Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

ĐƠN GÓP Ý BỔ SUNG VỀ ĐỀ NGHỊ TRUY TẶNG ĐẠI TÁ BÙI TÙNG DANH HIỆU ANH HÙNG (Ai tiếp tay cho ông Bùi Tùng lan truyền sự sai trái như lan truyền covid-19 vậy?)

 ĐƠN GÓP Ý BỔ SUNG VỀ ĐỀ NGHỊ TRUY TẶNG ĐẠI TÁ BÙI TÙNG DANH HIỆU ANH HÙNG

(Ai tiếp tay cho ông Bùi Tùng lan truyền sự sai trái như lan truyền covid-19 vậy?)

Kính gửi: Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tôi là Nhà Văn Đông La (tên thật là Nguyễn Văn Hùng), Hội viên Hội Nhà Văn VN. Tôi cũng là một Cựu Chiến binh, từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, hiện đang sinh sống tại TP HCM.
Hôm nay tôi xin góp ý bổ sung như sau:
Sau ngày Giải phóng 30-4-1975 hơn 10 năm, trước những ý kiến có nhiều chuyện được viết bởi báo chí, kể cả sử sách đã không đúng với sự thật, các cơ quan lãnh đạo đã chỉ đạo, và Viện Lịch sử Quân sự đã được giao tổ chức nghiên cứu, chỉnh sửa. Ngày 30 tháng 5 năm 1990, tại TP Hồ Chí Minh ông Bùi Tùng đã viết báo cáo kể rằng vì ông ấy (trung tá chính uỷ Lữ đoàn xe tăng 203) và trung tá Nguyễn Tất Tài (lữ đoàn trưởng) là “ người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập”, “Nên mọi việc … đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi”. Từ đây, mọi chuyện từ bắt Nội các Dương Văn Minh, quyết định dẫn Dương Văn Minh sang Đài Phát thanh SG tuyên bố đầu hàng, soạn văn bản cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và soạn và đọc lời chấp nhận đầu hàng đều do một mình ông Bùi Tùng làm, ông hoàn toàn không nhắc đến Đại uý Phạm Xuân Thệ và các đồng đội của anh. So với lời kể của những người trong cuộc, những người chứng kiến, những vật chứng là những thước phim, hình ảnh, v.v… thì ông Bùi Tùng đã viết sai sự thật hoàn toàn, cố tình quên đi công trạng của đồng đội và giành hết công trạng về mình.
Như tôi đã trình bầy, chính ông Bùi Tùng đã nói khi ở Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975, ông không biết anh Phạm Xuân Thệ, vì vậy tất không có chuyện ông chỉ huy nhóm anh Phạm Xuân Thệ bắt Nội các DVM. Từ chuyện này tất không có chuyện ông Bùi Tùng buộc DVM sang Đài PTSG tuyên bố đầu hàng, rồi chủ động soạn văn bản cho DVM tuyên bố đầu hàng. Sự thật là nhóm anh Phạm Xuân Thệ đã bắt Nội các DVM và buộc DVM sang đài, ông Bùi Tùng chỉ đi theo mà thôi. Ông Bùi Tùng cũng viết sai hoàn toàn là mình đã cho ông Hà Huy Đỉnh đi nhờ xe sang đài, trong khi sự thật là ông đã xin đi nhờ xe riêng của ông Hà Huy Đỉnh.
***
Thật vô cùng nguy hại khi sự sai trái của ông Bùi Tùng đã dần dần được lan truyền, rồi gây ra mâu thuẫn, xung khắc trong nhận thức của người dân về Ngày 30-4-1975, đặc biệt đã tạo cớ cho những thế lực chống VN bu vào. Ngày 12-2-2023, trên https://www.rfa.org/.../colonel-bui-van-tung-passed-away... có bài “Đại tá Bùi Văn Tùng qua đời, sự dối trá của Đảng có bị chôn vùi?” viết:
“Đại tá Bùi Văn Tùng, người soạn tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 và cũng là người đại diện Quân Giải Phóng Miền Nam tiếp nhận sự đầu hàng vừa từ trần ở tuổi 94. Có thể nói ông là nhân vật lịch sử then chốt của bên thắng cuộc trong thời khắc kết thúc cuộc chiến Quốc - Cộng. Trớ trêu thay, ông bị đảng thắng cuộc biến thành nạn nhân của tấn tuồng dối trá nhơ nhớp bẻ cong lịch sử. Đạo diễn chính vở tuồng là Quân Ủy Trung ương do Tổng Trọng đứng đầu”.
Vậy những ai tiếp tay cho ông Bùi Tùng lan truyền sự sai trái như lan truyền covid-19 vậy?
***
NHÂN 30-4-2020, Trần Đăng Khoa đã viết “NHĂC LẠI VIỆC ÔNG THỆ ÔNG TÙNG” trên facebook:
“Tôi nghĩ ông Tùng có đóng góp rất lớn, người thảo thư đầu hàng cho TT Dương Văn Mimh… Tất cả đã rõ… ông Phạm Xuân Thệ vẫn một mực khẳng định vai trò lịch sử của mình, chứ không phải đại tá Bùi Văn Tùng”. Trần Đăng Khoa khẳng định như vậy vì cho là anh Phạm Xuân Thệ không thể “trèo lên đầu” ông Tùng được, ông Tùng là cấp trên”. Từ đó, TĐK đã “rất hỗn” khi nhắn nhủ Trung tướng Phạm Xuân Thệ như thế này:
“Và thế cũng vinh hạnh lắm rồi. Đời một người lính trận, có được kỳ tích như vậy, lại lên được đến trung tướng, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân là quá vinh quang rồi, đừng nhận những gì không phải của mình. Điều đó rất không hay. Nếu người ta không biết, thì có thể nhận nhằng, dù là “tạo nghiệp”, chẳng hay ho gì, nhưng mọi người đều biết cả, người ta còn đưa ra những bằng cớ rất rõ ràng, mà vẫn cứ cãi lấy được thì không thể chịu nổi. Mà thôi, kẻ tranh công theo kiểu Lý Thông thì thời nào cũng có, chẳng bàn làm gì”.
Đặc biệt Khoa còn công kích cả Viện Lịch sử Quân sự VN thuộc Bộ Quốc phòng:
“… nhưng Viện Lịch sử quân sự thì phải khách quan. Chính vì thiếu sự khách quan mới có chuyện lùm xùm”.
Trong “Cuộc tọa đàm khoa học về một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975” do Viện tổ chức ngày 19/10/2005, TĐK thật liều lĩnh cho như “chia xôi thịt”:
“… khi tổ chức cuộc hội thảo, ông Thệ lại là trung tướng - Tư lệnh Quân đoàn, còn ông Bùi Văn Tùng chỉ là đại tá đã về hưu, lại là cấp dưới ông Thệ rất xa, vì thế mới có sự nhập nhèm, nên Viện Lịch sử quân sự mới có kết luận theo kiểu vui vẻ cả, như chia xôi chia thịt trong mâm cỗ làng: Ông Thệ thảo thư đầu hàng, ông Tùng thảo thư chấp nhận đầu hàng, hoặc lằng nhằng hơn, cả hai người cùng soạn thảo”.
Nguyễn Khắc Nguyệt, tự giới thiệu “Là những người trực tiếp chiến đấu trong đội hình Lữ đoàn xe tăng 203 tham gia … Chiến dịch Hồ Chí Minh” trong một lá đơn đã trình như sau:
“… ngay khi có mặt tại dinh Độc Lập, chính ủy Bùi Văn Tùng đã trả lời Dương Văn Minh khi ông ta nói “đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”: “Các ông đã bại trận! Các ông không còn gì để bàn giao cả mà phải đầu hàng vô điều kiện!”. Ngay sau đó, chính ông đã quyết định đưa Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Tại Đài phát thanh, ông đã thảo Lời tuyên bố đầu hàng để Dương Văn Minh đọc trước máy ghi âm và cũng chính ông thay mặt Quân giải phóng chấp nhận đầu hàng của chính quyền Sài Gòn”.
Như vậy Nguyễn Khắc Nguyệt đã viết sai so với những lời kể của những người trong cuộc trong nhóm anh Phạm Xuân Thệ, so với ngay lời của chính ông Bùi Tùng nói ngay sau ngày 30-4-1975 và lời Trong Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Hữu An, từng là Tư lệnh QĐ2, đơn vị chiếm Dinh Đl, công nhận công trạng bắt Nội các DVM là của nhóm anh Thệ. Nguyễn Khắc Nguyệt cũng viết sai so với lời của những nhân chứng chứng kiến nhóm anh Thệ bắt DVM như nhà báo Hà Huy Đỉnh, Borries Gallasch, đại đội trưởng thuộc trung đoàn 116 đặc công Phạm Duy Đô, cơ sở tình báo, kỹ sư Tô Văn Cang. Còn chuyện buộc DVM sang đài và soạn văn bản, Nguyễn Khắc Nguyệt cũng đã viết sai so sự thật là nhóm anh PXT bắt Nội các DVM, đã buộc DVM sang đài thì nhóm anh PXT chính là những người đầu tiên soạn văn bản tuyên bố đầu hàng cho DVM, ông Bùi Tùng đến sau được mời hoàn chỉnh mà thôi.
Phạm Việt Tùng, tác giả chính của bộ phim bênh vực ông Bùi Tùng nói trong một cuộc hội thảo:
“Anh Thệ phủi anh Bùi Tùng ở Dinh ĐL ... còn gì quyền lực của ông Trung tá? Tại sao anh lại phủi ông Trung tá được, mà ông có mặt?”.
