ĐÔNG LA
NGUYỄN CÔNG KHẾ CA NGỢI
NGUYÊN NGỌC VÀ CHU HẢO
Tôi
đọc trên một trang phản động đăng lại bài của Nguyễn Công Khế mới viết trên FB
của mình “Chuyện ra và vào Đảng” có đoạn:
“… việc kỷ luật Đảng viên Chu Hảo và việc ra Đảng của
nhà văn Nguyên Ngọc tôi lại lấy làm tiếc cho một Đảng đã từng có những đảng
viên như Nguyên Ngọc tự nguyện đi theo, nay lại bỏ Đảng.
Tiếc là vì tôi biết, Nguyên Ngọc là một người từng sống
chết cho mục tiêu lý tưởng của Đảng ông trong cuộc kháng chiến trước đây. Tôi
là một trong rất nhiều người trẻ trước đây vì đọc văn của ông mà hướng đến những
điều được cho là cao đẹp của lý tưởng yêu nước. Nhiều nhà văn ở Miền Bắc kể cho
tôi nghe, vì đọc văn và tùy bút của NN mà nhiều thanh niên thời đó tình nguyện
vào Nam.
Tôi biết ông là người sống giản dị , một người yêu nước
nồng cháy, bất vụ lợi. Một trí thức trung thực.
Ông Chu Hảo cũng vậy, từng là con của một vị “ quan
triều đình “ từ những ngày đầu cách mạng. Một trí thức uyên bác và khát khao
đóng góp cho hiện tình đất nước.
Việc ông Nguyên Ngọc ra Đảng cũng như ông Chu Hảo bị kỷ
luật Đảng, tôi cho là nó có vấn đề từ phía Đảng mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng thường nhắc nhở cảnh báo Đảng viên của mình là sự “suy thoái, xa rời lý
tưởng, hiện tượng tham nhũng , nói không đi đôi với làm trong Đảng hiện
nay”,Hay như bà Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan từng nói đến loại Đảng viên
“ăn của Dân không từ một thứ gì” đó có làm cho những đảng viên như Nguyên Ngọc
đau đớn và đã có những suy nghĩ đã quá khác về Đảng của mình . Một Đảng mà ông
đã từng hy sinh hết cả cuộc đời của mình để phục vụ mà trong quá khứ ông cho rất
là đẹp và rất đáng để đi theo, khi ông dám xuống hầm bí mật nằm với các du kích
địa phương và sẵn sàng đón nhận cái chết.Bây giờ ông lại tự phải lìa xa nó. Tôi
nghĩ ông vẫn còn đó một nỗi đau chứ không phải ông lựa chọn dễ dàng gì? Không
biết suy nghĩ của tôi có đúng khi viết về ông trong lúc này hay không vậy?”
***
Một
nhà báo có lương tri phải đưa tin trung thực, Nguyễn Công Khế còn hơn một nhà
báo bình thường bởi từng là TBT báo Thanh niên, một tờ báo lớn trong thể chế Việt
Nam. Đưa tin như trên, Nguyễn Công Khế hoặc là dốt không hiểu gì về sự thoái
hoá của Nguyên Ngọc và Chu Hảo. Nhưng tin tức về Chu Hảo những ngày hôm nay
không chỉ tràn ngập trên mạng mà còn trên cả hệ thống đài báo chính thống, kể cả
Đài Truyền hình Việt Nam. Vậy là Nguyễn Công Khế không phải dốt mà đã cố tình dốt,
đã đưa tin không trung thực, cách đưa tin của một nhà báo không có lương tri, tức
bất lương.
***
Trước
hết, xin nhắc lại đôi nét về Nguyễn Công Khế. Tôi từng viết, nếu Hoàng Hải Vân
không ca ngợi “người hùng” Nguyễn Công Khế; Hoàng Hải Vân không phải là chồng
Thu Uyên; Thu Uyên không phải là con nhà báo ngu dốt, lưu manh, tham lam, gắp lửa
bỏ tay người trong vụ vu khống cô Vũ Thị Hoà thì tôi cũng chẳng quan tâm đến
cái ông Khế, ông ổi làm cái gì.
Theo
những đơn tố cáo của Nhóm “CLB Nhà báo trẻ”, người tố cáo là nặc danh nhưng chứng
cớ lại chính danh, có dấu đỏ chót và chữ ký của chính Nguyễn Công Khế. Chỉ nêu ra
hai vụ chính.
