Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Sự thật mà biết nói năng Thì Uyên và Cát hàm răng chẳng còn

 ĐÔNG LA

Sự thật mà biết nói năng

Thì Uyên và Cát hàm răng chẳng còn

 


Một lần duy nhất, tôi đi theo đoàn của cô Hoà trong một hành trình từ TPHCM đi Xuyên Mộc gặp nhiều nhân chứng chứng kiến khả năng đặc biệt của cô. Đến Biên Hoà, đoàn ghé vào nhà bác Hồ Thanh Điền, từng là Bí thư Đảng uỷ Công an Đồng Nai, người chứng kiến và viết bài quyết liệt bảo vệ cô Hoà trong vụ giúp tìm HCLS ở Nhà lao Tân Hiệp Biên Hoà. Sau đó, đoàn đến nhà Thượng tá công an Nguyễn Thúc Châu ở Xuyên Mộc, từng nhờ cô Hoà giúp tìm được hài cốt bố mình là LS Nguyễn Thúc Phan. Ở nhà Châu tôi gặp rất nhiều người đã chứng kiến cô Hoà giúp tìm HCLS, mấy người kể, bữa trước Nhà báo Thu Uyên có về đây, bà ta nhe răng ra khoe:

-Ông Đông La bảo răng tôi không còn, nhưng răng tôi vẫn còn nguyên đây này!

Số là tôi có viết một bài và vận dụng hai câu tục ngữ viết ra như thế này:

Sự thật mà biết nói năng

Thì Uyên và Cát hàm răng chẳng còn!

Uyên là nhà báo Thu Uyên “của chúng ta” còn Cát là Thượng tá Nguyễn Lê Cát - Trưởng khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội, người mà Thu Uyên đã móc được để chung tay “diệt ngoại cảm”. Còn lời nói nào có trọng lượng hơn ủng hộ cô ta như lời của một người có vị trí “Trưởng khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội”như Nguyễn Lê Cát? Thế mới biết cái cô nhà báo “mắt lác mồm ác” đúng là ghê gớm thật!

***

Đàn bà vốn là phái yếu nên để thực hiện một việc ác dường như họ phải thủ đoạn hơn đàn ông. Mồm mép đàn bà cũng nanh nọc hơn, như chửi chế độ có những nhà văn đàn ông nhưng không ai chửi tàn khốc như Dương Thu Hương. Nhìn vào lịch sử ta cũng thấy có những nữ ác nhân khủng khiếp, có những vị tướng bách chiến bách thắng nhưng phải chịu chết dưới tay đàn bà!

Đời Tiền Hán ở Trung Quốc có chuyện Lã Hậu, vợ Vua Lưu Bang, giết Hàn Tín. Đại tướng Hàn Tín có công lao lớn nhất giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán, trong đó có việc thắng địch thủ mạnh nhất là Hạng Võ. Biết tài võ chỉ được trọng dụng trong thời chiến, còn thời bình có thể là tai hoạ, nên Hàn Tín luôn đề phòng trong nhiều năm.  Nhưng rồi cuối cùng Hàn Tín vẫn bị Lã Hậu lừa về kinh đô và bị bắt. Lã Hậu đã chém chết Hàn Tín rồi giết luôn cả ba họ nhà ông. Trước khi bị chém, Hàn Tín than:

“Ta hối hận không dùng mưu kế của Khoái Triệt, cho nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Há chẳng phải là vì trời muốn thế hay sao?”

Trên 2000 năm sau, Giang Thanh là vợ và được Mao Trạch Đông hỗ trợ đã trở thành một trong “Tứ nhân bang” lãnh đạo cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc ở TQ. Để giành quyền lực, Giang Thanh đã kích động đám thanh niên cực đoan lập ra tổ chức Hồng vệ binh để chống lại các nhà lãnh đạo, các nguyên soái TQ, đã bắt tù, cắt gân chân và đầy đoạ Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đến chết, làm khốn khổ Đặng Tiểu Bình

Bây giờ Việt Nam ta có Thu Uyên, cô ta chỉ là một nhà báo bị đuổi khỏi VTV (nghe đồn là vì “dai gái”), Trần Bình Minh lên TGĐ VTV, vì tình riêng đã rước Thu Uyên trở lại. Giống “sếp” Nguyễn Công Khế kiếm tiền ở báo Thanh Niên, Huỳnh Kim Sánh đã xui vợ là Thu Uyên bày ra hai chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và “Trở về từ ký ức”, mà theo “người trong chăn” Lê Cao tâm tố là, “Lợi dụng truyền hình nhân đạo móc túi bá tánh!” Cũng theo tiết lộ của Lê Cao Tâm, Thu Uyên điên cuồng “đánh ngoại cảm” chính là để độc quyền giành các mối tài trợ cho chương trình “Trở về từ ký ức”.

