Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

ĐÔNG LA TRẢ LỜI INRASARA, THẾ LỰC ĐÔNG LA TO CỠ NÀO?

ĐÔNG LA
TRẢ LỜI INRASARA,
THẾ LỰC ĐÔNG LA TO CỠ NÀO?

Trong bài viết của Inrasara, nhiều độc giả của tôi không biết là ai nhưng lại là một nhà văn khá nổi tiếng trong giới văn chương, thuộc Hội Nhà Văn VN, “Trong ý hướng tìm hiểu tâm hồn “nhà văn” VN”, Inrasara cho biết đã đọc các blog nhà văn, “trong đó có blog Đông La”; “Chuyện về Hội nghị LLPB của HNVVN ở Tam Đảo, đăng ở blog cá nhân anh trong ba ngày: 3, 7 & 13-7-2016, có giá trị “tư liệu” đáng kể. Trích, không để phê bình hay tranh luận với ĐL, mà là để hiểu thêm nhà văn VN hôm nay”.
Nhưng trong bài viết không hoàn toàn như vậy mà có ý Inrasara cũng “bình luận”, và đặc biệt Inrasara sai ở chỗ, có vẻ khách quan, trích đúng những chữ tôi viết ra nhưng lại không đủ để nói rõ ý của tôi, nên độc giả đọc Inrasara tất sẽ hiểu sai về các vấn đề đó và hiểu sai về tôi.
***
Inrasara giới thiệu và trích dẫn ý tôi viết:
1. Không biết Hội Nhà văn đã làm được gì, chỉ thấy quấy rối, mất ổn định
“… người ta hoàn toàn không biết Hội Nhà Văn đã làm được những gì. Ngược lại, chỉ thấy trên tuyến đầu của sự quấy rối, gây mất ổn định xã hội, còn chống lại cả chính HNV, lại là những nhà văn tên tuổi: Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương, Nguyễn Huệ Chi, Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, v.v… Trong đó có những người còn bị “tóm”!”
Ai đọc vậy cũng sẽ cho tôi là ngông ngạo, phủ nhận hết Hội Nhà Văn VN, và chỉ là một thằng vĩ cuồng mới có thể hung hãn xổ toẹt tất như thế. Thực tế tôi đã chửi nhiều người còn dữ hơn, trong đó có nhà văn, có người đáng tuổi cha chú tôi mà tôi còn gọi bằng thằng, nhưng để tỏ thái độ như vậy tôi thường phải phân tích trước, phải có đầy đủ chứng cớ, phải chỉ ra họ là những kẻ lưu manh, phạm pháp, ngu dốt. Tôi rất biết là mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu vu khống, xúc phạm danh dự bất kỳ ai là sẽ phạm pháp, sẽ bị kiện.
Còn đoạn trích trên, phải trích đủ như dưới đây mới đúng và rõ được ý tôi:
Trước đây trong kháng chiến, các nhà văn đúng là những chiến sĩ đã hợp đồng tác chiến rất hiệu quả cùng các lĩnh vực nghệ thuật khác, nhất là ca nhạc, đã đóng góp tài, sức, kể cả máu cho thắng lợi sau cùng của cuộc chiến. Còn những ngày hôm nay, trước cuộc chiến bảo vệ sự ổn định và phát triển của đất nước mà TBT Nguyễn Phú Trọng còn nói là trước “nguy cơ tồn vong”, với dư luận xã hội, đúng là người ta hoàn toàn không biết Hội Nhà Văn đã làm được những gì. Ngược lại, người ta lại chỉ thấy trên tuyến đầu của sự quấy rối, gây mất ổn định xã hội, còn chống lại cả chính Hội Nhà Văn, lại là những nhà văn tên tuổi: Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương, Nguyễn Huệ Chi, Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, v.v… Trong đó có những người còn bị “tóm”!”.