Nguyễn Công Khế, với danh nghĩa xin đất làm
nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Báo Thanh niên, UBND TPHCM mới cấp đất cho
với “giá” vô cùng “nhân đạo”, nhưng Nguyễn Công Khế đã không thực hiện mục đích
xin đất ban đầu, đã xin chuyển đổi mục đích lòng vòng để rồi cuối cùng dùng những
thủ đoạn, thu một khoản lợi khổng lồ.
Vụ
tiếp theo, Nguyễn Công Khế lấy danh nghĩa Báo Thanh Niên lập ra Công ty Cổ phần
kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên sau chuyển thành Tập đoàn Thanh Niên
(TNCorp). Ban đầu Nguyễn Công Khế chỉ sở hữu 0,082% cổ phần, rồi bằng những
thủ đoạn tăng vốn, Khế đã chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành của mình,
từ tỷ lệ sở hữu 0,082% lên tới 74,39%. Mà nguồn thu chính của TNCorp đến từ lá
bài “tài trợ” từ các doanh nghiệp cho các chương trình truyền thông như các giải
đấu thể thao, các cuộc thi hoa hậu, v.v… tức một “tập đoàn ăn xin trá
hình”.
***
Vụ
ông Chu Hảo, UB Kiểm tra TƯ kết luận, với cương vị là Tổng Biên tập, Giám đốc
Nhà xuất bản Tri thức, Chu Hảo đã cho xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung chính
trị tư tưởng sai trái. Vì vậy, Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm của
ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng,
tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Còn
tôi, có lẽ là người đầu tiên viết về sai trái của Chu Hảo:
Chu
Hảo vốn có cha làm Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945. Hồi các cuộc biểu tình
chống TQ đã quá đà, có dấu hiệu lợi dụng việc chống TQ tiện thể chống luôn chế
độ, lực lượng an ninh Thủ đô đã thi hành chức trách giải tán các cuộc biểu tình
đó, ông Chu Hảo đã: “cực lực phản đối” cho công an ta là “phản động”, là “thù địch”.
Tôi đã viết: “Ông này hồi chiến tranh khi hầu hết thanh niên lên đường chiến đấu
thì đều được du học dài dài. Không hiểu vì học cao quá, hay vì sung sướng quá
mà xa rời những bước đi lấm bùn và máu của dân tộc, của cha anh, nên không còn
hiểu được những lẽ thường “thế nào là kẻ địch”!” Có lẽ vì thế ông
này cũng đã ký tên vào cái “Kiến nghị” trong đó có ý đòi xóa bỏ sự “tuyên dương
công trạng” của Đảng và Bác! Đọc cuốn "Bên thắng cuộc" của Huy Đức,
Chu Hảo ca ngợi Huy Đức viết mấy tướng VNCH tự sát là “chết vì nghĩa lớn”. Tôi
đã viết, với thái độ như vậy “phải chăng ông ta đã chửi chính cha mình?”
***
Với
Nguyên Ngọc, viết về Nguyên Ngọc như trên, Nguyễn Công Khế chứng tỏ chỉ tài lợi
dụng thể chế để làm tiền, là nhà báo mà mù tịt về tin tức và chứng tỏ quá dốt về
văn chương. Bởi Nguyên Ngọc cuối thập niên 70 thuộc thế kỷ trước, từng khởi xướng
cuộc cách mạng văn chương bằng cách cho đăng bài của ông Nguyễn Minh Châu “Hãy
đọc lời ai điếu cho nền văn chương minh hoạ”, tức Nguyên Ngọc đã tự vứt những
tác phẩm của mình vào sọt rác từ lâu mà đến nay Nguyễn Công Khế vẫn bới ra ca
ngợi.
Khi
là TBT báo Văn nghệ, Nguyên Ngọc cho đăng những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn và cho “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”.
Tiếp theo cả nước mừng vui trong ngày toàn thắng thì Nguyên Ngọc, cũng như những
nước từng cay đắng thua trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, lại ca ngợi cuốn “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh cho đó là “nỗi buồn”. Với cuốn “Bên thắng cuộc”
của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản
ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”.
Gần đây nhất, trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?
Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho
sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp
chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các Bà mẹ
VN Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH, v.v…
***
Như
vậy Nguyễn Công Khế, một nhà báo chuyện lợi dụng vị trí trong guồng máy báo chí
để trục lợi, nay lại tiếp tục đưa tin sai trái, chống lại công cuộc chỉnh đốn của
Đảng và Nhà nước!
Vườn
vải Phúc Yên
17-11-2018
ĐÔNG LA