Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

VỀ VỤ “NHÀ KHOA HỌC” ĐOÀN HƯƠNG CHO “ĐÁM QUẦN CHÚNG KHÔNG HIỂU GÌ CỨ ÀO ÀO VÀO NÉM ĐÁ”


ĐÔNG LA
VỀ VỤ “NHÀ KHOA HỌC” ĐOÀN HƯƠNG CHO
 “ĐÁM QUẦN CHÚNG KHÔNG HIỂU GÌ
CỨ ÀO ÀO VÀO NÉM ĐÁ”

Vụ ông PGS. TS Hiền đưa ra “công trình khoa học” thay đổi chữ Việt khi bị dư luận phản đối thì “Tiến sĩ khoa học” Đoàn Hương khi được hỏi đã trả lời trên báo Lao động như sau: “Công trình của thầy Bùi Hiền là một công trình có ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt và đặc biệt là có ý tưởng mới. Đối với ý tưởng mới, trước hết chúng ta phải học cách tiếp nhận, còn muốn đánh giá thì phải có hội đồng khoa học chuyên môn… Vậy thì trước hết chúng ta phải trân trọng ý tưởng mới đó trước khi phê bình hoặc ném đá nó, nhưng đằng này cứ xông vào ném đá đã. Đây gọi là ném đá hội đồng trên mạng mà chúng ta cần phải chấn chỉnh vì nó thuộc về văn hóa”.
Chưa hết “nhà khoa học” Đoàn Hương rất láo đã mang “cái mới” của “công trình” của “thầy Hiền” so với Galilei để vơ đũa cả nắm, chửi cả dư luận:
“Quan trọng ở đây là gì, là ủng hộ cái mới. Còn xin lỗi, ngày xưa Galileo Galilei cũng bị gọi là điên rồ khi nói trái đất quay vì lúc ấy cả thế giới nghĩ rằng trái đất đứng yên. Người ta còn định đem Galilei lên dàn hỏa thiêu. Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”
Nói vậy mà khi bị dư luận chửi  lại “nhà khoa học” Đoàn Hương đã cho là “một số trang tin” “xuyên tạc” làm “ảnh hưởng đến danh dự của tôi”, nguyên văn như thế này:
“Những giờ qua, những lời nói của tôi đã bị một số trang tin giật tit thành: “Không thể để một đám quần chúng không hiểu gì vào ném đá Tiếq Việt, đó là đám chưa văn hóa”. Việc xuyên tạc này đã làm ảnh hưởng đến danh dự của tôi, cũng như gây ra phản ứng không hay trong dư luận. Trong chương trình, tôi không hề có phát ngôn nào như vậy ”.
         Ý bà như trên và ý người ta “giật tít” như trên có khác gì nhau mà bà bảo người ta xuyên tạc? Xem chừng “nhà khoa học” Đoàn Hương đã nhiễm độc chữ Việt của “thầy Hiền” nên không còn hiểu tiếng Việt do chính miệng mình nói ra nữa.
         ***  
Chúng ta phải công nhận với nhau rằng quần chúng đúng là thường dễ bị dẫn đắt, lôi kéo, theo cả hướng tốt hoặc xấu. Do công cuộc tuyên truyền của các nhà cách mạng dân ta đã từng đồng lòng đi theo làm cuộc cách mạng giành lại chủ quyền đất nước để chúng ta có được vị thế hôm nay, nhưng cũng bằng tuyên truyền kích động Hitler đã lôi kéo cả dân Đức gây ra cuộc Đại chiến thế giới, để xảy ra biết bao thảm hoạ. Ngay những ngày hôm nay cũng có nhiều người dân đã bị những kẻ xấu lôi kéo gây ra sự bất ổn xã hội, như những cuộc biểu tình chống TQ, chống Formosa, v.v… hoặc có những trang web của những kẻ chuyên lợi dụng những chuyện còn yếu kém của xã hội kích động đã lôi kéo được rất nhiều người vào đọc. Chính tôi đã không ít lần gọi những người như thế là bọn “dân ngu cu đen” vì họ đã bị dắt mũi làm những việc xấu, tự hại mình và hại đất nước mà không biết. Vì vậy mà xã hội luôn cần những người có trí cao tâm sáng định hướng dư luận. Khổng Tử cũng từng nói: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống" (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển - Luận ngữ, XII, 18).