Như vậy, tôi chỉ nói “dư luận xã hội” về Hội Nhà Văn “trước cuộc chiến bảo vệ sự ổn định và phát triển đất nước” chứ không nói về tất cả. Đó là cái tình trạng mà ngay trên bục phát biểu của Hội nghị tôi đã nói: “nếu các vị lên mạng, các vị sẽ thấy cái thực trạng tư tưởng người Việt còn đối chọi nhau gay gắt, còn thù hận nhau ghê gớm. Đặc biệt có một nhóm người còn có khuynh hướng lộn ngược tất cả, từ quan điểm chính trị, lịch sử cho đến thẩm mỹ, muốn lật đổ thể chế hiện thời. Họ còn viết cả Kiến nghị đòi thay đổi Hiến pháp… họ đã sai, có những chuyện còn quá sai. Như chuyện về ông Bob Kerrey vừa rồi… ông Nguyên Ngọc bảo, bản thân ông Nguyên Ngọc cũng như bộ đội ta đã núp vào dân, tức lấy dân làm bia đỡ đạn, nên ông Bob Kerrey giết Việt Cộng tất phải giết dân thôi. Ông Nguyên Ngọc tự thấy ông ấy và bộ đội ta cũng có tội như ông Bob Kerrey. Có một Blogger tên là Thiên Lý viết là ông Nguyên Ngọc đã dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình liếm sạch máu dân lành dính trên giày của ông Bob Kerrey, cũng như trước kia có một công dân mạng ví ông Bùi Tín như miếng giẻ chùi máu giầy quân xâm lược vậy”. Còn “dư luận xã hội” tôi không nói khống mà chính xuất phát từ chuyện rất nhiều lần các bạn “Cờ Đỏ” trên cộng đồng mạng mà bọn quấy rối gọi họ là “dư luận viên” hay phàn nàn với tôi về Hội Nhà Văn như tôi đã viết, mỗi khi họ thấy những ông như Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, Võ Thị Hảo, v.v… nói và viết bậy. Cụ thể như một nhà báo quân đội rất nhiệt tình viết “chống diễn biến hòa bình” đã tâm sự trên facebook với tôi như thế này:
          ***
Inrasara trích ý thứ 2 của tôi và bình như sau:
“2. Đổi mới rất cũ
“… đổi mới thơ ca của Trần Dần, Lê Đạt, về thời gian đã là rất cũ. Như Siêu thực đã khoảng 100 năm, Hậu hiện đại khoảng 50 năm, Tân hình thức khoảng 40 năm, v.v… Vậy mới thì mới cái gì?”
[Sara bình luận: cả 3 “thời gian” đều sai.
- Tuyên ngôn Siêu thực ra đời năm 1924; dấu ấn siêu thực có mặt trong thơ Trần Dần, Lê Đạt là từ thập niên 60, có cũ lắm cũng khoảng 40 năm.
- Cao trào sáng tác HHĐ thế giới là giữa thập niên 80 của tk XX; vào những năm cuối thế kỉ trước, người Việt đã có nhiều thơ văn HHĐ rồi, chứng tỏ văn chương HHĐ Việt chỉ đi sau thế giới khoảng 10-15 năm.
- Tân hình thức, thì càng sớm hơn nữa: 5-7 năm.
Còn nếu tính từ thời điểm Siêu thực, HHĐ ra đời đến… Tam Đảo, thì vô nghĩa. Bởi ngay phong trào Tân hình thức, nhiều nhà thơ THT cũng đã từ bỏ lối viết này từ 10 năm trước]”.
Đoạn này thú vị ở chỗ Inrasara đem phép toán cộng trừ đơn giản nhất ra để chỉ tôi nói sai, trong khi tôi tốt nghiệp một trường khoa học cơ bản tức phải học toán rất nhiều. Quá trình học tôi được xếp vào nhóm hợp chất thiên nhiên, tức nghiên cứu, phân tích, chiết xuất các hoạt chất có trong cây cối, với hàm lượng có chất chỉ có một phần vạn, tức 10 tấn mới chiết ra được 1kg, như chất chống ung thư Vinblastin có trong cây dừa cạn chẳng hạn. Khi làm luận văn tốt nghiệp không có giáo viên hướng dẫn tôi lại làm về hóa phân tích, phần tích hàm lượng ion Đồng (Cu) trong nước biển với tỷ lệ ppm, tức phần triệu. Phải dùng phương pháp trắc quang của Vật lý, tức dùng thuốc thử tạo phức có mầu với ion Cu, đo độ mầu đó bằng máy quang phổ, rồi so với mẫu chuẩn suy ra kết quả. Vì vậy làm sao tôi có thể sai với phép toán đơn giản nhất trên?
