Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

VỀ “ĐƠN KHIẾU TỐ BỔ SUNG” TỐ CÁO NGUYỄN QUANG THIỀU CỦA NHÀ VĂN TRÚC PHƯƠNG

 ĐÔNG LA

VỀ “ĐƠN KHIẾU TỐ BỔ SUNG” TỐ CÁO NGUYỄN QUANG THIỀU
CỦA NHÀ VĂN TRÚC PHƯƠNG


Mới đây, 10-12-2021, Nhà Văn Chiến sĩ Trúc Phương, với khí phách của một người từng tham gia cách mạng khi mới 15 tuổi, lại gởi tiếp lên TBT Nguyễn Phú Trọng, các vị có trọng trách và các cơ quan chức năng “Đơn khiếu tố bổ sung”, tố cáo tiếp Chủ tịch Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều.
Trong đơn, Nhà Văn Trúc Phương viết:
“Trước nhất là việc kiểm tra, thẩm tra lại quá trình đi ra khỏi Hội, làm ăn theo phương thức tư nhân ở một số khâu của báo chí bên ngoài thị trường, bỏ sinh hoạt Đảng hơn 5 năm”.
Cái điều “làm ăn theo phương thức tư nhân” này khiến tôi nhớ lại cái lần Thiều muốn tôi viết một bài về thơ Thiều để tham dự cuộc Hội thảo về thơ Thiều do Nguyễn Đăng Điệp chủ trì tổ chức ở Viện Văn, nên Thiều khoe giờ đã có nhiều tiền, bảo tôi sửa soạn một cuốn sách đi Thiều sẽ tài trợ tiền in. Thêm nữa, một lần một nhà báo có địa vị từng học cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng cũng khen Thiều rối rít khi giúp ông tiền in sách. Có một chút liên quan đến tâm linh ở đây. Tôi từng rất chú ý đọc cái bài của nhà báo này viết trên cand.com về chuyện một cựu binh Mỹ đã nhờ Bảo Ninh (khi sang Mỹ) mang kỉ vật của Đặng Thùy Trâm về VN đưa cho gia đình chị, nhưng Bảo Ninh đã không! Vậy mà tôi đã quên mất tiêu tên vị nhà báo. Nhưng rồi khi mở facebook, tôi thấy có bạn Ngô Bồng Lai comment một ý hay quá: “Nguyễn Quang Thiều đặc biệt nguy hiểm khi ở cương vị này. Trung Ương phải có hướng giải quyết trước khi quá muộn”.


Thấy ấn tượng, tôi bấm Ngô Bồng Lai xem là ai thì thấy ngay trong danh sách bạn bè của Ngô Bồng Lai hiện ra cái tên đầu tiên là Dương Đức Quảng, chính là nhà báo mà tôi đang cố nhớ lại tên.

