Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

VỀ PHẠM THỊ HOÀI, SONG CHI, HAI “NGƯỜI ĐẸP” NÉM ĐÁ HỒ NGỌC THẮNG

ĐÔNG LA
VỀ PHẠM THỊ HOÀI, SONG CHI, 
HAI “NGƯỜI ĐẸP”
NÉM ĐÁ HỒ NGỌC THẮNG
Việt Nam với một quá khứ chiến tranh dẫn tới một thời đầy gian khó, ngay xã hội hiện tại vẫn còn nhiều yếu kém và tệ nạn, đã dẫn đến tình trạng có một lượng người Việt không nhỏ, bằng các cách khác nhau, định cư khắp nơi trên thế giới. Điều này không có gì đáng trách, nhà nước còn có chính sách đối với Việt kiều rõ ràng, chỉ đáng trách ở chỗ có những kẻ mất gốc, đã luôn quay cổ về “cắn” quê hương, đất nước. 

         Như có cô Song Chi, một đạo diễn xin tị nạn ở Nauy chục năm nay, cao giọng chê bai đất nước khi so sánh với nơi mình đang sống. Nhưng cô này đần độn ở chỗ không nhìn toàn diện, không hiểu được thực chất vấn đề, nên đã so sánh một cách khấp khểnh. Riêng về mật độ dân số thôi, Nauy to bằng VN nhưng dân số chỉ khoảng dăm triệu, làm sao không dễ sống hơn VN? Tệ hơn nữa nhiều kẻ còn lưu manh, bất lương ở chỗ luôn bu vào mọi chuyện không hay, thậm chí còn phóng đại, xuyên tạc để chống Nhà nước VN, đồng nghĩa với sự phá hoại sự thanh bình và phát triển của đất nước.
Như chuyện Trịnh Xuân Thanh phá hoại nền kinh tế, tham nhũng đã trốn chạy sang Đức, VN đã phát lệnh truy nã toàn cầu. Lẽ ra nếu Đức hành xử đúng luật và theo quan hệ ngoại giao bình đẳng và văn minh giữa hai quốc gia, đã phải nộp kẻ phạm pháp cho VN. Không chỉ người Việt mà tất cả những người có lương tri trên toàn thế giới đều phải thấy đó là đúng, vậy mà có những kẻ mang gen Việt đã mong, rồi mừng rú lên khi Đức trừng phạt VN. Chưa hết, chúng còn cay cú, xúm vào ném đá những công dân Việt nào tỏ thái độ bênh vực Việt Nam trong vụ Trịnh Xuân Thanh này. Điển hình là trường hợp anh Hồ Ngọc Thắng, một luật sư, Việt kiều Đức,  hiện đang rất nóng trên mạng.
***
Tôi chú ý nhất hai “hòn đá” ném từ tay hai người đàn bà: 1- Phạm Thị Hoài và 2- cái cô Song Chi nói trên, một là nhà văn, một là đạo diễn.

Phạm Thị Hoài thì tôi đã biết rõ từ lâu, còn Song Chi chỉ loáng thoáng thấy tên, mới hôm qua “điều tra” biết. Xem hai cái hình thì rõ ràng Song Chi xinh hơn Phạm Thị Hoài, còn về danh thì Hoài nổi hơn Chi. 
Về trí tuệ đàn bà, lại nhớ thằng cha Nguyễn Huy Thiệp viết trong một truyện ngắn:  Đàn bà không có thơ đâu… Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì?”. Nói chung thì không đúng vì có đàn bà làm tổng thống, thủ tướng, được cả giải Nobel, nhưng riêng về Phạm Thị Hoài và Song Chi thì rất đúng.  Vì so với thơ thì chính trị cao, rộng và khó hơn nhiều, loại như Phạm Thị Hoài, Song Chi thì đúng là theo “anh Thiệp” “Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì biết gì?”
