Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI QUÁ THÔNG MINH?

ĐÔNG LA
NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI QUÁ THÔNG MINH?

Bài tôi viết “đánh” Dương Trung Quốc “nhìn lại lịch sử” đăng trên Báo Văn nghệ TPHCM, chưa đi lấy báo biếu, chưa lĩnh nhuận bút, không biết báo có đăng hết những ý tâm đắc của tôi không, vậy mà có khá nhiều người đọc thích thú, đã gọi điện cho tôi, trong đó có cả người đã thành “danh nhân” đúng như tôi đã nói với một bạn trẻ là “fan của chú không chỉ có cỡ TSBS Lương Chính Thành mà còn có cả những danh nhân nữa”.
THÔNG BÁO BÁN SÁCH


Từ cơ sở cả thực tế lẫn khoa học, cuốn sách muốn đưa ra kết luận là: “Không cần mổ xẻ, không cần hoá trị và xạ trị, không cần tiền, chi cần ý chí và sự hiểu biết những điều tôi chia sẻ trong cuốn sách này, đã có những người chiến thắng được bệnh ung thư trong đó có chính bản thân tôi”.
            Nếu ai đã quen mua bán trên mạng, xin vào đường dẫn đến cuốn sách của tôi đang được bầy bán trên kệ sách của Amazon: https://www.amazon.com/dp/B077HRRSRK/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1510882740&sr=8-1&keywords=ASIN%3A+B077HRRSRKCòn ai không đọc được tiếng Anh có nhu cầu xin gởi tiền vào tài khoản:
*Chủ tài khoản: NGUYỄN VĂN HÙNG
*Số tài khoản: 6380 2050 47180
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Bình Thạnh.
*Giá sách: 70.000 đ/cuốn.
Gởi xong, xin quý vị báo tin và báo lại địa chỉ nhận sách. Tôi sẽ gởi tận tay gởi sách tới quý vị qua đường bưu điện.
Xin cám ơn rất nhiều!
18-11-2017
ĐÔNG LA

Sự thật đúng như vậy, người mới gọi điện cho tôi là Nhà Văn Vũ Hạnh, ông đã 91 tuổi, viết văn từ những năm 60, có tác phẩm “Bút máu” rất nổi tiếng, đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007. Khi Nhà nước xuất bản cho tôi cuốn “Bóng tối của ánh sáng” ông đã đi hỏi địa chỉ rồi đến tận nhà tôi mua 5 cuốn. Một lần ông gọi điện bảo bạn ông là Kịch tác gia Dương Linh muốn được gặp và chiêu đãi tôi. Hôm đó tôi nhớ sai Phan Xích Long thành Nơ Trang Long nên thật cảm động khi đến quán thấy hai ông già: một 90 tuổi, một 85 tuổi đang ngồi đợi để được gặp và chiêu đãi tôi đã cả tiếng đồng hồ!

