Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

NGỌC CHÊNH, TRỌNG TẠO, XUÂN NGUYÊN,… CÓ TẬT GIẬT MÌNH

Khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vưa bị toà tuyên án vừa mới đây, Huỳnh Ngọc Chênh viết bài  “Không có đất sống cho người bất đồng chính kiến” cho rằng:
            Bản án 10 năm tù lấy từ trong túi áo ra dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dấy lên cơn phẫn nộ, nhưng không làm mọi người ngạc nhiên lắm”. 
            Có thể có hứng tôi sẽ viết một bài về điều này, còn về Huỳnh Ngọc Chênh và “đồng bọn” thường có thái độ như thế nào khi “chiến hữu” bị băt, xin giới thiệu lại bài này.
Los Angeles
            30-6-2017
  ĐÔNG LA 
ĐÔNG LA
NGỌC CHÊNH, TRỌNG TẠO, 
XUÂN NGUYÊN,…
CÓ TẬT GIẬT MÌNH

Mới đây ChênhDái lệch (Huỳnh Ngọc Chênh) lại có bài haycung-nhau-ta-di-nhap-kho. Nội dung thì lăng nhăng, mâu thuẫn, dốt nát, nhưng hay ở chỗ Chênh đã tự vạch áo cho người xem lưng. Việc bắt hai chủ blog viết bậy Nhất Lác và Viết Bừa đã khiến cho Chênh và không ít kẻ cùng một giuộc: có tật giật mình!
 Bữa trước Viết Bừa (Viết Đào) đã có cái nhìn mà tôi cho là “đần” khi “đánh tráo khái niệm”, cho sự chỉ đạo của TT Nguyễn Tấn Dũng, triển khai chủ trương phát triển mạng xã hội, lập ra lực lượng bút chiến để đập tan tư tưởng sai trái và phong trào dọn rác ý thức trên mạng, là lập ra các “tổ chức khủng bố mạng trá hình”; thì bữa nay Chênh cũng viết:
Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.
Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai.
Lúc đầu nghe bọn xấu tung ra danh sách 4 người gồm Nhất, Đào, Chênh, Lập mà trong đó đã có 2 người đi theo 258 rồi, tôi run quá”.
Như vậy Chênh cũng gọi lực lượng “dọn rác mạng” là “bọn thế lực thù địch”, coi việc “chế độ tốt đẹp của ta” bắt Đào, Nhất là “xấu”.
Khi cho một dúm những kẻ viết bậy, nói bậy, quấy rối, làm càn là “nhân dân” như cách gọi của “Tao là Tạo” mà Chênh nhai lại thực chất là cách nhìn lộn ngược, quấy rối, làm cho trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Thực chất là hành động gieo mầm bất ổn theo hình mẫu của những nước đang loạn hiện nay, xúc phạm nghiêm trọng đến an ninh và cuộc sống bình yên của mọi người. Tiếc là lại có rất nhiều người nhẹ dạ tin theo.
Tôi phải xin lỗi bạn có nickname  dg vì thực ra chữ Tao-là-Tạo  tôi đã đạo của bạn vì thấy nó đúng quá trong chính bài tao-la-tao khi bạn viết:
 “Đọc những suy nghĩ được public của ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về việc đột quỵ của ông chủ tịch TP Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn, mình cứ thấy gờn gợn… mình liên tưởng đến tay “nhà văn” Phạm Viết Đào, kẻ mà mình đã comment thẳng vào blog của lão rằng, ông là thằng khốn nạn, khi lão hả hê cho rằng việc bố đẻ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bị tai nạn chết tại Hải Phòng, là “xác đáng” là “nhân nào quả nấy”… Quay lại phát biểu của ông Tạo, thật trùng hợp làm sao khi ông Đào là một trong những người hăng hái “bê” về đầu tiên, đăng chình ình trên blog, hả hê bỡn cợt khi người ta đang trong trạng thái thập tử nhất sinh vì đột quỵ!