Nói chuyện riêng của tôi với Phạm Thị Hoài một chút. Một lần tôi đã viết, trong cuốn “Biên độ của trí tưởng tượng” tôi có viết một bài nhỏ phê phán văn của Phạm Thị Hoài nhất là ý viết về Bác Hồ. Rồi một lần tôi ngạc nhiên khi Phan Thị Vàng Anh (con Nhà thơ Chế Lan Viên) gọi điện thoại bảo Phạm Thị Hoài có ý gì đó mà đến nay tôi không nhớ. Sau đó cũng không có gì xảy ra. Rồi một hôm không biết do duyên cớ nào tôi lại gởi một bài cho Talawas của Phạm Thị Hoài. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy bài được đăng. Rồi còn ngạc nhiên hơn nữa là quan điểm của tôi ngược với tinh thần của trang Talawas và cả với Phạm Thị Hoài, nhưng sau đó tôi gởi tiếp thì Talawas đăng tiếp, đăng nhiều nữa, chỉ khi tôi gởi nhiều quá, BBT gởi thư bảo là xin anh gởi từ từ vì báo còn phải đăng bài người khác.
Từ đó trong lòng tôi vẫn có phần vì nể Phạm Thị Hoài. Phạm Thị Hoài là một nhà văn sắc sảo, có cá tính, nhưng tiếc là với chính trị tư tưởng, Hoài vẫn chưa đủ trình độ và sự từng trải để có cái nhìn thấu suốt và minh triết về Việt Nam. Trong cuốn Biên độ của trí tưởng tượng tôi đã viết về văn Phạm Thị Hoài:
“Trong hai chữ con người, nếu một thời văn chương nước ta quan tâm nhiều hơn đến phần người, văn chương được ưu tiên là văn chương nói nhiều về lý tưởng, nhiệm vu; đề cao sự quên mình, sự hy sinh… Rồi hòa bình về, trong công cuộc đổi mới chung, có sự đổi mới văn chương. Có điều vì tích cực quá, một số nhà “lý luận tiên phong” đã vạch ra cho văn chương một con đường ngược lại. Văn chương đích thực là văn chương chỉ viết về phần con thôi: văn chương của những dục vọng, tham vọng, của những tính toán mưu mô, càng thực dụng càng tốt, càng cay độc càng tốt. Phạm Thị Hoài đã kịp thời xuất hiện. Trong tác phẩm mới nhất của Phạm Thị Hoài in ở nước ngoài: Maria-Sến. Chuyện kể về sáu người đàn ông yêu một người đàn bà. Sáu người là cha con, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp. Họ lần lượt được ngủ với người đẹp, rồi cuối cùng, hai cặp cha con chết, còn hai người: một cơ hội, một hèn yếu thì sống. Qua cái mô hình ấy, Phạm Thị Hoài đã hắt ra tất cả những lời phỉ báng, khinh miệt, diễu cợt, xúc xiểm … đến tất cả mọi đối tượng, bằng một thứ ngôn ngữ không kiêng cữ bất cứ điều gì. Hoài viết về dân tộc: “Nước Việt mình cuối thế kỷ hai mươi lặp lại đầu thế kỷ: cũng là một đổ nát bên trong cho bên ngoài tràn vào thống trị”. Hoài viết về cách mạng: “Chúng tôi và cách mạng đôi bên đã nhẵn mặt nhau. Đến lượt những cậu ấm Tân ấm Đủ thì nàng cách mạng rực rỡ thuở nào chỉ còn là một mụ mãn kinh…”.
