ĐÔNG LA
TỔ QUỐC-NỬA BÀN CHÂN
DÍNH BÙN VÀ MÁU
(Tặng thưởng
thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998)
Thập
niên 90, tức thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, là khoảng thời gian cuộc đời
tôi có nhiều thành công nhất, cả công việc làm ăn lẫn sự nghiệp văn chương. Năm
1998 tôi xây xong căn nhà khá to, có những người đến chơi bảo nó như viện bảo tảng,
quả tôi có ý nó thành bảo tàng Nhà Văn
Đông La luôn thật nếu tôi thành đạt về văn chương (như được giải Nobel chẳng hạn!). Nhưng giờ tôi hiểu giải Nobel văn chương có mầu sắc chính trị nên dù tôi có tác phẩm xứng đáng thật cũng không bao giờ được giải nếu không chống lại tính chính nghĩa của hai cuộc kháng chiến giành lại nền độc lập của dân tộc. Phía trước ngôi nhà tôi thiết kế 9 cái cột La Mã để chống, không phải cho ngôi
nhà vững mà để hạnh phúc của gia đình tôi mãi mãi vững bền. Nhưng tại sao lại “La Mã” thì vì tôi học
khoa học tự nhiên nên thích mỹ thuật phương Tây hơn là phương Đông. Nhưng rồi
khi thằng con du học Mỹ, tôi đã bán ngôi nhà đó với tâm trạng như bán một đứa
con của mình. Tôi hiểu Ông Trời không cho tôi “ăn hết phần của
thiên hạ” nên cũng dễ
dàng chấp nhận số mệnh. Đặc biệt đang xây nhà bận bỏ bố tôi lại lao vào sáng
tác văn chương như điên và rất thành công, hai năm liền 1997, 1998 tôi được tặng
thưởng tác phẩm xuất sắc nhất hàng năm về thơ và phê bình của Tạp chí Văn nghệ
Quân đội. Những tác phẩm hay và hoành tráng nhất của tôi tôi đều viết ở giai đoạn
này: hai truyện ngắn Ân nhân và Bài toán; chùm thơ Cánh đồng quê và bài thơ dài
Tổ quốc-nửa bàn chân dính bùn và máu. Bài thơ dài này tôi tham dự cuộc thi hai
năm “chào đón Giao thừa Thiên niên kỷ” của Tạp chí VNQĐ, nó được xếp đầu gần 5000 bài dự
thi của nửa chặng đầu và được tặng thưởng năm 1998. Nhà thơ Văn Lê bảo: “Bài đó mày viết được đó!”, trong giới văn chương được những bậc đàn anh đã
thành danh nói vậy không phải là dễ. Nhà thơ Vương Trọng là người biên tập bài
thơ, vào Sài Gòn đã gọi điện muốn “gặp Đông La để
trò truyện”. Bài thơ này
dài, hiện đại, tự do nên không vần, câu dài, câu ngắn, câu dài phải xuống dòng
nên phải đọc liền mạch mới hiểu được ý của câu. Hôm nay tôi đăng lại bài này và
vài hình ảnh “huy hoàng” một thời của tôi, lại mong hai bạn “có tâm hồn văn chương” là Văn Chương và Khúc Đạo Thành đọc.
2-7-2019
ĐÔNG
LA
Tổ Quốc!
Có phải bão giông của thời gian hay của
đất trời
đã
thổi cong cả dáng hình của mẹ?
Cái dải đất xanh mềm như dải lụa
Mà như thành đồng trước sóng gió đại
dương
Một không gian bình yên êm mơ
Như chưa hề phải gồng mình trước
những tai ương của lịch sử!
Việt Nam - Tổ Quốc tôi như thế!
***
Từ tuổi ấu thơ con đã biết đến Người
qua từng trang sách
Vó ngựa quân thù
như còn phả bụi vào bài vở của con
Lửa còn táp bỏng
rộp từng con chữ
Còn vẳng tiếng gươm khua tiếng xương thịt
đứt lìa
Có đất nước nào lại giặc giã nhiều đến
thế!
Suốt mấy thiên kỷ dài được mấy khoảnh
khắc bình yên?
