ĐẠO PHẬT DẤN THÂN CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
Tôi viết nốt một bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Tôi vốn có để ý nhưng không nhiều tới Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chỉ biết trước đây ông chống chiến tranh, nhưng chống cả Mỹ xâm lược lẫn Việt Nam chống Mỹ. Ông đã tuyên bố: "Cộng sản và Chống Cộng đều bắt nguồn từ sự cuồng tín của Tây phương, và Phật Giáo là kẻ thù của mọi hình thức cuồng tín". (Both Communism and anti-Communism are Western fanaticisms, and Buddhism is the enemy of fanaticism of all forms). Nghĩa là ông cho ĐCS lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành lại nền độc lập là do cuồng tín CNCS của Các Mác, là kẻ thù của ông. Tôi cũng biết từ những năm 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khởi xướng tinh thần Phật giáo dấn thân, đưa Phật giáo đi vào đời sống. Điều này hơi lạ, Phật Tổ từng phải xuất gia, lìa cả cung vàng, điện ngọc, vợ con, cha mẹ vào rừng ngồi thiền thì mới có thể giác ngộ, đắc Đạo, Thích Nhất Hạnh làm ngược lại thì không biết đắc Đạo gì?
Tôi cũng biết chuyện Thích Nhất Hạnh ưu ái Hoàng Anh Sướng, mời Sướng đi Mỹ, khi về Sướng viết loạt bài ca ngợi Thích Nhất Hạnh; Trần Đăng Khoa như anh em với Sướng đã gọi Thích Nhất Hạnh như Phật sống ở VN. Tôi biết mà không quan tâm, bởi thích ai, thần tượng ai là tự do, có điều nó thể hiện trình độ nhân cách của mỗi người. Rồi đến chuyện vì ông Lương Chí Thành khen tôi quá mà thằng Đỗ Xuân Phương chê tôi, tôi mới tìm hiểu thì thấy nó đội Thích Nhất Hạnh lên đầu, ca ngợi ông ấy giảng về Pháp hiện tại, nhưng tôi chỉ chú ý cái ngu của Đỗ Xuân Phương thôi, chứ cũng không chú ý Thích Nhất Hạnh. Ngay chuyện ồn ào ở Tu viện Bát Nhã tôi cũng chỉ biết như những thông tin trên báo. Phải đến chuyện Thích Nhất Hạnh dịch lại Tâm Kinh, không hiểu do cơ duyên nào mà tôi biết, vì liên quan đến tri thức thì tôi mới chú ý. Tôi mới viết một bài đăng lên đúng vào những ngày tôi ở chỗ cô Vũ Thị Hoà nhờ cô bốc mộ cho mẹ tôi. Oái oăm ở chỗ đúng hôm đó cô Hoà lại mời Hoàng Anh Sướng đến chơi. Cô đang o bế Hoàng Anh Sướng, thấy tôi chê Thích Nhất Hạnh nên tức quá, vì vậy mà tôi đã gỡ bài xuống. Những ngày hôm nay thấy dư luận phê phán, diễu cợt người dân mê mụ đến Chùa Ba Vàng “chiêm bái tóc Phật” tôi mới nhớ tới Thích Nhất Hạnh, đến một ông sư nổi tiếng thế giới còn hiểu sai kinh Phật thì trách gì người dân?
***
Trong bài trước, BS Hoa Huynguyen có bình luận liên quan đến Thích Nhất Hạnh ở vụ Tu viện Bát Nhã “Đọc mấy bài của bác Trần Chung Ngọc hồi 2009 ("vụ Bát Nhã") mới buồn cười: lúc đầu bật cười, rồi sau thì buồn”. Nguyễn Văn Hùng: Hoa Huynguyen Trần Chung Ngọc mới đáng quý nhưng chưa đọc ổng viết về Thích Nhất Hạnh”. Hoa Huynguyen: “Nguyễn Văn Hùng: Ô Ngọc là phật tử, từng rất đề cao TNH, viết bài khen sách cổ võ mọi người đọc. Đến vụ Bát Nhã thì đành phải lên tiếng vì những ứng xử ngớ ngẩn và... phách lối quá”. Nguyễn Văn Hùng: “Hoa Huynguyen Trần Chung Ngọc tư duy khá chính xác khen Thích Nhất Hạnh thì cũng lạ”.
