ĐÔNG LA
THÁI BÁ TÂN BẤT TÀI, NGU DỐT
VÀ PHẢN ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Tôi
đã viết nhiều bài cả khen lẫn chê về những tên tuổi hàng đầu của nền văn chương
Việt Nam, từng coi Nguyên Ngọc không ra gì, phê phán cả Nguyễn Khoa Điềm, một
nhà thơ kiêm cựu UVBCT, nên trong con mắt tôi không có “Nhà thơ Thái Bá Tân”, chỉ
biết sơ sơ là một dịch giả, mà dịch giả thuộc loại tài năng ít tài nhất trong
lĩnh vực sáng tác. Nhưng mấy năm gần đây
Thái Bá Tân lại trổ tài sáng tác loại thơ 5 chữ xỏ xiên và diễu cợt chế độ trở thành
một nhân vật vừa nổi tiếng vừa tai tiếng. Có lẽ Thái Bá Tân đã bắt chước kiểu thơ của ông
Xuân Sách. Trước Thái Bá Tân rất lâu Xuân Sách cũng làm thơ “Chân dung văn học”
nhưng không “chửi” chế độ mà phần nhiều chửi những người thành danh trong lĩnh
vực văn chương. “Chân dung văn học” làm Xuân Sách nổi tiếng đến mức người ta
không còn biết đến thơ chính thống của Xuân Sách nữa. Loại thơ đó thành công vì
Xuân Sách đã “gãi đúng chỗ ngứa” của thói đố kỵ, ganh ghét trong giới văn
chương, những kẻ bất tài cay cú trước sự thành danh của những người có tài, mà
những kẻ bất tài thì luôn rất nhiều. Con người dù tốt đến mấy ai cũng có những
điểm xấu nên Xuân Sách chỉ xoáy vào mấy điểm xấu để “vẽ” chân dung người ta thì
tôi thấy Xuân Sách cũng chỉ thuộc loại người nhỏ nhen, xấu xí. Noi theo Xuân
Sách nhưng Thái Bá Tân không vẽ chân dung con người mà vẽ “chân dung xã hội”.
Thái Bá Tân cũng lợi dụng những chuyện chưa tốt của xã hội để “gãi đúng chỗ ngứa”
dư luận đểu bằng những bài thơ nôm na, xỏ xiên, diễu cợt, phản bác tất cả những
giá trị thuộc về xã hội hiện tại. Những cái xấu, cái kém đúng là còn rất nhiều ở
xã hội VN, có điều những xã hội phát triển nhất cũng có. Những người có trí, có
tâm sẽ viết phản biện với tinh thần xây dựng, chính tôi đây cũng đã viết nhiều,
thậm chí còn viết đơn kiện giúp dân oan, chứ không ai lại đi viết kiểu như Thái
Bá Tân. Thái Bá Tân trở thành một người nổi tiếng, có tài nhưng là tài năng kích
động dư luận bầy đàn chứ không phải tài năng văn chương đích thực; đã làm ra được
những tác phẩm phản giá trị chứ không phải có giá trị. Vậy làm thơ như thế nào
thì là người có tài, thơ như thế nào là thơ có giá trị, là thơ hay?
Tôi
đã viết rất nhiều để chỉ ra thế nào là thơ hay, thế nào là một thi sĩ có tài.
Như trong cuốn “Biên độ của trí tưởng tượng” có bài “Hành trình thơ ca” rất
dài; tôi cũng đã bình thơ của hai người điển hình ở hai thế hệ là Chế Lan Viên
và Nguyễn Quang Thiều; tôi đã viết về chủ
nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hậu hiện đại; tranh luận về đổi mới thơ ca khi phê
bình quan điểm làm thơ của Trần Dần, Lê Đạt; v.v… Nên tôi thấy trả lời được câu
hỏi “Thế nào là thơ hay” cả Hội Nhà Văn VN và không ai trên thế giới có thể trả
lời được. Vì quan niệm về sự sáng tạo văn học nghệ thuật đúng là loạn xà ngầu,
trong đó ở nước ta có chuyện cho loại thơ bố láo, mất dạy, phản thẩm mỹ, phản đạo
lý và phản nhân tính là thơ “hay”. Dù vậy nếu dựa vào những điều cơ bản, dựa vào
bản năng thẩm mỹ của loài người thì Nhà Phê bình Lý luận Đông La hoàn toàn có
thể trả lời được “thế nào là thơ hay?”
***
Với
thơ hiện đại, niêm luật, vần điệu không còn là quan trọng. Cũng như hội hoạ hiện
đại vẽ giống thật không là quan trọng. Mà trước hết nhà thơ phải có sự sáng tạo.