***
Việt Nam - Đất Nước tôi!
Một đất nước đến những người từng là kẻ
thù cũng đem lòng yêu mến
Sự thua trận của họ không trở
thành nỗi nhục nhã đắng cay mà thành kỷ niệm không quên
Họ về lại chiến trường xưa như tìm kiếm
quê hương
Chiến tranh đã trở thành bài học quý
giá nhất
Một Đất Nước đã đồng nghĩa với Chiến Thắng
Và lòng NHÂN ÁI cũng thành tên!...
***
Mẹ ơi!
Mỗi khi nghĩ về Tổ Quốc con thường nghĩ
về mẹ
Bởi Tổ Quốc của Chiến Thắng, của lòng
Nhân Ái, cũng là Tổ Quốc của lòng bao dung, của cần cù nhẫn nại
Như bao bà mẹ nhiều hy sinh, nhiều khổ
đau của đất nước này
Tổ Quốc mang dáng hình của mẹ
Mẹ là một phần Tổ Quốc của con đây!
Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống
Một cuộc sống ở khoảng trời này, ở khoảnh
khắc này
Để con có những trải nghiệm không nơi
nào có được
Để con hiểu những điều không dễ gì hiểu
được
***
Mẹ đã sinh ra con trong niềm vui của một
ngày chiến thắng
Nhưng đất nước đã kiệt cùng sau bao giặc
giã triền miên
Trong cây sào giẻ rách trĩu nặng lúc
nào cũng có sẵn ở nhà ta
Mẹ lọc ra những mảnh lành lặn nhất
Mẹ ngồi khâu những mũi kim li ti như
con kiến
Như khâu bằng sợi chỉ của nỗi nghèo khó
và sự tằn tiện của mẹ
Mẹ bọc tuổi thơ con
Và con đã lớn lên
Con lớn lên bằng tương cà mắm muối, hạt
lúa củ khoai
Trong đất bùn, trong nắng hạ mưa giông,
trong những đêm hanh hao nứt nẻ đôi bàn chân của mẹ
Con không biết màu vàng của vàng,
màu bạc của bạc, màu lấp lánh của hào quang phú quý
Nhưng con cũng không biết đến những gian
manh, hiểm ác lọc lừa
Trong ngôi nhà phía trước toàn là cánh
cửa
Mẹ không có của cải để cất giữ, chỉ cất
giữ tình thương
Mà tình thương thì không cần ổ khóa
Bạn bè đã đến với con như về nhà mình
Tuổi thơ con trắng tinh như tờ giấy
Chỉ khí phách của ông, đức độ của cha,
lòng yêu của mẹ được ghi khắc trong con
Chỉ những con chữ của thầy cô là tài sản
duy nhất của con
Ôi mẹ kính yêu!
Đến nỗi nghèo khó của mẹ cũng trở thành
một
điều
thiêng, một điều quý giá!
***
Mẹ ơi!
Mẹ còn nhớ một sáng mùa đông
Khi mười bảy tuổi rưỡi con đã xa mẹ
Trong mắt mẹ con còn là đứa trẻ
Con đã vào đời
Cuộc đời sóng gió
Cuộc đời bão giông
Bước chân bé nhỏ của con đã bước theo
bước chân của Tổ Quốc
Con luôn thấy phía trước là biển phía
sau lưng là mẹ
Mẹ là điểm tựa cho con
Khi con mười chín tuổi
Chiến thắng đã thấp thoáng hiện lên qua
máu lửa mịt mù
Trong những đoàn quân trùng trùng điệp
điệp
Có đứa con bé nhỏ của mẹ
Chúng con đã đánh một trận đánh, chưa
bao giờ lớn thế!
Mẹ ơi!
Để đến được với Niềm Vui
Chúng con đã phải qua những cánh rừng bị
băm nát bởi pháo bom
Đất chảy máu, rừng cao su chảy máu
Qua bao xác người bánh xe tăng nghiền
nát
Qua bao bốt đồn khóa nghẹt những dòng
sông!
Tình thương của mẹ đã che chở cho con
Khí thiêng sông núi đã che chở cho con
Máu của đồng đội đã che chở cho con
Hai mươi tuổi, trong ánh hào quang, con
vẹn nguyên trở về với mẹ!