Rồi Phạm Thị Hoài còn viết nhiều nữa, không chỉ văn chương mà còn về thời sự, chính trị. Như được giới thiệu trên mạng, Hoài chỉ “tốt nghiệp chuyên ngành về văn khố. Năm 1983, bà trở về Việt Nam, sống ở Hà Nội, làm chuyên viên lưu trữ văn thư”, vậy từ nền tảng học vấn đó, từ khả năng chỉ học được ngành đó, làm sao Hoài có được những tri thức cao và khó hơn nhiều liên quan đến chính trị, xã hội để có thể hiểu mà có thái độ đúng đắn? Vậy mà không chỉ nói sai Hoài còn cao giọng phản bác, xổ toẹt tất cả những gì là giá trị liên quan đến đất nước Việt Nam? Có thể Hoài tự tin dựa vào tài năng văn chương của mình? Ở trong nước Hoài được đám Nguyên Ngọc lăng xê, mà đám này thực chất là nhóm cơ hội, phản bội, đón gió trở cờ, tự cho mình là cấp tiến, tầng lớp tinh hoa. Ai đọc loạt các bài tôi viết về họ thì sẽ thấy họ chỉ là những kẻ hãnh tiến, trong đầu họ không có óc mà chỉ có loại “vật thể” trắng nhão nhão như đậu hũ mà thôi! Nhưng ở ngoài nước Hoài cũng được giải thưởng tùm lum. Có điều cần phải hiểu chỉ có những giá trị khoa học, công nghệ là có ý nghĩa toàn cầu, còn với khoa học xã hội và văn chương nghệ thuật thì giữa nước ta với nhiều nước thì phần nhiều là ngược nhau. Những tác phẩm xuyên tạc, lộn ngược lịch sử bị VN lên án nhưng lại là những liều thuốc giảm đau, an thần, bào chữa cho những nước từng mang lại khổ đau cho dân VN, vì vậy mà họ đã tung hô loại tác phẩm này hết cỡ! Với người Việt chỉ có bọn mất nhân tính không còn biết đạo lý là gì mới vào hùa theo họ.
Nhưng vì chút “duyên nợ” nói trên tôi không quan tâm, tuỳ Phạm Thị Hoài viết gì thì viết. Nhưng cái gì cũng có giới hạn. Hôm nay thấy Hoài lại vào hùa với bọn người Việt bất lương, muốn nước Đức trừng phạt tổ quốc mình, ném đá ông Hồ Ngọc Thắng, một người chỉ viết ra sự thật, không chỉ vì lợi ích của VN mà còn vì cả mối bang giao Việt-Đức, tức cũng vì lợi ích của chính nước Đức. Vậy mà Hoài đã viết thế này:
“Trước đây tôi vẫn tưởng nhân vật mang tên Hồ Ngọc Thắng, được giới thiệu là Việt kiều tại CHLB Đức, thường xuất hiện trên những tờ báo giáo điều nhất của chính quyền Việt Nam để ca ngợi chế độ và công kích những người phê phán nó, là một trong những nhân vật hư cấu mà bộ máy truyền thông cộng sản chuyên sáng chế và đưa vào sử dụng hàng loạt trên dây chuyền tuyên giáo.
Nhưng tiếc thay, rất gần đây tôi mới biết rằng ông Thắng là có thật, bằng xương bằng thịt, và chẳng những thế còn là “chuyên gia luật, hiện đang làm việc trong bộ máy của chính phủ Đức”, cụ thể là nhân viên của Cục Di dân và Tị nạn Liên bang từ năm 1991 đến nay, mà công việc là nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị.
Trời ơi! Không kịch bản hư cấu nào có thể quái gở hơn. Vụ bê bối này, với tôi, đau hơn cả vụ gian lận khí thải”.
Là một người có văn hoá, có lý trí, không ai viết một cách lu loa, xổ toẹt tất cả như giọng điệu Phạm Thị Hoài: “những tờ báo giáo điều nhất của chính quyền Việt Nam để ca ngợi chế độ và công kích những người phê phán nó”. Không chỉ Báo chí VN mà cả Luật Báo chí không hề và không cho phép ai công kích những người phê phán chế độ chính xác và có tinh thần xây dựng. Công kích sai rất có thể bị kiện. Ngược lại không chỉ báo chí mà tất cả công dân phải có trách nhiệm phê phán bọn viết bậy, nói láo với động cơ xấu.
Trong bài Phạm Thị Hoài có nhắc đến “Hai trong số nhiều bài viết của đồng chí T”.