Trong ngôn ngữ phê bình người ta hay nói nhà thơ sáng tạo là phải có “tứ thơ”.
Ý là cái chung của mọi người, còn tứ là cách thể hiện riêng của nhà sáng tác
cái ý chung ấy. Khi ấy ý thơ sẽ có tứ, bài thơ sẽ có cấu tứ. Khi ấy thi sĩ
thường viết ra được những câu thơ rất độc đáo, là ngôn ngữ riêng, là cách viết
duy nhất mà nhà thơ viết ra. Thực tế có rất nhiều người mang danh Hội viên Hội
Nhà Văn VN, nhưng với cả đời làm thơ cũng rất khó chọn ra được một vài câu như
thế.
Ví dụ
để tả tình, tả cảnh Thúc sinh từ biệt Thúy Kiều Nguyễn Du đã viết hai câu thơ bằng
“cách của Nguyễn Du”, đã trở thành bất hủ mà gần như người VN ai có đi học đều
biết:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Chế
Lan Viên làm bài thơ “Con cò”, không phải tả con cò thực mà là con cò trong lời
ru cô con gái của ông ngủ, chỉ có tài năng của một thi sĩ mới khiến ông viết ra
hai câu thơ thơ mộng như thế này:
Con đi ngủ
thì cò cũng ngủ
Cánh của cò
hai đứa đắp chung đôi
Còn tôi, trước mắt Chế Lan Viên tôi chỉ là một dứa trẻ, tại
sao lần đầu đọc những bài thơ đầu tay của tôi với tư cách trong ban giám khảo một
cuộc thi ông lại tự quyết trao giải thưởng cho tôi, sau đó còn đến báo Văn nghệ
TPHCM gởi gắm, còn tự đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM? Đơn giản
là vì tôi phải có tài làm thơ thật.
Hôm
nay với sự thách thức của “thầy Phúc Anh” tôi sẽ chứng minh tiếp tôi có tài như
thế nào và Thái Bá Tân bất tài như thế nào? Cũng là dịp hiếm để tôi tâm sự về
những điều tinh tế, cao sâu của chuyện sáng tác thơ ca giữa cái thời thực dụng
nhố nhăng này.
***
Như
viết ở trên nhà thơ có tài là phải viết ra được những câu thơ độc đáo, những
câu của riêng mình. Tôi đã viết được rất nhiều như vậy nhưng với tinh thần “trọng chứng
hơn trọng cung” tôi chỉ kể ra những câu thơ, bài thơ được những nhân vật
có danh tiếng khen mà thôi.
Trước
nhất là hai câu thơ mà tôi đã nhiều lần “khoe” khi viết ở Leningrat 1990 đã được
rất nhiều người thích:
Anh xa em gần
nửa vòng Trái Đất
Nỗi nhớ cũng
cong theo dáng Địa Cầu
Nhớ
nhau là chuyện của muôn thuở, nhưng viết “nỗi nhớ cong” thì chỉ có tôi viết như
thế mà thôi.
Tương
tự như vậy tôi viết về nỗi cô đơn:
Anh
như con thuyền lênh đênh sóng nước
Nghiêng
bên nào cũng chạm phải cô đơn
Hôm ấy
đang chở Nhà văn Nguyễn Bản, một người viết truyện ngắn rất nổi tiếng, rất hay,
nghe tôi đọc, ông hỏi: “Thơ ai mà hay thế?”/ “Thơ em đấy”.
Còn
Nhà thơ Hải Như, tác giả lời bài hát “Thành
phố hoa phượng đỏ” gọi điện cho tôi nói “Nếu tôi có quyền sẽ cho chùm thơ của anh giải nhất” chính là điều ông
nói về chùm thơ trong đó có bài “Cánh đồng
quê” của tôi. Nhà thơ Lê Huy Mậu, tác giả lời bài hát “Khúc hát sông quê” mà Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc, cũng rất thích bài
đó, còn làm hẳn một bài thơ tặng tôi nữa. Ông TS Dung, giờ làm Trưởng khoa Sử ở
ĐHXH&NV TPHCM khi đọc xong chùm thơ đó trước mặt tôi nói: “Đọc thơ anh rồi em không còn đọc được của ai
nữa!”.
Cánh
đồng quê là một đề tài quá quen thuộc nhưng tôi đã viết hoàn toàn khác như thế
này:
“Đất như bị lột da vẫn không kịp cho những vụ
chiêm mùa
Những vụ mùa xếp hàng chờ nhau đến lượt
Không ủ ấm được bao cuộc đời bao số phận
mong manh
Khi những đám mây như bị phơi khô trong mùa
hạn hán
Mặt đất cũng bị nghiêng khi mùa nước lụt tràn đê”;
Rồi:
“Sao là “Cánh”, sao là “đồng”, sao lại “Chùa Mô”,
“Đằng Miều”, “Con Cóc”?
