ĐÔNG LA
NHỮNG “ĐỒNG CHÍ” BẤT LƯƠNG
CỦA TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG
Như
tôi đã mấy lần viết có những cái tên mà chủ nhân của nó có điều gì đó sai rất dễ
khiến người ta nghĩ về nó lệch đi thành một nghĩa rất xấu, chúng trở thành những
cái tên “phản chủ”. Như tên Hảo thành “Bất Hảo” chẳng hạn. Còn Ngô Bảo Châu là
một cái tên rất hay vậy mà từ một tài năng xuất chúng trong ngành toán cần trí
thông minh hơn người, Ngô Bảo Châu có rất nhiều phát biểu sai trái về chính trị
xã hội và đặc biệt đã viết những câu rất láo về Bác Hồ, cộng đồng mạng đã nhanh
chóng tặng cho Ngô Bảo Châu cái danh là một “con trâu giỏi toán”.
Thời
gian qua, tướng Lê Mã Lương đã có quá nhiều lời nói và việc làm sai trái. Đọc một
bài liệt kê “những đồng chí” hôm nay của Lê Mã Lương, một người anh hùng năm
xưa, thấy toàn bọn bất lương mà thật ái ngại cho người hùng quá. Sợ rồi có ngày
người ta cũng sẽ lại gọi Lê Mã Lương khác đi như những trường hợp kể trên.
***
Liên
quan đến chuyện làm chủ biên cuốn sách về Gạc Ma, Lê Mã Lương đã nói leo theo bọn
phản động xuyên tạc về chuyện Gạc Ma, kích động chống Trung Quốc, chống lại đường
lối ngoại giao của nước ta luôn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, phát huy
những mặt tốt, dùng biện pháp tổng hợp để khắc phục chuyện xấu, tránh công
kích, đối đầu.
Với một chuyện ồn ào khác cũng liên quan đến
in ấn, đó là việc xuất bản Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, nhưng ngược với
sự căm thù “quân xâm lược Trung Quốc”, Lê Mã Lương, người hùng diệt Mỹ, Nguỵ
năm xưa, lại muốn “hoà giải, hoà hợp”, muốn xoá chữ “Nguỵ”, muốn công nhận Việt
Nam Cộng Hoà là một chính thể như một thời, những nước xâm lược VN đã coi. Vì vậy,
Lê Mã Lương đã ủng hộ những quan điểm sai trái của những người làm bộ sử.
Trước
hết cần phải hiểu, chủ chương hoà hợp dân tộc của nhà nước ta hoàn toàn là đúng
đắn, nhưng cũng cần phải hiểu, muốn hoà hợp được thì cần cả hai phía. Cần sự
tha thứ của bên thắng và đúng, và cần sự biết lỗi của bên thua và sai. Không có
chuyện lộn ngược đúng sai, lộn ngược cả lịch sử để hoà hợp.
Ông Trần
Đức Cường, Tổng chủ biên Bộ sách, cho rằng, chính quyền Việt Nam cộng hoà là một
thực thể ở miền Nam Việt Nam, tồn tại trong gần 21 năm để biện hộ cho việc bộ sử
thay cách gọi cũ “Nguỵ quân, Nguỵ quyền” bằng "quân đội Sài Gòn, chính quyền
Sài Gòn".
Nói vậy, một ông PGS sử, tổng
chủ biên sách lịch sử là hoàn toàn không hiểu về sử.
Vào
tháng 9 năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam, đến 1887 khi thành công, đã xoá tên Việt Nam, lập ra Liên bang Đông
Dương thuộc pháp. Những vị vua của VN đã bị bắt đi đầy, thể chế Việt Nam được
Pháp dựng ra, tiếp tục tồn tại, chỉ là bù nhìn. 1945, Pháp thua Nhật, rồi Nhật
thua Đồng Minh, Việt Minh giành lại được chính quyền, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc
lập, khai sinh một nước Việt Nam mới. Pháp quay lại, sau 9 năm, 1954, bị Việt
Nam đánh đại bại tại Điện Biên Phủ, Mỹ lại nhảy vào tiếp thay thế Pháp, rồi tìm
cách lập ra Việt Nam Cộng Hoà. VNCH là chế độ được Mỹ nặn ra, nên bị gọi là
“Nguỵ”, vì chữ “nguỵ” nghĩa là “giả”. Vì vậy, ông Trần Đức Cường nói VNCH là một
“thực thể” là hoàn toàn sai, nếu “thể” ở đây được coi là một “chính thể”. Mà cuối
cùng Mỹ cũng đã thua VN và bỏ rơi cái “giả thể” ấy để nó chết từ lâu.
