ĐÔNG LA
YÊU NƯỚC HAY HẠI NƯỚC?
(VỀ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH GẦN ĐÂY)
(Trích trong cuốn Bóng tối của ánh sáng)
(VỀ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH GẦN ĐÂY)
(Trích trong cuốn Bóng tối của ánh sáng)
Ngyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, người từng
tham gia quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với cả
Trung Quốc, Mỹ và ASEAN, trong bài trả lời phỏng vấn của tác giả Huỳnh
Phan: Quan
hệ Việt - Trung 2011 qua góc nhìn ông Vũ Khoan trên tuanvietnam, với cái nhìn toàn diện, ông
nói: “Với cái đầu lạnh và với truyền thống nghĩa tình trọn vẹn, chúng ta
không quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trước đây, đồng thời cũng nên thấy
rằng, tổng thế mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, Chỉ
còn vấn đề biển Đông, ta cần nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng ngoại
giao”. Về chuyện ông Dương Trung Quốc cho rằng chúng ta chưa được sòng phẳng
lắm với lịch sử, ông nói: “Tôi không biết anh Dương Trung Quốc nói thế nào
và có ý gì. Nhưng, cũng với cái đầu lạnh, ta cũng phải thừa nhận quan hệ giữa
hai nước có lúc đã xấu đi và năm 1979 đã xẩy ra chiến tranh biên giới. Chỉ có
điều mình chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai như mình cũng đã từng
ứng xử như vậy với Pháp, với Mỹ, với Nhật, Hàn quốc.... Nước ta bị nhiều nước xâm
lấn quá, cứ nuôi hận thù trong tim thì làm sao sống được?”. Về những hiện
tượng “lạm phát” lòng yêu nước gần đây, ông nói: “Lãnh đạo mà có được người
dân nhiệt tình yêu nước thì còn gì hơn! Chỉ có điều cách thể hiện lòng yêu nước
sao cho có lợi nhất cho đất nước. Những người thể hiện lòng yêu nước cao đẹp nhất
là các chiến sỹ ở hải đảo không quản ngại gian nan, giữ vững chủ quyền. Tôi vô
cùng khâm phục họ, nhất là các chiến sỹ ở những điểm DK nhỏ xíu giữa biển khơi
mênh mông, sóng bão bịt bùng mà vẫn kiên định. Tôi cứ trộm nghĩ phong tặng danh
hiệu Anh hùng cho tất cả những người đó cũng xứng đáng!”. Về những nét đặc
thù của công việc ngoại giao, ông cho biết: “Còn một chuyện khác cũng cần có
sự thông hiểu. Thực ra, trong quan hệ đối ngoại có cái khó là không phải mọi
chuyện đều có thể lên truyền hình bảo rằng chúng ta đánh giá (thực chất) thế
này, chủ trương thế kia. Làm sao làm thế được! Nói một cách dân dã thì làm sao
hành động theo kiểu "thưa ông tôi ở bụi này" được? Đặc điểm của đối
ngoại là có những chuyện phải giữ kín chứ không phải là dát, hay sợ đâu. Vấn đề
là phải khôn. Đừng lẫn lộn cái khôn với cái sợ. Không phải với Trung Quốc đâu,
với nước nào cũng vậy”. Cuối cùng, ông kết luận: “Do đó cũng phải
hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó để còn có chỗ nói chuyện,
chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng
đối thoại, nên phải giữ cầu đối thoại chứ. Có người không hiểu cho cái đó, có
người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để
kích động, vì những tính toán riêng...”.
Thật chí lý! Đúng là một tư duy xứng tầm với vị trí một Phó Thủ tướng và một
nhà ngoại giao kỳ cựu. Đây chính là một người, như tôi đã viết, là “có tầm chính trị tư tưởng sẽ thể hiện thái độ, nhận
thức về quan hệ của ta với Trung Quốc khác với tầm của tầng lớp “dân ngu cu
đen”, càng khác với bọn cơ hội, lưu manh chính trị”.