Những cái tên lạ lùng đã khắc dấu hồn ta
Nhớ vệt bùn hôm nao em làm ta lấm áo
Em đã đền nụ cười sáng cả chiều quê
Bộ ngực trinh nguyên đã rung lên
dưới lớp áo mờ”.
Nhưng ngôn ngữ độc đáo chỉ là một phần thể hiện tài năng
của thi sĩ mà quan trọng hơn, quan trọng nhất nhà sáng tác phải làm ra được những
tác phẩm có tư tưởng lớn, những ý tứ cao sâu. Về điều này, tôi cũng làm thơ với
tinh thần phản biện nhưng không nôm na, mách qué, xỏ xiên như Thái Bá Tân mà dùng
ngôn ngữ nghệ thuật, giàu hình ảnh để có thể
biểu đạt, biểu cảm những tâm tư trước những thực trạng chưa tốt của xã hội,
của đời sống con người. Với những độc giả hiểu biết và nhạy cảm chứ không phải
loại “đàn gảy tai trâu” đọc thơ họ sẽ mở ra cả những chân trời liên tưởng.
Chỉ
là cái chuyện chở con đi học nhưng tôi đã viết một bài thơ làm cho các giáo
viên dạy cùng trường với bà xã tôi rất thích, trong đó có đoạn như thế này:
“Không chỉ văn chương, không chỉ khoa học
Nghề của cha là nghề đưa các con đi học
Cha chở các con mà như chở thời thơ ấu của mình…
Ngày ngày cha chở các con trên những con đường Sài Gòn
như những dòng sông luôn dâng lên vô tận
Chi chít người xe
Chi chít số phận
Tất cả bị bó chặt bởi những giới hạn
Nhưng các con có biết không?
Chúng ta đang đi trong giới hạn không phải của lề đường
mà giới hạn của những suy nghĩ
Chúng không thể mở ra bằng xẻng cuốc mà chỉ bằng những
con chữ”.
Nguyễn
Quang Thiều khoảng 1998 còn làm long toong, biên tập viên ở Báo Văn nghệ, còn
thân tôi lắm, sau khi đăng cho tôi bài thơ “Những
nhịp cầu” gọi cho tôi nói: “Ông Thỉnh
bảo thơ Đông La hay quá, kỳ này bảo Đông La tham gia cuộc thi thơ đi”. Bài
thơ tôi nói về công lao vĩ đại, cao nhất của người nông dân là làm ra cái ăn,
cái mặc cho cả loài người nhưng họ lại được trả công thấp nhất, luôn ở tầng thấp
nhất của xã hội:
NHỮNG NHỊP CẦU
Cong cong như
lưng ong
Cong cong như
lưng tôm
Như mẹ tôi
Như ông nội
tôi
Như Tổ Tiên
tôi
Những nhịp cầu
Trên bao cánh
đồng quê
Không phải bằng
sắt thép bê tông
Những nhịp cầu
xương thịt
Không phải để
dòng sông chảy qua
Mà máu chảy
Không phải để
xe cộ đi qua
Mà lịch sử đi
qua
Trên đó có bước
đi của văn minh
Có bước đi của
vinh quang
Cuộc sống đã
vươn tới những tầm cao nhất
Luôn ở tầng thấp
nhất những nhịp cầu.
Lại Nguyễn Quang Thiều, sau khi đăng bài thơ ngắn “Những cái xác” của tôi gọi: “Đến bài này của ông thì hay hơn Chế Lan Viên
rồi!”. Tôi thầm nghĩ “Mẹ kiếp! Yêu
cái thằng Thiều này quá đi!” Không phải vì Thiều khen tôi hay hơn Chế Lan
Viên vì với Chế Lan Viên tôi luôn coi ông không chỉ là thầy mà còn là cha và tôi
hiểu Thiều không nói theo nghĩa đen. “Chế Lan Viên” được Thiều dùng như là một
tính từ để so sánh cho tiện khi ông bạn “bốc” lên. Tôi thấy “yêu” Thiều quá chính
là vì bài thơ tôi viết quá ngắn, quá khái quát, quá kín đáo vậy mà Thiều vẫn hiểu
và cảm được. Bạn bè tri kỷ tâm giao chính là như vậy. Bài thơ chỉ có 4 câu như
thế này:
NHỮNG CÁI XÁC
Những
cánh hoa sặc sỡ
Nằm
sõng soài trên thảm cỏ biếc
Con
ba tuổi ngây thơ
Say
sưa cóp nhặt.