Ý trên tôi viết là từ thực tế ở Tam Đảo, khi bàn về đổi mới người ta chỉ dẫn ra Lê Đạt, dẫn ra Hậu hiện đại,…, chỉ riêng tôi, bàn về đổi mới là cần phải tăng cường cái nhìn khoa học của nhà văn đối với hiện thực cuộc sống, xã hội đã rất phát triển, có rất nhiều tri thức mới, nhà văn dốt không phản ánh nổi thì đổi mới cái gì? Inrasara viết “Còn nếu tính từ thời điểm Siêu thực, HHĐ ra đời đến… Tam Đảo, thì vô nghĩa”, tôi viết về sự thật đó, bạn cho sự thật là “vô nghĩa” thì chính “bình luận” của bạn ở trên mới là vô nghĩa.
Thực tế cả thực hành lẫn thảo luận về chuyện vận dụng lý luận nước ngoài để đổi mới văn chương, quanh đi quẩn lại cũng chỉ từ siêu thực, hậu hiện đại, tân hình thức, sắp đặt, v.v… mà thôi, đơn giản là vì đưa ra một chủ nghĩa, một hệ thống lý luận mới là rất khó. Ngay ở nước ngoài, chính vì cố gắng mới bằng được nên người ta đã đưa ra những cái lập dị, kỳ dị đến quái dị. Người ta đã khiên cưỡng gán ghép những cơ sở khoa học này, cơ sở triết học kia cho những cái quái dị, nhưng sự thật chẳng có cơ sở quái nào cả. Vậy mà ở Việt Nam ta, từ thời Trần Dần, Lê Đạt cho đến tận hôm nay, luôn có nhóm người ngóng cổ đợi xem người ta có cái gì là copy, nhai lại, rồi xuýt xoa khen ngon. Thực ra đó chỉ là sự vọng ngoại mù quáng.
Phương Tây với nền khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học công nghệ phát triển cao từ lâu nên tư duy của họ là tư duy lý tính. Người ta còn định ra độ “mới” để dựa vào đó mà cấp các bằng sáng chế hay phát minh. Ai có một cái gì đó mới là phải đi đăng ký để được xác nhận chủ sở hữu, để được tính công, vinh danh. Chính vậy với văn chương, nghệ thuật, các nhà sáng tác phương Tây cũng chạy theo cái đó. Nhưng cái mới của khoa học tự nhiên luôn là chân lý, là sự khám phá những cái chưa biết; còn cái mới của sáng tạo văn chương, nghệ thuật, thường mang dấu ấn riêng của cá nhân hoặc một nhóm, ai cũng cho mình là chân lý nhưng chẳng là ai cả vì chính họ phủ nhận lẫn nhau.
Tôi đã viết, nước Pháp và mấy nước Châu Âu vốn là những nước háo danh, người ta đã thi nhau đưa ra đủ thứ trường phái, rồi ai cũng tự cho mình là chân lý nghệ thuật. Khởi đầu là trong hội họa người ta đã cho việc vẽ giống thật là sao chép tầm thường, Chủ nghĩa Ấn tượng đã ra đời. Nhưng Picasso chê: “Làm sao cái chốc lát đổi thay chập chờn bên ngoài sự vật lại có thể là sự thật duy nhất mà người nghệ sĩ một đời theo đuổi” nhưng Chủ nghĩa Lập thể của ông cũng lại bị chê là đã coi thường hình thể hài hoà của tự nhiên. Đađa, một chủ nghĩa “phá phách”, tiền thân của Siêu thực, cho nghệ thuật chính là  sự phá vỡ cái cũ, chống lại trật tự tự nhiên để tạo ra một trật tự mới, trật tự của những cái phi lý. Theo Arp: “Định luật của cái ngẫu nhiên là định luật bao trùm lên tất cả mọi định luật” nhưng cũng lại bị chê bởi một trong những chủ soái của một chủ nghĩa khác: Chủ nghĩa Hiện sinh, Camus viết: “Thật là một cuộc nổi loạn thực sự… Sự phủ nhận của nó với mọi cái là rõ nét, sắc bén và đầy tính khiêu khích”! Vậy không có ai, cái nào là chân lý cả. Nhưng với tư duy lý tính, người ta vẫn xác nhận công lao, vinh danh những người đưa ra cái mới. Như Gauguin, một họa sĩ trường phái Ấn tượng người Pháp, ham chu du, ông đến tận Tahiti, vẽ nhiều tác phẩm thể hiện được cái vẻ nguyên sơ của con người và phong cảnh nơi đó, bạn ông bảo ông bất tử rồi, không cần về Pháp nữa cũng được. Còn Modigliani một họa sĩ Ý, cũng có cách vẽ riêng, một trong số đó là ông vẽ cổ người ta dài ngoẵng. Chỉ Gauguin và Modigliani được vinh danh khi vẽ như thế, còn ai bắt chước là vất đi.
