Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI TỪ HỒ ANH THÁI ĐẾN PHẠM XUÂN NGUYÊN

HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI TỪ HỒ ANH THÁI ĐẾN PHẠM XUÂN NGUYÊN 



Nhiều chuyện hot quá, độc giả cứ nhắn tin hỏi ý tôi vụ ông Bùi Tùng được truy tặng danh hiệu anh hùng, hứng có thể viết, chỉ hơi buồn cười khi nghĩ đến chuyện cô Quỳnh Hoa, con Bùi Tùng, cho cha mình có tội trong ngày 30-4-1975 đã khiến dân Việt vượt biên chết ở biển, không biết cô ta biết tin sẽ nghĩ gì? Chuyện dư luận phê phán phim Đất rừng phương Nam xuyên tạc lịch sử cũng hot, cơ quan chức năng đã nhận sai, xin sửa, vậy mà hai “danh nhân” Nhà Văn Nguyễn Quang Thiều, Đạo diễn Khải Hưng vẫn bênh vực. Tạm gác lại hết, bởi tâm trí tôi chưa dứt ra được những gì liên quan đến cái tên Hồ Anh Thái, đến Hội Nhà Văn Hà Nội.

***
Hồ Anh Thái nguyên là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2005 và 2005-2010) ngoài “công” phát hiện và chắp cánh cho “thiên tài” Nguyễn Thế Hoàng Linh bay bổng, góp phần gây ra hậu hoạ, bài “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh được chọn vào SGK, Hồ Anh Thái còn có “công” lớn hơn, gây ra hậu hoạ tai hại hơn rất nhiều, đó là việc xây dựng nên Hội Nhà Văn HN với cái thành phần hội viên của nó.
Đã từ lâu tôi luôn băn khoăn, Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là thủ đô, trái tim yêu dấu của đất nước, lẽ ra Hội Nhà Văn Hà Nội phải là nơi tụ hội những tài năng, những tinh hoa về văn chương của đất thủ đô, nhưng sao lại bầu người kế tiếp Hồ Anh Thái làm Chủ tịch của Hội chính là Phạm Xuân Nguyên, một thằng dốt nát, du côn, và lưu manh?
Tôi đã viết từ rất lâu, rất nhiều về những sai trái của Phạm Xuân Nguyên, thú vị là lãnh đạo Thủ đô rồi cũng đã nhận ra, nhưng có thời kỳ có nguy cơ là Hội Nhà Văn HN cứ họp Đại hội là sẽ bầu Phạm Xuân Nguyên làm Chủ tịch. Và rồi Lãnh đạo Thủ đô đã phải thực hiện rất đúng Nguyên lý Tập trung Dân chủ, loại Phạm xuân Nguyên từ “vòng gởi xe”, và Phạm Xuân Nguyên đã tỏ “khí phách”, nhanh nhảu từ chức.
“Phạm Xuân Nguyên đã tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội” là vì: "Tại đại hội nhiệm kỳ XII của Hội Nhà Văn Hà Nội do sự chỉ đạo can thiệp của lãnh đạo thành phố"; “Trong cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội thông báo ông Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội khóa sắp tới”; “Công văn viết người được giới thiệu vào Ban chấp hành Hội khóa mới phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý cho phép tham gia dựa theo điều 9, Quyết định số 34 của UBND thành phố Hà Nội”.
Trên trang http://www.sandinhblog.com/ có bài “TÊN KHỐN PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐÃ TỪ CHỨC CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI” viết:
“…Phạm Xuân Nguyên đã cố lờ đi việc y và lũ khốn gồm: Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thanh Giang… đã xuyên tạc, bôi nhọ hình tượng chị Võ Thị Sáu trong một clip dài vài phút được phát trên YouTube”.
Việc bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu chỉ là một phần nhỏ trong hành trình chống phá rất dài của Phạm Xuân Nguyên và đó mới chính là lý do Sở Nội vụ Hà Nội đã có văn bản “cấm cửa” Nguyên tái cứ.
Vậy thực chất Phạm Xuân Nguyên là người thế nào?
