ĐÔNG LA
CHÊ NGƯỜI NGU XUẨN HAY CHÍNH
ÔNG TƯƠNG LAI NGU XUẨN?
Sáng 12/09/2016
khi làm việc với Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN),
lãng phí, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, theo VietNamNet “…ông đề nghị… phải tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp,
các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN, tạo sự thống nhất, tự
giác, quyết tâm cao trong hành động, phải xây dựng được một văn hóa, nếp sống
khinh bỉ những kẻ tham nhũng, hành vi tham nhũng. "Phải tạo được áp lực xã
hội mà những kẻ tham nhũng không chịu nổi, chứ tham nhũng mà chưa bị lên án một
cách quyết liệt, áp lực xã hội chưa đủ mạnh thì lúc đó chúng ta chưa thể ngăn
chặn và đẩy lùi được", Thường trực
Ban Bí thư yêu cầu”.
Nếu là người hiểu về văn hóa sẽ thấy lời của ông Đinh Thế
Huynh rất đúng và rất hay. Yêu thích cái tốt, căm ghét cái xấu là hai mặt của
một vấn đề, đều có thể trở thành văn hóa. Một điều trở thành văn hóa là đã thành
lề lối, thói quen, phong tục, khi đó người ta sẽ tự giác thực hiện điều đó. Như
thời chiến tranh, do giáo dục, do tuyền truyền, khinh bỉ việc trốn nghĩa vụ
quân sự cũng đã trở thành văn hóa, nên nhất là ở thôn quê, hồi ấy gần như không
có chuyện trốn đi bộ đội như trốn lính ở trong Nam , phía VNCH. Gần đây có những
tin trên báo như bên Nhật có những chỗ bán rau tự động, người bán để sẵn rau và
thùng đựng tiền, không cần có mặt, nhưng người mua lấy rau vẫn tự giác trả
tiền; hoặc một người Việt sang Pháp chứng kiến chuyện thực phẩm sạch đã ao ước
“Thèm được ăn thịt bò sống, táo không rửa
như ở Pháp”, v.v… Những chuyện tưởng như rất nhỏ nhưng một xã hội có được
những chuyện như vậy là một xã hội có lối sống văn hóa cao, không dễ gì đạt
được.
Vậy câu nói của ông Đinh Thế Huynh ở trên quá đúng, quá hay
sao thời gian qua lại bị cộng đồng mạng “đểu” ném đá?
Câu
trả lời đơn giản là tại vì chúng là những kẻ xấu. Chúng luôn kiếm mọi cớ chống
phá đất nước, từ chuyện bu vào những chuyện sai trái, tệ nạn có thật của xã hội
như lũ ruồi nhặng bu vào những vết lở loét, đến chuyện suy diễn xuyên tạc những
câu nói của các vị lãnh đạo, nhất là của các vị trụ cột, như hôm nào TBT Nguyễn
Phú Trọng nói dựa theo câu ngạn ngữ của ông cha “ném chuột nhưng phải giữ bình” và những ngày hôm nay đây là câu nói
trên của ông Đinh Thế Huynh.
***
Tôi
cũng là người dân bình thường như mọi người dân khác, không được hưởng bất cứ
một bổng lộc nào của thể chế, nên không có lý gì tôi lại bảo vệ những chuyện
sai trái, xấu xa, bênh những kẻ ăn cắp, tham nhũng, lãng phí. Tôi sẵn sàng bái
phục những ai có tâm, có tầm, đủ bản lĩnh phản biện, lên án với đầy đủ lý lẽ và
chứng cớ trên tinh thần xây dựng những cá nhân và cơ quan làm hại đất nước.
Ngược lại tôi vô cùng khinh bỉ lũ “ruồi nhặng” nói trên, chúng bu vào mọi chuyện
để làm loạn. Như có thời các ông lãnh đạo thăm Trung Quốc thì chúng lu loa là ta
lệ thuộc Tầu để chống Mỹ, nhưng khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ chúng cũng
chống luôn, muốn Mỹ hủy bỏ chuyến thăm với những lý do ba lăng nhăng “dân chủ”,
“nhân quyền” của chúng. Nghĩa là chúng chống tất.