Giờ thấy bài thơ giống y như thơ Haiku của Nhật dù rằng khi
viết vào năm 1988 tôi chưa để ý thơ Haiku là cái gì. Hôm ấy hai vợ chồng dẫn thằng
con đi chơi ở sân chùa Vĩnh Nghiêm thấy nó cứ nhặt những cánh hoa rơi gom lại.
Tôi thấy hình ảnh đó gợi ra một tứ thơ rất hay, có thể biểu đạt những điều lớn
lao mang tầm nhân loại. Chỉ mất mấy giây tôi đã làm xong ở trong đầu. Nhưng chỉ
tài năng cỡ Nguyễn Quang Thiều mới có thể cảm được kiểu viết cô đọng này còn loại
như Thái Bá Tân thể hiện tài trí qua chuyện dịch thơ Haiku trong bài tôi đã
đăng thì sẽ chỉ là “đàn gảy tai trâu” mà thôi!
Còn
rất nhiều nữa kể hết sẽ thành một cuốn sách mất. Vậy tôi có tài thế sao không nổi
tiếng? Người ta biết tôi cãi nhau là chủ yếu chứ có mấy người biết tôi làm thơ?
Đó chính là lỗi của cả lĩnh vực văn chương, cái lỗi sinh ra một nghịch lý có thật,
người có tài thì không nổi tiếng, người nổi tiếng lại là kẻ bất tài! Đó cũng là
lỗi của cả giới truyền thông và chính là lỗi hệ thống của cả xã hội VN. Tôi cũng có lỗi là viết mà không biết lách, có
tài mà không biết diễn. Phải như Trần Mạnh Hảo khoe gặp từ Võ Văn Kiệt đến Nguyễn
Văn Linh, phải như Nguyễn Duy thân thiết như người nhà với Võ Văn Kiệt. Còn tôi,
ai cần tôi thì cần chứ cóc cần ai. Tôi từng gặp ông Nguyễn Minh Triết tại nhà
riêng trước khi làm chủ tịch nước, ông đã giới thiệu tôi về báo Thanh niên khi
nó còn là “tuần tin”, nhưng đó chỉ là lần duy nhất. Một lần được mời đi họp lý
luận phê bình, chủ toạ đoàn đang ngoẹo cổ nghe Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu,
tôi đã bỏ về đi đón cô Hoà từ Bắc vào, vì với tôi cô Hoà quan trọng hơn ông
Trương Tấn Sang. Tóm lại tôi đã có rất nhiều cơ hội làm quen để dựa vào những
ông to tiến thân nhưng tôi không một lần làm thế. Hiện tại xã hội VN có nhiều
người do tài “diễn” mà thành danh, thành đạt ghê ghớm nhưng lại rỗng tuếch, thậm
chí có quan điểm, nhận thức rất sai trái. Như tôi đã viết về “GS Viện sĩ” Phan
Huy Lê, GS Nguyễn Minh Thuyết; “Nhà Sử học” Dương Trung Quốc và hai nhà thơ mà
tôi rất biết kể trên là Nguyễn Duy và Trần Mạnh Hảo; và v.v…
***
Còn Thái Bá
Tân, thần tượng của “thầy Phúc Anh”?
Bài thơ đầu
tiên tôi chú ý là bài ông này làm về chuyện biểu tình chống TQ, trong đó có những
câu huỵch toẹt công kích “Đảng”, cho “Nhà nước” hèn:
“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?"
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?"
Tôi
đã viết trong quá khứ nước ta không thể tay trắng giành độc lập mà buộc phải nhờ
vả thiên hạ, mà sự giúp đỡ của “anh cả”, “anh hai” (LX và TQ) đều quan trọng cả.
Nhưng không vì thế mà các nhà lãnh đạo VN ở các thời kỳ “hèn” như Thái Bá Tân
viết láo lếu như trên.
Trung
Quốc, sau Hiệp định Paris 1973, muốn duy trì nguyên trạng ở Ðông Dương. Sau khi
đi thăm Trung Quốc về, thượng nghị sĩ Mỹ K.Mansfield báo cáo trước Quốc hội Mỹ:
"Trung Quốc tán thành để hai nước Việt Nam tiếp tục tồn tại.
Nhưng
cuối cùng, chúng ta vẫn vượt qua sự toan tính vụ lợi ích kỷ đó và đã giành chiến
thắng, đất nước đã hòa bình, độc lập, thống nhất!