Một hạnh phúc lớn, không phải cuộc đời
nào cũng được thế!
***
Thấm thoắt đã hơn hai mươi năm
Cứ ngỡ mình còn con trẻ
Cứ ngỡ mẹ không tuổi tám mươi!
Cứ ngỡ cha còn đâu đây!
Con đã thành một người đàn ông từ khi
nào chẳng kịp để ý
Dòng sông cuộc đời đã cuốn con đi
Cuộc đời không còn chiến tranh nhưng chẳng phút
bình yên
Cứ như không có bão tố cuộc đời không
còn là cuộc đời nữa
Cuộc đời không chỉ có ánh sáng mà còn
những khoảng tối
Có bao chuyện lẫn lộn vàng thau
Vẫn còn những kẻ nhân danh điều tốt đẹp
làm việc xấu xa
Những kẻ gian manh lại được tôn vinh,
thành đạt
Và đứa con của mẹ
Sao đường đời cũng lắm trắc trở tai
ương
Đứa con thường được ngợi khen là tốt bụng, thông
minh
Trong chiến tranh có những gian khổ hy
sinh tưởng không thể vượt qua nhưng con đã vượt qua
Đến với tri thức con gặp những bài
toán tưởng không sao giải nổi, con vẫn giải nổi
Thế mà con đã từng phải bật khóc
Từng bị dồn đến chân tường
Từng bị đốn ngã…
Nhưng con đã tự đứng dậy
Bởi trong con vẫn luôn cuộn chảy dòng
máu của một người lính
Bởi phía sau con vẫn luôn có mẹ
Một bà mẹ như bao bà mẹ Việt Nam
Gần một thế kỷ nghèo đói, khổ đau vẫn
không làm gì nổi!
Và rồi con đã hiểu!
Con chỉ tài tưởng tượng ra những điều
đau khổ mà thôi
Bởi so với nỗi khổ đau của mẹ thì nỗi
đau của con chẳng phải nỗi đau
Nỗi gian truân của con cũng không thể
là gian truân được nữa
Trong hành trang vào đời của mình
Bao tài sản tinh thần quý giá mẹ đã
trao cho con
Con đã để đâu mất lòng nhẫn nại của mẹ
Con đã đánh mất lòng bao dung của mẹ
Sự kiêu hãnh của con luôn xù ra như
lông nhím
Con đã vấp phải chính lòng kiêu hãnh của
mình
Con không biết thách thức của cuộc đời
đâu chỉ là những con dốc
Mà cuộc đời còn là thác ghềnh
Để vượt qua thác ghềnh phải biết tan ra
như nước!
***
Hôm nay
Theo ước nguyện của ông cha
Con đã đến với khu rừng tri thức
Con cũng hiểu chỉ có con đường như thế
Con mới đến được những mơ ước của mình
Con mới tìm được sự sang trọng bằng
chính sự sang trọng
Con sẽ đạt được điều mình muốn bằng
chính những điều thiện
Mẹ ơi!
Như bà nội còng lưng mót lúa thủơ nào
Con cặm cụi đi tìm những hạt giống của hạnh
phúc
Nhưng con không gieo trên cánh đồng bao
đời mồ hôi ướt đẫm
Mà gieo trong sự suy tư
Những hạt giống của con đã nảy mầm như
nấm mọc sau mưa
Chúng đã lớn lên, đã kết trái đơm hoa,
như trong phúc lành của gia đình, trong phúc lành của Tổ Quốc!
Có phải do có luật bù trừ được mất?
Nên cha đã phải tự làm mất mình đi để
phần được tới được với con!
Chúng con đã sinh cho mẹ những đứa con
Những đứa cháu nội của mẹ
Những công dân của một thế kỷ mới
Chúng sẽ lớn lên không biết đến đói
nghèo
Rồi con sẽ xây cho chúng một tòa lâu
đài
Dưới vòm trời thanh bình của Đất Nước
Chúng sẽ mơ những giấc mơ
Những giấc mơ của hoàng tử, công
chúa
Nhưng không có con đường của cổ tích
Chỉ có con đường của tri thức
Con đường của Ánh Sáng
Nơi chúng sẽ đến được với cả thế giới,
với cả trời sao!