Tôi biết đến Trần Chung Ngọc do một lần Đại tá Nhà Văn Đỗ Viết Nghiệm nói: “Có ông Trần Chung Ngọc bên Mỹ khen ông viết bài Các Mác-một tình yêu bao la trên Talawas đấy”. Tôi tìm hiểu thì lạ lùng quá, Trần Chung Ngọc là GS Vật lý, Việt kiều Mỹ, một Phật tử, từng là sĩ quan Ngụy, học cùng khoá với Nguyễn Cao Kỳ, vậy mà ông lại khen tôi viết về Các Mác. Từng có trong đội quân thua chạy, chỉ là một Phật tử có tâm phá chấp, một tư duy khách quan của một nhà khoa học, Trần Chung Ngọc mới có thể viết ý thế này: Chỉ có Chiến thắng Điện Biên Phủ và ngày 30-4 mới có thể làm ông tự hào là người VN khi đứng trước người nước ngoài. Đặc biệt, ông viết LS Việt Nam rất đúng, rất hay, hơn đám “nhà sử học” Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Vũ Minh Giang, v.v… rất nhiều.
Tôi tìm đọc thì thấy, Trần Chung Ngọc từng ca ngợi Thích Nhất Hạnh: “Đối với tôi, Thầy Nhất Hạnh quả thật là một niềm hãnh diện cho Phật Giáo Việt Nam”; “Tôi chân thành giới thiệu cùng quí bạn đạo cuốn Đường Xưa Mây Trắng của thầy Nhất Hạnh, vì về cuốn này, tôi có thể đưa ra không chút dè dặt một nhận xét tổng hợp ngắn: đây là một "tuyệt phẩm"”. Nhưng rồi sau nhiều năm, khi Thích Nhất Hạnh về Việt Nam, Trần Chung Ngọc đã phải viết ngược lại: “Tôi thật tình không dám tin đó là sản phẩm trí tuệ của Thiền sư Nhất Hạnh. Tôi có cảm tưởng là tên tuổi và uy tín của Thiền sư ở ngoại quốc đã được sử dụng cho những mục đích có thể nằm ngoài vòng kiểm soát của Thiền sư”; “Giáo Pháp Làng Mai (của Thích Nhất Hạnh)… Pha trộn với những lễ tiết mê hoặc, “trí tuệ” với “đức tin”, thì Phật Giáo không còn là Phật Giáo nữa mà trở thành Phật Giáo lai căng”; “Người ta trách cứ là Pháp môn Làng mai chủ trương nam nữ cùng tu, trái với truyền thống nam nữ tu riêng của Việt Nam”; “Rồi đến 2008, niên giám của Làng Mai đề xuất với chính phủ hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản, bỏ chữ “Cộng Sản” ra khỏi tên của Đảng chính trị cầm quyền, và bỏ cụm từ “Xã hội chủ nghĩa” ra khỏi tên chính thức của nước “Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nhưng thành thực mà nói, tôi cảm thấy rất đáng tiếc khi Thiền sư càng ngày càng đi ra ngoài sở trường của Người về Phật Giáo để đi vào những sở đoản… nhập cảng một số hình thức xã hội trong truyền thống văn hóa của nước ngoài như “Thiền Ôm”, “Bông Hồng Cài Áo” … và gần đây dính vào chính trị. Có thể chính sự thành công của Thiền sư ở ngoại quốc đã làm cho Thiền sư thay đổi… một số phát biểu đượm nhiều khoa trương… Và nhất là, người ta cũng trách cứ Thiền sư là, tại Tu Viện Bát Nhã, Thiền sư đã bổ nhiệm Phó Trụ trì Tu viện Bát Nhã, tấn phong giáo phẩm Hòa thượng cho một vị sư của Việt Nam mà không thông qua Trụ trì tu viện Bát Nhã và GHPGVN… Thiền sư đã coi thường truyền thống văn hóa của Phật Giáo Việt Nam, coi thường Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam… Có thể vì cái danh của Thiền sư quá lớn ở ngoại quốc nên Thiền sư thấy không cần phải quan tâm đến hiện thực xã hội ở Việt Nam hay truyền thống Phật Giáo ở Việt Nam”.