Như vậy chữ “Nguỵ quân, Nguỵ quyền” là hoàn toàn chỉ đúng về
tính chất, có điều ta muốn hoà hợp thì có nên dùng hay không mà thôi, như giờ
quan hệ với Mỹ là quan trọng về mọi mặt, trong diễn văn chào mừng tổng thống Mỹ
đến thăm VN, chủ tịch nước ta có nên gọi họ là “quân xâm lược” hay không? Chế độ
miền Nam do Mỹ nặn ra tất không có ý nghĩa cả về pháp lý lẫn đạo lý đối với VN,
nhưng vẫn là đối tượng khách quan tồn tại trong lịch sử, vậy theo tôi, nên gọi
nó đúng theo cái tên khai sinh “VNCH” là hợp tình, hợp lý nhất. Ai không muốn
hoà hợp cứ gọi họ là “Nguỵ” cũng đúng, còn gọi “Chế độ Sài Gòn” theo bộ sách sử
là sai, vì Sài Gòn là một địa danh thực của VN, không nên gắn với một chế độ giả.
Tất nhiên những người thuộc VNCH sẽ nghĩ ngược lại.
Vậy
mà, Lê Mã Lương, TS sử học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam, cũng đã đồng ý với bộ sử gọi VNCH là “Chế độ Sài Gòn”, và còn nói: “Tôi
cho rằng, nhìn thẳng vào sự thật lịch sử là cách tốt nhất để hòa giải với quá
khứ". Nghĩa là ông ta đã nói theo những người mà ông ta từng coi là kẻ
thù, phải công nhận VNCH là một chính thể mới là “nhìn thẳng vào sự thật lịch sử”.
***
Về
những “đồng chí” của Lê Mã Lương trên trận tuyến quấy rối và chống phá nhà nước
hôm nay, loại kỳ nhông cắc ké như thằng “mắt trắng, môi mỏng” Phan Anh mà cộng
đồng mạng cho là một kẻ lợi dụng lòng tốt của cộng đồng, kêu gọi họ đóng góp
giúp đồng bào bị thiên tai để “chấm mút”, tôi không mất công phân tích làm gì,
tôi chỉ nhắc lại mấy chữ tôi đã viết về hai người mà theo danh xưng họ là giáo
sư thì là bậc thầy của ông TS Sử Lê Mã Lương. Đó là Nguyễn Khắc Mai và Nguyễn
Huệ Chi. Tôi chỉ viết vài điều về tri thức để Lê Mã Lương biết “tầm” của họ là
như thế nào.
Nguyễn
Khắc Mai từng viết: “Minh triết chính là năng lực để sống”. Như vậy, là
giám đốc một trung tâm minh triết mà Nguyễn Khắc Mai không hiểu nổi hai chữ
“minh triết”. “Năng lực” là hai chữ chỉ về phẩm chất chung của con người, không
phải là minh triết. Còn minh triết chỉ về cấp độ cao nhất của nhận thức, mà nhận
thức chỉ là một trong những phần thuộc về “năng lực”. Theo nghĩa chung nhất của
từ thì chữ “minh” là sáng suốt, chữ “triết” là hiểu biết, vậy “minh triết” là
hiểu biết một cách sáng suốt. “Sáng suốt” ở đây có nghĩa cao hơn, toàn diện hơn
cả tính “đúng đắn”, nghĩa là sự hiểu biết phải toàn diện, thấu suốt và tương hợp;
nói theo ngôn ngữ triết học là hiểu một cách biện chứng. Còn “năng lực để sống”
như ý Nguyễn Khắc Mai thì cần hiểu cụ thể hơn, với những người đi đường thẳng,
có thể là trí tuệ, tay nghề, là cần cù chịu khó, là có chí để vượt khó, để thành
đạt; ngược lại cũng không ít kẻ “năng lực sống” của chúng là khả năng luồn lách,
cũng có thể rất thành đạt, nhưng may thì không sao, còn không may rất dễ bị tù nếu
những sai phạm bị khui ra. Riêng Nguyễn Khắc Mai, tôi thấy “năng lực” là nói bậy
nhiều, chắc vì già quá người ta không chấp nên không sao. Nói Nguyễn Khắc Mai “du
côn” khi trên BBC cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “lú lẫn” là chưa đủ “đô”,
vì Nguyễn Khắc Mai còn từng viết thư yêu cầu Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính
phủ “bắt giam TBT Nguyễn Phú Trọng vì tội phản quốc”!