          Nhưng các “nhà đổi mới” ở Việt Nam vì dốt, mù quáng vọng ngoại, nên “đếch” hiểu điều đó, copy của người ta rồi vênh vang đổi mới thì đổi mới cái gì. Nhưng cần phải phân biệt có những nhà sáng tạo vĩ đại, sáng tạo riêng của họ cũng có chứa chân lý chung của nghệ thuật, cái toàn thể nhân loại cần phải học tập chứ không riêng gì VN. Cần phải thông thái nhận ra cái đó, gạn đục khơi trong khi vận dụng lý luận sáng tạo của nước ngoài chính là như thế.
          ***
          Inrasara cũng trích đoạn tôi nói về Bảo Ninh, Nhã Thuyên, v.v… tôi đã viết quá nhiều, quá rõ, không cần nhắc lại nữa, riêng đoạn “phê bình chỉ điểm”, Inrasara trích như thế này:
          5. Lại là phê bình chỉ điểm
“Sương Nguyệt Minh lên diễn đàn phản bác Nguyễn Văn Lưu phê phán cuốn tiểu thuyết của mình, cho NVL viết sai; và cũng như Phạm Xuân Nguyên, một lần nữa SNM cho NVL là “phê bình chỉ điểm””.
          Như vậy Inrasara chỉ đưa thông tin cụt, y như thông báo “phe ta” có thêm Sương Nguyệt Minh vậy. Lẽ ra đưa tin liên quan đến tôi thì cần phải nói rõ ý của tôi về vấn đề đó. Thực tế tôi đã viết:
          “Một chuyện nữa lại liên quan đến anh Nguyễn Văn Lưu cũng làm tôi chú ý, đó là Sương Nguyệt Minh lên diễn đàn phản bác Nguyễn Văn Lưu phê phán cuốn tiểu thuyết của mình, cho Nguyễn Văn Lưu viết sai; và cũng như Phạm Xuân Nguyên, một lần nữa Sương Nguyệt Minh cho Nguyễn Văn Lưu là “phê bình chỉ điểm”… Nhưng theo tôi, Sương Nguyệt Minh nếu là người có bản lĩnh thì sẽ viết bài phản bác anh Lưu bằng lý lẽ theo luật báo chí. Còn có thể kiện ra tòa nếu thấy bị vu khống tội chính trị. Còn chỉ nói anh Lưu sai khơi khơi không chứng minh thì không thuyết phục. Còn chuyện Sương Nguyệt Minh nói anh Lưu chỉ điểm? Chỉ điểm cho các lực lượng chống VN thì không phải rồi, vậy chỉ có thể là “chỉ điểm” cho Đảng! Nhưng Sương Nguyệt Minh là sĩ quan cao cấp, cũng đại tá đại tiếc gì đó, là nhà văn của chế độ, của Đảng, ăn “lộc” của chế độ, sao Minh lại nói Đảng của mình như bọn cai trị vậy. Vậy thì sai toét còn cãi cái gì, còn cho chống Đảng là đúng thì hãy trả hết danh vị về rừng mà kháng chiến đi. Mà tại sao trên diễn đàn của Hội Nhà Văn lại có kiểu chửi nhau như vậy? Hội Nhà Văn có còn “Văn” không?”
Vì thấy quan trọng, trong thư ngỏ gởi Nhà thơ Hữu Thỉnh và những vị liên quan có trọng trách là ông Hồng Vinh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, tôi nhắc lại điều này:
“Tại sao ngay trên diễn đàn các hội nghị văn chương có trường hợp Phạm Xuân Nguyên rồi Sương Nguyệt Minh phê phán nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu là “phê bình chỉ điểm” khi ông phê phán những quan điểm chính trị sai trái trong văn chương. Từ “chỉ điểm” chỉ dùng cho thời kỳ nước ta bị nước ngoài đô hộ, những tên Việt gian chỉ điểm cho địch bắt cán bộ cách mạng. Nước ta giờ chỉ có Đảng lãnh đạo, phải chăng Nguyên và Minh (quân Nguyên, quân Minh?) cho Đảng là địch? Hành động đó chỉ có thể là phản Đảng. Nhưng Nguyên và Minh đều là Đảng viên, là cán bộ cao cấp, sĩ quan cao cấp, đang ung dung hưởng danh lợi của Đảng. Nên cũng có thể nói hành động đó là cơ hội, lấy lòng thế lực chống Đảng. Nhưng tại sao sự cơ hội đó lại được nói trắng trợn trên những diễn đàn văn chương, đã hoàn toàn không bị phê phán mà còn được nhiều sự đồng tình một cách hả hê, khoái chí?