Nhưng vụ đổi mới chữ viết của ông Hiền không phải như vậy. Chữ viết là vấn đề phổ thông ai biết đọc biết viết cũng hiểu những cái sai quá rõ ràng của ông Hiền. Những người “ném đá” không chỉ là đám “vô học” mà có cả những người là bậc thầy của bà “Tiến sĩ khoa học” Đoàn Hương. Vậy mà bà lại mang “khoa học” ra không chỉ bênh vực mà còn lớn tiếng khinh miệt mọi người. Vậy có lẽ chúng ta phải coi lại cái định nghĩa đích thực về khái niệm khoa học cao quý, cao siêu để xem cái “khoa học” của bà Đoàn Hương là loại khoa học gì?
Chúng ta cũng cần phải biết trình độ khoa học của đất nước chúng ta còn kém, chúng ta chưa có một sản phẩm của công nghệ cao nổi danh thế giới, chưa có tỷ phú đô-la kinh tế tri thức, v.v… Vậy mà có thực trạng trên truyền thông chúng ta thấy tràn ngập  danh xưng những “nhà khoa học” nói về các “công trình khoa học”. Vậy có không chuyện lạm danh khoa học? Có không chuyện nhân danh nghiên cứu khoa học để rồi nhà nước tốn biết bao công của tổ chức đào tạo, tổ chức các cơ quan nghiên cứu để rồi kết quả chỉ là những công trình không chỉ vô bổ mà còn nhố nhăng, tai hại? Xã hội hàng ngày nảy sinh bao vấn đề, bao hiện tượng gây bất ổn cần những cơ quan nghiên cứu, những nhà nghiên cứu lên tiếng để giải thích, định hướng dư luận, để giữ gìn sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nhưng thường là họ im lặng, tệ hại hơn trong số họ lại có những kẻ chính là những thủ phạm gây ra những bất ổn đó . 
Khoa học theo tiếng Anh là “Science” xuất phát từ tiếng Latinh là “scientia”, có nghĩa là "tri thức", là một quá trình nghiên cứu có hệ thống đưa ra những kiến thức giải thích và dự đoán, có thể kiểm chứng được, về những quy luật của vũ trụ. Trong suốt chiều dài lịch sử của sự phát triển khoa học, ba ngành Vật lý, Hoá học và Sinh học thường được coi là cơ bản nhất. Tôi thật may mắn và có thể tự hào là được học Hoá, một trong ba ngành khoa học cơ bản đó.  Còn Toán học rất quan trọng, là cơ sở tính toán của khoa học nhưng là thuần tính toán không có thí nghiệm nên được gọi là Formal science (dịch là khoa học thuần tuý, khoa học hình thức)
Còn Khoa học xã hội nghiên cứu con người và xã hội, được thành lập vào thế kỷ 19. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tương tự các khoa học tự nhiên làm công cụ để hiểu xã hội. Vì vậy tôi thấy gọi “khoa học xã hội” là gọi cho tiện chứ theo đúng bản chất của khái niệm này gọi là nghiên cứu xã hội có tính khoa học thì đúng hơn.