***
Phạm Xuân Nguyên là một đảng viên, nguyên là một trưởng phòng của Viện Văn học, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội, đã nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy hiệu chiến sĩ trong sạch, vậy mà từng có tên trong “Danh Sách 72” kẻ đòi thay Hiến pháp, phủ nhận công lao và loại bỏ quyền lãnh đạo của Đảng CSVN. Nguyên cũng đã từng cùng Nguyên Ngọc tham gia BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP để quấy rối chống phá.
Phạm Xuân Nguyên từng làm 2 câu “Bút Tre” tự giới thiệu:
“Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình” ngông ngạo coi khinh bằng cấp, học vị, học hàm, ý chỉ coi trọng thực tài. Trên http://vtc.vn/, trong bài pham-xuan-nguyen-chuyen-kho-tin-nhung-co-that viết: “Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh, tôi có cả hai”. Vậy cụ thể tri thức và bản lĩnh của PXN như thế nào? Tôi đã viết rất nhiều nay chỉ nhắc lại một số chuyện.
***
Tôi nhớ hồi tôi và Nguyễn Quang Thiều còn thân nhau, trong một bài Nguyên đã phán về thơ Thiều: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói: “Nói vậy khác gì nó bảo ông là con thú. Thiều nổi cáu: “Đéo hiểu con c. gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục).
Khi ông Nguyễn Văn Lưu phê phán Luận văn Thạc sĩ của cô Nhã Thuyên ca ngợi thơ nhóm Mở Miệng, một loại thơ dơ bẩn, tục tĩu, chống phá, kêu gọi lật đổ, Phạm Xuân Nguyên đã tặng cho ông Lưu cái ác danh: “Phê bình chỉ điểm”, rồi nghênh ngang khoe: “đã được tôi nói lên tại diễn đàn của hai cuộc họp quan trọng… do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức” có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh tham dự, ba ông Hồng Vinh, Đào Duy Quát, Hữu Thỉnh chủ trì.
Tôi (Đông La) đã viết:
“Trong luật pháp, thấy tội mà không tố cáo cũng là phạm tội. Vì vậy nếu ông Lưu cũng như bất kỳ ai “điểm mặt chỉ tên” đúng đều là những người có trách nhiệm với xã hội, có nhân cách đáng quý trọng. Còn ông Lưu sai thì Nguyên hoàn toàn có thể kiện ông Lưu. Nguyên thấy sai mà không kiện thì là thằng hèn, còn không kiện được mà phát biểu hùng hổ thì là một thằng du côn, lưu manh”; “Không phân biệt được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối… trong thơ Mở miệng là sai như ông Lưu đã chỉ ra thì Phạm Xuân Nguyên là một thằng ngu”!
***
Về “tài” dịch thuật của Phạm Xuân Nguyên?
Nguyên đã dịch nhan đề tác phẩm L'identité của Milan Kundera là Bản nguyên. Theo Hoàng Long trên Tiền vệ: “Bản tiếng Trung dịch là “Thân phận” 身分. Bản tiếng Nhật do Nishinaga Yoshinari 西永良成 chuyển ngữ là “Cái tôi thật sự” 本当の私”.
Còn tôi (Đông La) thấy trong tiếng Anh identity dùng với card để chỉ thẻ căn cước. Vì vậy theo tôi, nên dịch Tiểu thuyết L'identité là Bản ngã có lẽ là phù hợp nhất với tiếng Việt. Còn bản nguyên, trong triết học là khái niệm của Bản thể luận, như Nhất nguyên luận có Duy tâm, Duy vật. Còn Nhị nguyên luận coi vật chất và ý thức là bản nguyên ngang nhau. Như vậy, dịch như Phạm Xuân Nguyên là dốt cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt và mù tịt triết học!
Trình độ tiếng Pháp của Nguyên cũng thể hiện qua sự xưng tụng Nguyên Ngọc. Trên Tuanvietnam, Nguyên từng viết: “Các sách dịch này dưới bút hiệu Nguyên Ngọc đều có chất lượng cao, có thể nói là bảo đảm được yêu cầu "tín, đạt, nhã" của một bản dịch… Nguyên Ngọc nắm vững tiếng Pháp và tiếng Việt”.