Tôi tìm đọc, 1- “Dân chủ ngoại laicản trở sự phát triển của dân tộc”, Hồ Ngọc Thắng viết:
“Tin tức thời sự hằng ngày về tình hình chiến sự cũng như về tình trạng bất ổn ở nhiều nước hiện đang là một phần sự thật chứng minh "nền dân chủ nhập khẩu" không thể tồn tại khi không phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt là khi không phải là yêu cầu tự thân của một quốc gia. Còn về sự khủng hoảng của nền dân chủ ở phương Tây, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các nhà khoa học sống, làm việc ở phương Tây. Chẳng hạn như khi bàn về cuộc khủng hoảng của nền dân chủ, các nhà chính trị học phương Tây thường sử dụng khái niệm "sự chán chường chính trị" (tiếng Ðức: Politikverdrossenheit). Theo họ, "sự chán chường chính trị" rất gần gũi với "sự khủng hoảng dân chủ" (tiếng Ðức: Demokratiekrise)”.
Và bài 2: “Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì?”,
Hồ Ngọc Thắng viết:
“Phát biểu trên đây đã lộ rõ chủ ý của ông M.Patzelt đến Việt Nam để “hỗ trợ cuộc phản đối”, chứ không phải là để quan sát. Chủ ý này được trình bày cụ thể, rõ ràng hơn khi ông (không biết vì hoang tưởng hay ngạo mạn?) phát biểu: “Tôi nghĩ rằng với sự có mặt của tôi sẽ giúp cho được tuyên trắng án hoặc án sẽ được giảm nhẹ”. Đã sinh sống nhiều năm tại CHLB Đức, tôi chưa thấy nghị sĩ Quốc hội Liên bang nào ra nước ngoài mà lại tự coi mình có “sức nặng” đủ để gây sức ép lên một phiên tòa của nước khác, có thể giúp bị cáo “trắng án hoặc giảm nhẹ”!? Việc làm này không những lạm dụng đặc quyền của nước sở tại giành cho người nước ngoài, và theo ý nghĩa nhất định, còn can thiệp thô bạo vào việc nội bộ của nước khác. Sự có mặt của người nước ngoài trong một phiên tòa tổ chức tại bất kỳ quốc gia nào cũng là vấn đề phải được xem xét, đôi khi là thủ tục bắt buộc, không phải hễ người nước ngoài nào muốn vào là sẽ phải cho vào, dù chỉ là quan sát viên”.
Đối chiếu với thực tế anh Thắng viết hoàn toàn đúng, sao ném đá? Còn anh dám viết thẳng, viết thật về cái sai của những cá nhân và những gì còn chưa tốt của “xã hội phương Tây” với tinh thần xây dựng cũng là điều các nước luôn xưng danh “tự do, dân chủ” khuyến khích, tự do ngôn luận cũng được hiến định mà! Phê phán anh Thắng phải chăng nước Đức không có tự do ngôn luận? Một người luôn cho những người viết vì đất nước VN là bồi bút, văn nô, Phạm Thị Hoài “đau hơn cả vụ gian lận khí thải” trước hiện tượng Hồ Ngọc Thắng thì chính Phạm Thị Hoài cũng là bồi bút, văn nô cho những gì còn chưa tốt của nước Đức?
***
Còn Song Chi vốn tham gia biểu tình quấy rối bị “sờ gáy”, công việc bị ảnh hưởng, đã xin tị nạn ở Nauy khoảng chục năm nay. Người phụ nữ này trông ảnh khá xinh tiếc là lương tri bị chó gặm mất tiêu rồi, vì cũng là loại người mừng rú lên khi nước Đức “trừng phạt VN” về vụ Trịnh Xuân Thanh. Cô ta viết:
“Vụ Trịnh Xuân Thanh có vẻ không chìm lắng đi như suy nghĩ, đánh giá có phần chủ quan của nhà cầm quyền VN và đám dư luận viên ủng hộ vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức. Ngược lại, báo chí Đức đưa tin “Viện Công tố liên bang Đức ở Karlsruhe nhập cuộc điều tra vụ một người Việt bị bắt cóc tại Berlin. Tổng Biện lý Liên bang mở cuộc điều tra.” ("Verschleppung eines VietnamesenGeneralbundesanwalt übernimmt Ermittlungen", Spiegel online, ngày 10.8)
Như vậy vụ việc đã được chính phủ Đức đưa lên tầm có tính cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như các trường hợp gián điệp, khủng bố, các tội phạm chính trị cực đoan và xâm phạm công pháp quốc tế”.