Nhìn
lại cuộc chiến Biên giới 1979, nguyên nhân chính cũng là vì nước ta đã không
“hèn”. Chúng ta đã thẳng thừng từ chối vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc,
chúng ta đã đuổi việc Hoa kiều nào không nhập quốc tịch Việt; đóng cửa các báo
và cơ sở giáo dục tiếng Hoa… đã gây ra một làn sóng Hoa kiều hồi hương khiến cho
Bắc Kinh nổi giận. Từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỷ đô la, nhiều hơn
bất kỳ quốc gia nào khác trong suốt hơn hai mươi năm, họ đã cho chúng ta là kẻ
"vô ơn"! Họ đã cắt Viện trợ, xúi Khmer Đỏ xâm lược VN và cuối cùng
xua quân trực tiếp tấn công VN!
Còn
những cuộc biểu tình chống TQ xâm lấn biển đảo mà Thái Bá Tân viết thực tế đã
trở thành quá khích, kéo dài đến mấy tháng trời, đã gây rối trật tự công cộng, ảnh
hưởng đến sản xuất. Trong đó, đã có những chứng cớ cho thấy có sự kích động của
thế lực thù địch, mượn cớ biểu tình chống TQ chống luôn thể chế VN, gây bạo loạn,
ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Vì thế chính quyền mới vận động, thuyết phục
giải tán biểu tình. Người trí thức thứ thiệt phải hiểu và cần phải chỉ ra cho
cái dư luận bầy đàn hiểu, có đâu như bọn Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo ,
Quang A, Xuân Nguyên, v.v… và Thái Bá Tân lại đi theo đuôi bọn phản động, lợi dụng
chút danh tiếng mà chế độ ban cho, kích động thêm bọn dân ngu cu đen làm loạn!
Tôi đã viết chỉ cần biểu tình mà làm TQ sợ thì tôi sẽ vận động, không chỉ cả
nhà mà cả họ nhà tôi, cả con mèo nữa cũng sẽ tham gia biểu tình. Tiếc là những
cuộc biểu tình quá khích không chỉ gây mất trật tự công cộng mà còn làm khó cho
công việc hóa giải mâu thuẫn như ông cựu PTT Vũ Khoan nói: “Lãnh đạo mà có được
người dân nhiệt tình yêu nước thì còn gì hơn! Chỉ có điều cách thể hiện lòng
yêu nước sao cho có lợi nhất cho đất nước. Những người thể hiện lòng yêu nước
cao đẹp nhất là các chiến sỹ ở hải đảo không quản ngại gian nan, giữ vững chủ
quyền. Tôi vô cùng khâm phục họ, nhất là các chiến sỹ ở những điểm DK nhỏ xíu
giữa biển khơi mênh mông, sóng bão bịt bùng mà vẫn kiên định. Tôi cứ trộm nghĩ
phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tất cả những người đó cũng xứng đáng!”
Còn
Thái Bá Tân tất cả những năm tháng chiến tranh toàn núp váy đàn bà, bây giờ già
rồi bày đặt anh hùng, thùng rỗng kêu to, nhố nhăng quấy rối trên đường phố, nếu
còn chút sĩ diện thì nên câm mồm đi là hơn!
Đặc
biệt Thái Bá Tân rất mất dạy, rất láo, rất ngu xuẩn, rất phản động khi viết một
bài thơ chửi ĐT Võ Nguyên Giáp trong đó có đoạn như thế này:
Tôi không yêu, không ghét
Ông tướng cộng sản này.
Kính trọng cũng không nốt,
Vì ba điều sau đây.
Một, thua xa Trần Độ,
Đến trăm tuổi, mà rồi
Vẫn nghĩ cộng sản tốt,
Không hối hận, theo tôi,
Đó là sự mù quáng,
Là giáo điều nặng nề.
Riêng việc ấy cho thấy
Đầu óc có vấn đề.
Hai, người ta nhẫn nhục
Để phục quốc cứu người.
Ông thì hèn, chịu nhục
Để được sống hết đời.
Ông tướng cộng sản này.
Kính trọng cũng không nốt,
Vì ba điều sau đây.
Một, thua xa Trần Độ,
Đến trăm tuổi, mà rồi
Vẫn nghĩ cộng sản tốt,
Không hối hận, theo tôi,
Đó là sự mù quáng,
Là giáo điều nặng nề.
Riêng việc ấy cho thấy
Đầu óc có vấn đề.
Hai, người ta nhẫn nhục
Để phục quốc cứu người.
Ông thì hèn, chịu nhục
Để được sống hết đời.
Chỉ
riêng bài này Thái Bá Tân đã đủ tiêu chuẩn đi tù rồi. Tiếc là pháp luật nước ta
chưa được nghiêm minh mức đó. Bị chửi nhiều quá Thái Bá Tân đã gỡ bài này cũng
chứng tỏ là một thằng hèn. Còn tôi đã viết ra cái gì là sẽ chiến đấu bảo vệ đến
cùng ý của mình, chỉ khi nào có người chỉ ra đúng cái sai của mình tôi mới sửa.