Ở VN dường như có một sự mặc cảm sợ mình không được khoa học cho lắm nên người ta cố gắn từ khoa học vào danh xưng của mình, vào lĩnh vực nghiên cứu của mình, dẫn đến truyền thông lạm phát từ khoa học. Như Hội Khoa học Lịch sử VN, Tiến sĩ khoa học này tiến sĩ khoa học kia v.v… 
Nhớ lại chuyện cô Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) làm luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm Mở miệng, một loại thơ mất dạy, tục tĩu và nổi loạn. Nó đã được các ông TS Văn Giá, Chu Văn Sơn, v.v… cho 10 điểm. Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, đã phê phán. “Nhà khoa học” Phạm Xuân Nguyên đã gọi ông Lưu là “phê bình chỉ điểm” và lớn tiếng dạy dỗ dư luận là cần phải đọc luận văn Nhã Thuyên trên cơ sở khoa học mới thấy giá trị của nó. Tôi đã lên tiếng gọi “nhà khoa học” Phạm Xuân Nguyên là “thằng mù chữ, thằng lưu manh” vì bênh vực Nhã Thuyên và sau đó rất nhiều người khác đã lên tiếng tiếp, cuối cùng cái luận văn đó phải bị thu hồi!
Giờ đây không biết đã mấy năm rồi lại có chuyện ông PGS.TS Bùi Hiền công bố công trình đổi mới chữ Việt cũng gây bất bình dư luận sao mà giống chuyện luận văn Nhã Thuyên đến thế.  Y như Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương cũng cho dư luận vì ngu, vì không phải là các nhà khoa học nên đã xúm vào ném đá “thầy Bùi Hiển”.
***
Có một ông “Gia Ngo” comennt trên facebook của tôi như thế này: “Đông La uyên thâm mà viết đúng như thế ko sợ bà TSKH Đoàn Hương xếp chung 1 rọ vào " Đám đông quần chúng ko hiểu biết gì " à ?” Chính vì vậy tôi mới biết đến cái chuyện bà Đoàn Hương bênh ông Hiền. Tôi rất biết Đoàn Hương thuộc diện mồm loa mép giải như bà Nguyễn Thị Minh Thái nhưng vẫn trả lời thế này: “Đến tổ sư của nó tôi còn phang cho thì sao phải sợ nó? Đám đông đúng là không thể hiểu nhiều cái nhưng với chữ viết thì ai cũng hiểu, nó nói vậy là láo“. Tôi viết vậy vì đã từng phê phán từ Cao Xuân Huy, người không phải là bậc “thầy” mà là bậc “ông” giáo của Đoàn Hương, đến Nguyên Ngọc, Lê Đạt, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Huệ Chi, Dương Thu Hương, v.v… những người mà so với họ thì Đoàn Hương chỉ là đứa con nít mà thôi!  Và Đoàn Hương dù mang danh Tiến sĩ Khoa học có cho ăn kẹo cũng không thể hiểu hết những điều tôi viết vì có người cỡ bậc thầy Đoàn Hương từng thú nhận là khi đọc tôi viết có những chỗ họ “mù tịt”! Với tôi thì chính Đoàn Hương lại thuộc về  “đám quần chúng không hiểu gì”!
Với tôi chuyện sai trái của ông Bùi Hiền quá rõ ràng không ngờ vẫn có một số “nhà khoa học” ủng hộ ông Hiền như bà Đoàn Hương. Tôi đã xem những chỗ họ cho là chưa hợp lý của tiếng Việt thì nhận thấy chính những nhà “khoa học” ngôn ngữ này lại dốt nên đã không hiểu hết ý nghĩa của những điều mà các bậc tiền bối đã phát minh ra chữ Việt đặt ra.
Cũng như PGS.TS Bùi Hiền họ cho rằng bất hợp lý khi sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Có chuyện như vậy vì các nhà phát minh chữ Việt đã tìm cách sắp đặt để có thể thể hiện hết sự phong phú của tiếng Việt. Nhất là chuyện có những âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau nên họ đã đặt ra các chữ viết khác nhau để thể hiện, như viết cái “cuốc” và tổ “quốc” chẳng hạn. Tôi cũng đã tò mò tự hỏi tại sao đã có “Ng” rồi người ta còn đặt ra “Ngh” làm gì khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i, mà phải dùng đến ba chữ ghép lại?
