ĐÔNG LA
VỀ CHUYỆN LÊ HIẾU ĐẰNG
KÊU GỌI LẬP “ĐẢNG”?
Như
tôi đã viết, tôi trả lời bọn theo đuôi Nguyễn Ngọc Hoài không phải là để tranh
phần thắng thua. Bởi vinh quang gì khi thắng được bọn thú hoang. Cái chính là mỗi
vấn đề chúng lôi ra để bôi xấu tôi đều liên quan đến những bài tôi viết về những
lĩnh vực rất cao, rất sâu và rất lớn, từ khoa học, triết học cho đến chính trị
tư tưởng. Thực chất là một mặt trận chống lại sự cơ hội chính trị, trở cờ, phản
trắc để bảo vệ sự ổn định và phát triển của đất nước. Tất nhiên tôi phải đúng
thì cơ quan nhà nước mới bỏ tiền in sách của tôi, công nhận bằng những tặng thưởng,
giải thưởng trao cho tôi.
Vì vậy mỗi lần tôi viết, dù nguyên cớ là gì thì đều chứa đựng
nhiều điều mà những người muốn hiểu biết sẽ thấy cần phải đọc.
Hôm nay tôi đăng tiếp một bài nữa về Lê Hiếu Đằng, số sau
tôi sẽ đăng bài về một con chuột chù mộng làm rồng.
12-4-2019
ĐÔNG LA
VỀ CHUYỆN LÊ HIẾU ĐẰNG
KÊU GỌI LẬP “ĐẢNG”?
Trong bản tổng
kết cuộc đời với 45 tuổi Đảng, Lê Hiếu Đằng đã viết: “những trải nghiệm cay
đắng” đã “thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả”.
Thật thú vị,
theo lý luận giải cấu trúc (deconstruction) của Derrida, chúng ta sẽ thấy bản
chất con người của Lê Hiếu Đằng đúng là “ẩn giấu trong văn bản”, nó ngược
với những gì mà LHĐ muốn thể hiện để mị dân. Qua bài Suy
nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, LHĐ muốn tỏ ra là một người dũng cảm, dám
tố cáo “tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam”, “đấu tranh cho một xã
hội công bằng, dân chủ và tiến bộ”, nhưng LHĐ lại không ngờ đã bộc lộ những
tính toán xôi thịt qua việc sử dụng những từ ngữ của con buôn như: “thanh
toán”, “tính sổ”.
Vậy chúng ta
thử tính toán lời lãi giúp LHĐ khi tham gia cách mạng xem sao?
Lê Hiếu Đằng
khoe: “…lúc tôi còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở
lao Thừa Phủ Huế gần một năm”; “đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị
nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin cho hai chúng tôi được ra thi.
Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi… Tôi không
biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi
nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không?”.
Ở đây, LHĐ
cũng lại không ngờ đã tự thú việc tham gia cách mạng của mình chỉ như trò chơi
của con nít, đua đòi, bởi có tù chính trị nguy hiểm nào mà lại được “giải lao”
để đi thi? Còn việc tranh thủ tố cáo chế độ hiện tại của ta một cách gián tiếp
qua việc ca ngợi sự nhân đạo của nhà tù của Pháp ngày ấy thì chỉ cần lấy một ví
dụ cũng đủ chứng tỏ là ông ta nói bậy.
Võ Thị Sáu,
người con Đất Đỏ, mới 14 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng.
Năm 1950 đã
bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm
1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương
tích cho 20 tên lính Pháp. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án khi
cô chưa đủ 18 tuổi nên đã lén lút đem cô đi thủ tiêu vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng
1 năm 1952, tại Côn Đảo.
Như vậy phải
chăng LHĐ là người của địch giả vờ đi tù, nằm chờ thời cho đến tận hôm nay mới
lộ mặt?