***
Nhưng tất cả những điều trên vẫn chưa phải ý chính của Inrasara khi viết bài về tôi, mà “chủ đề” chính của bài viết lại chính lại là đoạn “PS” này:
Cuối Hội thảo của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương tại TPHCM năm 2013, ngồi bàn tiệc 10 người toàn nhà xịn, tôi có đề nghị anh Đông La:
- Mấy tháng nay ông múa gậy vườn hoang trên Văn nghệ TP, đánh hết ông trí thức này đến nhà văn kia, mỗi tuần chiếm hết 3-4 trang to cồ; còn ở ngoài Hà Nội ngày qua ngày, nhà thơ Nguyễn Hoàng Đức một mình một cõi công phá “văn học quốc doanh” trên một trang web. Thử đề nghị vậy nhé: Tôi sẽ tổ chức bàn tròn, Sài Gòn hay Hà Nội cũng được miễn là sân trung lập cho 2 ông tranh luận, trước bàn dân thiên hạ: 60 sinh viên và trí thức. Tôi đứng chủ trì cho 2 ông tranh luận từng luận điểm một, sòng phẳng.
- Không, tôi chỉ trao đổi trên mặt giấy thôi… - Đông La trả lời.
- Mặt giấy, vậy nếu có người phản biện, hỏi có báo giấy nào chịu đăng không?
Một hồi vậy thôi, Đông La đánh trống lảng, bỏ đồng đội đi qua bàn khác… ngồi.
Vậy mà hôm nay, vừa vào Hội Nhà văn VN năm ngoái, tại diễn đàn lớn này, mà ĐL đã dũng cảm nhảy lên “cướp diễn đàn” (chữ của anh), đủ biết thế ĐL cứng cỡ nào, và biết kẻ chống lưng anh To cỡ nào!]”
Tôi nhớ tôi bỏ đi vì trông thấy Hữu Thỉnh chứ không như Inrasara nghĩ. Chơi với Nguyễn Quang Thiều, từng đến báo văn nghệ nhiều, nhưng tôi chưa một lần gặp anh, anh lại mới chủ động gọi điện thoại khen cuốn “Bóng tối của ánh sáng” của tôi, tôi thấy cần phải ra chào anh cho phải Đạo, và ông Trần Quốc Toàn đã chụp và gởi cho tôi tấm ảnh này. Đến nay gặp và nói chuyện trực tiếp với anh Hữu Thỉnh lần đó vẫn là duy nhất:
Sau cuộc Hội thảo đó tôi cũng đã viết:
“Trong bữa cơm thân mật bế mạc Hội thảo Khoa học toàn quốc về Văn học, Nghệ thuật do Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương tổ chức, tôi ngồi cùng bàn bên Nhà thơ Nguyễn Chí Hiếu, TBT Báo Văn Nghệ TPHCM. Trong bàn còn có Nhà Văn Nguyễn Trí Huân, TBT Báo Văn Nghệ Hội Nhà Văn VN; Nhà Phê bình Lê Thành Nghị, Trưởng Ban Lý luận, Phê bình Hội Nhà Văn VN. Cả ba anh đều là ủy viên của Hội đồng nói trên. Vì biết các anh ít hoặc không quen đọc mạng, tôi bảo ở trên mạng có nhiều chuyện hay lắm, như Nhà văn Nguyễn Quang Lập, biệt danh “Lập què”, vì bênh Nhà báo Huy Đức, biệt danh “San hô”, đã cho chuyện đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối tù binh Việt Cộng trong các “Địa ngục trần gian” là “có gì đâu”, là “chuyện khai thác thông tin bình thường trong thời chiến thôi mà”, đã bị một blogger là Hòa Bình viết một bài với cái nhan đề có một không hai: Đ. mẹ thằng Lập! Cả bàn tròn mắt ngạc nhiên. Tôi tiếp, hiện có hai vụ nóng nhất là bài nói của ông GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng “giá-lương-tiền”, bảo Mác sai và Chủ nghĩa Xã hội ở