Về Hồ Ngọc Thắng, Song chi viết:
“Không những thế, có một chi tiết rất đáng chú ý là một nhân vật có tên việt là Hồ Ngọc T. làm việc tại sở Liên bang Di dân và tỵ nạn của Đức đã bị ban giám đốc …  đình chỉ công việc để điều tra xem ông ta có liên quan gì đến vụ TXT hay không. Mọi việc là từ những bài viết chỉ trích phản ứng, hành động của chính phủ Đức và đứng về phía nhà nước cộng sản VN trong vụ TXT”

Song Chi cho “đồng chí T.” sống ở Đức, nhưng đầu óc, tư duy vẫn “đỏ rực một màu cờ cách mạng”, đứng về phía nhà cầm quyền VN, đặc biệt thù ghét chế độ VNCH, căm thù các hoạt động đấu tranh của người Việt trong nước v.v….cho là “những kẻ do nhà cầm quyền VN gài vào, làm tay sai, gián điệp, nằm vùng”.
Tôi tìm đọc bài “đồng chí T.”  Hồ Ngọc Thắng viết về vụ Trịnh Xuân Thanh “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?” trên chính trang fb của Hồ Ngọc Thắng. Từ trình độ cá nhân và nhận thức về tình hình nước Đức, Hồ Ngọc Thắng đưa ra những suy luận về quan hệ Đức – Việt sau “sự cố” Trịnh Xuân Thanh, đúng sai thế nào chưa biết, Nhưng Hồ Ngọc Thắng chỉ mong quan hệ Đức-Việt vẫn sẽ tốt vì lợi ích của hai nước. Chỉ vậy thôi nên Song Chi viết Hồ Ngọc Thắng “chỉ trích phản ứng, hành động của chính phủ Đức” là viết láo!
Song Chi diễu cợt Hồ Ngọc Thắng sống ở Đức mà vẫn “đỏ rực một màu cờ cách mạng”, viết vậy mày không thấy ngu ở chỗ hai nước Đức Việt theo Wiki:
 “Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai”.
Vậy mày cũng diễu cợt cả bà Merkel “đỏ rực một màu cờ cách mạng” à?
Còn về chế độ VNCH, lẽ ra không nên nhắc đến vì ta đã hoà hợp dân tộc từ lâu, Quan hệ Mỹ Việt cũng ngày càng thân tình, tin cậy và phát triển, vì con Song Chi này ngu tôi phải vạch mắt cho nó thấy, không chỉ Hồ Ngọc Thắng ghét VNCH mà qua Chiến tranh VN, chính những người đẻ ra VNCH cũng khinh rẻ và ghét cay ghét đắng nó.
Về Ngô Đình Diệm, TT nền Đệ Nhất Cộng hoà, theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, tác giả viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương”. (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West)”. Ngô Đình Diệm quá độc tài, tàn ác làm mất lòng dân chúng đến độ đã làm phật ý cả Mỹ, để rồi Diệm phải chịu quả báo, bị giết bởi chính thuộc cấp, với sự bật đèn xanh của CIA.
         Còn Nguyễn Văn Thiệu, TT nền Đệ Nhị Cộng hoà,
Tướng Cao Văn Viên, khi so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm, nói:
      "Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình 'thiên mạng' cứu nước… Còn ông Thiệu thì theo đường lối 'độc tài trong dân chủ'… Bàn tay sắt trong đôi găng nhung”.
     Henry Kissinger trong hồi ký của mình đã cho rằng, Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ đoạn gần như điên cuồng". Ông ta cũng tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi"!
Los Angeles
12-8-2017
ĐÔNG LA