Mình không nghĩ, sự bất mãn chế độ, “ghen quan ghét chức” của ông Tạo lại có thể biến tướng một cách kinh dị, nhập nhằng như thế. Nói thật, mình thầm cầu mong cho phần đời còn lại của ông Tạo (ông sinh năm 1947?) sẽ không gặp phải những ca tai biến, đột quỵ chí mạng như thế, sau những chầu nhậu tới bến với đám bạn “lều văn, chòi thơ” của ông…”
Trở lại với bài của Dái Lệch, trên banconong có bài khá thú vị của Lang-bianLang-bian cho Chênh dái lệch là một tên cơ hội, lưu manh và hèn hạ. Nói nó cơ hội và lưu manh bởi để lấy lòng lực lượng chống VN, nó đã viết bài TÔI VÀ VIỆT CỘNG thành khẩn nhận tội “dính líu với an ninh tình báo của Việt Cộng” rồi tự bào chữa, chối tội ngay sau đó: “mà tôi cũng nào có hay và có thiết gì”. Có điều bào chữa vậy là dốt, bởi đã là một thằng sinh viên tốt nghiệp đại học, dính líu với an ninh tình báo Việt Cộng mà “nào có hay”, thì quả là đầu không có óc, là ngu hơn bò! Thực ra chẳng có ai lại ngu đến thế mà đó chính là bản tính của một kẻ cơ hội, lá mặt lá trái, phản trắc mà thôi. Mới hôm nào viết vậy, nhưng hôm nay, khi Nhất, Đào bị bắt, Chênh có tật giật mình, lại nhanh nhảu mang chuyện cha có công đi tù ở chế độ cũ ra khoe để chạy tội. Đã nói “có thiết gì” rồi còn mang cha bị tù ra khoe làm gì nữa? Làm vậy có khác gì chửi chính cha mình? Chưa hết, Chênh còn hèn hạ khi mang đứa con gái út ra làm bia đỡ đạn cho mình.
***
Cuối bài viết, Chênh có nhắc đến một nhân vật rất đặc biệt là Phạm Xuân Nguyên:
Hôm qua nghe Nguyễn Trọng Tạo nói về danh sách lên đến 20 người, thì bao nhiêu chút sợ hãi còn vương vất lại trong chúng tôi đều bay đi sạch. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, từ Hà Nội bay vào với tâm trạng phơi phới rủ chúng tôi đi nhậu. Nghe nói anh cũng có tên trong danh sách nầy”.
Cách đây ít ngày, Nguyễn Hữu Sơn hiện là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn Học, có gọi cho tôi:
- Phạm Xuân Nguyên nói ông Nguyễn Văn Lưu (Cựu Giám đốc NXB Văn Học) là tên chỉ điểm.
Tôi nói:
- Nó phản động mà cũng dám nói ông Lưu thế à?
- Phạm Xuân Nguyên mà cũng phản động cơ á?
- Nó có tên trong danh sách 72 đứa đòi đổi Hiến Pháp, thay chế độ, … không là phản động thì là cái gì? Ngày xưa nó là lính của ông phải không?
- Ờ, bây giờ là trưởng phòng thì cũng dưới quyền.
- Không, tôi muốn hỏi có thời nó làm lính trực tiếp cơ.
- Thì đúng như thế.
Giới văn chương nói chung, kể cả những người bạn rất thân của tôi, có cái chán là họ thường chú ý đến cái hay, cái dở chứ rất ít chú ý đến chuyện đúng sai, phải trái. Mà xét cho tận cùng thì thực ra cũng chỉ là một mà thôi. Bởi có tác phẩm nào hay mà lại sai, tác phẩm nào tốt mà lại phản động? Có điều phân biệt đúng sai, tốt xấu của tác phẩm văn chương lại không dễ. Còn chuyện Phạm Xuân Nguyên bảo ông Lưu là “chỉ điểm” xem chừng oan cho ông Lưu mà Nguyên nên bảo chính là tôi đây thì đúng hơn. Vì chính tôi chứ không phải ai khác đã “chỉ điểm” cho bạn đọc thấy nhiều nhất những cái sai về tri thức và đạo lý, từ những ông tai to mặt lớn lừng danh như Trần Độ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm đến những “chấy thức rận sĩ” như Huệ Chi, Tương Lai. Chính tôi đây cũng chỉ ra bản chất giang hồ chính trị của đám Chu Hảo, Quang A khi họ gọi công an thi hành nhiệm vụ là “địch”, chỉ ra tính côn đồ và lưu manh tri thức của TMH; v.v… và chỉ ra sự phản động của chính Phạm Xuân Nguyên.
Vậy phản động là gì? Phản động là đi ngược lại mọi người, nghĩ và làm ngược với những chuẩn mực đạo lý và tri thức. Thế thôi!
Tôi phải chứng minh một chút về Nguyên nếu không sẽ bị cho là vu cáo.