Thái
Bá Tân cực kỳ hỗn láo, ngu xuẩn và phản động khi cho Võ Nguyên Giáp “thua xa Trần Độ” vì “vẫn nghĩ cộng sản tốt” bởi ông “mù quáng”, “giáo điều nặng nề”.
Về
hai vị tướng này, tôi cũng đã một lần so sánh:
“… có những vị từng là thuộc cấp của bác (Võ Nguyên
Giáp), từng lập những chiến công khi hoàn thành những nhiệm vụ trọng yếu trong
hai cuộc kháng chiến, chỉ vì thất sủng đã lộn ngược tất cả, như Tướng Trần Độ
chẳng hạn. Trần Độ khi đương chức đã coi Chủ nghĩa Mác – Lê nin như mặt trời
chân lý sáng soi, nhưng khi mất chức lại coi như cái bánh vẽ khổng lồ! Khi Trần
Độ mất, bác Đại tướng vẫn gởi vòng hoa viếng, thể hiện lòng nhân từ, nghĩa tử
là nghĩa tận, nhưng về chính kiến, rõ ràng bác không công bố bất cứ một chữ nào
ủng hộ sự thay đổi quan điểm của Trần Độ”.
Thái
Bá Tân chỉ là một thằng học ngoại ngữ mà ngoại ngữ chỉ là công cụ để hiểu tri
thức chứ không phải tri thức, Thái Bá Tân đã ngu không hiểu điều đó nên đã rất
mất dạy và phản động khi viết về “cộng sản”
như trên. Nếu là một người sống ở miền Nam theo VNCH thì viết như trên là hoàn
toàn bình thường. Triết học cũng như tất cả các tri thức khác, hiểu đúng, vận dụng
đúng để có thành quả là chuyện rất khó, phải có trải nghiệm và có khi phải trả
giá rất đắt. Vì ấu trĩ chúng ta từng có “cộng sản” kiểu Cải cách ruộng đất, “cộng
sản” kiểu đánh kinh tế cá thể, v.v… Trên thế giới cũng có “cộng sản” kiểu
Liên-xô, “cộng sản” kiểu Trung Quốc, “cộng sản” kiểu Triều Tiên và tệ hại nhất
là “cộng sản” kiểu Khơ me Đỏ Pôn Pốt! Riêng Việt Nam, dù chúng ta có những sai
lầm do ấu trĩ nhưng tổng thể nhờ Chủ nghĩa Cộng sản từ một nước nô lệ, bị xoá
tên trên bản đồ thế giới, năm 1945 2 triệu người chết đói, chúng ta đã giành lại
nền độc lập, hoà bình, thống nhất đất nước. Dù hiện tại còn nhiều yếu kém và tệ
nạn nhưng so với quá khứ nô lệ, tối tăm, đau khổ thì nước ta vẫn đúng là thiên
đường. Chỉ có người hoàn toàn vô học, mất trí mới không thấy, còn loại như Thái
Bá Tân không phải không thấy mà cố tình tự đâm mù mắt mình để không thấy vì đủ
thứ hoang tưởng và danh hão, hoàn toàn mất nhân tính. Thái Bá Tân đã không còn chút
xấu hổ khi mình là kẻ “ăn cháo đái bát”
bởi đã trắng trợn tự thú: “tôi còn ăn lộc
của chế độ vì được ăn học tử tế”! Nếu mày chê Bác Giáp hèn vì vẫn tin theo
cộng sản, mày có bản lĩnh thì hãy trả hết lương bổng về rừng mà lập căn cứ chống
cộng sản đi chứ!
Vì chỉ được học ngoại ngữ, Thái Bá Tân quá đần độn nên
không thể hiểu được bản chất sâu xa nhất của Chủ nghĩa Cộng sản như ghi trong
“Tuyên ngôn” là chống lại sự bóc lột và sử dụng sự bóc lột đó để nô dịch người
khác. Vì trong lịch sử, triết học, ý thức hệ luôn bị phía chính trị đối kháng
xuyên tạc để công kích nên không không bao giờ được hiểu đúng. Như nước Mỹ luôn
chống Cộng sản nhưng họ lại đưa ra Chủ nghĩa Cộng hoà, bình đẳng, đưa ra Tuyên
ngôn giải phóng nô lệ, tức cũng theo tinh thần Cộng sản. Hôm bên Mỹ, trong một
bữa tiệc, một ông từng là sĩ quan Nguỵ nói với tôi với thái độ phê phán: “Chính
Mỹ mới là Chủ nghĩa Xã hội vì chính sách đóng thuế quá cao cho phúc lợi xã hội
tạo ra lớp người lãn công, ỷ lại vào chính sách trợ giúp của nhà nước”.