Ta hãy xem
tiếp công trạng của LHĐ: “Trong thời gian đó, lúc nhà tù cho tù nhân làm văn
nghệ tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc
đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn… Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học
sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con gái rất
thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó””
Làm cách mạng
mà vui vẻ cứ như đi trẩy hội, hát nhạc của “Đại úy Quân đội Sài Gòn”,
còn “cưa” được cả gái nữa, thì như các cụ nói, ai cũng làm cách mạng đời được!
Với công trạng
như thế, sau giải phóng Lê Hiếu Đằng được vào Hội đồng Nhân dân TPHCM (khóa 4,
khóa 5), còn leo lên đến chức Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM (từ
1989-2009). Như vậy là quá lời rồi, còn cay cú “tính sổ” gì nữa!
Khi nước mất
nhà tan, người ta tham gia cách mạng chủ yếu là để giành lại đất nước, ai cũng
tính toán xôi thịt như LHĐ thì nhà nước nào trả đủ giá trị cho xương máu của biết
bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho những ngày hòa bình hôm nay?
Vì cay cú
thua thiệt nên LHĐ đã xuyên tạc, tố cáo Nhà nước ta đã “nhận chìm các tầng lớp
nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam”, khiến “Dân chúng đói kém rên xiết”,
làm “tan nát biết bao gia đình”; rồi LHĐ đã cho: “chấp nhận kinh tế
có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng
có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi
ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
họ. Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và
như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa”. Rồi hung hăng như một đầu gấu
tri thức, LH Đằng đã: “Tôi thách bất cứ ai trong Bộ chính trị, Ban bí thư,
trong Ban Tuyên huấn của Đảng mà đứng đầu là ông Đinh Thế Huynh, vừa là Trưởng
ban, vừa là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, trả lời luôn một cách công
khai, minh bạch với chúng tôi trên các diễn đàn mà không chơi trò “bỏ bóng đá
người” như đã từng thường sử dụng hiện nay”.
Trước hết cần
phải dạy cho “giảng viên triết học” LH Đằng biết một tí triết học. Bởi Lê Hiếu
đằng cho có nhiều thành phần kinh tế thì cần phải có nhiều đảng thì thật ấu
trĩ, ngô nghê.
Hiện tại nước
ta tuy duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo,
vì vậy “kiến trúc thượng tầng” là một chế độ do Đảng lãnh đạo là hoàn
toàn đúng theo lý luận.
Mặt khác “kiến
trúc thượng tầng” cũng cần phải phù hợp với trình độ cũng như thực tế của “cơ
sở hạ tầng”.
Tôi đã viết
trong cuốn Bóng tối của ánh sáng, nước ta “ngoài lịch sử bị xâu
xé và yếu tố đa dân tộc, đa tôn giáo, đã hình thành nhiều sự đối kháng về ý thức,
về quyền lợi, về tình cảm và về văn hóa, khiến lòng người chia năm xẻ bảy; ngay
tầng lớp trí thức, lớp người có trình độ có thể tác động đến quá trình dân chủ,
vốn được đào tạo từ nhiều nước, cũng sẽ năm phương mười hướng; bởi người học ở
Nga tất sẽ cho Nga hay, người từng ở Trung Quốc sẽ cho Trung Quốc tốt; rồi Đức
cũng siêu, Tiệp, Hung, Ba Lan… cũng giỏi; còn phía bên này thì Anh, Pháp, Mỹ… mới
đúng là tuyệt vời!”
Vì thế nếu
duy trì đa đảng sẽ không phải là những đảng đối lập mà là những đảng đối kháng,
sẽ giành giật quyền lợi và tiêu diệt lẫn nhau, tất sẽ làm nước mình loạn mà
thôi. Còn tính đối lập thì dù trong một chất trung hòa điện vẫn có tính đối lập
nội tại, nên trong một đảng và ngay trong mỗi đảng viên cũng hoàn toàn có thể
có tính đối lập, vẫn có thể phát huy được tính đối lập cho sự tồn tại và phát
triển. Như biện pháp “phê bình và tự phê bình” chẳng hạn; rồi còn những
quy chế giám sát, chất vấn và phản biện nữa.
