YÊM TẦM CHI (Về chuyện Phạm Xuân Yêm tiếp tay Nguyễn Huệ Chi quản trị trang Bauxite)
Bạn Lê Đại có còm dưới bài tôi viết về Ngô Đức Hành: “…tình cờ em đọc được cụm comment này trong bài viết đó. Thật buồn cười” (xem hình).
Đúng là buồn cười thật, Nguyễn Hữu Lý viết “Cụ Nguyên Ngọc” là “đối tượng đấu tranh” của “ông Đông La”, cứ có “dính dáng đến NN” là “Đông La trút căm thù” còn hơn “căm thù Đế Quốc Mỹ”, và băn khoăn “Không biết kiếp trước cụ NN có làm điều chi không đẹp với kiếp trước của ông Đông La” không? Tiet Hung Thai: “Không căm thù đâu. Chỉ là giả vờ và lên gân để tâng công với chủ. Hạng đó để ý làm gì”.
Đúng là tư duy băng đảng, bầy đàn, thiểu năng trí tuệ vì tôi không chỉ viết về Nguyên Ngọc mà viết về tất cả những ai sai trái, nguy hiểm cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Nhưng chấp làm gì hạng như Nguyễn Hữu Lý, Tiet Hung Thai mà tôi chú ý hơn ý của một người cũng trong giới văn chương là Văn Công Hùng trả lời Nguyễn Hữu Lý và Tiet Hung Thai: “Nguyễn Hữu Lý Khà khà tôi không biết ông ấy là ông nào á?”; “Tiet Hung Thai vâng đúng ạ hihi”.
Bạn Lê Đại vào còm vạch mặt sự giả dối của Văn Công Hùng: “Không biết Đông La là ai sao lại công nhận comment Tiet Hung Thai là đúng?”
Với “quần chúng nhân dân” thì đúng là ngay những người hàng xóm của tôi cũng không biết “Nhà Văn Đông La” là ai thật, họ thường chỉ biết những người thường xuất hiện trên báo đài như Lại Văn Sâm, Trấn Thành, Trương Mỹ Lan, Phương Hằng, v.v… Nhưng trong giới nhà văn, nhất là cùng lứa tôi, không biết “Nhà Văn Đông La” thì chỉ là loại không có não, bởi tronng giới văn chương tôi không chỉ nổi tiếng mà còn là “khét tiếng”! Có điều, tôi từng được Chế Lan Viên, hạng tổ sư của nền văn chương VN, đề nghị trao giải thưởng thơ, ông còn đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM, vậy thì tôi có cần đến hạng kỳ nhông, cắc ké, ruồi nhặng như Văn Công Hùng biết không mà ngông ngạo khoe ra?
Mà không chỉ Chế Lan Viên tôi còn được rất nhiều người danh tiếng khen ngợi tài năng như Nguyễn Khải, Anh Thơ, Vũ Thị Thường, v.v…, riêng ông GS Trần Đình Sử từng có thời rất thân thiết với tôi. Ông từng nói có nhiều học trò TS Văn nhưng “không ai bằng anh”, chưa hết, trong lần ông xin tôi bài viết về Đỗ Hoàng Diệu ông còn viết: “Tôi rất khâm phục anh”.
Đặc biệt, có chuyện đúng hôm tôi được mời dự Hội nghị của Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT TW, có 2 ông Lê Khả Phiêu và Trương Tấn Sang dự, Báo Văn nghệ TPHCM lại đăng bài tôi viết về chuyện ông GS Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu vật lý. Tờ báo đã được phân phát như rải truyền đơn. Tôi thấy Nhà thơ Vũ Quần Phương tươi cười cầm tờ báo đến chỗ tôi ngồi, nói đùa: “Ngồi bên Đông La tí để lây tí thông minh nào?” Tôi ngạc nhiên khi nghe cha của Vũ Hà Văn, một GS toán ngang với Ngô Bảo Châu, lại đùa một câu thú vị như vậy. Lần khác, tôi được Lê Tú Lệ mời liên hoan cuối năm, GS Mai Quốc Liên gặp tôi cũng nói: “Tôi rất khâm phục bài ông viết về Nguyễn Huệ Chi”.
Vậy hôm nay để khai mở cho bọn thiểu năng trí tuệ, cũng để chứng tỏ tôi không chỉ viết về ông Nguyên Ngọc, tôi đăng lại bài dưới đây có chuyện ông Huệ Chi nghiên cứu vật lý.