Trong bài đáp trả những người cho mình là phản động,
Trần Đăng Khoa viết: “Chả lẽ chống hành vi ngang ngược của TQ, bảo vệ tổ quốc… là
phản động ư?”, riêng với Trần Đăng Khoa có phản động hay không, tôi không bàn,
nhưng trong bài tôi viết từ 2011 dưới đây, tôi sẽ chỉ rõ có rất nhiều người “chống
Trung Quốc” nhưng đúng là “phản động”, luôn hò hét yêu nước nhưng lại hại đất
nước.
TPHCM
18-8-2019
ĐÔNG LA
YÊU NƯỚC HAY HẠI NƯỚC?
(VỀ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH GẦN ĐÂY)
(Trích trong cuốn “Bóng tối của ánh sáng”)
(VỀ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH GẦN ĐÂY)
(Trích trong cuốn “Bóng tối của ánh sáng”)
Tổ Quốc!
Có phải bão giông của thời gian hay của đất trời
đã thổi cong cả dáng hình của mẹ?
Cái dải đất xanh mềm như dải lụa
Mà như thành đồng trước sóng gió đại dương
Có phải bão giông của thời gian hay của đất trời
đã thổi cong cả dáng hình của mẹ?
Cái dải đất xanh mềm như dải lụa
Mà như thành đồng trước sóng gió đại dương
Đây là những câu thơ mở đầu cho bài thơ dài Tổ quốc – nửa bàn chân dính bùn và máu của tôi.
Bão giông của thời gian
chính là bão giông của những cuộc xâm lăng, còn bão giông của đất trời chính là
thiên tai vẫn ngày ngày đổ xuống đất nước. Để Tổ quốc như dải lụa nằm thảnh
thơi bên Biển Đông như thế, máu của con dân đất Việt từ bao đời đã đổ. Vì thế nếu
so sánh với toàn bộ lịch sử đẫm mồ hôi và máu thì những ngày hôm nay đây dù còn
biết bao bộn bề trăn trở vẫn là những ngày hòa bình hạnh phúc nhất.
Nhưng ngày mai ngày kia và
cả tương lai phía trước cái ánh sáng hạnh phúc đó có còn ngập tràn mãi mãi trên
Tổ quốc thân yêu của chúng ta không? Ai cũng biết hòa bình là quý giá nhất,
nhưng chiến tranh vẫn không ngừng xảy ra. Lúc tôi đang gõ những chữ này trên
máy tính thì máu người dân Lybi vẫn đang đổ. Và hiện tại, chính cuộc sống thanh
bình của chúng ta cũng đang bị đe dọa, khi ông bạn láng giềng khổng lồ lại gây
rắc rối nơi biên cương, hải đảo!
Tại sao vậy? Tại sao người từng giúp chúng ta rất nhiều trong công cuộc giành độc
lập, từng đã ra những tuyên bố rất cao đẹp về tình hữu nghị, về hiệu quả của sự
hợp tác làm ăn, lại luôn làm dân ta không yên? Có lẽ tất cả đều do lòng tham của
con người. Chính cái lòng tham mà khi giác ngộ, đức Phật đã chỉ ra nó là kẻ thù
số 1 gây ra đau khổ cho loài người, đứng trước cả “sân” và “si”. Có điều lòng
tham không chỉ là “đặc sản” riêng của người Tầu. Từ bao đời, chính nó đã gây ra
những cuộc thánh chiến thời Trung cổ, đẻ ra chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đẻ ra
chủ nghĩa phát-xít. Vì thế mới từng có câu “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế
quốc Anh”, và Pháp ở tận trời Tây xa xôi đã đến tận Đông Dương, coi xứ
An-nam-mít Việt Nam ta như một bãi hoang để khai thác và truyền đạo. Còn những
ngày nóng hổi hôm nay đây, chủ nghĩa bá quyền vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức,
những cuộc chiến vẫn ngày ngày xảy ra, nhân danh những điều lấp lánh vì “dân chủ”,
vì “nhân quyền”, nhưng thực chất là vì dầu hỏa, vì địa chính trị, những nước lớn
muốn xây “phên giậu” cho họ trên khắp thế giới!