John Gray, một
học giả người Anh, nói: “Càng ngày càng thấy nhiều hơn những cuộc thử nghiệm
dân chủ kéo theo cùng bạo lực, xung đột và sự chịu đựng của dân chúng”; “đánh đồng
các giá trị với mô thức chủ nghĩa tự do của nhà nước phương Tây là sai lầm. Có
rất nhiều hệ thống mà trong đó cho phép con người sống có phẩm giá… Trong thể
chế độc Đảng tại Singapore, người ta không bắn giết nhau hàng ngày. Người dân của
nó sống trong phồn vinh, có tự do tín ngưỡng”.
GS. Trần
Chung Ngọc trong bài Nguyễn
Cao Kỳ và tờ Việt Weekly , viết:
“Cựu
Tướng Không quân nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ
luật” thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ: “… Tôi cho rằng thật
là sai lầm khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi
Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ
đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó
không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay” [The former air force
general said a strong one-party government that provided "stability and
discipline" was essential for Vietnam to escape the clutches of poverty…
"I think it is very wrong that some, especially some Vietnamese overseas
in America , today are asking, demanding that Vietnam has to adopt some sort of
democracy like they have in America . My personal opinion is that it is wrong.
It does not fit Vietnam in the present situation," said Ky].
… Khi
được Jim Rohwer, Kinh tế Gia… hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay
không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á Châu?
(Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian
countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
- Nếu ông ở
trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội
tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần
đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng… Không có chế độ quân phiệt, hay
độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các
quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy. Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ
có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá
hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách”.
Về vấn đề đa
nguyên và dân chủ nói trên, Trọng
Đức trên qdnd đã
phản bác LHĐ bằng bài Đôi điều
với tác giả "Viết trên giường "bịnh" khá hay. Nhưng đã
bị Vũ Thị Phương Anh xoáy vào những chi tiết lặt vặt, bắt bẻ bằng loạt
bài: TOÀN
VĂN BÀI PHẢN BIỆN CỦA NỮ SĨ PHƯƠNG ANH VỚI BÀI TRÊN QĐND. Vì tò mò, tôi lên
mạng coi thì biết “nữ sĩ” này làm nghề dạy học. Nhưng xem chừng lại bị mất dạy
vì vị này đã nhiệt thành ủng hộ cô sinh viên Phương Uyên và cô Nhã Thuyên có những
hành động và tư tưởng phạm pháp.
Trong
bài trên Trọng
Đức viết: “Nếu đã dẫn học thuyết Mác - Lê-nin, chắc ông Đằng cũng
không quên, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng gắn bó với nhau theo hình
chóp xuôi. Không phải cơ sở hạ tầng có cái gì thì kiến trúc thượng tầng cũng phải
có cái ấy. Chẳng hạn, Việt Nam cũng như bất cứ nền kinh tế mở nào khác trên thế
giới đều có thành phần kinh tế nước ngoài (các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
hoặc các doanh nghiệp góp vốn liên doanh, mua cổ phần tại các doanh nghiệp
trong nước). Điều đó không có nghĩa (cũng chẳng có nước nào cho phép) nhất thiết
phải tồn tại “Đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài” để bảo
vệ quyền lợi cho thành phần kinh tế ấy”.
Đây là ý rất
hay. Vậy mà “nữ sĩ” phản bác: “Tôi chưa có thời gian để tìm ra được một đảng
của những người hoạt động trong khu vực kinh tế nước ngoài, nhưng giả dụ nếu quả
thật là không có thì điều đó cũng chỉ cho thấy hiện nay người ta không có nhu cầu,
chứ không có nghĩa là không được phép thành lập một đảng như vậy”.