20-12-2023
ĐÔNG LA
Trên trang BBC từng đăng bài thông báo “GS Huệ Chi thôi quản trị trang Bauxite” viết:
“Hôm 05/9/2013, Bauxite Việt Nam cho hay Giáo sư Huệ Chi tự nguyện nghỉ điều hành trực tiếp trang mạng để tập trung vào công việc chuyên môn… "Sau hơn 4 năm góp phần mình dẻo dai không mệt mỏi”… "Vì thế, nhóm sáng lập đã mời GS Phạm Xuân Yêm, một trí thức có uy tín hiện sống tại Pháp, lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite Việt Nam, đứng ra đảm nhiệm việc quản trị trang Bauxite Việt Nam thay cho GS Nguyễn Huệ Chi một thời gian”.
Trang Bauxite là một trang nhân danh đấu tranh cho dân chủ tiến bộ để chống phá thể chế VN điên cuồng, nên như họ tự thú: "người điều hành (Nguyễn Huệ Chi) cũng bị thẩm vấn và mời làm việc nhiều lần từ năm 2009 cho đến ngay gần đây”. Vì vậy, thực chất vấn đề là như con cáo già đánh hơi thấy nguy hiểm, Nguyễn Huệ Chi đã hành động như trên chính là để tránh bị “tóm”!
Vậy Phạm Xuân Yêm là ai mà “lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite Việt Nam, đứng ra đảm nhiệm việc quản trị trang Bauxite Việt Nam thay cho GS Nguyễn Huệ Chi”? Theo các cụ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, Yêm tầm Chi như vậy thì cũng chỉ là hạng người không ra gì. Nhưng tôi không quan tâm mà phải đến tận hôm vừa rồi khi viết một bài về vật lý tôi mới chú ý đến ông Yêm.
Khi Trần Huỳnh Duy Thức phạm pháp bị bắt, theo BBC:
“… vào ngày 07/6/2016, Giáo sư Phạm Xuân Yêm từ Paris nói:
"Chúng tôi muốn đồng hành với ông ấy… mong chính quyền (Việt Nam) hiểu cho sự tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do, đó là một hành động về nhân quyền”.
Cũng theo BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, Phạm Xuân Yêm đã cùng với 126 người khác... đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI… Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".
***
Phạm Xuân Yêm là người được học bổng của chính phủ Pháp sang Paris du học năm 1956, tức sau 2 năm Pháp đại bại tại Việt Nam. Phải chăng nước Pháp đã quăng ra chút mồi để thực hiện mục đích đào tạo những người như Yêm để rồi khi nào có thời cơ sẽ thay họ rửa hận. Một người được đào tạo như vậy nên Phạm Xuân Yêm đã bất chấp lịch sử và thực tiễn VN, đã có những hành động chống phá, lật đổ như trên!
Về tư tưởng như vậy còn trình độ của Phạm Xuân Yêm? Phạm Xuân Yêm từng được giới thiệu là “Nhà vật lý danh tiếng người Việt tại Pháp”, từng là “Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa Học (ngành Vật Lý lý thuyết), đại học Pierre & Marie Curie, Paris, giáo sư đại học Paris VI”. Nhưng rồi tôi đã bị bất ngờ.
Như đã viết, mới đây bạn Nguyễn Giang Thành có nhờ tôi phân tích bài phản biện thuyêt Tương đối hẹp của bạn ấy, cho Phạm Xuân Yêm và Stephen Hawking là “Hai vị giáo sư vật lý hàng đầu trên thế giới”. Tôi coi một chút thì thấy ông Yêm viết: “Chỉ có một khối lượng m trong các định luật vật lý, không có khối lượng m(o) của một vật bất động hay khối lượng ‘tương đối tính’ m(v) thay đổi với vận tốc v của mỗi hệ quy chiếu”. Viết vậy thì xem chừng ông Yêm này không chỉ ở “hàng cuối” mà còn phải xét xem ông ấy có xứng với cái danh GS vật lý không? Vì ông ta viết “không có khối lượng ‘tương đối tính’ m(v) thay đổi với vận tốc v của mỗi hệ quy chiếu” thì ông ta đã phủ nhận Thuyết Tương đối hẹp, một phát minh vĩ đại mà nền khoa học của cả thế giới đã công nhận và tôn vinh của Einstein. Einstein đã chỉ ra trong Thuyết Tương đối hẹp rằng, không chỉ khối lượng mà cả không gian, thời gian cũng bị biến đổi theo chuyển động.
Ông Yêm cần phải hiểu khối lượng của một vật tăng theo chuyển động còn hàm nghĩa chỉ có vật nào không có khối lượng mới đạt được vận tốc ánh sáng, còn vật nào có khối lượng thì khối lượng sẽ tăng đến vô cùng khi đạt được vận tốc ánh sáng, một điều không thể xảy ra trong thực tế! Đó chính là một trong những ý nghĩa sâu xa của Thuyết Tương đối hẹp!