Nói vậy không có nghĩa biện hộ cho Trung Quốc, mà ý chính là chúng ta phải luôn
cảnh giác, là một nước nhỏ yếu, trên mặt trận ngoại giao chúng ta luôn phải mềm
mỏng để giữ hòa hiếu, nhưng dù người ta có nói biết bao lời hay ý đẹp, ta vẫn
phải luôn nhớ rằng, ai cũng đặt quyền lợi của quốc gia họ cao hơn hết. Với một
lịch sử bị xâm lăng, từng phải chống lại những đối thủ hùng mạnh nhất, chúng ta
không thể đơn độc nhịn đói, dùng gậy gộc mà giành được độc lập. Chúng ta buộc
phải đi nhờ vả thiên hạ, và trong cuộc nhờ vả đó, ta không thể được hết mà
không bị mất gì và buộc phải trả giá. Những rắc rối trên biển hôm nay đây chính
là một trong những cái giá mà chúng ta đã trả và còn phải trả. Nhưng thế giới
hôm nay đã là thế giới văn minh, kẻ mạnh không thể tùy tiện thống trị người yếu.
Vậy trước những nguy cơ, chúng ta không thể chỉ cương quyết dùng ý chí sắt đá để
bảo vệ Tổ quốc mà còn cần phải khôn khéo hóa giải những mâu thuẫn bằng một sức
mạnh tổng hợp của thời đại.
Chính vì vậy, trước những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc liên tiếp xảy ra
trên Thủ đô thời gian gần đây, chúng ta cần tỉnh táo phân tích xem như vậy là
có lợi hay hại cho mục tiêu tối thượng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Vì
trình độ có hạn, vốn luôn dễ bị kích động, lôi kéo, đám đông thường không tỉnh
táo để suy xét hành động quá khích của họ là lợi hay hại. Chính vì đặc tính này
mà những kẻ gây chiến mới làm nổ ra được những cuộc chiến đẫm máu. Hít-le không
thể một mình làm ra được một cuộc đại chiến mà cả dân Đức phải bị lôi kéo vào,
để rồi phải chịu thất bại nhục nhã.
Có
điều thật lạ là, khi các cuộc biểu tình triền miên tại Hà Nội lần này đã thành
quá đà, làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, đến lao động sản xuất, thậm chí có
nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đẩy công việc hòa giải vào thế bí, đi
ngược với chính sách nhất quán theo xu thế của thời đại đối thoại thay cho đối
đầu của Nhà nước, luôn coi trọng tình hữu nghị, hòa bình với nước láng giềng khổng
lồ Trung Quốc và tất cả các nước trên thế giới; chính quyền Hà Nội đã có thông
báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình, thì cùng với lực lượng căm thù chế độ
ra sức kích động làm loạn xã hội, một số tướng lĩnh, trí thức tên tuổi, đã từng
giữ những trọng trách như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS. Chu Hảo, Nhà văn Nguyên
Ngọc, GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Phạm Duy Hiển, TS. Nguyễn Quang A, TS. Nguyễn
Xuân Diện, v.v... cũng lại ra sức cổ vũ, thậm chí nhiều ông còn trực tiếp xuống
đường tham gia biểu tình.
Khi lực lượng an ninh Thủ đô thi hành chức trách giải tán các cuộc biểu tình đó
thì ông GS. Chu Hảo đã: “phẫn uất nghẹn ngào”; “cực lực phản đối và lên án”
“hành động hết sức nguy hiểm!”; và cho “là một hành vi phản động về mặt chính
trị”; “công khai đàn áp những người yêu nước”; “thù địch đối với những người
kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước” (http://xuan dien han nom.
blogspot.com/2011/07/giao-su-chu-hao-len-tieng.html)
Ông TS. Nguyễn Quang A, dù tận mắt thấy trong cuộc biểu tình “không ai bị hành
hung” nhưng lại cho những người thi hành nhiệm vụ là: “vi phạm pháp luật nghiêm
trọng” như “như những tên cướp”
(http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/ts-nguyen
–quang-ho-quen-mat-loi-cu-ho.html).
