Chủ tịch UBND
TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới có bài phát biểu sau khi Thanh tra TP công bố dự
thảo kết luận về đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức xem chừng đối với những
ông “kịch nghị viên” mị dân, những trí thức “củ chuối” và bọn kền kền dân chủ…
sẽ cho ông Chung là thất hứa. Vậy xin đăng lại bài này.
8-7-2017
ĐÔNG LA
TS GIÁO DỤC NGUYỄN SĨ DŨNG
THIẾU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ông
TS Nguyễn Sĩ Dũng, một quan chức Quốc hội mới về hưu, vừa có bài trên (vtc.vn) Anh-Chung-cam-ket-khong-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-có-đúng?
khiến tôi ngạc nhiên. Lâu nay trên ti vi thỉnh thoảng xuất hiện một số đại biểu
quốc hội có dáng trí thức như GS Nguyễn Minh Thuyết, Nhà Sử học Dương Trung
Quốc, TS Nguyễn Sĩ Dũng… Nhưng qua một số vụ việc thì với hai ông Thuyết và
Quốc trong kha khá bài viết tôi đã chỉ ra họ trí thì thấp, thức thì sai, chỉ
tài diễn; còn với TS Nguyễn Sĩ Dũng, hôm nay chúng ta thử xem ngài cựu nghị
viên như thế nào?
Ông
Dũng viết:
“Xin
chúc mừng anh Nguyễn Đức Chung! Từ một người nổi tiếng của Hà Nội, anh đã trở
thành một người nổi tiếng của cả nước”.
Tại
sao một cựu nghị viên trí thức lại dùng cái thứ ngôn ngữ quảng cáo ba xu, coi
việc một cán bộ thực hiện trọng trách thành công như một hành động “iêng hùng”
vậy?
Nhưng
cái chính là trình độ của ông cựu quan chức quốc hội thể hiện ở đoạn này:
“Điều
duy nhất còn lại làm nhiều người băn khăn hiện nay là cam kết của anh Nguyễn
Đức Chung không truy cứu trách nhiệm hình sự bà con Đồng Tâm. Một cam kết như
vậy có căn cứ pháp luật không? Anh Chung có thẩm quyền để cam kết khác với các
quy định của pháp luật không? Hay anh Chung bắt buộc phải làm như vậy để giải
cứu con tin?
Xin
thưa, anh Nguyễn Đức Chung hoàn toàn có căn cứ để cam kết như vậy. Mà căn cứ
của anh là quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở nước ta – Hiến
pháp năm 2013.
Là
người tham gia biên tập Hiến pháp năm 2013, tôi có điều kiện biết được những
điểm sáng đổi mới quan trọng của Hiến pháp. Một trong những điểm sáng chói lọi
nhất của Hiến pháp mới là quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý” (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013).
Công
lý là giá trị Tòa án được giao nhiệm vụ bảo vệ, chứ không phải pháp luật. Điều
đáng nhấn mạnh hơn nữa ở đây là Hiến pháp còn không hề nhắc tới việc Tòa án có
nhiệm vụ phải bảo vệ pháp luật. Công lý là giá trị gì mà Hiến pháp lại coi
trọng đến như vậy?”
Bây
giờ chúng ta thử xem lại Hiến pháp là gì? Pháp luật là gì?
Hiến
pháp là đạo luật cơ bản nhất, tức đạo luật gốc của một nhà nước, thể hiện
ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân.
(Xin
lưu ý Hiến pháp VN hiện tại không thể hiện ý chí và nguyện vọng của ông Dương
Trung Quốc vì ông ta là một trong hai(?) đại biểu quốc hội không bỏ phiếu thông
qua)
Còn
Pháp luật có nhiều định nghĩa và diễn giải, tôi thấy ý của Hans Kelsen, (General
Theory of Law and State (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1945) at
123-124) là rõ ràng nhất:
“…mối
quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong một hệ thống pháp luật là mối quan hệ
có tính thứ bậc nhất định… theo đó, từ một quy phạm mẹ có thể trở thành nền
tảng để xây dựng hoặc nảy sinh ra nhiều quy phạm pháp luật con. Theo chuỗi liên
hệ ấy, hệ thống pháp luật được thống nhất với nhau bởi một tập hợp các quy phạm
pháp luật gốc. Các quy phạm gốc hoặc quy phạm cơ bản này thường chính là quy
phạm nằm trong Hiến pháp của mỗi quốc gia”.