Xin nhớ “đảng”
đang bàn ở đây là đảng chính trị, có quyền giành quyền lãnh đạo. Nếu một nước
mà dân chủ tới mức cho người nước ngoài thành lập đảng tranh giành quyền lực với
người nước mình thì đúng là một nước ngu. Như nước ta nhỏ yếu, nếu cũng cho người
Trung Quốc, người Mỹ lập đảng của họ, thì với sức mạnh của họ, trong nháy mắt
ta sẽ mất nước. Viết như trên, vị “nữ sĩ” không chỉ mất dạy mà còn rất ngu!
Trọng
Đức cũng có một ý hay nữa:
“dân chủ
không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế
độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”.
“Nữ sĩ” phản
bác: “Theo tôi, lời khẳng định này … vừa thiếu chứng cứ vừa sai logic… xin
ông/bà cho biết những quốc gia nào độc đảng mà dân chủ, những quốc gia nào đa đảng
mà độc tài”
Cần phải hiểu
dân chủ với ý nghĩa quan trọng nhất của nó chứ không phải quyền được quấy rối,
làm càn, nói lăng nhăng là tiêu chí của dân chủ. Với tiêu chí ấy, nước ta độc đảng
mà dân chủ. Còn tùy theo trình độ và hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác, người ta có
thể cấm hoặc không cấm cái gì đó vì lợi ích toàn xã hội. Bắc Âu người ta có thể
cho tự do mại dâm, tự do ma túy; còn nước ta cũng lấy cái chuẩn mực ấy mà thực
hiện dân chủ thì loạn!
Còn việc Lê
Hiếu Đằng từ việc Liên Xô sụp đổ cho Chủ nghĩa Mác đã chết thì là cái nhìn mông
muội, ấu trĩ của thời chiến tranh lạnh, với chiến lược tuyên truyền ta tốt, địch
xấu! Cần phải coi Chủ nghĩa Mác như một học thuyết khoa học, cần phải hiểu
đúng, vận dụng đúng, các quá trình phát triển sẽ diễn ra theo đúng lý thuyết, cụ
thể là quy luật lượng đổi chất đổi. Nghĩa là sự phát triển không hề
đơn giản và Chủ nghĩa Mác không phải là một phép tiên. Như không có phép tiên
nào có thể biến đội bóng nước ta đá thắng Đức, Braxin hoặc Tây Ban Nha được!
Cũng như cần phải hiểu công thức E = mc2 của Einstein, rồi phải
hiểu những điều kiện cần phải có, người ta mới có thể chế tạo được bom nguyên tử
hoặc sử dụng năng lượng nguyên tử vì quốc kế dân sinh. Với cái nhìn khoa học
như vậy, thế giới vẫn coi Mác là nhà tư tưởng số 1, tại nước Đức quê hương, ông
vẫn được tôn vinh bằng việc một loạt đại lộ mang tên ông.
Dù rằng Xã hội
VN hiện tại còn rất nhiều yếu kém và tệ nạn tham nhũng. Nhưng so với những nước
đang loạn thì VN ta quả đang là thiên đường của hòa bình. So với những nước từng
sung sướng hơn ta rất nhiều nhưng hiện đang bị bẹp dí bởi gánh nợ công, tiệm
thuốc tây phải bán kèm giầy dép như Hy Lạp… thì nước ta quả là đang phát triển
rất mạnh.
Vậy mà Lê Hiếu
Đằng đã kêu gọi lật đổ chế độ như thế này:
“Thực tế
hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những khuynh hướng có chủ trương
đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hòa mà tiêu biểu là đề nghị 7 điểm và dự
thảo Hiến pháp năm 2013 của nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở trong Nam ngoài Bắc
như nhà văn Nguyên Ngọc, các Giáo sư Hoàng Tụy, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển,
những trợ lý Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc Đại sứ nhiều thời kỳ như ông Trần Đức
Nguyên, Việt Phương, Nguyễn Trung, v.v. Các nhà kinh tế có uy tín lớn như Lê
Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà báo, nhân sĩ trí thức kỳ cựu như Hồ Ngọc Nhuận,
Nguyễn Đình Đầu, Lữ Phương, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái, và các “lãnh tụ”
sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại
Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975 như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần
Văn Long (Năm Hiền), Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập và biết bao con người
tâm huyết … Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra
khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội…? … Đây
là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện
nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao?”