Vì vậy chỉ có ngu, muốn hãnh tiến, Thái Bá Tân mới láo lếu
chửi Bác Giáp vẫn còn “mù quáng” tin theo “cộng sản” như thế.
Thái Bá Tân viết tiếp về Bác Giáp:
Hai, người ta nhẫn nhục
Để phục quốc cứu người.
Ông thì hèn, chịu nhục
Để được sống hết đời.
Để phục quốc cứu người.
Ông thì hèn, chịu nhục
Để được sống hết đời.
Khi
Bác Giáp mất tôi đã viết bài: BÁC ĐẠI TƯỚNG, MỘT CON NGƯỜI VĨ ĐẠI, MỘT THÁNH NHÂN
.
Tôi
vốn không mê tín và thần phục bất cứ ai do tuyên truyền một chiều mà luôn khách
quan, muốn tỏ thái độ như thế nào là phải xuất phát từ thực tế. Nên đã viết:
“Mọi chuyện đồn thổi xung quanh tướng Giáp vì nhà nước
không công bố, bản thân bác cũng không có ý kiến, chứng tỏ sự bỏ qua như vậy giống
như sự phá chấp của nhà Phật vì sự nghiệp chung là cần thiết. Chỉ những bọn xấu
vốn nhìn mọi chuyện xấu theo nhãn quan của mình đã xiên xẹo, thêm thắt, phóng đại
lên. Trước kia thì truyền khẩu, ngồi lê đôi mách, nay có internet thì tung lên
mạng. Những người, những tổ chức đài, báo sống bằng nghề chống phá VN đã vớ bẫm,
hít hà tung hô. Vì vậy về chuyện thâm cung bí sử quanh bác Đại tướng, tôi nghĩ
có lẽ đã có một nhóm muốn dựa vào uy tín của bác thực hiện tham vọng, bác là
người vốn luôn tôn trọng tổ chức đã không nghe theo nên vụ việc đã bị ngăn chặn,
một số người đã bị kỷ luật, chính họ đã làm liên lụy và làm vấy bẩn thanh danh
của bác”;
“… giả sử những chuyện “thâm cung” quanh đời bác Đại
tướng mà bọn mất dạy kể là có thật đi chăng nữa thì qua đó cũng thấy nhân cách
của bác thật vĩ đại, một vị tướng từng chiến thắng bao quân thù, nhưng với đồng
chí, đồng bào, ông lại thật khoan dung, độ lượng. Đó là một thái độ điềm đạm
nhưng rất kiên quyết bác bỏ sự bịa đặt, không vì địa vị cá nhân mà tất cả chỉ
vì dân vì nước; dù là một công thần uy tín hàng đầu trong nhân dân, nhưng bác
luôn đề cao tinh thần đoàn kết và tôn trọng tổ chức. Qua đó ta thấy bác không
chỉ là một nhân vật vĩ đại mà còn có cốt cách của một thánh nhân. Đó chính là
thái độ được hòa quyện bởi một nhà văn hóa và một thiền sư. Chứ bác hoàn toàn
khác những người lớp đàn em, đàn cháu thuộc cấp, mất tí quyền lợi, tí danh tiếng,
đã vội trở cờ, lật lọng, lộ nguyên hình bản tính xôi thịt, tầm thường của mình.
Vì thế danh tiếng của bác sẽ mãi mãi ngời sáng. Theowikipedia,
Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ viết:“Tài thao lược của tướng Giáp
về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị
và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với
sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã
phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo
dạy sử”. Suốt cuộc đời mình, ông đã thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ. William
Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)!”
Vì vậy
viết như trên Thái Bá Tân cũng lại rất hỗn xược, rất láo.
***
Về
tài thơ của Thái Bá Tân thì Thái Bá Tân thuộc loại bất tài vì ngoài sự sai trái
do ngu dốt thằng này cũng chỉ làm ra được thứ ngôn ngữ thơ không phải ngôn ngữ
nghệ thuật, ngôn ngữ giầu hình ảnh như tôi viết ở trên mà là thứ văn vần, nôm
na, một loại thơ “con cóc”. Nếu không hại gì để chọc cười thiên hạ giúp vui thì
cũng được nhưng dốt nát mà muốn làm loạn và bố láo với cả Bác ĐT Võ Nguyên Giáp
thì rất đáng bị thiên hạ chửi. Có bài vì muốn chê bai quê hương đất nước mình
Thái Bá Tân đã quỳ gối tung hô cha con ông PARK CHUNG HEE đã đưa Hàn Quốc:
“Là cường quốc thế giới
Về dân chủ, tự do
Về phát triển kinh tế,
Và xuất khẩu ô-tô…”
Về dân chủ, tự do
Về phát triển kinh tế,
Và xuất khẩu ô-tô…”
*
…………………………….