Với
câu của ông Đinh Thế Huynh mạng “đểu” đã ồn ào từ lâu tôi không chú ý lắm, vì
như lẽ thường tình, đã đểu tất ý phải xấu. Đến tận khi có một con chuột cống
to, kẻ điên cuồng nhất đục ruỗng nền tảng thế chế mà cộng đồng mạng gọi là
“Giáo sư Tai Ương”, chân tướng đời thực chính danh là PGS Tương Lai (Nguyễn
Phước Tương), điên cuồng trả lời phỏng vấn ngay trên đường phố khi biểu tình
quấy rối tôi mới chú ý:
Theo
Mặc Lâm (RFA): “Chúng tôi có cuộc trao
đổi ngắn với Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam kiêm nhiệm
Tông biên tập Tạp chí Xã hội học. Ông cũng là thành viên nhóm tư vấn các thủ
tướng Việt Nam
là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải”.
Nói
mấy chữ về danh xưng của những kẻ chống đối trước. Chúng đều là con đẻ của thể
chế, hưởng nhiều danh lợi của thể chế, về hưu mới trở cờ để chống đối. Lẽ ra
chúng chống thể chế thì phải ghê tởm những danh xưng mà mình từng có do thể chế
phong cho, nhưng bản thân chúng và những kẻ lợi dụng lại luôn lợi dụng những
danh xưng đó, thậm chí còn bơm lên như Tương Lai thực ra là PGS thành GS. Điều
này chứng tỏ chuyện chống phá tất cả chỉ vì tham vọng và háo danh, những gì thể
chế ban cho chúng đều nhận hết, vì chúng chưa thỏa, đương chức thì câm nín, hưu
rồi mới xổ toẹt ấm ức ra thôi.
Với
câu của ông Đinh Thế Huynh về tham nhũng, Tương Lai nói: “Kể ra “văn hóa khinh bỉ” cũng hay đấy nhỉ?” Rõ ràng là Tương Lai
cũng thấy “hay” nhưng vẫn suy diễn để
công kích: “Nhưng mà đâu có mới! Cần gì
phải chủ nghĩa Mác Lê nin, cần gì phải định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới
khinh bỉ tham nhũng?”.
Ông
Đinh Thế Huynh nói trong bối cảnh bình thường, hoàn toàn không có giảng giải lý
luận gì ở đây, Tương Lai nói như trên lại thể hiện mình là một kẻ chống Chủ
nghĩa Mác-Lê Nin điên cuồng, vin vào mọi cớ để chống, đồng thời tự thể hiện
chân tướng một kẻ cơ hội, lá mặt lá trái, đón gió trở cờ. Bởi khi làm công
chức, để luồn lách kiếm danh, kiếm lợi, hắn từng thề sống, thề chết để xin vào
Đảng!
Còn
chuyện khinh bỉ tham nhũng đúng là không có gì mới, nhưng Tương lai ngu ở chỗ
không hiểu ý ông Huynh mong sự khinh bỉ trở thành “một văn hóa” như đã phân tích ở trên.
***
Về
cái sự dốt nát của ông “GS Tai Ương” thì tôi đã viết nhiều. Trong bài “Vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn”, ông
ta đã hiểu khái niệm “đấu tranh giai cấp”
giống như hận thù cực đoan và đố kỵ giàu nghèo nên tôi đã cho ông ta quá dốt về
triết học. Trong bài TƯƠNG LAI VỚI VIỆC NÚP BÓNG VÕ VĂN KIỆT
PHỤC THÙ GIAI CẤP!, tôi đã viết;
“Một trong những thủ đoạn thâm độc của Tương Lai là
lợi dụng niềm kính yêu Bác Hồ của dân tộc ta để phản bác Chủ nghĩa Mác – Lênin;
lợi dụng uy tín và tìm mọi cách ca ngợi ông Võ Văn Kiệt để đối lập ông với các
vị lãnh đạo cùng thời và chê bai các vị lãnh đạo hôm nay. Có điều để lấy tiếng
thân Mỹ chống Tầu điên cuồng, Tương Lai đã chống luôn quan thày Võ Văn Kiệt,
bởi sau Hội nghị Thành Đô, ngày 5 Tháng 11, 1991, Đỗ Mười, mới nhận chức
Tổng Bí thư và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã đến thăm Trung Quốc,
ký các hiệp định tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Quan hệ
Trung-Việt dần trở lại bình thường”; “Tương Lai từng xuyên tạc khi cho việc bắt
những cá nhân quấy rối và chống phá đất nước, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, là
hành động của một “chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng
hung hãn như không có điểm dừng”. Tương Lai cũng lại chửi thầy mình vì chính
ông Võ Văn Kiệt chứ không phải ai khác, tháng 4/1997, ký ban hành Nghị
định 31/CP mà những trang “lề trái” cho là “nhằm quản chế hành chánh – một công
cụ pháp luật chính yếu để trấn áp các nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân
quyền”.