Tôi nhận thấy với “ng”, khi đứng trước và sau e, ê, i, sẽ tạo ra những chữ vô nghĩa: “ngeng”, “ngêng”, “nging”, còn với các nguyên âm khác như a, ô, ơ, ư thì không như: “ngang”, “ngông”, “ngượng”, “ngừng”.
Vì vậy các nhà phát minh đã dùng “ngh” khi đứng trước e, ê, i, để thể hiện sự khác nhau đó.
Một dẫn chứng như vậy cho thấy thật khó để có thể hiểu hết những điều tinh tế trong chữ Việt, có chăng phải đi hỏi những nhà phát minh ra nó, nhưng cũng không thể vì tất cả họ đều đã mất từ lâu.  Vậy mà những kẻ hậu sinh chỉ vì dốt đã muốn cắt gọt hết những điều tinh tế đó.
Như tôi đã viết ở bài trước, sự đổi mới của ông Hiền nguy hại nhất là phi lý và phản khoa học. Vì sự thay đổi của ông Hiền đã làm giảm khả năng biểu đạt chính xác, làm giảm khả năng biểu đạt phong phú của chữ Việt vốn có. Như ông cho c = ch, tr: thứ nhất điều này sẽ làm mất đi sự khác nhau về âm khi nói “ch” thẳng lưỡi, “tr” cong lưỡi; thứ hai viết thế làm sao phân biệt được chữ cha (cha, mẹ) khác với con cá tra, điều tra, tra tấn, v.v…   Cho d=đ: sao phân biệt da (da người) với cây đa; cho k=c, qu: sao phân biệt con cuốc với tổ quốc; v.v… và v.v…
Không chỉ Đoàn Hương bênh “thầy Hiền”, gần đây báo mạng cũng cho biết có ông GS Ngô Như Bình, giảng viên dạy tiếng Việt tại ĐH Harvard, Mỹ cũng: “Về cơ bản, tôi đồng ý với những đề xuất của PGS Bùi Hiền”. Ông Bình đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng cho biết nhiều nước cũng đã thay đổi chữ viết. Có điều ông Bình cần phải biết chính chữ Việt cũng đã thay đổi từ rất lâu nên mới được như hôm nay, và ngay hôm nay cũng vẫn có sự thay đổi, biết bao chữ mới đã và đang sinh ra, nhất là các chữ về khoa học công nghệ, để theo kịp sự phát triển của nền văn minh. Cái chính là phải hợp lý và xảy ra một cách tự nhiên, vì hợp lý và tự nhiên, không để ý người ta sẽ không thấy có sự thay đổi. Còn ông Bình đồng ý với sự thay đổi của ông Hiền cũng là do ông còn dốt chữ Việt. Như ông Bình nói khi trả lời zing.vn:
“Chẳng hạn, cùng một âm vị /k/ được viết ba cách khác nhau là “ký”, “cá” và “quá”. Nếu dùng con chữ để biểu thị phụ âm đầu này thì chúng ta có thể viết “ká” và “kwá”(“ký” vẫn là “ký”).
Hay như âm đệm /w/, cùng là một âm đệm nhưng khi được viết là như trong “hoa”, lúc lại được viết là như trong “huệ”. Nếu nhất luật dùng con chữ biểu thị âm đệm /w/ thì sẽ viết “hwa” và “hwệ””.
Giống như ông Hiền ông Bình đã không hiểu các nhà phát minh chữ Việt viết như trên là để hiện được sự đồng âm nhưng khác nghĩa của ngôn ngữ VN. Nếu theo ông Bình dùng “k” thay cho “c” và “qu” khi viết ông sẽ không thể phân biệt được chữ “cua” (con cua) và chữa “qua” (đi qua) khi chỉ có thể viết là “kwa”! Cũng không thể phân biệt được con cuốc với tổ quốc khi chỉ viết là kwốc. Còn theo ông viết “hoa huệ” là “hwa hwệ” thì đúng là ông đã mất gốc vì đọc “hua” khác “hoa”, không thể dùng chung “w” như ông dùng được.
4-12-2017

ĐÔNG LA