Như
vậy Hiến pháp chính là luật “mẹ”, còn pháp luật chính là hệ thống luật “con”, tất
phải thống nhất với nhau và tất cả các nhà nước đã là văn minh thì phải theo. Còn
viết như ông Nguyễn Sĩ Dũng ở trên, ý là Hiến pháp “quy định “Tòa án nhân dân
có nhiệm vụ bảo vệ công lý”… chứ không phải pháp luật”, nghĩa là nội dung Hiến
pháp và Pháp luật khác nhau, mâu thuẫn nhau, chỉ có luật rừng và những chế độ
mông muội mới như vậy mà thôi. Viết như vậy xem chừng ông TS ngành giáo dục,
nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, lại khuyết mất giáo dục về luật pháp!?
Một cựu
quan chức quốc hội còn nói lăng nhăng như vậy chả trách các phóng viên ở các
báo bầy đàn tung hô ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung “phạm pháp” khi cam
kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự toàn thể dân Đồng Tâm”!
***
Nếu
hiểu luật (không biết có luật mới thay đổi chưa?) ông Nguyễn Sĩ Dũng phải phân
biệt được “phạm pháp” và “phạm pháp có dấu hiệu hình sự”. Người đứng đầu cơ
quan hành pháp như ông Chung có quyền xử lý những người “phạm pháp” thuộc
quyền, còn những người “phạm pháp có dấu hiệu phạm tội hình sự” thì thuộc quyền
điều tra của cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm truy tố và có tội
hay không do tòa án xét xử. Chỉ có chế độ độc tài thì người như ông Chung mới
cam kết như ở vụ Đồng Tâm.
Thực
chất ông Chung không muốn làm sai như vậy mà khi đối thoại với dân Đồng Tâm ông
nói: “Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra,
giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi
nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không
công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô.
Tôi
tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật
pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm
nhẹ”.
Nhưng
theo ông Võ sư Lương Ngọc Huỳnh: “…nhưng cái căng nhất là dân đề nghị Chủ Tịch
viết cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự, nói đi nói lại rất lâu cũng
chưa đi đến thống nhất. Chủ Tịch đi thăm những người bị nhốt ở nhà văn hoá, và
ở đây lại tiếp tục đối thoại về trách nhiệm hình sự của dân gần hai tiếng đồng
hồ căng thẳng, đến lúc này chị Đề và an Điều nói rằng nếu Chủ Tịch không ký văn
bản thì chúng tôi sẽ tự tử trước mặt Chủ Tịch, thật là một tình huống bất ngờ
và cuối cùng Chủ Tịch suy nghĩ và quyết định đồng ý ký văn bản, sau khi ký xong
vì không mang theo con dấu, Chủ Tịch đã lăn tay điểm chỉ…”
Như vậy do tình thế bắt buộc ông Chung đã không
cứng nhắc mà linh hoạt giải quyết, một người lãnh đạo cần phải hành động như
vậy, cần phải chấp nhận cái sai nhỏ để tránh được thảm họa, theo ngôn ngữ triết
học là rất “biện chứng”. Ca ngợi ông Chung là phải ca ngợi như vậy, còn ca ngợi
một hành vi phạm pháp, một người hành pháp lạm quyền tư pháp, thay tòa án xử
tất mọi chuyện thì thử hỏi nhà nước còn pháp luật không? Nên nhớ pháp luật là
thống nhất, nếu chấp nhận người ta có quyền làm sai vì thiện ý thì cũng phải
chấp nhận người ta làm sai vì ác ý, lúc ấy sao có thể phản đối?
***
Viết như ông Nguyễn Sĩ Dũng cũng chứng tỏ thông
tin của Ban Tuyên giáo TW như đã công bố dưới đây hoàn toàn sai:
Năm
1980, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn có phần
đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) nhưng không thực hiện, gần đây giao cho Tập đoàn
viễn thông quân đội Viettel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng
A1, trong đó bao gồm 46 ha
thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã
lấn chiếm canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Do
có sự tham nhũng, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình
trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân
trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện và
thành phố. Trong đơn có 48 nội dung khiếu tố có 25 nội dung có cơ sở, 23 nội
dung không có cơ sở. Huyện Mỹ Đức rồi Thành phố HN đã giải quyết, đã khai trừ
Đảng, cách chức, cảnh cáo, khiển trách một số cán bộ chủ chốt xã Đồng Tâm, đã
khởi tố vụ án và bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa
chính xã).
Nhưng
còn một số nội dung tố cáo của dân thôn Hoành mà UBND Thành phố Hà Nội đã kết
luận không có cơ sở giải quyết, giao UBND huyện Mỹ Đức giải thích, nhưng số
công dân khiếu kiện vẫn không chấp hành.
