VỀ CHUYỆN NGÔ ĐỨC HÀNH ĐỘI BẢO NINH, NGUYỄN HUY THIỆP LÊN ĐẦU
Cái bài tôi viết tôi tự nhận thấy: “Có lẽ mình đúng là hâm thật” vì mấy lần được mời đi họp có mấy ông TBT, Chủ tịch nước mà không đến làm quen, chụp ảnh; đến Báo Văn nghệ chơi với Nguyễn Quang Thiều hàng chục lần, ông Hữu Thỉnh ở ngay tầng trên nhưng cũng “cóc cần gặp”, một độc giả bình luận: “Cho em bày tỏ sự trân trọng cốt cách của Đông La”. Vào trang fb của bạn này coi thì ra là một nữ nhà báo, thấy chụp ảnh với Nhà thơ Anh Ngọc. Năm 1997, sau khi tôi đăng bài “đánh” cuốn “Ngày văn học lên ngôi” của Đỗ Minh Tuấn trên TC Văn nghệ QĐ, tôi và anh trai lần đầu đến tạp chí chơi, Anh Ngọc cũng có mặt cùng hàng chục nhà văn, nhà thơ đại tá xúm lại đón tôi. Anh đã nói một câu làm tôi nhớ đời: “Đang ăn, đọc bài của ông hay quá, rơi cả đũa!”.
Mới đây nữ nhà báo đã chụp hình một bài thơ và lại nhắn tin cho tôi: “Em chào anh ạ. Em gửi anh fb của người này, vì trong các bài viết của họ và các bình luận bên dưới rất phản động, bôi nhọ chế độ anh ạ. Em k đủ lý luận sắc sảo để phản bác ạ”. Tôi vô coi thì thấy đó là trang của người tên là Ngô Đức Hành. Tôi trả lời nữ nhà báo: “Bọn chúng hiện hữu như cuộc sống luôn có virus, vi trùng vậy. Dở là chế độ cũng có những cái dở để chúng bu vào. Tôi cũng không thể quan tâm hết được, chủ yếu viết về mấy thằng đầu sỏ thôi”. Nhưng rồi xem lướt trang fb của Ngô Đức hành thấy có nhiều chuyện “hay” nên lại phải viết mấy chữ.
***
Bản chụp bài thơ của Ngô Đức Hành mà nữ nhà báo gởi tôi có đánh dấu đoạn này: “NẾU TA CÓ NẮM ĐẤT (Tặng Linh Khiếu)/ ta sẽ làm gì/ có thể chưng lên hoá thạch/ có thể pha loãng bón chăm cho cây/ không hôn như người xưa cũ”.
Chỉ mấy câu đã chứng tỏ một thằng ú ớ chưa sõi tiếng Việt mà hoang tưởng làm thơ vĩ đại. Đất “chưng” lên thì chỉ có thể thành gạch, chỉ có thằng ngu mới nghĩ là sẽ thành “hoá thạch”. Chỉ có thằng thần kinh mới nghĩ “pha loãng” đất có thể “bón chăm cho cây”, nếu vậy nông dân tốn tiền mua đủ thứ phân bón làm gì? Nếu chỉ viết như vậy thôi thì cũng chỉ làm người ta buồn cười chuyện một thằng ngô ngọng hoang tưởng suy tư, nhưng Ngô Đức Hành còn viết một cách diễu cợt “không hôn như người xưa cũ”. “Người xưa cũ” hôn đất thì chỉ có Bác Hồ. Người có văn hoá, nhất là có hiểu biết về văn chương tất sẽ hiểu chuyện Bác Hồ hôn đất là một biểu tượng ẩn dụ nhiều ý nghĩa sâu xa về tình yêu Tổ quốc, về sự đau đớn của một dân tộc khi bị mất nước, v.v… Vì vậy, khi viết như vậy, Ngô Đức Hành đã cực kỳ mất dạy và láo lếu. Sáng nay vào trang fb của Ngô Đức Hành tôi không còn thấy bài này, chắc thấy sai đã “phi tang”, cũng như nhiều kẻ từng viết láo, dư luận phản đối nên cũng đã “phi tang”: mới nhất là Nguyễn Quang Thiều vụ cho “nhân dân buồn” khi các cơ quan chức năng HN không duyệt treo 31 bức tranh gò đồng; Thái Bá Tân vụ chửi ĐT Võ Nguyên Giáp; Ngô Bảo Châu viết láo về chuyện “siêu thoát” của Bác Hồ; v.v…
***
Lướt qua trang fb của Ngô Đức Hành thấy giao du với nhiều danh nhân của đất Việt, thấy có ảnh Nguyễn Quang Thiều đưa cháu về quê, có ảnh Nguyễn Duy, có viết ca ngợi “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, có nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp.