Với Nguyễn Phú trọng, nước ta qua bao nhiệm kỳ lãnh đạo, ai
cũng quyết tâm chống căn bệnh mãn tính của đất nước là tham nhũng nhưng nó vẫn
trơ trơ, đến thời của ông là hôm nay, căn bệnh đã trầm kha, đã đẩy đất nước đến
“cửa tử” như ông nói là “nguy cơ tồn vong”. Chính ông là nhà lãnh đạo đầu tiên
biến cuộc chiến chống tham nhũng trở thành hiện thực như đang diễn ra mà ai
cũng thấy. Vì vậy, ông xứng đáng được kính trọng, vậy mà một đảng viên lão
thành như Nguyễn Khắc Mai đã nói và viết như trên thì chỉ có thể là do mắc bệnh
tâm thần mà thôi!
***
Người
“đồng chí” thứ hai của Lê Mã Lương là Nguyễn Huệ Chi. Nếu ai đọc blog của tôi và
Báo Văn nghệ TPHCM sẽ thấy tôi viết rất nhiều về những tri thức ngớ ngẩn về vật
lý và triết học của Nguyễn Huệ Chi. Giờ có nhắc lại kỹ thì TS Sử Lê Mã Lương có
cho ăn kẹo cũng không hiểu, nên tôi chỉ viết vài dòng thôi.
Nguyễn
Huệ Chi từng lợi dụng việc ca ngợi GS Cao Xuân Huy để “đánh bóng tên tuổi” nhưng
vì dốt đã “vạch áo thầy cho thiên hạ xem lưng”.
Như Nguyễn
Huệ Chi ca ngợi ý Cao Xuân Huy cho rằng nhà triết học phải hiểu biết thế giới
như một thực thể toàn vẹn không chia tách, trong “tâm” có “vật”, trong “vật” có
“tâm”. Nếu tách “vật” ra khỏi “tâm” thì làm sao “tâm” biết được “vật”?
Tôi
đã viết, viết như vậy là ngược. Trong thực tế, và theo cả lý thuyết vật lý, muốn
nhìn thấy bất cứ vật gì phải có khoảng cách nhất định, tùy thuộc thủy tinh thể
điều tiết tiêu cự của mắt sao cho ảnh của vật hiện đúng võng mạc, tế bào thần
kinh thị giác mới nhận được và chuyển thành ý thức về hình ảnh, tức là “tâm”.
Còn Cao Xuân Huy cho chúng ta chỉ có thể “trực giác được sự tồn tại của một vật
nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái
bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta” thì tại sao trong tối cái bản thể còn
nguyên đó, sao ta vẫn không “trực giác” thấy gì? Và chắc những người bị khiếm
thị sẽ là chứng nhân sống động nhất phản bác cái quan niệm đó!
Chính
vì trí thấp, không hiểu được những tri thức khoa học phức tạp nhưng lại ảo tưởng,
tự tôn, nên Huệ Chi đã tuyên bố: “Học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng
cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính” (dérationnel) của nhận thức
khoa học”. Với tôi, nói vậy thì Huệ Chi thực là đại ngu theo nghĩa
đen chứ không phải như ý nghị Phước nói nghị Quốc một cách chữ nghĩa!
Theo
Từ điển Triết học, lý tính là cấp độ nhận thức cao hơn lý trí,
có tính sâu sắc và toàn diện hơn về sự vật và sự việc. Vậy theo Huệ Chi, phát minh của Einstein
đã rọi sáng cho thời đại “giải lý tính” thì là thời đại gì?