Tôi nói với bà xã: “Ai đã xếp đặt chuyện kỳ lạ này?” Phải chăng có sự xếp đặt huyền bí là để giúp tôi nhớ ra tên nhà báo Dương Đức Quảng, để chỉ cho mọi người thấy cái chuyện một nhà báo lão luyện như ông, bạn học đại học của TBT Nguyễn Phú Trọng, vẫn bị lầm lẫn trước sự khôn ngoan lấy lòng thiên hạ của Nguyễn Quang Thiều. Dương Đức Quảng không hiểu được bản chất thật của Nguyễn Quang Thiều. Thiều biếu ông tiền in sách nhưng lại ca ngợi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh là “Chạm vào mẫu số chung nhân loại”, trong khi cuốn sách bôi đen cuộc kháng chiến vĩ đại và đội quân cách mạng anh hùng, và tư cách tác giả Bảo Ninh ra sao thì chính ông một lần đã chỉ ra.
Nhưng Thiều lấy tiền ở đâu để cho tôi (sau tôi không cần), cho anh Dương Đức Quảng, chưa hết, Thiều còn phải có thu nhập rất lớn mới có thể có xe hơi, nhà lầu, cho hai con du học Mỹ, (tôi có con du học Mỹ nên biết, trung bình một đứa khoảng 1 tỷ/năm). Vậy có phải Thiều có nhiều tiền do “làm ăn theo phương thức tư nhân” như đơn tố cáo của Nhà Văn Trúc Phương hay không? Hay còn có những khoản tài trợ phi pháp khác, trong đó có không sự tài trợ từ nước ngoài với mục đích chống phá VN?
***
Nhà Văn Trúc Phương viết:
“Đảng phí là tình cảm, trách nhiệm… là bổn phận không thể thiếu của một đảng viên, nếu không nói là thiêng liêng, căn cội, chứ nào phải chỉ là công việc phải trả như trả nợ tiền góp chợ, hay thuế môn bài v.v... Đó là chưa nói đến việc mờ ám, bất minh, vô nguyên tắc nếu tổ chức Đảng ở Hội Nhà Văn hay Báo Văn Nghệ-nơi ông Thiều ra đi-lại cho phép ông Thiều đóng một lần với một cục tiền cho hơn 5 năm Đảng phí”.
Nhà Văn Trúc Phương viết:
“Rồi việc ông Thiều phải nhận kỷ luật cảnh cáo… Nếu ông Thiều bị kỷ luật thì theo nguyên tắc nào mà ông Thiều được cơ cấu vào chức Phó Chủ tịch và sau đó còn trực tiếp đảm đương chức vụ Giám đốc-Tổng Biên tập Nhà Xuất Bản của Hội?”
Nhà Văn Trúc Phương viết:
“… việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy của Hội. Tôi đề nghị Ủy Ban Kiểm Tra và các Ban Ngành chức năng rà soát lại trong trách nhiệm và quyền hạn của mình về vấn đề nhân sự ở các bộ phận trọng yếu của Hội… Chủ tịch Hội đồng Lý Luận Phê Bình-người có liên quan trực tiếp đến Luận văn Thạc sĩ viết về nhóm “Mở miệng” đầy tai tiếng của Nhã Thuyên, tiếp đến là Chủ tịch Hội đồng Thơ, Giám đốc Nhà Xuất Bản của Hội, và những phòng ban khác… những con người với tư tưởng, tình cảm, khuynh hướng, quan điểm sáng tác theo hướng kỳ thị, đối lập, bài xích, thậm chí triệt hạ tinh thần sáng tác chính thống, truyền thống và Cách Mạng của nhân dân và chế độ ta, có thực sự xứng đáng nhận lấy những vị trí trọng trách trong Hội hay không… Và điều này có trái ngược hoàn toàn với lời đồng chí Tổng Bí Thư chỉ đạo trong Hội Nghị Văn Hóa & Văn Nghệ diễn ra ngày 24/11/2021 vừa qua hay không…”
Nhà Văn Trúc Phương viết:
“Đề nghị Ban Tuyên Giáo và các Ban Ngành chức năng đọc lại, thẩm định lại các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mà ông Nguyễn Quang Thiều hết lời ca ngợi; đồng thời với các quyển sách có tên “Tây Hùng Vương”, “Bi Kịch Gia Đình”, “Đất Mồ Côi”... cùng một số tác phẩm của các tác giả Hậu Hiện Đại, để có cách nhìn nhận… một cách nhất quán và khoa học tư tưởng, tình cảm, khuynh hướng lãnh đạo và sáng tác của ông Nguyễn Quang Thiều, cũng như của ông Nguyễn Đăng Điệp, ông Văn Giá, ông Inrasara, ông Phạm Lưu Vũ, ông Văn Chinh...”
Nhà Văn Trúc Phương viết:
“… tôi khẩn thiết yêu cầu Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương, Ban Tổ Chức Trung ương, Ban Tuyên Giáo, Ban Nội Chính, Bộ Công An vào cuộc (cần thiết phải dử dụng cả những biện pháp nghiệp vụ giám định khoa học) để xác minh, thẩm định lại nội dung tố giác mà tôi đã nêu…”
Cuối cùng, Nhà Văn Trúc Phương: “Nhân danh một đảng viên 53 tuổi Đảng, 56 năm là chiến sĩ Cách Mạng, sinh mệnh chính trị vẫn lành lặn, chưa bị trầy xước bởi một lần kỷ luật nào, tôi chân thành gửi đến Trung ương và các Ban Ngành những lời tâm huyết của tôi cùng yêu cầu về một sự bình đẳng, công bằng trong bổn phận, nghĩa vụ giữa các đảng viên trong Đảng, không phân biệt cao thấp, Trung ương hay địa phương, hưu trí hay còn đương nhiệm, trẻ hay già. Tôi sẵn sàng nhận lấy kỷ luật Đảng, sẵn sàng nhận chịu hình phạt của pháp luật để bảo vệ Đảng và chế độ, cũng là lý tưởng mà tôi đã một lòng một dạ đi theo và dâng hiến hết đời mình”.
***
Trong cuộc điện thoại mới đây với anh Thái Thăng Long, người cách nay gần 30 năm đã viết thư giới thiệu tôi với Nguyễn Quang Thiều, tôi nói:
-Thằng Thiều bây giờ nó bậy bạ lắm rồi. Nó sử dụng thằng Inrasara một thằng bụi đời, bỏ học, làm Chủ tịch Hội đồng Thơ, đề cao thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc” (xin lỗi độc giả), vậy thì chúng nó coi thơ anh ra cái gì!
-Tao đã bỏ sinh hoạt Hội Nhà Văn rồi, đã lâu tao cũng không gặp thằng Thiều.
Như vậy, không chỉ Nhà thơ Đỗ Trung Lai do phản đối BCH mới của HNV đã xin ra khỏi HNV, mà Nhà Thơ Thái Thăng Long cũng không quan tâm sinh hoạt của Hội do đã quá chán chường cái Hội Nhà Văn giờ đã như một cái hố rác!

13-12-2021
ĐÔNG LA