính đòn, bị nốc-ao hoàn
toàn. Phòng tôi sau này rồi cũng tan tác hết. Bà trưởng phòng khi chạy sang
trường Tổng hợp cứ áy náy:
- Tôi có lỗi với các em.
Thật tiếc! Các em thực sự là những tài năng.
TPHCM 1983