Rồi không
chỉ làm dáng chữ nghĩa suông, Nguyễn Huệ Chi đã rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu
tranh phát huy tương đối luận” như sau:
“Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía về sự cả
tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng lay trời
chuyển đất” … khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về lý tưởng tối
hậu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo … Nhưng kết cuộc … Cái giàu
bị tiêu diệt nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm”
Nếu
đối chiếu với thực tế, thể chế hiện tại ra đời từ năm 1945, lúc nước ta 2 triệu
người chết đói, chúng ta được như hôm nay mà Huệ Chi viết “nào ngờ cái
nghèo càng nghèo thêm”, nói cho gọn, Nguyễn Huệ Chi là một kẻ cố tình xuyên
tạc để quấy rối và chống phá!
Nói
về chuyên môn Hán Nôm của Nguyễn Huệ Chi thì Lê Mã Lương chắc có thể hiểu được.
Có ba người đã phê phán Nguyễn Huệ Chi về lĩnh vực này, đó là Nguyễn Hòa, GS
Nguyễn Đình Chú và GS Mai Quốc Liên.
Trên
báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việ Nam, Nguyễn Hòa đã dẫn đầy đủ chứng cớ và có
những lý lẽ xác đáng để chỉ ra Nguyễn Huệ Chi đã có chuyện sai trái tầy đình,
đó là chuyện đạo văn của cả Vua là Trần Nhân Tông. GS Mai Quốc Liên đã viết
bài cho Nguyễn Huệ Chi “Vu cáo chính trị mập mờ học thuật” bởi Nguyễn Huệ Chi
đã “đoạt thai, hoán cốt”, tức đã “rút ruột” luận án tiến sĩ của bà Trần Hải Yến,
là một học trò! GS Mai Quốc Liên cho biết tiếp: “Đến cụ Nguyễn Sĩ Lâm, Viện trưởng
Viện Đông Y, một nhà Hán học cự phách… cũng bị NHC cướp chữ!” Và GS Nguyễn Đình
Chú cho biết, sự thực là nhạc phụ của ông là cụ Nguyễn Đức Vân mới chính là người
có “vai trò chủ công” của công trình “Thơ văn Lý – Trần”, cũng đã bị Nguyễn Huệ
Chi cướp công.
***
Lê
Mã Lương từng không phải nổi tiếng mà là rất nổi tiếng với câu nói “Cuộc đời đẹp
nhất là ở trận tuyến đánh quân thù”, từng trở thành hình tượng trong thơ, văn
và phim ảnh.
Khi
chúng ta mất nước, nước ngoài đã mang chiến tranh đến cho chúng ta thì hành động
đánh quân thù đúng là hành động, nhưng cần nói cho chính xác hơn Lê Mã Lương từng
nói là, “hành động có ý nghĩa cao đẹp nhất”!
Nhưng
thực tế chiến tranh là tàn khốc, là máu chảy đầu rơi, là tốn người hao của, nên
những người có trọng trách đối với mỗi quốc gia có lương tri, khi đất nước đang
thanh bình mà có nguy cơ chiến tranh, đều phải tìm mọi cách để làm sao tránh được
chiến tranh mà vẫn bảo toàn được lợi ích của đất nước. Cách ứng xử của các nhà
lãnh đạo nước ta đối với Trung Quốc hôm nay là như thế. Và thế mới khó! Còn sĩ
diện hão, hung hăng, hiếu chiến trong những ngày hôm nay, lại đẩy đất nước đến
chỗ xương tan, thịt nát thì là “thằng khùng” chứ không phải là anh hùng như Lê
Mã Lương khi xưa. Không biết Lê Mã Lương có muốn làm “anh khùng” chống TQ nữa hay
không mà một đằng muốn xoá chữ “nguỵ”, ngược lại một đằng luôn kêu gọi mọi người
coi TQ là kẻ thù và cho là “Phải sòng phẳng với lịch sử để thấy nếu có bị ai đó
tìm cách che đậy thì cuối cùng sự thật vẫn luôn là sự thật”. Như vậy, Lê Mã
Lương đã cho chính sách ngoại giao của các nhà lãnh đạo nước ta với Trung Quốc
là “che đậy sự thật” mà thực tế, nếu là một người có tầm hiểu biết, không ai
nói bậy như thế.
Los
Angeles
23-7-2018
ĐÔNG LA