Khi viết vậy chắc các vị
không biết rằng Quyền biểu tình trong Điều 69 Hiến Pháp 1992 của nước ta có nội
dung như sau:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình” nhưng phải “theo quy
định của pháp luật”. “Quy định pháp luật” đó chính là Nghị định số 38/200 5/NĐ-CP mà cụ thể tại Điều 7 ghi
rõ: “việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải
đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực
hiện đúng nội dung đã đăng ký... Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của
tổ chức đăng ký; b) Nội dung, mục đích việc tập trung đông người; c) Ngày, giờ
diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc; d) Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ
trình sẽ đi qua; đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa
chỉ của người đại diện cho tổ chức đó; e) Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh,
phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có); g) Cam kết thực
hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng”.
Ngay Điều 21 Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966 ghi
rõ “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc
thực hiện quyền này không bị hạn chế”,
nhưng cũng không phải là tuyệt đối bởi còn vế sau của câu này nữa: “trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một
xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để
bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người
khác”
Ngày 18/8/2011, UBND TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ
tập, biểu tình, tuần hành tự phát, đồng thời cử cán bộ đến vận động từng người.
Các cuộc biểu tình vẫn cứ diễn ra. Như vậy những người cố tình vi phạm và các vị
cố tình cổ vũ biểu tình đã thực sự phạm pháp. Vậy mà ông Chu Hảo lại cho lực lượng
an ninh thi hành công vụ là “thù địch”; ông Nguyễn Quang A gọi họ là “Những
kẻ”, “Chúng”, tức cũng đã coi họ là địch.
Tôi không hiểu sao những ông Giáo sư, Tiến sĩ, nhất là về khoa học tự nhiên, tức
phải thông minh hơn người và cũng đã cao tuổi cả, tưởng phải chín chắn, hiểu thấu
đáo và phân biệt được bản chất khác nhau của những hiện tượng, mà về hình thức
có thể giống nhau, vẫn luôn xảy ra trong đời sống; vậy mà lại có thể suy nghĩ
và phát ngôn nông nổi, đầy kích động và lầm lạc như trên sao? Nếu những người
biểu tình tuân thủ pháp luật, vui vẻ giải tán thì liệu lực lượng an ninh có cưỡng
chế không? Không hiếm người thi hành nhiệm vụ ổn định trật tự đã bị đổ máu, bị
hy sinh bởi những kẻ biểu tình quá khích. Nên việc cảnh sát dùng dùi cui, vòi rồng,
lựu đạn cay... cưỡng chế giải tán biểu tình tưởng đã là điều hiển nhiên trên thế
giới mà ai cũng phải hiểu. Hai vị này hồi chiến tranh khi hầu hết thanh niên
lên đường chiến đấu thì đều được du học dài dài. Không hiểu các vị vì học cao
quá, hay vì sung sướng quá mà xa rời những bước đi lấm bùn và máu của dân tộc,
nên không hiểu được những lẽ thường, không phân biệt được thế nào là kẻ địch.
Ngay trong những ngày hòa bình hôm nay đây, khi các vị sống sung sướng thành đạt,
danh lợi vẹn toàn, thì vẫn có những chiến sĩ công an hy sinh trên mặt trận chống
tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân. Vậy, khi các vị cho lực lượng
an ninh thi hành nhiệm vụ là địch thì thực sự chính các vị đã tự biến mình
thành kẻ địch!
Nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những nhân sĩ tích cực cổ vũ và còn trực tiếp
tham gia biểu tình, trong thư gửi ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội,
viết:
“Tối ngày 22 tháng 8 năm 2011, đài phát thanh và truyền hình
Hà Nội, trong chương trình thời sự... đã cho phát một phóng sự về những cuộc biểu
tình và những người biểu tình ở Hà Nội trong thời gian vừa qua,... coi các cuộc
biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động, và trong khi nói như vậy đã
đồng thời đưa rõ hình ảnh ba người là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Khải và tôi.
Thưa ông,
Tôi năm nay đã 80 tuổi... Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ” (http://quechoa.info/2011/08/31/th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-nha-van-nguyen-ng%E1%BB%8Dc-g%E1%BB%ADi-bi-th%C6%B0-ha-n%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-quang-ngh%E1%BB%8B/).