***
Về tài dịch của Nguyên Ngọc tôi đã chỉ ra Nguyên Ngọc đã dịch sai nhan đề cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Roland Barthes là Độ không của lối viết. Barthes dùng l'écriture để thể hiện sự dấn thân của nhà văn, ông cho sự không tỏ thái độ là “độ không” (Le Degré zero). Nên “độ không” ở đây là sự vô cảm của nhà văn trước xã hội loài người chứ không phải là “độ không của lối viết” do Nguyên Ngọc dịch vì dốt.
Nguyên Ngọc cũng dịch câu của Kundera la sagesse de l’ambigui là sự hiền minh của tính nước đôi. L’ambigui theo từ điển là sự mơ hồ. Mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng, còn nước đôi chỉ sự lưỡng lự giữa hai cái.
Với nhan đề cuốn L'Insoutenable légèreté de l'être cũng của Kundera Nguyên Ngọc đã dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh.
Milan Kundera có nói đến cái “sự nhẹ không thể chịu nổi” (L'Insoutenable légèreté), đó là sự e ngại của ông về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại. Nguyên Ngọc dịch là Nhẹ bồng cũng sai, bởi nó chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, ngược với cái sự nhẹ không chịu nổi nói trên. Theo tôi nên dịch là Nhẹ bẫng phận người, chỉ số phận con người bị coi nhẹ như không có, rất sát với ý tứ của Kundera.
Như vậy Phạm Xuân Nguyên cũng dốt nên mới khen Nguyên Ngọc là một dịch giả tài năng!
***
Với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn HN, Phạm Xuân Nguyên đã có những hành động nguy hiểm, đó là việc trao những giải thưởng văn học cho những tác giả, tác phẩm không xứng đáng.
Phạm Xuân Nguyên và Hội Nhà Văn HN đã trao tặng “thành tựu trọn đời” cho Huệ Chi và Nguyên Ngọc, những người đã có những hành động chống lại Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng. Huệ Chi chính là một trong những người đã tổ chức soạn thảo Bản Kiến nghị, và xin chữ ký ủng hộ, chống lại Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến của Quốc Hột VN công bố, tức Huệ Chi đứng ở hàng đầu danh sách 72 tên, trong đó có Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên, đòi lật đổ chế độ. Hội Nhà Văn Hà Nội là một tổ chức thuộc thể chế không thể tôn vinh những người có hành động lật đổ chính thể thể đó.
Phạm Xuân Nguyên và Hội Nhà Văn HN cũng đã tặng “thành tựu trọn đời” cho Trần Dần mà Nhà thơ Tú Lệ đã cho: “Vụ việc này như một gáo nước lạnh tạt vào mặt những người cầm bút chân chính” bởi thơ của Trần Dần là loại thơ hỗn mang với: “những thằng thịt, con truồng, những jờ joạc, giao cấu… Jao cấu théinnipipédé jọc lọc chè fic… Jao cấu jứt jít sẹo thuốc jụn nõ điếu”…
Phạm Xuân Nguyên và Hội Nhà Văn Hà Nội cũng đã trao giải thưởng cho Tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư, một loại thơ ú ớ, ngô ngô ngọng ngọng, còn bị tố là đạo văn.
Việc trao giải thưởng như vậy, Phạm Xuân Nguyên và Hội Nhà Văn HN đã phá hoại nền văn chương chân chính VN, bởi đã làm loạn cả hệ giá trị, không chỉ về thẩm mỹ văn chương mà còn về đạo lý, về chính trị, tư tưởng, về lịch sử.
***
Hành động sai trái của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống có chủ đích.
Khởi đầu Phạm Xuân Nguyên theo đuôi Nguyên Ngọc, ca ngợi cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với cái lập luận mù lương tri, không còn phân biệt được thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này … những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”.
Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh hướng chống Việt Nam. Là Đảng viên nhưng Nguyên chống lại chủ chương của Đảng và Nhà nước giữ gìn mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, luôn ở trên tuyến đầu những cuộc gây rối, biểu tình chống Trung Quốc.
Nguyên luôn ủng hộ những người phạm pháp và có hành động có tính chất phạm pháp như Lê Công Định, Phương Uyên và Nhã Thuyên, Trương Duy Nhất, v.v…

21-10-2023
ĐÔNG LA