ĐÔNG LA
VỀ THÁI BÁ TÂN- THẦN TƯỢNG
CỦA “THẦY PHÚC ANH”
Vừa rồi tôi có đến chỗ cô Vũ Thị
Hoà chơi có được “chiêm ngưỡng” thấp thoáng một nhân vật mà “quân cô Hoà” gọi
là “thầy Phúc Anh” và đều cung kính xưng “con”. Cô Hoà cũng nói riêng với tôi
“Phúc Anh nó tốt lắm, có tâm lắm, cô đã khai mở cho nó, nó cũng có một phần khả
năng như cô, nó phụ giúp cho cô”. Với tôi thì quá hiểu khả năng đặc biệt của
con người về tâm linh là có thật, tôi cũng tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi
người. Có điều mọi người cần phải hiểu rằng những người có khả năng đặc biệt về
“đường âm” không có nghĩa là họ cũng có tri thức, nhận thức và hiểu biết đúng về
“đường dương”. Nhân vật “thầy Phúc Anh” có trang facebook là Phạm Đình Tân Tân
tôi chỉ liếc qua là biết “thầy” như thế nào nhưng chưa đáng để tôi chấp. Lần đến
chơi với cô Hoà vừa rồi buồn là tôi lại có chút xung khắc với cô ấy, ở lại cũng
khó ngủ tôi tính bỏ về luôn, cô chặn lại, tôi nói: “Tạm biệt cô, em chỉ hợp với
chiến tranh, giờ hoà bình rồi, cô vinh quang rồi, em là người thừa ở đây nên em
phải về thôi, nhường hêt cho mấy ông bà ở đây theo cô thành thánh, thành Phật”.
Cô bảo: “Không có tạm biệt, anh đi là vĩnh biệt luôn. Anh phải ở lại”. Cô chỉ
căn phòng dành cho “thầy Phúc Anh” nói: “Anh nghỉ tại đây”. Tôi bảo: “Chỗ này
là chỗ của thần thánh sao em dám ở?” Cô bảo: “Đây là nhà của em. Em bảo anh ngủ
ở đây”. Vậy là tôi ở chổ của “thầy Phúc Anh”. Tôi nghĩ nếu có gặp “thầy” tôi sẽ
nói: “Chúng mày làm gì thì làm đừng có đẩy bà Hoà vào tù!” Nhưng tôi đợi cả đêm
“thầy” không về chỗ của mình nên chưa nói được. Còn tại sao tôi nói vậy thì khi
về nhà ở SG yên tĩnh tôi sẽ viết. Còn hôm nay tôi chỉ đăng một bài về ông Thái
Bá Tân, một thần tượng của “thầy Phúc Anh” để các “con” của “thầy” phần nào hiểu
được tài đức của “thầy”.
14-7-2017
(ĐÔNG LA đang ở làng ĐÔNG LA)
Thái Bá Tân dịch sai phá
hỏng tuyệt phẩm haiku Nhật Bản?
(Người Việt) - Cách dịch sai hoặc chuyển ngữ thô vụng của Thái Bá Tân khiến
rất nhiều bài thơ của Basho, Chiyo… trong ấn phẩm dày 600 trang bị phá hỏng.
"Thơ
Haiku Nhật Bản" là tập thơ dày 600 trang do nhà sách Đông Tây liên kết xuất
bản với NXB Lao động, vừa phát hành tháng 11/2013. Dịch giả là nhà thơ Thái Bá
Tân.
Với số lượng
hàng nghìn bài Haiku của nhiều tác giả nổi tiếng như: Matsuo Basho, Yosa Buson,
Kobayashi, Issa... có thể nói, đây là tuyển tập thơ Nhật Bản có khối lượng đồ sộ,
dày dặn nhất từ trước đến nay.
Thế nhưng,
ngay khi tập thơ đến tay Nhật Chiêu, một nhà văn/nhà nghiên cứu gạo cội, ông đã
lập tức chỉ ra những "lỗi sai dày đặc" trong tác phẩm này, những lỗi
mà ông cho rằng dịch giả Thái Bá Tân đã không hiểu về ngữ nghĩa, ẩn ý trong tác
phẩm; thậm chí làm thay đổi, lệch lạc, hoặc ngược ý hoàn toàn so với với nguyên
gốc.
Sau
đây là một vài ví dụ điển hình:
Ở phần nhắc
đến nữ tác giả Chiyo-Ni, một nữ thi sĩ Nhật Bản nổi tiếng về thơ Haiku, thời kỳ
Edo, sách của Thái Bá Tân in sai tên bà thành Chivo-Ni. Chưa hết, dịch giả còn
chuyển sai hoàn toàn một bài thơ nổi tiếng của bà:
Từ rạng
sáng,
Tôi cầm chiếc
xô như cầm con tin,
Xin nước
Nguyên tác
bài thơ tiếng Nhật là:
Asagao
Asagao m
Tsurube
torare-te
Morai mizu
Trong bản
nguyên gốc tiếng Nhật lẫn tiếng Anh đều cho thấy: từ "Asagao" hay
"morning glory" là một tên một loài hoa. Nhưng Thái Bá Tân chuyển
thành "từ rạng sáng".