Ngô Đức Hành viết:
“NHÀ CHÁU NGHĨ
Tất nhiên cảm tính thôi. Rằng: Văn học đương đại sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có tác phẩm tầm cỡ như "Nỗi buồn chiến tranh" của nhà văn Bảo Ninh… Nhà cháu lại nhớ cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi ông nói: Tôi tin chắc rằng văn học không có "con đường đi tắt" và phải có tài năng”.
Vậy nhân Ngô Đức Hành đội mấy ông này lên đầu như vậy, tôi trích lại mấy ý đã viết về họ.
***
Về Nguyễn Huy Thiệp.
Khi làm TBT Báo Văn nghệ, Nguyên Ngọc đã cho đăng một loạt truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó truyện"Phẩm tiết" chính là một trong những yếu tố khiến cả Trần Độ lẫn Nguyên Ngọc bị thất sủng! Trong truyện này Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lên hình ảnh Vua Quang Trung như tay du côn, tầm thường, “ăn hối lộ”, thù vặt. Chính Trần Độ cũng phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp “có thể chưa hay, chưa giỏi trong việc xây dựng nhân vật văn học lấy nguyên mẫu từ một anh hùng dân tộc, vua Quang Trung”. Nhà văn Hồ Phương cho rằng “Về quan hệ văn-sử… Có người nói… cũng có thể có một Quang Trung trong văn học với tính cách ngược lại… đó là một kiểu ngụy biện, và … chưa hiểu biết đầy đủ về văn học”. Mai Ngữ cho Nguyễn Huy Thiệp: “ đã lăng nhục cha ông, tổ tiên mình”. Đoạn người cha trăng trối lại cho Đặng Mậu Lân (Kiếm sắc): “Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre, nhưng ta thấy sức chơi của bọn này bất quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gánh vác giang sơn sao được?... Hiện Gia Định có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm xem”. Đánh giá cao Nguyễn Ánh đồng nghĩa với sự biện hộ cho hành động Pháp có mặt tại Việt Nam. Điều này giải thích tại sao Pháp in cho Nguyễn Huy Thiệp tới 14 đầu sách và với số tiền nhuận bút ông ta khoe là cả 70.000 - 80.000 đô.
***
Về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Năm 1991, khi được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam, dư luận đã phản đối dữ dội, khiến Ban Lãnh đạo Hội Nhà Văn VN khóa IV hồi đó đã phải tự phê bình bằng văn bản, đọc trước toàn Đại hội lần thứ V, còn in trên báo Công an TPHCM số 478, ra ngày 13-9-1995.
Bảo Ninh vì “Tôi không muốn viết theo một cái “tông” có sẵn” nên: “Những gì tôi viết trong cuốn sách này, tôi cũng đã nói rằng nó không hoàn toàn là sự thật… có người phê phán tôi thấy cũng chẳng sai”; “cách viết của tôi về chiến tranh khác với các nhà văn khác”. Chính những cái “khác lạ” của Bảo Ninh đã dắt mũi được những thế hệ độc giả ham của lạ. Đó là chuyện nhân vật Kiên của Bảo Ninh đi bộ đội với lời dặn của cha ý: Đừng ngu mà chết vì lý tưởng; Hình ảnh “anh chiến sĩ giải phóng” toàn là Hiếp dân lành , hành lạc tập thể, bài bạc, hút xách, trốn chạy, tàn sát tù binh…
Đặc biệt, GSTS Nguyễn Cảnh Toàn, với tư cách là người từng cùng nhập ngũ, cùng đơn vị với Hoàng Ấu Phương (tên thật Bảo Ninh). Anh cho biết mình cùng từng chiến đấu bên Bảo Ninh, “và đó là sự thật khác với “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh”, “Khi tôi đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, tôi giật mình: BN viết về chính nó, chính tôi, chính chúng tôi, đồng đội của chúng tôi trong chiến tranh nhưng rất rất nhiều sự việc bịa đặt, sai sự thật đến mức không thể chấp nhận”. Chưa hết, anh Nguyễn Cảnh Toàn cho biết về nhân cách Bảo Ninh, sau giải phóng “khi về Viện Sinh học, Viện Khoa học VN, Phương (Bảo Ninh)… Và, tiếc thay, khoảng những năm đầu 1980, Phương đã bị kỷ luật rất nặng về tội … phá hoại thí nghiệm sinh học của đồng nghiệp trong Viện… đã lấy hoá chất độc rắc vào tảo thí nghiệm thức ăn cho gà của 1 trong 2 tiến sĩ đang thí nghiệm … giết gà để gây mâu thuẫn…! CQ công an phải vào cuộc và Phương buộc phải rời khỏi Viện nghiên cứu…”.