Về cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Phạm Xuân Nguyên cho: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này …  những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Tôi đã viết: “Điều tối thiểu người cầm bút ai cũng biết “Văn chương phải tải đạo”, một cán bộ nghiên cứu ở Viện Văn học như Phạm Xuân Nguyên lại đi đồng nhất cái thiện với cái ác thì nghiên cứu cái gì?!”. Phạm Xuân Nguyên cũng cho biết Nỗi buồn chiến tranh  đã giúp cho người ngoài hiểu sai về con người và đất nước chúng ta như sau: “Gần đây nhất,… Dennis Mansker… khi đọc Nỗi buồn chiến tranh. … ông  choáng váng và xúc động. Ông viết: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến…”. Tôi đã viết: “Sau chiến tranh, có thể có những chấn thương thần kinh về bệnh học, còn chấn thương tinh thần mang tính ý thức hệ để rồi tuyệt diệt niềm vui sống, như Bảo Ninh viết, chỉ là vô cùng hãn hữu. Bản thân cựu lính chiến Bảo Ninh cũng còn rất khôn ngoan, chẳng có “tê liệt” cái quái gì hết, không hiểu vì cái gì mà ông viết để cho người ngoài hiểu đồng đội của mình “tê liệt hết nhân tính” như một lũ súc vật vậy?!”. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên: “Đánh giá cao nhất Nỗi buồn chiến tranh ở Mỹ có lẽ là ý kiến của Leif A. Torkelsen (Columbus, OH United States) khi ông cho đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX. Torkelsen viết: "… đây là một tác phẩm ngoại hạng… Cuốn sách tràn đầy những suy tư thấu suốt về Việt Nam cũng như về tâm hồn con người…”. Tôi đã viết: “Cái chuyện tôn vinh một tác phẩm giúp cho người ngoài hiểu sai về dân tộc mình và viết không cần đúng sai để biện hộ cho đối phương, buộc tôi phải đặt câu hỏi: Người ta làm vậy phải chăng vì ngóng đợi một cái gì đó ngoài văn chương? Phạm Xuân Nguyên cho Nỗi buồn chiến tranh “được giải thưởng là một thắng lợi của tư duy đổi mới trong văn học”. Có điều cái gọi là “đổi mới” mà hai vị đã nói thực ra chỉ là một sự lộn ngược lại tất cả một cách cực đoan”. Mà thực chất theo tôi: “Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh và một số người tung hô, đã lẻn được ra ngoài bằng ngõ tắt, đem đến thị trường tinh thần thế giới còn trắng đen lẫn lộn những hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của cuộc “đổi chác” chứ không phải “đổi mới” văn chương, đã đổi những thứ vô giá thiêng liêng như niềm tự hào dân tộc, sự chính nghĩa, cái thiện… lấy những cái có giá cụ thể hơn”.
Vậy mà…, lần đầu biết Phạm Xuân Nguyên được làm Chủ tịch Hội Nhà văn Thủ đô Hà Nội, tôi muốn té ngửa. Không lẽ ông Bí thư Thủ đô, bộ não của cả nước, Phạm Quang Nghị cũng lại “rân trủ” đến thế? Nhưng rồi chép miệng, lại là hậu quả của lỗi hệ thống thôi. Hiện người ta dễ nhận ra tham nhũng, lãng phí là hậu quả của lỗi hệ thống. Nhưng theo tôi tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh  thuộc lĩnh vực tư tưởng, tri thức, cũng là hậu quả của lỗi hệ thống. Chính vậy mới có chuyện có những kẻ dốt ác được vinh danh. Như Trần Mạnh Hảo từng được tùm lum giải thưởng của Hội Nhà văn chẳng hạn. Mà khổ nỗi, lỗi hệ thống lớn nhất chính là trình độ về mọi mặt còn thấp của nước ta! 
***
Để kết bài viết, Chênh viết:
Rượu vào rồi thì chuyện tới trời cũng xem như chuyện đùa bỡn. Những bạn bè ngồi trong bàn mà không có tên trong danh sách tự dưng thấy thiệt thòi. Nhưng các bạn ấy cũng không ganh tị và tự nguyện phân công nhau lo thăm nuôi những người được xem là có tên. Nguyện vọng thăm nuôi của nhà văn Nguyễn Quang Lập là một cái laptop, nếu có ba gờ nữa thì càng tốt để anh tiếp tục viết blog và liên lạc với thế giới bên ngoài. Nhà thơ kiêm họa sĩ Đỗ Trung Quân thì cần giá vẽ với màu xịn để vẽ và một chút ánh trăng qua cửa sổ...để làm thơ. Còn nguyện vọng của tôi: Cứ gởi đều đặn viagra vào. Các bạn hỏi: Để làm gì trong đó? Tôi nói: Buồn quá để đục vô tường chơi cho vui. he he.
 Đỗ Trung Quân nổi tiếng với bài hát cải biên "Cùng nhau đi Bình Hưng Hòa" mà mỗi lần y hát lên, thiên hạ cười phọt cả rượu ra ngoài. Nay y nghêu ngao: Cùng nhau ta đi nhập kho... Lại cười đến sặc gạch!
Mai kia, bọn phản động mà lại có danh sách 30 hoặc 40 người tung ra thì chắc vui hơn nữa. he he.
HNC
”.
Theo tôi, chỉ việc thằng Dái Lệch ngông nghênh diễu cợt, xuyên tạc việc thực thi pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước của cơ quan công quyền cũng đã thừa tiêu chuẩn “nhập kho” rồi!
TPHCM

27-6-2013