***
Mẹ
ơi!
Mẹ hãy vào chơi với con
Mẹ đừng ngại tuổi già đường xa
Không còn đâu những con tầu chật
ních người, chật ních cau tươi cau khô, chật ních những xoong nồi,
thúng mủng
Chúng đã chạy rất xa về phía sau lưng
và không tìm thấy đường về!
Con sẽ mời mẹ đi máy bay
Xin mẹ đừng có ngại ngần vì đôi bàn
chân gần một thế kỷ lấm láp trong phân gio bùn đất
Mẹ hãy cứ kiêu hãnh dẫm lên những bậc cầu thang
sáng loáng, dẫm lên những tấm thảm trải sàn sang trọng
Mẹ sẽ bay lên tận cái khoảng không
mà cả đời mẹ vẫn tưởng chỉ giành riêng cho thiên thần, tiên nữ
Rồi mẹ cũng sẽ được gặp chính những
nàng tiên
Nhưng là tiên thực chứ chẳng phải tiên
mơ
Họ sẽ rất dịu dàng mang cơm, nước mời mẹ
Mẹ hãy nhìn ra ngoài ô cửa sổ
Mẹ có thấy gì trong những dải mây trắng
muốt kia không?
Mẹ có thấy linh hồn của anh con, của đồng
đội con đang quây quần bên mẹ?
Bởi máu của họ không chỉ làm xanh núi,
xanh đồng mà đã cháy thành ánh sáng
Thành ánh hào quang chảy tràn qua Giao
thừa Thiên niên Kỷ
Chảy tràn trên hành trình của Đất Nước
Đất nước của các vua Hùng, của các triều
đại Đinh, Lý, Trần, Lê
Đất nước của thời đại Hồ Chí Minh tiếp
nối mấy ngàn năm
Thế hệ chúng con cũng bước theo bước chân
của Tổ Quốc
Nửa bàn chân đã dính bùn
và máu
Nửa bàn chân ngập tràn ánh sáng hôm nay
!
Phú Nhuận
8-3-1998
|
Hay
quá ! cám ơn Anh đã nói hộ em tất cả.
Hữu
xạ tự nhiên hương, hưong thơm thì ong tìm bướm lượn.
"Con
chỉ tài tưởng tượng ra những điều đau khổ mà thôi
Bởi so với nỗi khổ đau của mẹ thì nỗi đau của con chẳng phải là nỗi đau
Nỗi gian truân của con cũng không thể là gian truân được nữa"
Ai cũng hiểu được những điều này thì đất nước sẽ mau tiến lên "sánh vai các cường quốc năm châu" chứ chẳng còn chỗ cho cái đám bệnh hoạn kia nó rống, nó sủa, chú nhỉ?
Bởi so với nỗi khổ đau của mẹ thì nỗi đau của con chẳng phải là nỗi đau
Nỗi gian truân của con cũng không thể là gian truân được nữa"
Ai cũng hiểu được những điều này thì đất nước sẽ mau tiến lên "sánh vai các cường quốc năm châu" chứ chẳng còn chỗ cho cái đám bệnh hoạn kia nó rống, nó sủa, chú nhỉ?
Thật
buồn cười khi có người đề cao chuyện PR, câu view ở đây. Nói điều này ở mấy
trang nguyễn xuân diện, quechoa, ba sàm, cu vinh ... thì được.
Bài
thơ của bác Đông La là một phép thử lòng người, ai đọc chậm từng câu chữ và
rung động, lặng người, ai đọc lướt rồi nhếch mép bỏ đi sẽ nói lên họ là người
thế nào.
Những ai không có niềm tin, hay những kẻ phản trắc, dù có tài chữ nghĩa đến đâu, có cố nặn ra cảm xúc cũng không thể làm được bài thơ như thế này.
Cám ơn bác Đông La.
Những ai không có niềm tin, hay những kẻ phản trắc, dù có tài chữ nghĩa đến đâu, có cố nặn ra cảm xúc cũng không thể làm được bài thơ như thế này.
Cám ơn bác Đông La.