***
Về chuyện tu hành, Thích Nhất Hạnh cho rằng “sự thoải mái và niềm vui là các yếu tố giúp mang tới sự giác ngộ”; “Nền tảng tập luyện cơ bản là làm sao để vui thích - làm sao để cảm thấy vui khi đi, khi ngồi thiền, ăn uống và tắm giặt. Hoàn toàn có thể khiến mọi người đều vui thích”. Như vậy, Thích Nhất Hạnh đã nói ngược với lời Đức Phật cho “Đời là bể khổ”, cả hạnh phúc, vui vẻ, sung sướng, v.v… cũng là khổ vì chúng vô thường, thay đổi, chúng sinh vô minh vì muốn có mãi những cái sung sướng đó không được nên phải khổ. Vì vậy, Đạo Phật dạy tu luyện là phá chấp vào mọi thứ, không khổ, không buồn, không vui, không sướng, an nhiên, tự tại; còn nói như Thích Nhất Hạnh chính là pháp tu dạy người ta bám vào vui thích, nghĩa là còn tham, còn si, tức là trái đạo.
Vì có quan niệm như vậy, ở Tu viện Bát Nhã, Thích Nhất Hạnh đã cho tu sinh thành lập những "xóm" gọi là "Mây đầu núi", "Bếp lửa hồng", "Rừng phương bối"... Tại những "xóm" này, mọi sinh hoạt riêng tư đều được tôn trọng.
Trên báo Công an Nhân dân viết: “Chỉ là một "thiền sư", đứng đầu một môn phái, mà ông đi dưới lọng vàng, cạnh ông là sư nữ Thích Nữ Chân Không - y như vua và hoàng hậu! … năm 2006, khi một phái đoàn của GHPGVN sang Pháp, thăm Làng Mai, đã phải gửi Sư ông Thích Nhất Hạnh một bức thư, trong đó đề nghị: "Xin sư ông về ở với tăng, sư nữ Chân Không về ở với ni để tránh dư luận"; “ông tuyên bố: "Pháp môn Làng Mai tự bổ nhiệm truyền giới, tấn phong, bầu trụ trì, viện chủ, phó viện chủ mới mà không cần phải thông qua Nhà nước và GHPGVN"; “
Ông khẳng định "Pháp môn Làng Mai là một giáo hội độc lập với GHPGVN, việc nội bộ của Làng Mai không thuộc thẩm quyền của Nhà nước và GHPGVN".
***
Như vậy sư Thích Nhất Hạnh đích thị trở thành sư tự do dân chủ, sư tư doanh, sư kinh tế thị trường. Ông nổi tiếng do có tài marketing Phật giáo ở nước ngoài. Ông thành công giống như Trấn Thành làm phim, Hoài Linh diễn hài, Ngọc Trinh khoe cơ thể, thu hút được đám đông quần chúng, nhưng với cơ quan, tổ chức của nhà nước và tầng lớp trí thức thì không được coi trọng. Chỉ những nhà thơ, nhà văn, nhà báo dốt về Đạo Phật mới tôn sùng ông như một vị Phật sống mà thôi!
10-1-2024
ĐÔNG LA