         Một người như Vũ Hạnh rất thích tôi viết về cái sai của Dương Trung Quốc vậy mà tôi thấy trên facebook ông bạn Nhà báo Trần Miêu, cũng là một quân của cô Hoà, nghe Dương Trung Quốc nói trên diễn đàn Quốc hội đã cảm động “Cảm ơn anh Dương Trung Quốc”! Tôi rất quý và biết chắc chắn Trần Miêu là người tốt nhưng sao lại tin vào những lời mị dân để rồi đi hâm mộ loại người như Dương Trung Quốc? Chuyện này giống y như “thầy Phúc Anh” của Trần Miêu đi hâm mộ Thái Bá Tân vậy. Cả ông Đại tá Đào Văn Sử nữa. Có lần chính cô Hoà gọi điện cho tôi bảo ông Đào Văn Sử cứ khen mấy ông sếp của ông ấy trong khi họ đang tìm cách hại cô Hoà, cô đã bảo: “Anh Sử ơi, cái tâm của anh tiền mua được đấy!”/ “Ơ, Ơ, sao cô lại nói thế?”
Thì ra người ta yêu ghét một ai đó đúng hay sai không phụ thuộc vào chuyện người ta tốt hay xấu mà chính là do khả năng nhận thức của mỗi người.
         Còn tôi hôm Lương Chí Thành vào chơi vì bia bọt ồn ào quá có thể Thành không nghe rõ, tôi bảo người thông minh quá cũng có cái khổ vì thông minh người ta  sẽ thấy cái sai của người khác, lại không vô cảm nên phải nói ra, mà đã nói ra tất phải làm mất lòng người ta.  Còn tôi không hiểu sao tôi lại có thể thấy những cái sai không chỉ trong những lĩnh vực bình thường mà ở cả lĩnh vực rất cao siêu như vật lý lý thuyết chẳng hạn. Tất nhiên không phải là chuyện tôi chỉ ra những cái sai của các nhà “bác học móc cua” phê phán Thuyết Tương đối của Einstein mà chính là chuyện tôi đã nhận thấy những chuyên gia rất nổi tiếng cũng đã có chỗ hiểu sai về chính chuyên môn của họ.
Xin kể ra ba trường hợp.
         Thứ nhất, hôm Lê Trung Tuấn mời tôi ra dự buổi ra mắt cuốn sách của Tuấn, một ông giáo sư nói Giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức, từng là Viện trưởng Viện Vật lý, cho biết, khoa học đã chứng minh là có trường vong. Trường vong chính là chiều không gian mà các nhà ngoại cảm đã giao tiếp được với linh hồn người đã chết. Khoa học ở đây chính là “Lý thuyết Dây”, một lý thuyết đang ở tuyến đầu và được kỳ vọng nhất trong việc giải quyết cái mâu thuẫn lớn nhất của vật lý hiện đại giữa Thuyết Tương đối rộng và Cơ học lượng tử khi thống nhất tất cả các lực cơ bản của tự nhiên. Thực ra không có “trường vong” nào như ý của GS Đào Vọng Đức cả mà chỉ có các chiều không gian phụ ngoài ba chiều không gian và một chiều thời gian quen thuộc. Lý thuyết dây khi coi tận cùng vật chất là dây chứ không phải là điểm để giải quyết mâu thuẫn của vật lý nhưng chính điều đó lại sinh ra những hệ quả vô lý, và để có lý người ta phải coi không gian không chỉ có 3 chiều mà còn có cả những chiều phụ. Những chiều này không phải là “trường vong” mà là trường thực, người ta không nhìn thấy vì chúng quá nhỏ như không nhìn thấy điện tử chứ không phải vì nó “vong”, chúng cuộn lại ở kích thước còn nhỏ hơn các hạt cơ bản rất nhiều. Vì vậy không gian của người âm không thể nhỏ tí ti như vậy và cũng không thể có chuyện các nhà ngoại cảm lại có thể giao tiếp được trong cái không gian tí ti đó. Nhưng tôi đang là khách, còn được Lê Trung Tuấn trân trọng mời điều hành cuộc thảo luận về cuốn sách, làm sao tôi có thể nói ra chuyện đó?
Thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, người được cho là một Nhà Vật lý Thiên văn nổi tiếng thế giới, ông Thuận cũng sai khi viết về thí nghiệm về quả lắc của Léon Foucault.
Foucault đã sử dụng một dây thép dài 68 m để treo một quả cầu sắt nặng 31 kg từ mái vòm của nhà thờ Panthéon và tác dụng một lực ban đầu, cho nó lắc. Ông đã cho gắn một kim nhọn vào quả cầu để cho nó vẽ trên cát ẩm ở mặt đất phía dưới. Kết quả tại đường vĩ độ đi qua thành phố Paris ở Bắc Bán Cầu đường chuyển động của con lắc đã thực hiện một vòng quay quanh trục của chính nó thuận chiều kim đồng hồ cứ sau 30 giờ. Nếu ở Nam Bán Cầu nó sẽ quay theo chiều ngược lại.
Trịnh Xuân Thuận viết: “Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay”. Điều này là nhận thức của Trịnh Xuân Thuận chứ không phải của Foucault vì nó ngược với kết quả thí nghiệm kể trên. Khi trái đất quay đã làm con lắc không chỉ chuyển động theo Trái đất mà còn tạo một lực “văng” (khoa học gọi là Hiệu ứng Coriolis) làm mặt phẳng chuyển động của con lắc quay quanh trục của chính nó. Như vậy, trái đất quay làm con lắc chuyển động khác hướng chứ không “cùng một hướng” như ý GS Trịnh Xuân Thuận hiểu sai.
Với khi hậu Trái đất Hiệu ứng Coriolis đã định hướng gió và định hình các cơn bão:

Thứ ba là Phạm Xuân Yêm, người được giới thiệu là “Nhà vật lý danh tiếng người Việt tại Pháp”, từng là “Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa Học (ngành Vật Lý lý thuyết). Nhưng rồi tôi đã té ngửa khi thấy ông ta viết “không có khối lượng ‘tương đối tính’ m(v) thay đổi với vận tốc v của mỗi hệ quy chiếu” bởi vì  viết vậy ông ta đã phủ nhận Thuyết Tương đối hẹp. Einstein đã chỉ ra trong Thuyết Tương đối hẹp rằng không chỉ khối lượng mà cả không gian, thời gian đều biến đổi theo chuyển động. Tất cả những điều kỳ lạ này đã được kiểm chứng vì thế người ta mới cho Einstein là vĩ đại!
         ***
         Nhưng tại sao tôi lại có thể biết những điều rất khó hiểu như vậy? Bạn bè cùng học chủ yếu sử dụng tri thức học được kiếm sống, có chí hơn thì học thêm bằng cấp để thăng quan tiến chức, chẳng có ai đi tìm hiểu đủ thứ như tôi, nếu có thì cũng không thể hiểu được như vậy.
         Vì vậy khi lần đầu cô Hoà đến nhà tôi, cũng là lần đầu tôi phỏng vấn, tôi đã hỏi cô “tôi là ai?” và “tại sao tôi có những khả năng đó”. Cô trả lời tôi nghe không chính xác cứ tưởng là “Tại vì Đại Tư chí Bồ Tát đã khai mở cho anh”, sau tra lại là “Đại Thế Chí Bồ Tát” mới đúng. Người ta hay thấy cái hình Phật Tổ ở giữa, hai bên có hai vị Bồ Tát, một bên là Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay quán chiếu thế gian cứu nhân độ thế, còn một bên chính là Đại Thế Chí Bồ Tát, một vị thiên về trí tuệ.
         Nghe cô nói vậy tôi cũng khoái cái lỗ tai nhưng bạn đọc nên hiểu là với cái đầu của tôi thì không phải cái gì cô Hoà nói tôi cũng nghe. Tôi rất biết cô hay thử mọi người. Có lần tôi nói với cô: “Cô nhiều võ lắm”!
         Gần đây có một chuyện đáng chú ý, một độc giả là Diệu Minh đã vào facebook của tôi góp ý liên tục, tuy không nói rõ tên nhưng tôi biết là góp ý về cô Hoà, đoạn dưới đây viết không dấu tôi phải ngắt câu để hiểu như thế này:
“ … dạo này anh đang bức súc chuyện của ai đó là thế nào vậy/ anh nghĩ người đời ai cũng thật như anh sao/ tôi chỉ là người bình thường mà còn nhìn thấy các tinh xảo của người đời mà/ anh hãy cố gắng quan sát kỹ một chút là thấy ngay chò tinh xảo của họ mà nắng lòng nhớ lại những sự việc mà anh nói là chứng kiến/ suy ngẫm lại từng chi tiết/ nhưng tui nghĩ anh không thể nhớ nổi vì cách họ tinh xảo hơn người đời tưởng nhiều/ vậy anh cứ theo con đường của anh mà đi/ họ chỉ là mượn tạm cây bút và mượn danh của anh thôi/ chứ phât hiện tại thời nay cũng theo thời hiện tại/ anh có nghĩ chuyện anh nói về c s mà có người tẩy chay anh không/ suy từ đó mà ra ha”
Tôi phải trả lời để Diệu Minh hiểu và để “quân của cô Hoà” hiểu.