…………………………….
Nửa thế kỷ sau đó
Con ông, Park Geun-hye,
Trở thành nữ tổng thống
Nước Hàn Quốc thần kỳ.
Con ông, Park Geun-hye,
Trở thành nữ tổng thống
Nước Hàn Quốc thần kỳ.
Nhờ gương cha quyết liệt,
Đất nước bà phồn vinh.
Quan và dân đồng thuận,
Sống có nghĩa, có tình.
Đất nước bà phồn vinh.
Quan và dân đồng thuận,
Sống có nghĩa, có tình.
Ta mà làm được thế
Thì quả thật rất hay.
Nhưng tiếc là không được.
Vì sao? Vì thế này:”
Thì quả thật rất hay.
Nhưng tiếc là không được.
Vì sao? Vì thế này:”
Nhưng
rồi thực tế nữ thần tượng của Thái Bá Tân đã bị phế truất vào ngày 10 tháng 3 năm 2017 và bị bắt giam tại Uiwang
theo lệnh của các công tố viên vào ngày 31 tháng 3 năm 2017. Như vậy chính Thái
Bá Tân đã tự vả vào cái mồm xu nịnh láo lếu của mình.
Có điều buồn cười ở chỗ cũng như tất cả bọn trở
cờ, chiêu hồi như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Phạm Đình Trọng, v.v… không chống
phá đất nước triệt để, chỉ cần viết một chút sự thật tốt đẹp về đất nước là sẽ bị
bọn chống phá chửi te tua. Có kẻ đã dùng chính “võ” của Thái Bá Tân làm thơ chửi
như thế này:
“Bá Tân ơi Bá Tân
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào”
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào”
***
Thái
Bá Tân là một người như vậy mà “thầy Phúc Anh” viết như thế này: “Về nhân vật Tân Thái Bá, em gọi người đó là
thầy vì kiến thức và lòng từ của người đó”.
Vì
thế Phạm Đình Tân Tân đã chia sẻ rất nhiều thơ của Thái Bá Tân. Thật e ngại với
chuẩn mực “kiến thức” và “lòng từ” như thế thì “thầy Phúc Anh” sẽ
hướng đạo cho các “con”, “quân của cô
Hoà”, những người mà tôi rất biết, có những người rất thân thiết, đi về đâu?
“Cao tay” ở chỗ khi tôi đăng mấy bài “đánh vỗ
mặt” nhưng Phạm Đình Tân Tân, tức “thầy Phúc Anh”, vẫn vào “like” để chứng tỏ cho
các “con” mê mụ biết mình là “bề trên”, không chấp, vị tha. Tôi biết đó chỉ là
động tác giả vì đã tranh luận nhiều tôi thấy không có ai mà nhận ra cái sai để
thay đổi quan điểm của mình cả, có chăng chỉ có tôi mà thôi. Vì để nhận ra cái
sai người ta không chỉ không cố chấp mà còn phải thông thái. Như khi nhà nước
in cuốn “Bóng tối của ánh sáng” của tôi người ta phải xét duyệt gắt gao, một lần
ra Hà Nội, người duyệt sau cùng, một tiến sĩ triết học từng đoạt giải cuộc thi
toán miền Bắc, nói: “Tôi có thể tự tin
nói tôi là một vài người đọc hiểu hết cuốn sách của anh”. Tuy khen vậy
nhưng vẫn góp ý: “Anh viết thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý là chưa chính xác, thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý mới
đúng!” Tôi giật mình nghĩ “Chết mẹ,
viết như mình giết người, cướp của là chân lý, đĩ điếm là chân lý…” Tôi phải
cảm ơn người này và đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất sau mấy chục năm
viết lách có một người góp ý đúng và tôi đã buộc phải nghe theo.
Cũng
như Phạm Đình Tân Tân, có ông Phùng Truyền tôi đã chỉ cho là không biết một
chút gì về vật lý nhưng lại luôn tham vọng chuyện dời non lấp biển, đã phản ứng
dữ nhưng cũng không giận và cũng vẫn vào “like”, thỉnh thoảng còn chia sẻ bài
của tôi nữa.
Tôi
muốn nói chân tình với cả Phạm Đình Tân Tân và Phùng Truyền là tao không cần
chúng mày “like”, cái tao muốn là chúng mày hiểu và thay đổi để đừng làm việc xấu,
gây nguy hiểm đến người khác, đừng tốn công làm những việc vô ích. Chỉ vậy
thôi!
TPHCM
21-10-2017
ĐÔNG LA