Thu Uyên không phải là vợ vua như Lã hậu, không phải là vợ chủ tịch Đảng như Giang Thanh, không phải ở cái thời phong kiến cổ xưa, và cũng không phải ở cái thời cộng sản mông muội cách mạng văn hoá Trung Quốc, vậy mà cô ta cũng dắt mũi, làm dậy sóng được dư luận, làm nhiều người khốn khổ, trong đó khổ nhất là cô Vũ Thị Hoà và gia đình cô. Chính cô ta khoe trên facebook là đã cung cấp nhiều tài liệu về cô Hoà cho cơ quan điều tra mà trong đó chắc chắn có nhân chứng là “nhà khoa học”, Thượng tá Nguyễn Lê Cát - Trưởng khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội.

***

Trong phóng sự của Thu Uyên “Trở về từ ký ức” số 22 phát sóng trên VTV1, Thượng tá Nguyễn Lê Cát - Trưởng khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội cho rằng: “Qua thực tế xét nghiệm, kiểm định, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ tìm hài cốt bằng ngoại cảm độ chính xác gần như bằng 0.”.

Nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn, thành viên Viện NCVƯDTNCN, phản bác:

-Bao nhiêu kết quả xét nghiệm ADN của Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Pháp y Quân đội, Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự mà tôi đang giữ đây là giả, là làm xương động vật thành xương người à?



Ông Tuấn đã đưa cho các nhà báo coi nhiều biên bản giám định hài cốt liệt sĩ, mà ông dùng khả năng ngoại cảm tìm giúp được, của Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khoa xét nghiệm thuộc Viện Pháp y Quân đội. Điển hình là biên bản giám định hài cốt liệt sĩ Phạm Đức Mạch số PY64.11 của Khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân đội do chính tay bác sĩ Nguyễn Lê Cát ký công nhận là tìm đúng hài cốt liệt sỹ.

Đặc biệt, nói như trên, Nguyễn Lê Cát, nói theo dân gian, cũng đã “vả vào mồm” “sếp” trực tiếp của mình, Đại tá PGS.TS. Nguyễn Trọng Toàn - Viện trưởng Viện Pháp y quân đội.

 Ngày 20/10/2007, Vietnamnet,vn đưa tin “Xác định chính xác hài cốt lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh”



Phan Thị Bích Hằng đã dùng khả năng ngoại cảm giúp tìm được hài cốt nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh ngày 21/9/2007 tại khuôn viên Cty CP Giày da Thống Nhất (An Dương, TP. Hải Phòng).

Sau khi xác định ADN chính xác, Đại tá PGS.TS. Nguyễn Trọng Toàn - Viện trưởng Viện Pháp y quân đội cho biết độ tin cậy của phương pháp giám định hài cốt bằng phương pháp phân tích ADN ty thể:  

"Phương pháp phân tích của chúng tôi là lấy mẫu xương của hài cốt hiện được quàn tại Quân khu 3 tách chiết ADN tổng số từ xương; nhân bản đoạn gene HV1 ty thể (đoạn gene dùng để nhận dạng người do đoạn này không người nào giống người nào, không phả hệ nào giống phả hệ nào); giải trình tự gene; phân tích và xử lý số liệu.

Số liệu được phân tích so sánh bằng phần mềm chuyên dụng cho thấy gene của mẫu xương và gene của mẫu máu lấy từ bà Nghiêm Thị Hồng (sinh năm 1943) và bà Nghiêm Thị Như Vân (sinh năm 1948) (đều là cháu ruột của liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh) giống nhau 100%, khác biệt hẳn so với gene của mẫu đối chứng không thuộc phả hệ của liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh và gene của người trực tiếp tiến hành phân tích.

Đặc biệt, hai vị trí 16140 và 16148 theo trình tự Andeson (trình tự của chuỗi ADN ty thể được nghiên cứu, được ông Andeson công bố đầu tiên năm 1981) chỉ thấy có ở gene mẫu xương và gene mẫu máu các cháu liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh. Hai vị trí đặc biệt này chưa từng gặp thấy trong 70 phả hệ đã được nghiên cứu của viện. Kết quả so sánh ADN ty thể của các mẫu cho phép khẳng định: Mẫu xương có quan hệ huyết thống dòng mẹ với các mẫu máu của hai người cháu liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh.

Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của viện, khả năng kỹ thuật được nâng lên một bước. Trong hơn 100 trường hợp đã được giám định thành công thì trường hợp cốt để lâu nhất 65 năm. Nay đối với trường hợp của liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp giết ngày 31.7.1932, tức là cốt đã để 75 năm. Đặc biệt khi phát hiện, tình trạng cốt không còn được tốt, xương đã có hiện tượng mủn nát".

14-9-2020

ĐÔNG LA