Một người luôn chửi chế độ nhưng lại câng câng trưng danh
xưng chế độ phong cho, không cải chính GS thành PGS, nghiễm nhiên nhận cái danh
GS không một chút mắc cỡ, một người dốt nát như trên, nhân cách như trên, khi
nhận đủ các vị trí trọng yếu trong thể chế thì Tương Lai có là một kẻ tham
nhũng danh vị không?
***
Còn chuyện tham nhũng thời nào, nước nào cũng có. Những
nước nền kinh tế phát triển có kinh nghiệm vận hành hơn, nền kinh tế có tỷ
trọng tư nhân lớn hơn, tất nạn tham nhũng sẽ ít hơn. Còn ở ta tôi đã viết như
một công trường ngổn ngang, còn nhiều yếu kém, trong đó có việc vận hành và
giám sát nền kinh tế. Nên tham nhũng lãng phí đã là quốc nạn. Nó càng ngày càng
lớn hơn đơn giản là vì nền kinh tế của chúng ta phát triển, lượng kinh phí đầu
tư càng ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là do ta đổi mới, mở cửa, nhưng sự
giám sát nền kinh tế và thực thi pháp luật đối với sai phạm trong nền kinh tế
không theo kịp sự đổi mới, mở cửa đó. Bản tính người Việt đại khái, du di, cả
nể, v.v… cũng góp phần tạo ra quốc nạn tham nhũng. Nếu cơ chế quan liêu bao
cấp, nền ngoại giao đóng cửa, đưa nước ta đến tình trạng buộc phải đổi mới thời
năm 1986 thì nạn tham nhũng lãng phí đã đưa nước ta những ngày hôm nay đến nguy
cơ tồn vong như lời TBT Nguyễn Phú Trọng nói, và cũng đã đến lúc phải hành
động, không ai khác chính ông đã và đang phát động, lãnh đạo trực tiếp công
cuộc chống tham nhũng. Lẽ ra dư luận phải đồng tình với ông nhưng quái đản ở
chỗ công cuộc chống tham nhũng cũng bị chống đối, suy diễn xuyên tạc đủ kiểu.
Không chống thì cho bao che dung túng, chống thì cho thanh trừng, phe phái loại
nhau, chỉ có kẻ thù của đất nước mới có quan điểm như vậy. Như vụ Trịnh Xuân
Thanh, cái cơ sở để khởi tố là việc ông Thanh lãnh đạo PVC làm thua lỗ hơn 3000
tỷ chứ hoàn toàn không phải vô cớ. Vậy mà xiên xẹo đủ kiểu, có người còn bảo
kiếm cớ để đánh ông Đinh La Thăng vì ông Thăng “thân Mỹ”!
Theo tôi, đất nước ta cũng cần đổi mới y như năm 1986, cần
phải minh bạch, luật hóa, chuyện người ta có quyền tất phải có lợi nhưng phải
hoàn thành trách nhiệm. Người nhận chức trách cần phải hiểu, không chỉ mừng mà
còn phải lo, vì hoàn thành nhiệm vụ của một chức trách không dễ. Tránh tình
trạng tìm mọi cách luồn lách, kể cả mua bán để có quyền chức nhưng không có
trách nhiệm gì cả. Có quyền nhưng không hoàn thành nhiệm vụ, sai phạm, gây hậu
họa lại chẳng bị làm sao cả, dễ dàng luân chuyển, còn thăng tiến cao hơn! Lẽ ra
hàng năm đều có tổng kết, có sai phạm là phải được chỉ ra, đơn vị làm ăn thua
lỗ là người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm ngay rồi.
Vì vậy cần ủng hộ công cuộc “chỉnh đốn” và “chống tham
nhũng lãng phí” của Đảng, của TBT Nguyễn Phú Trọng, và phải thấy nước ta có
được “văn hóa khinh bỉ tham nhũng”
như mong muốn của ông Đinh Thế Huynh là một điều tuyệt vời nhưng rất khó thực
hiện, bởi người ta dễ khinh bỉ người khác tham nhũng còn chính mình tham nhũng thì
không.
Còn ông “GS Tai Ương”, khi Mặc Lâm mớm lời về câu nói của
ông Đinh Thế Huynh, đã dõng dạc: “Tôi cho
đó là câu nói ngu xuẩn” thì chính ông ta mới là kẻ ngu xuẩn!
19-9-2016
ĐÔNG LA