Từ
cuối năm 2016 đến nay, khi Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel nhận bàn giao
diện tích đất trên để thi công, một số công dân xã Đồng Tâm tiếp tục khiếu kiện,
tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng tại khu vực đồng Sênh, nơi huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội nơi Bộ Quốc phòng đã khẳng định là đất quốc phòng.
Họ tổ
chức nhiều hoạt động ngăn cản công tác giải phóng mặt bằng, chiếm đất, tổ chức
tuần hành đông người kéo đến Trụ sở tiếp dân của Trung ương để gửi đơn khiếu
kiện.
Công an Thành phố, Cục điều tra hình sự Bộ
quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”, “Chống
người thi hành công vụ” và “Vi phạm các
quy định về sử dụng đất đai”. Ngày
15/4/2017, Công an Thành phố đã bắt 04 người. Dân xã Đồng Tâm đã bao vây, đập
phá 05 xe ôtô của lực lượng chức năng, bắt giữ 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán
bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội, giam tại Nhà văn hóa thôn Hoành, chặt
cây to chắn đường vào làng; chuẩn bị gậy sắt, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng
sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ,
chiến sĩ bị giữ.
Lãnh
đạo Thành phố trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải
thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán
bộ, chiến sỹ bị bắt giữ trái pháp luật. Nhưng các đối tượng không hợp tác, ném
cát, sỏi, đá vào các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sỹ công an thành phố
bị thương.
Đây
là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
***
Nếu ông
Nguyễn Sĩ Dũng cũng như tất cả những ai to mồm nhân đạo chủ nghĩa thực sự vì
dân thì phải chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm pháp của dân Đồng
Tâm. Trước hết là sự sai sót của chính phủ về việc quy hoạch treo, lãng phí đất
đai suốt nhiều năm; sai sót của quân đội quản lý đất được giao không chặt; sự
phạm pháp của quan chức địa phương tham nhũng, chiếm dụng đất.
Cụ
thể, cần phải xem xét và giải quyết đúng theo pháp luật thông tin của những
người dân Đồng Tâm đưa ra trong cuộc đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung vừa
qua:
Ông Bùi Viết Hiểu – 75 tuổi, ngụ thôn Hoành
nói nếu Tập đoàn Viettel vào làm theo đúng 47,36 ha thì người dân
không ai dám nói nhưng đằng này lại làm trên đất nông nghiệp 59 ha người dân sản xuất lâu
nay, trong khi chưa có văn bản nào cho thấy đó là đất được giao
cho Viettel vì Quân chủng Phòng không không quân chỉ giao cho
Tập đoàn Viettel sử dụng đất sân bay Miếu Môn.
Ông
Trần Viết Lễ, người dân xóm 3 thôn Hoành, cho rằng đất đồng Sênh là đất từ
đời ông cha để lại. Từ những năm 1950 nhân dân đã sản xuất.
Năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng
ký quyết định thu hồi 47,36
ha trong số 106 ha đất đồng Sênh, còn diện tích 59 ha vẫn sản xuất bình
thường. Sau đó thì lại nói diện tích 59 ha là đất quốc phòng rồi sau đó thì có đối
tượng xã hội định lấy đất. “Nguyện vọng của nhân dân Đồng Tâm chỉ muốn nếu thu
hồi phải có giấy tờ, sao không có giấy tờ mà cứ nói đó là đất quốc phòng, cho
nên, chúng tôi rất bức xúc”.
Xem
xét thấu đáo, giải quyết công minh tất cả dựa trên những điều đó sẽ tránh thiệt
thòi cho người dân và đồng thời cũng là căn cứ để giảm nhẹ sự phạm pháp của họ,
chứ không chỉ đơn giản là hả hê theo đuôi bọn kền kền dân chủ trước việc “nhà
nước thua nhân dân”!
Còn
cải lương, diễn tuồng nhân đạo, hô hào dân chủ, không còn kỷ cương phép nước,
dẫn đến loạn ly, nội chiến thử hỏi những trò diễn tuồng tệ hại đến mức nào?
Quan
sai, quan tham, dân gian… gây ra hỗn loạn, cuối cùng các chiến sĩ công an sẽ là
người chịu trận, làm tròn nhiệm vụ thì là “đàn áp nhân dân”, không thì bị “nhân
dân” tóm, không ra thể thống gì, bảo vệ mình không nổi thì sao bảo vệ được trật
tự trị an, bảo vệ được cuộc sống thanh bình của nhân dân?!
24-4-2017
ĐÔNG LA
(Nhà Phê bình Lý luận, Hội
Nhà Văn VN)