***
Là một GS vật lý, trình độ Phạm Xuân Yêm cũng có vấn đề khi không nhận ra “chiến hữu” của mình là Nguyễn Huệ Chi viết lăng nhăng về vật lý. Đó chính là những điều mà tôi đã viết trong bài “HUỆ CHI VÀ RUỒI, BÒ”. Xin trích lại:
Trong một bài, Từ Huy, một cô đậu TS Văn học ở Pháp, có viết về những người biểu tình, gây rối ở HN:
“Nhìn những hình ảnh của Hà Nội trong 5 ngày Chủ nhật liên tiếp gần đây, nhớ Hà Nội cồn cào. Những gương mặt của chú Huệ Chi, của các anh Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Diện… thấy mọi người ở rất gần, tưởng như nghe thấy hơi thở của mọi người phả ra từ màn hình máy tính”.
Đọc xong tôi đâm ra cũng “nhớ” Huệ Chi … HC từng kể lại một “công trình nghiên cứu” thế này:
“Một hôm… đi xe ô tô… tôi… bỗng để ý thấy một chú ruồi đậu trên ve áo một người … bay sang đậu vào vai áo tôi … Tôi hết sức kinh dị. Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với một tốc độ rất nhanh … Vậy thì tại sao khi chú ruồi cất cánh bay khỏi vai người bạn của tôi nó không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngay lập tức mà thung dung như đang bay trong một nơi yên tĩnh…? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vị trí trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc”
Rồi đến khi: “đọc đến cuốn Thuyết tương đối là gì”, “chú Huệ Chi của Từ Huy ” “mới lờ mờ cảm nhận rằng những việc “lạ” mình không lý giải được chắc có liên quan xa gần đến phát kiến “động trời” của nhà vật lý người Đức … Đối với con người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một trường hấp dẫn mới mà con ruồi sẽ tùy thuộc vào đó, bên cạnh sự cố gắng của đôi cánh nó để thắng lực hấp dẫn của trái đất. Nghĩa là khi ô tô chạy quả thực đã tạo ra trong lòng chiếc xe một không gian vận động tương đối so với không gian yên tĩnh tương đối ngoài mặt đất, trong phạm vi ấy các con vật bé tí như ruồi có thể hoạt động bình thường, không bị vận tốc ô tô làm cho mình tụt lại”. (Hết trích)
Tôi viết:
“Trước hết hiện tượng “ruồi bay” được như trên là do xe chạy thẳng với vận tốc đều, không gian trong xe như một hệ quy chiếu quán tính. Mà theo Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động không đổi”; tương tự như ta trong xe lửa hoặc trên máy bay (lúc không rung, không xóc, không quẹo, không tăng tốc) thì việc đi lại, rót nước vào cốc và mọi chuyển động sẽ xảy ra y như lúc xe lửa, máy bay đứng yên.
Còn ông Nguyễn Huệ Chi nghĩ “Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc”. Đây là cách hiểu sai với thực tế, bởi nguyên lý quán tính là như nhau với mọi vật trong hệ quy chiếu, nó không phân biệt ông Huệ Chi với con ruồi; không chỉ ông ta mà nếu có cả con bò trong xe “nhích lên lơ lửng” được thì nó cũng không bao giờ bị “vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” như ông nghĩ đâu. Các vật trong xe chỉ bị tác động khi nguyên lý quán tính bị vi phạm, như khi xe quẹo hoặc có gia tốc tăng hoặc giảm.
Ông Nguyễn Huệ Chi đã sai tiếp khi viết: “với con người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một trường hấp dẫn mới”.
Khi chuyển động đều sẽ tạo nên một hệ quán tính chứ không phải tạo một “trường hấp dẫn” như ông Nguyễn Huệ Chi viết, còn “trường hấp dẫn”, theo Thuyết Tương đối tổng quát (General Theory of Relativity), được tạo ra bởi chính khối lượng của vật hoặc do sự chuyển động có gia tốc…
Tóm lại, với trình độ như “cháu Từ Huy” và bản thân ông Huệ Chi thì sẽ thấy Huệ Chi khác con ruồi trong không gian chiếc xe ấy; còn với những người hiểu biết như tôi và chủ thuyết Tương đối là Einstein thì sẽ thấy ông Huệ Chi cũng như con ruồi, con bò thôi!”
Đất nước chúng ta còn nhiều yếu kém và tệ nạn, rất cần những người có tâm, có tầm phản biện với tinh thần xây dựng. Còn như Phạm Xuân Yêm và Nguyễn Huệ Chi, nghe danh kêu boong boong nhưng sự phản biện của họ chỉ là sự phá hoại, chỉ đưa đất nước đến hỗn loạn mà thôi!
TPHCM
5-11-2017
ĐÔNG LA