ta là lừa bịp. Và chuyện Nhà Văn Nguyên Ngọc cho “việc dạy sử không nên đắp bồi chủ nghĩa yêu nước”, bởi ông ta cho lòng yêu nước biến thành chủ nghĩa là đã bị chính quyền chính trị hóa để phục vụ tuyên truyền. Ông ta cũng cho không nên ca ngợi các Bà mẹ VN anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ VNCH! Tất cả lại lắc đầu, ai cũng phản ứng, riêng anh Nguyễn Chí Hiếu đỏ bừng mặt nói: “Uýnh tiếp đi Đông La, kỳ này báo về nhà mới, khai trương bằng bài uýnh Nguyên Ngọc đi Đông La!” Tôi nói với anh Hiếu cũng là nói với cả bàn, với hai lão già “mất dạy” này thì tôi đã nhờ thằng cháu là Lê Quang Trung, sinh năm 1989, người từng đọc hết Toàn tập Các Mác, sẽ viết 5 bài “uýnh” Trần Phương, nhưng mới có một bài thì xem chừng Trung đã đo ván ông cựu PTT hơn Trung hơn 60 tuổi; còn với Nguyên Ngọc thì anh Hiếu yên tâm, sẽ có bài ngay thôi”.
Như vậy có nghĩa là tôi đã quan tâm đến những cái khác, không chú ý đến cả Inrasara lẫn không chấp cái điều mà Inrasara “khiêu khích” tôi.
Còn với Nguyễn Hoàng Đức, giờ cũng chống Cộng như điên rồi, vì thân với Nguyễn Quang Thiều nên tôi đã gặp từ lâu. Thời anh Nguyễn Quang Hà làm TBT Sông Hương, Đức có chân chạy bài vở thế nào đó nên bảo tôi gởi bài khá nhiều, còn thư từ tâm sự, tâm giao nữa. Đức rất ngông nghênh nhưng vẫn quý trọng tôi, cho tôi “đứng đầu phía nam”, cho “văn chương quốc doanh" như “cái ống bơ”. Tôi cho cuộc sống là tương đối, không chấp tất cả được, nên nhiều bạn thân, bạn quen nói sai ý tôi nhiều nhưng tôi không để ý. Tôi chỉ viết về những nhân vật quan trọng vì lời nói của họ rất có trọng lượng, vì thế mà những quan điểm sai trái của họ sẽ làm mất ổn định xã hội, nguy hiểm cho cuộc sống bình yên của người dân, trong đó có gia đình tôi. Còn với Nguyễn Hoàng Đức, đã từng chơi với nhau như thế thì dù đúng sai thế nào tôi kệ Đức, tôi cũng không bao giờ đọc Đức viết. Thực tế là vậy chứ không có chuyện đánh trống lảng. Còn nói chung, tôi thích tranh luận bằng văn bản, lời nói gió bay nói làm gì mất công, tính tôi thấy người ta sai mà không hiểu lại hay cáu, nên rất dễ thành cãi nhau chứ không còn luận bàn gì nữa.
Còn thật tiếc khi Inrasara viết thế này:
Vậy mà hôm nay, vừa vào Hội Nhà văn VN năm ngoái, tại diễn đàn lớn này, mà ĐL đã dũng cảm nhảy lên “cướp diễn đàn” (chữ của anh), đủ biết thế ĐL cứng cỡ nào, và biết kẻ chống lưng anh To cỡ nào!”.
Viết vậy chứng tỏ Inrasara “suy diễn đểu”, hay thóc mách như mấy mụ hàng tôm hàng cá, và đặc biệt là dốt về luật pháp. Viết một điều không có thật để làm mất danh dự người khác là vi phạm nhân quyền, phạm tội hình sự. Nhưng để người như Inrasara hiểu như vậy là phạm pháp thì khó quá vì thực tế cũng đã có những nhà văn, nhà báo, những chiến sĩ “rân trủ”, bị bắt rồi vẫn chưa hiểu mình phạm tội gì, kêu gào cầu cứu nước ngoài là bị công an đàn áp!