Cái câu của chính ông Bùi Tùng thừa nhận mình không biết anh Thệ ở Dinh ĐL chứng tỏ anh Thệ không biết thì không có chuyện anh “phủi” ông BT.
Phạm Việt Tùng tiếp:
“Vấn đề thảo đầu hàng cho DVM chúng ta phải nói thật, ông Thệ sờ vào bút lúc nào... Ừ thì anh bảo cầm cái giấy nghe có vẻ lô-gic lắm, nhưng mà không phải thế ... Thôi, thôi, giờ tôi bảo ông Thệ là người thảo như anh nói đi... nhưng mà tại sao thảo nguyên văn thế này mà lại bây giờ tiếng của ông DVM nó lại không vào cái nội dung của ông... Tôi mới điện cho Dương Trung Quốc thật... Ơ thế xong rồi... Ông bảo ông thảo nhưng nội dung nó không phải như nội dung (DVM nói)… Thế là tôi coi như xong... tôi coi như hỏng hết, vứt!...”
Chuyện anh Thệ nói không khớp hoàn toàn lời ông DVM là tất nhiên vì anh không có bản gốc trong tay, chỉ nhớ lại. Vì vậy Phạm Việt Tùng nói như trên, tôi đã viết là “huyên thuyên như thằng say rượu!”
Bộ phim của nhóm Phạm Việt Tùng đã đưa ra một nhân chứng mà họ và riêng Trần Đăng Khoa cho là quan trọng nhất để chứng tỏ Phạm Xuân Thệ là “Lý Thông”: Borries Galasch.
Borries Galasch chỉ được biết đến khi ông Bùi Tùng nhắc đến vì mâu thuẫn “Tùng, Thệ” xảy ra. Những người bênh vực Bùi Tùng đã kỳ công tìm được ông là tác giả cuốn sách Ho-Tschi-Minh-Stadt, được xuất bản tại Tây Đức, tháng 9 năm 1975. Chính Phạm Việt Tùng đã đưa được sách của Borries Gallasch về VN năm 2006. Tạp chí Xưa và Nay của Dương Trung Quốc đã tái bản cuốn sách với tên "Thành phố Hồ Chí Minh giờ khắc số O".
Như vậy ta thấy có sự cấu kết chặt chẽ từ Bùi Tùng đến Dương Trung Quốc, Phạm Việt Tùng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khắc Nguyệt, nhóm Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Hữu Thái, và Lâm Thành Quý, v.v… để chống lại Trung tướng Anh hùng Phạm Xuân Thệ và Viện LSQS Việt Nam! Nhưng lợi dụng Borries Galasch thì nhóm Phạm Việt Tùng, Dương Trung Quốc đúng là đã bị “gậy ông đập lưng ông”, vì chuyện quan trọng nhất trong sáng 30-4-1975 chính là ai bắt Nội các DVM, rồi kéo theo mọi chuyện, thì Borries Gallasch đã viết rất rõ là anh Phạm Xuân Thệ:
“Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh”.
***
Trước ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW, từ 2006, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nghiên cứu làm rõ những mâu thuẫn và đã kết luận “Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh”, cho đến hôm nay, bao việc sáng tỏ hơn, vẫn rất chính xác:
“Tại đài phát thanh đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo, thì Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh”.
Như vậy, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã kết luận rất sát với sự thật, có phần thiên vị ông Bùi Tùng. Tại sao vẫn có chuyện cấu kết của những người chống lại kết luận trên, dẫn tới mâu thuẫn trong nhận thức của nhân dân về ngày 30-4-1975, dẫn đến chuyện một đất nước lại có “Sử Việt Nam”, “Sử Quân đội”, và “Sử Nam bộ” đối chọi nhau như đa nguyên, đa đảng vậy. Phải chăng có sự tiếp tay của những thế lực kích động “diễn biến hoà bình” chống VN. Từ câu nói chính từ miệng Phạm Việt Tùng: “…vì phải bảo vệ cái lịch sử. Chúng tôi có thể mất kinh tế kiểu Bùi Tiến Dũng 100 tỷ cũng được…”, một bạn đọc gởi thư cho tôi: “Ông Phạm Việt Tùng nói: “... sẵn sàng chi cả 100 tỷ thì ông ta lấy đâu ra tiền nếu ko phải đã có các thế lực thù địch, phản động bên ngoài chống lưng, hỗ trợ về kinh phí, không có liệu ông ta có dám nói to như vậy không ạ?”
TPHCM 5-6-2023
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

NHÀ VĂN ĐÔNG LA
Nguyễn Văn Hùng
đã gởi bản có chữ ký cho dientubqd@gmail.com