Về cái cái
chuyện “lật pháp” của các vị trên đây tôi đã viết nhiều, không lặp lại nữa.
Các vị trên đều từng là công chức “ăn ngập chân răng” danh lợi của chế độ. Vậy
bây giờ các vị đang cho cái chế độ đó là xấu xa, muốn lật đổ để xây dựng một xã
hội tốt đẹp hơn thì trước hết các vị nên trả lại tất cả nhà cửa, chế độ hưu trí
đã, rồi quay về rừng lập chiến khu để làm cách mạng, giống như Đảng, Bác lập
chiến khu chống giặc ngoại xâm ngày nào vậy. Nếu các vị thua, bị bắt, bị giết
thì ráng mà chịu; còn thắng thì các vị sẽ là vua. Lúc ấy các vị tha hồ mà thực
hiện dân chủ, dân chiếc. Còn không thì chứng tỏ các vị chỉ là những kẻ đã hành
động vì lòng tham, vì cay cú do thua thiệt. Nên thực chất hành động của các vị
chính là hành động của những kẻ phản trắc, ăn cháo đá bát, vô ơn. Với những tham
vọng và ảo tưởng, xây lâu đài trên cát thì cái vị sẽ chỉ đưa đất nước đến bạo
loạn, đến nồi da xáo thịt như Ai Cập trong những ngày hôm nay mà thôi!
Còn riêng
nhân cách của “Đảng chủ” Lê Hiếu Đằng?
Khi biết tôi
viết về Lê Hiếu Đằng, chị Phùng Kim Yến, một độc giả, đã cung cấp một thông tin
để mọi người rõ hơn mặt thật của con người này:
“Nguyễn
Hướng Dương là một em khuyết tật ở chân, mẹ em cũng là một sinh viên trong
phong trào chống Mỹ ở đô thị miền Nam trước năm 1975. 12 năm qua em làm giám đốc Thư
viện sách nói dành cho người mù. Lê Hiếu Đằng khi ấy còn trong Ủy Ban MMTQTP hắn
được đưa về làm chủ tịch quản lý quỹ từ thiện xây dựng chương trình thư viện
sách nói này .
LHĐ lợi dụng
chương trình này để nhận nguồn tài trợ, nhưng đã sử dụng tài chánh bất
minh, lèm nhèm, cướp công sức của em Nguyễn Hướng Dương. LHĐ dùng thời gian làm
từ thiện thì ít mà làm chính trị biểu tình thì nhiếu. Khi LHĐ chủ mưu và tham
gia các cuộc biều tình thì thành viên ban quản trị rất sợ, vì số lượng khách nước
ngoài và người lạ mà LHĐ tiếp xúc họp hành ở trụ sở đã làm cho các nhà tài trợ
trong nước hoang mang, không biết ông chủ tịch này có phải là phản động không
và họ không tài trợ nữa. Dự án xây lại trụ sở bị đình chỉ vì nhà tài trợ nói
ngày nào LHĐ còn làm chủ tịch họ không cho một xu. Ban quản trị phải yêu cầu,
năn nỉ LHĐ đừng có lợi dụng chức vụ quỹ từ thiện để làm chính trị nũa, và xin
ông hãy thôi chức này, nhưng LHĐ vẫn ngoan cố không chịu. Mời họp để giải quyết
thì lần lữa không đến. Mất mấy tháng trời đấu tranh, LHĐ mới chịu ký giấy rời
khỏi chức vụ này khi phải vào bệnh viện”.
22-8-2013
ĐÔNG LA