Tôi khẳng định lại là những gì tôi đã viết về cô Hoà là sự thật với rất nhiều nhân chứng, vật chứng và với tri thức của tôi, kể cả việc chính tôi cũng là nhân chứng. Nên không có chuyện cô Hoà dùng trò tinh xảo lừa được tôi.  Chuyện này liên quan đến nhiều người và nhiều cơ quan mang tính pháp lý, tôi không thể nói bừa, vì nói sai sẽ bị người ta kiện. Thứ hai cũng hoàn toàn không có chuyện cô Hoà lợi dụng “cây bút” của tôi. Vì ban đầu tôi thấy Thu Uyên nói sai, tôi chưa gặp cô Hoà, tôi đã chủ động viết hoàn toàn khách quan chỉ để bảo vệ một người bị oan sai. Sau đó gặp cô Hoà hiểu chuyện và hiểu thêm về cô ấy, tôi thấy không chỉ là Thu Uyên mà có cả một thế lực rất lớn muốn hại cô ấy nên tôi đã chủ động viết rất nhiều, góp ý đường đi nước bước cho cô ấy tự bảo vệ được mình. Những điều tự cô không biết nên không thể có chuyện lợi dụng. Tôi làm mọi chuyện hoàn toàn vô tư, không phải để làm quen, để nhờ vả hay để lợi dụng cô ấy. Tôi tính giúp xong thì thôi không gặp cô ấy nữa vì tôi luôn phải nghĩ, phải viết đủ thứ, không có thời gian mà theo cô ấy như nhiều người. Nhưng rồi nhà tôi có chuyện này chuyện kia, cô Hoà cũng chủ động giúp, thành ra thân thiết, thành tình nghĩa sâu nặng. Và cũng chính vì thế mà tôi rất thương và lo cho cô ấy.  Nhưng tôi không phải loại thần phục, mê tín cô ấy, như con chó bên cô ấy, ai động chạm đến cô ấy là “gâu” lên. Khổ cái là cũng lại tại cái chuyện do tôi “thông minh quá”, tôi biết chính cô ấy về đời thường cũng có những cái cô hiểu sai, vì thế tôi và cô mới có chuyện cãi nhau. Cãi nhau vì lo cho cô ấy, muốn cho cô ấy và những người theo cô ấy bình yên chứ không phải vì chuyện lợi dụng nhau không được.  Nếu vì thế mà cô ấy giận tôi thì cũng kệ cô ấy. Tôi chỉ buồn và luôn băn khoăn là tại sao cô ấy có những khả năng mà cả lịch sử loài người chưa thấy có sách vở nào ghi chép mà cô ấy lại sai những chuyện vớ vẩn? Tôi cũng ngạc nhiên về nhân vật “thầy Phúc Anh” mà cô tin tưởng. Thấy người ta nói Phúc Anh đúng là có những khả năng đặc biệt. Nhưng lạ là Phúc Anh là Phạm Đình Tân Tân lại tự thể hiện mình trên facebook rất tầm thường và lầm lạc.
Cái “bức xúc” của tôi chính là vì như thế chứ hoàn toàn không phải như Diệu Minh viết.
Có người theo cô Hoà vì quý trọng tôi đã liên lạc khuyên tôi nên tỉnh táo kẻo hiểu sai về cô Hoà. Điều này là thừa. Xin nhớ cho, tôi biết đến cô Hoà do Báo Lao động viết cô lừa đảo, biết cô Hoà do Thu Uyên với bao hình ảnh, nhân chứng, vật chứng, cả Viện Pháp Y QĐ, v.v… nói cô “trục lợi trên xương máu liệt sĩ”. Tất cả những chuyện đó còn không thể làm tôi hiểu sai được cô Hoà thì có lẽ nào mấy câu của Diệu Minh như trên có thể làm tôi hiểu sai? Bản thân tôi không chỉ định hướng mà còn có thể xoay ngược được hướng dư luận lại cho đúng thì làm sao tôi có thể dễ tin điều sai để mà hiểu sai? 
            20-11-2017

ĐÔNG LA