Đây là một
cách dịch chữ sang chữ làm sai lệch hoàn toàn nghĩa tác phẩm, theo kiểu tách rời
danh từ morning glory thành "morning" là "buổi sáng", còn
"glory" là "rạng ".
Thực ra, một
vài trong số các nghĩa của từ glory là vẻ huy hoàng, rực rỡ, lộng lẫy... chứ
không hẳn là "rạng" - một từ đi kèm trạng từ về thời gian như trong
tiếng Việt.
Trước đây,
nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng chuyển ngữ bài thơ này:
Hoa
triêu nhan
Hoa triêu
nhan
dây gầu
vương hoa bên giếng
đành xin nước
nhà bên
Cách dịch của
Nhật Chiêu chuyển được ý tứ trong bài thơ thể hiện tâm trạng của Chiyo khi rung
động trước cái đẹp. Một buổi sáng, nhà thơ Chiyo định thả gầu xuống giếng lấy
nước thì thấy đóa hoa triêu nhan vương bên dây gầu.
Nuối tiếc,
trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của đóa hoa ban mai, bà đành sang xin
nước nhà bên. Với một ý tứ như thế thì việc dùng từ "chiếc xô",
"con tin" của Thái Bá Tân không chỉ thô vụng mà còn cho thấy ông
không hiểu ý nghĩa của bài thơ này.
Trong một
bài thơ khác của Basho, một thi sĩ và cũng là một thiền sư lỗi lạc thời kỳ Edo,
Thái Bá Tân dịch:
Im lặng mênh
mông
Càng im lặng
bởi tiếng dế
Tắt dần phía
đền Núi Đá
Nguyên tác
tiếng Nhật
Semi
no Koe
Shizukasa ya
Iwa ni
shimi-iru
Semi no koe
Thực ra nhà
thơ Basho nói về tiếng ve. Bản dịch của nhà thơ Thái Bá Tân không chỉ sai về
tên loài ("ve" bị nhầm thành "dế") mà còn ngược nghĩa khi
dùng chữ "tắt dần". Vốn là âm thanh của tiếng ve xé không gian, xuyên
thấu vào núi đá.
Nhật Chiêu từng
dịch bài thơ này:
Tịch liêu
Thấu xuyên
núi đá
Tiếng ve kêu
Trong một
bài thơ khác của Basho được dịch giả Thái Bá Tân dịch như sau:
Cỏ ba lá và
trăng
Ngủ chung
nhà
Cùng gái điếm
Nguyên tác
tiếng Nhật:
Hagi
to Tsuki
Hitotsu-ya
ni
Yujo ino
netari
Hagi to
tsuki
Bài thơ này
từng được nhà nghiên cứu Nhật Chiêu chuyển ngữ:
Quán bên đường
Các du nữ ngủ
Trăng và
đinh hương
Việc dùng chữ
"gái điếm" phá hỏng nét thanh thoát trong bài thơ đầy tính nhân văn của
Basho.
Bên cạnh các
lỗi dịch sai, rất nhiều bài thơ trong cuốn sách là thứ tiếng Việt trúc trắc, tối
nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc, như:
Con quạ
Ngồi trên
cành cây khô
Chiều thu
Nhật Chiêu từng
dịch:
Trên cành
khô
quạ đậu
Chiều thu
Hầu như
không ai nói một con chim lại "ngồi" trên cây như cách dịch của Thái
Bá Tân.
Còn rất nhiều
lỗi sai từ hoặc sai ý khác dẫn đến việc nhiều bài thơ trở nên vô nghĩa trong
tuyển tập "Thơ Haiku Nhật Bản". Có lẽ do dịch giả Thái Bá Tân đã
không tra cứu một cách nghiêm cẩn trong khi dịch, không tham khảo những người dịch
trước (có một số dịch giả đã từng dịch thơ Haiku của Basho, Chiyo, Issa... có
tiếng như Nhật Chiêu, Vĩnh Sính).
Tuy nhiên,
trao đổi với phóng viên, dịch giả Thái Bá Tân cho biết, các bài trong cuốn “Thơ
Haiku Nhật Bản” được ông dịch từ sách tiếng Nga và một số cuốn tiếng Anh. Ông
đã biết tới bài báo chê mình dịch sai.
Thái Bá Tân
bày tỏ quan điểm một cách ngắn gọn: "Tôi dịch từ nhiều cuốn sách khác
nhau, vậy người ta đối chiếu với bản nào để nói tôi sai? Người chê tìm ra một
vài từ, bới móc như thế để đánh giá, kết luận thì có được coi là hành động tử tế?"
T.M
(Tổng hợp
VNN/VNE)