Thưa ông,
Tôi năm nay đã 80 tuổi... Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ” (http://quechoa.info/2011/08/31/th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-nha-van-nguyen-ng%E1%BB%8Dc-g%E1%BB%ADi-bi-th%C6%B0-ha-n%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-quang-ngh%E1%BB%8B/).
Quả
thật chẳng ai thích thú khi bị cho là phản động. Nhưng thực sự ông Nguyên Ngọc
có phản động không?
Theo tôi, phản động có nghĩa là phản lại xu hướng chung. Còn Nguyên Ngọc, khi cả
đất nước tự hào về chiến thắng vĩ đại trong cuộc kháng chiến giành độc lập, thống
nhất đất nước, nhưng là một người có trọng trách trong Hội Nhà văn, ông đã từng
lăng xê cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Cuốn sách mà GS. Trần Thanh Đạm
mới đây, khi biết tin một tờ báo kinh tế của Nhật tặng Giải thưởng châu Á cho Bảo
Ninh, đã viết: “những người phản đối thì
phê phán cách (Bảo Ninh) thể hiện xuyên tạc, thiên lệch đối với tính chất chính
nghĩa, anh hùng của cuộc chiến tranh từ phía Việt Nam tiến hành vì sự nghiệp độc
lập, tự do, thống nhất, hòa bình của nhân dân Việt Nam”; “Thế là thiện ác đảo
điên, chính tà lẫn lộn, vinh nhục bất phân” (http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoc/Ly-luan-phe-binh/Ve-Noi-buon-chien-tranh.aspx).
(Xin xem thêm điều này trong bài của tôi “Về
hai ứng cử cho giải Nobel của văn chương Việt trong cùng sách này)…
Nhiều giải văn chương trên thế giới, kể cả giải cao nhất là giải Nobel, có những
giải đã trao không vì giá trị văn học mà vì quan điểm chính trị, nhất là các giải
trao cho các nhà văn ở các nước thuộc phe XHCN có ý thức chống chế độ họ đang
hoặc từng sống ở đó. Nên không có gì là lạ khi nước ngoài tôn vinh “Nỗi buồn chiến tranh”của
Bảo Ninh, vì với họ Độc lập Tự do của nước ta không có ý nghĩa gì và máu của bộ
đội ta đã đổ như sông, biển cũng chỉ như nước
lã mà thôi! Chỉ có điều lạ là, Nguyên Ngọc, một người từng viết văn ca ngợi những
anh hùng trong kháng chiến thì trong hòa bình ông lại ca ngợi “Nỗi buồn chiến tranh”,
một hành động tự phủ nhận chính tác phẩm của mình. Không chỉ thế, ông còn coi
thường tất cả các giá trị của chế độ hiện tại, từng tỏ thái độ khinh bạc với tất
cả sự tôn vinh dành cho mình. Năm 2000, ông từng vắng mặt trong Lễ trao Huân
chương Độc lập; từng từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên; đặc biệt gần
đây cũng thẳng thừng rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, một sự tôn vinh cao nhất của nhà nước
cho một người sáng tác.
Còn “Nhà tư tưởng” Nguyễn Huệ Chi, người có rất nhiều hành động phản đối chính
quyền qua việc lập một trang Bô-xít, nhưng không chỉ viết về Bô-xít mà lợi dụng
tất cả, bất kể là ta hay địch, miễn là những gì có lợi cho việc công kích chế độ.
Huệ Chi từng ca ngợi những người phạm pháp như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ... và
hôm nay cũng luôn trên tuyến đầu biểu tình với vẻ mặt tươi hơn hớn (xin xem
trên mạng). Quả thật nếu nhẹ nhàng và vui vẻ thế mà bảo vệ được đất nước thì tất
cả dân Việt cũng nên theo ông Chi này xuống đường.
Về
việc các vị luôn nhân danh lòng yêu nước cổ vũ biểu tình và thậm xưng những người
biểu tình là “nhân dân”, xin mượn vài ý trong bài viết rất hay “Đừng yêu nước
bằng máu của người khác!” của tác giả Bảo Anh Thái:
“Tôi viết những dòng này vì
tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh... tự cho mình là
đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ
trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ
súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi - để nói những từ đại ngôn đó...
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi - để nói những từ đại ngôn đó...