Tôi thường viết chống lại bọn quấy rối, cơ hội, đón gió, trở cờ, chống thể chế, vậy Inrasara gọi người có chức rất “TO” “chống lưng” tôi là “kẻ”, phải chăng, về phía thể chế, Inrasara cũng là kẻ chống phá đất nước?
Nếu có người chống lưng, nghĩa là tôi phải là cái loa phát ngôn cho họ, nhưng với lĩnh vực tri thức rộng và phức tạp như tôi đã viết, ai ở VN có thể định hướng cho tôi được? Tiếp nữa, có người chống lưng nghĩa là họ sẽ đỡ tất cả cho tôi dù tôi có viết sai. Vậy nếu tôi viết sai khi phê phán từ cán bộ cao cấp đến những người rất nổi tiếng, rất to mồm, họ kiện thì người chống lưng có thể cãi cho tôi được không? Nên nhớ cỡ Nguyên Ngọc luôn kiếm cớ để chống những ông to, khi Đài truyền hình HN quay một nhóm nói là “phản động” thế nào đó, không nói tên Nguyên Ngọc, vậy mà Nguyên Ngọc vẫn vơ vào, kiếm cớ kiện ông Phạm Quang Nghị, đương chức Bí thư HN thời đó!
Trước Inrasara cho tôi có ông “TO” chống lưng, ông Đại tá Mai Nam Thắng, cũng Hội viên HNV VN, ở báo Quân đội nhân dân, nói với tôi trực tiếp khi cùng dự một Hội nghị là có tin đồn “Có cả một tập đoàn viết mang danh Đông La thì mới viết nổi tất cả các lĩnh vực như thế”. Võ Khánh Linh cũng có mấy lần than với tôi: “Em đến là khổ, vì biết em quen bác, người ta cứ hỏi bác thuộc phe nào? Quân của ai?”. Có ông bạn tếu: "Tôi dọa mấy đứa ở viện tôi, ông Đông La mới được phong thiếu tướng công an đấy", tôi bảo: "Đừng đính chính, cứ để thế cho mấy đứa đố kỵ, ganh ghét chúng nó đau đớn!"
 Vậy thực chất tôi là ai?
Thực tế  tôi đúng là không Đảng viên, không công chức, viết hoàn toàn tự do, đúng là chỉ một mình tôi viết mang danh Đông La. Nhiều người nói tôi thông minh nhưng để viết được như tôi thì đến chính tôi cũng phải tự ngạc nhiên về mình.
Thời gian đầu viết văn tôi chơi thân với Nguyễn Quốc Chánh, một người chắc chắn Inrasara có biết vì Chánh gần như là sư huynh của nhóm Mở miệng. Một tối, tôi theo Chế Lan Viên đi dự đêm thơ của ông được tổ chức tại nhà văn hóa Phú Nhuận, tôi gặp 3 người hình như là sinh viên cùng lớp: Nguyễn Quốc Chánh, Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc, họ đã biết tôi còn tôi thì chưa biết họ. Không pêđê nhưng tôi chọn Chánh làm bạn vì Chánh rất đẹp trai và có tinh thần đổi mới. Vì thường gặp nhau nên Chánh biết rõ tôi bị cái viện dược nó “đì” như thế nào, tôi đã thoát ra khỏi tình trạng đó ra sao, rồi sau đó ra khỏi công chức trở thành người sống tự do như thế nào. Là người tự do nên tôi viết tự do, nhưng là người nghiên cứu khoa học tự nhiên, tôi nhìn mọi sự một cách lý tính chứ không cảm tính, tôi sáng tác hầu hết theo tinh thần phản biện; về chính luận tôi cũng phản biện nhưng tôi còn viết chống lại khuynh hướng phản loạn, vì thấy đất nước mà loạn thì khổ tất trong đó có gia đình tôi. Tiếc là chính Nguyễn Quốc Chánh lại dần dần tỏ rõ khuynh hướng đó, đến nay thì chống Cộng như điên rồi, tôi đã không gặp lại Chánh từ lâu, dù những kỷ niệm vào đời thì không bao giờ quên.