Phía Mỹ vì không quên thất bại đau đớn, nhục nhã ở VN, vì vậy khi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” xuất hiện như “rửa mặt” cho họ, và khi nó bị phê phán ở Việt Nam, họ đã lập tức trao giải thưởng khoảng 40.000 USD. Đây là số tiền rất lớn ở VN tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Chính nó đã thắp sáng tham vọng điên cuồng của một số kẻ nhà văn, làm mù lương tri và đạo lý của chúng, Nguyễn Quang Thiều cũng có trong số đó nên mới tâng bốc cuốn Nỗi buồn chiến tranh là “Chạm vào mẫu số chung nhân loại”. Nguyên Ngọc cũng tâng bốc: "Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình". Nguyên Ngọc viết vậy như chưa hề đọc Nỗi buồn chiến tranh, bởi Bảo Ninh đã “tìm lẽ sống hôm nay” và “chiến đấu lại” trong tiểu thuyết bằng cách “dầm mình trong rượu” và “viết văn”, “làm cách mạng văn chương”, nhưng bằng cách xuyên tạc hoàn toàn sự thật.
***
Với Nguyễn Duy, người đã cùng với bọn trâu bò bầy trò bôi bẩn, diễu cợt nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu để quấy rối, chống phá. Có điều bọn bất nhân thất đức không hiểu thế giới tâm linh là có thực, nhiều người dân ở Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo đã chứng thực chị Võ Thị Sáu đã hiển thánh. Theo luật nhân-quả của Nhà Phật mà luật thánh thần thì không thể đôi khi có thể lách như luật của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được, gieo nhân ác tất sẽ gặp quả xấu. Quả thật đã có tai họa khủng khiếp xảy ra.
Nguyễn Duy từng được giải nhất về thơ trên Báo V ăn nghệ với chùm thơ có bài “Hơi ấm ổ rơm”. Trong ban giám khảo chấm thi hồi đó chắc có Chế Lan Viên, không biết do ông sơ sót hay ông phải “bó đũa chọn cột cờ", cho giải theo nhiệm vụ tuyên truyền. Bài thơ kể chuyện anh bộ đội nhỡ đường được một bà mẹ trải ổ rơm cho ngủ nhờ thể hiện tình quân dân thắm thiết. Nhưng bài thơ lại kết bằng hai câu không có tình người:
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Tôi đã làm một bài thơ Bút Tre diễu Nguyễn Duy như thế này:
Thanh Hóa có một Nguyễn Duy
Nổi danh từ một cuộc thi văn nghề (nghệ)
Thơ Duy đậm chất đồng quê
Cua ốc rơm rạ mang về vinh quang
Có lần Duy đã viết rằng
Một đêm lỡ bước qua làng ngủ nhơ (nhờ)
Một bà trải ổ rơm to
Như chui tổ kén Duy mơ như tằm
Rơm thơm như tẩm mật ong
Làm Duy xúc động tấm lòng quân dân
Nhưng mà chỉ với quân nhân
Người dân lạc bước đừng hòng được ngu (ngủ)
Thế là Duy được tung hô
Tài năng xuất chúng của thơ Việt Nàm (Nam)
Vậy mà chưa thoả lòng tham
Nên nay quay bút muốn làm Việt gian
(12-3-2023)
16-12-2023
ĐÔNG LA