Nhiều chiến
sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc... không cần những người “đứng” sau lưng bằng
những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
Đừng để
con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước” (http://baochi. Ed u.vn/home/201106074986/dung-yeu-nuoc-bang-mau-cua-nguoi-khac/)…
Còn tôi
thì thấy Nhân dân còn bận kiếm cơm, có đâu thời gian rảnh mà đi biểu tình liên
miên, họ hăng say lao động sản xuất trên tất cả các lĩnh vực tạo ra của cải vật
chất, nền tảng của sự ổn định xã hội; và khi điều tệ hại nhất là chiến tranh xảy
ra thì họ sẽ trực tiếp cầm súng bảo vệ Tổ quốc chứ không phải như những kẻ chỉ
biết to mồm đánh giặc miệng. Như cha, chú tôi từng tham gia chiến dịch Điện
Biên; như anh ruột tôi hy sinh ở tuổi đôi mươi khi tham gia chiến dịch Mậu Thân
1968; và chính bản thân tôi đây, khi 20 tuổi, cũng tham gia Chiến dịch Hồ Chí
Minh trên mặt trận Định Quán - Xuân Lộc vô cùng ác liệt. Với bản chất của một
người lính, một cách rất tự nhiên trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tôi cũng đã
viết khá nhiều bài chống lại những điều phi lý, những kẻ ác, kẻ xấu. Trước thực
trạng đất nước còn nhiều tệ nạn, trì trệ, xã hội cần những người phản biện chân
chính như người bác sĩ cứu chữa bệnh nhân thì không ít kẻ cơ hội, lưu manh
chính trị luôn nhân danh tiến bộ và những điều cao cả, lợi dụng sự phê phán những
yếu kém đó để chống đối nhà nước vì đủ thứ mưu toan, ảo tưởng, kể cả dã tâm và
ác tâm. Dường như có cả một liên minh, một công nghệ làm tiền trong “lĩnh vực
chống chế độ” này. Bên cạnh đó cũng có không ít người a dua, nói leo, coi sự chỉ
trích nhà nước như một cái mốt chứng tỏ khí phách của một kẻ sĩ, kể cả những
người được hưởng rất nhiều “lộc” của chế độ. Phải chăng những kẻ được ưu đãi,
vì lòng tham không đáy đã không được thỏa mãn nên luôn cay cú so bì hơn thiệt,
đã có thái độ bất mãn với chế độ.
Trong
xu thế thế giới đối thoại thay cho đối đầu, hòa bình hợp tác làm ăn thay cho
chiến tranh, quan trọng nhất là ta phải làm sao đó để vừa bảo vệ được chủ quyền
vừa giữ được tình hữu nghị hòa bình không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả các
nước. Kích động thù hận với Trung Quốc là hành động của kẻ thiểu năng trí tuệ,
tệ hơn, kích động chiến tranh là hành động của những kẻ điên cuồng. Cú đánh hiệu
quả nhất của chúng ta là việc không phải tung ra cú đánh nào cả. Tiếc rằng
trong thực tế lại không được vậy, nhiều khi chiến tranh xảy ra không chỉ do kẻ
gây hấn mà còn vì phía bị gây hấn không khéo hóa giải, trái lại còn rơi vào cái
bẫy khiêu chiến, tích cực “hợp tác” cho chiến tranh xảy ra!
Riêng về việc biểu tình, tôi thấy ngay sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại gia ta
lên tiếng phản đối Trung Quốc, những cuộc biểu tình xảy ra đã tạo được một sự cộng
hưởng tuyệt vời. Bởi sự biểu tình đã tỏ rõ ý chí của dân tộc, hậu thuẫn cho các
nhà ngoại giao hóa giải mâu thuẫn. Có điều, như các cụ thường dạy “già néo đứt
dây”. Khi những cuộc biểu tình biến thành phản ứng dây chuyền kích động thù hận
để rồi xảy ra chiến tranh, rồi máu xương lại đổ, nhà cửa ruộng vườn lại nát
tan, thì những cuộc biểu tình quá khích nhân danh lòng yêu nước đó sẽ không phải
là yêu nước mà là làm hại đất nước.
TP Hồ Chí Minh,
27-9-2011