Vì còn sót lại chút máu nông dân, tôi viết loạt bài sau khi đi dự Hội nghị HNV ở Tam Đảo và cái thư ngỏ gởi HNV vừa rồi không phải tôi không có áy náy. Tôi rất biết anh Hữu Thỉnh ủng hộ tôi vào Hội từ đầu, cả Ban Lãnh đạo HNV khóa mới cũng ủng hộ tôi, toàn người quen thân cả, tôi cũng rất biết chuyện “sự thật mất lòng”. Nhưng trước một vấn đề quá lớn, các cụ dạy quân pháp bất vị thân, là người hiểu Đạo tôi cũng biết thấy sai mà không nói là phải tội, tôi sợ trái Đạo hơn là sợ mất lòng nên đành chấp nhận bị mất lòng vậy. Ban lãnh đạo Hội Nhà Văn, dư luận nghĩ về tôi thế nào là tùy, chỉ mong mọi người hiểu rằng tôi viết hoàn toàn khách quan, vì cái chung chứ không vì cái riêng.
Thực tế tôi viết hoàn toàn tự do, rồi do những cá nhân, cơ quan có trọng trách thấy tôi có khả năng, bài tôi viết có giá trị, họ có quan tâm đến tôi thì cũng đều là tự nhiên. Nước mình còn có một viện dư luận gì đó nữa mà. Một lần tôi ngạc nhiên khi có người gởi email cho biết “Em có trách nhiệm đọc trang của anh”. Sau đó tôi ra Bắc về quê, tranh thủ gặp trực tiếp ở HN, còn gọi cả Nguyễn Hữu Sơn đến nhậu cùng, không gì khuất tất sao phải giấu diếm? Anh Đào Duy Quát, đại diện cho Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung Ương, đến chúc tết nhà tôi, rồi các kỳ Hội thảo của Hội đồng cũng mời tôi, tất cả cũng hoàn toàn là tự nhiên. Đến nay, tôi chưa chủ ý đi gặp bất kỳ một ai. Ngay chuyện đăng bài liên tục trên Văn nghệ TPHCM khởi thủy do tôi viết bài “Lịch sử nhìn qua lỗ đồng xu” về thằng Huy Đức hay quá, Lê Tú Lệ gọi điện, lúc đó tôi mới biết Lệ là trưởng phòng Văn hóa Văn nghệ của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM. Rồi từ đó mới dẫn đến chuyện anh Nguyễn Chí Hiếu nhờ tôi viết, đăng liên tục hơn hai chục bài liền trên Văn nghệ TPHCM. Trong bữa liên hoan cuối năm do phòng của Lệ tổ chức, có khách VIP là bà Trưởng Ban Tuyên giáo TPHCM Thân Thị Thư. Lẽ thường thì người ta phải đến ra mắt, chào quan to, nhưng tôi thì chỗ đông người thường ngồi một chỗ, ai thích gặp tôi thì đến, bà Thân Thị Thư đã đến, mời rượu tôi, nói vì những bài tôi viết mà bà được “Trên” khen. Đến nay lần gặp đó vẫn là duy nhất.
Còn đúng là để viết được như tôi tất thế và lực của tôi phải rất mạnh, nhưng trình độ cỡ như Inrasara thì có nghiên cứu mấy thế kỷ nữa cũng không thể hiểu được. Thế và lực đó chính là “cái đầu” của tôi, tri thức của tôi! Đặc biệt động lực khiến tôi viết nhiều chính là sự quan tâm của bạn đọc, bạn viết, không chỉ nhà văn mà nhiều hơn lại chính là các blogger, facebooker (Võ Khánh Linh, Hòa Bình, Thiên Lý, Thanh Tùng, Phùng Kim Yến, Lương Chí Thành, v.v…) và không chỉ là động lực mà còn khiến tôi viết có trách nhiệm hơn khi tôi biết có cả những cá nhân và cơ quan có trọng trách về tư tưởng, văn hóa, văn nghệ chú ý đến các bài của tôi. Có mấy người bạn cho tôi biết, họ dự các cuộc giao ban báo chí, các hội nghị, người ta hay nhắc đến các bài viết của tôi. Nói có sách mách có chứng, Nguyễn Văn Minh, phóng viên ở báo QĐND, một bạn facebooker, đã cho tôi biết như sau:
          Không chỉ quân đội, cũng có vài vị tướng công an gọi điện, viết thư nói họ rất thích đọc tôi viết.
          Vì vậy thế và lực của tôi xem chừng vững mạnh thật, nhưng hoàn toàn không phải như những “suy diễn đểu” kiểu Inrasara và những đàm tiếu vớ vẩn và láo toét về tôi.
8-8-2016
ĐÔNG LA