Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

SO SÁNH ĐỜI SỐNG VIỆT, MỸ

 SO SÁNH ĐỜI SỐNG VIỆT, MỸ

Nhắc lại cái câu không phải nổi tiếng mà đầy tai tiếng của Chu Ngọc Quang Vinh: “tôi coi Đảng là một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”. Theo lẽ thường, con trẻ bố láo thì người lớn phải dạy dỗ, vậy mà Thái Kế Toại, tôi đã viết ở bài trước, là một nhà văn, một đại tá về hưu, còn từng là cán bộ An ninh văn hóa, lại cho Chu Vinh, còn nhóc con mà dám nói láo, là trưởng thành thì e rằng cái ông mang danh nhà văn U80 này vẫn còn chưa trưởng thành, đã viết nhăng cuội như thằng con nít. Thật kỳ lạ cho cái suy nghĩ của một cán bộ an ninh. Nếu tất cả học sinh, sinh viên, tuổi trẻ VN đều như Chu Vinh, cho “Đảng là một thế lực xấu, chỉ biết lừa gạt dân”, rồi xuống đường biểu tình như ở Bangladesh, lật đổ được chế độ, đập vỡ luôn cái “niêu cơm” lương đại tá về hưu của chính ông Thái Kế Toại thì ông ta có còn thấy Chu Ngọc Quang Vinh là “trưởng thành” không? Nếu ông này sang Mỹ, thấy tuổi U80 như ông ta dân Mỹ nhiều người vẫn còn “đi cày” thì mới biết, xã hội VN với những đại tá về hưu như ông ta mới chính là thiên đường.
Hôm nay, tôi sẽ đăng lại bài viết về chuyện so sánh đời sống Việt-Mỹ để cảnh tỉnh những cô cậu như Chu Ngọc Quang Vinh, đã hỗn hào, vô ơn, chê bai quê hương, đất nước, ảo tưởng cuộc sống thiên đường ở nước ngoài.
9-9-2024
ĐÔNG LA

Con trai tôi sau khoảng 7 năm du học, lần đầu về nước, khi đi qua những quán cà phê ở Sài Gòn nói:
-Giờ này ở bên Mỹ người ta đi làm hết, không có chuyện thanh niên ngồi quán cà phê rung đùi chém gió như ở Việt Nam đâu.
Một lần khi được hỏi ở bên Mỹ sướng như thiên đường phải không, nó bảo: “Thiên đường khỉ gì, ở đâu cũng có cái sướng, cái khổ”.
Khi sang Mỹ tôi thấy nó nói đúng, và tôi thấy ở Mỹ hay ở VN hoặc bất cứ đâu, sướng hay khổ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vào cái “số” của từng người. Hoàn toàn không phải như bọn chống phá VN luôn mang hình mẫu cuộc sống ở Mỹ ra chê bai cuộc sống ở VN.



Thực tế hoàn toàn không có chuyện lương trung bình bên Mỹ gấp hơn mười lần ở Việt Nam thì sống ở Mỹ sướng hơn mười lần ở VN. Đời sống ở Mỹ không phải như tưởng tượng của những người đang mong chờ đến lượt mình được nhập cư vào Mỹ, cũng không phải như tưởng tượng của những chàng trai, cô gái đang mơ ước du học Mỹ: nước Mỹ chỉ thuần là thiên đường!
***
Nhớ lại chuyện một bà là người quen ở chung khu phố được sang Mỹ theo diện chồng bảo lãnh thế nào đó, sang đến nơi gọi về cho bà xã tôi:
-Chị ơi, đường phố bên đây thông thoáng, sạch sẽ, cây cối người ta xén, tỉa, nhiều đường có hoa đẹp lắm chị ạ. Còn bánh của người ta rất giòn, bỏ vào miệng là nó tan ra.
Tôi nghĩ VN cũng thiếu gì bánh giòn, cứ gì ở Mỹ mới có. Còn đường phố thì khi tôi sang tận đây mới thấy, nước Mỹ đất rộng người thưa, quy hoạch khoa học, đúng là thông thoáng hơn VN. Người ta đã làm ra một hệ thống giao thông thống nhất toàn nước Mỹ, từ các đại xa lộ cho đến đường về nhà ở các khu dân cư. Chỉ có điều khoảng hai phần ba nước Mỹ ở phía Tây là đất đồi núi, sỏi đá khô cằn, rất hiếm mưa, như nơi tôi đang ở cách trung tâm Los Angeles khoảng vài chục phút chạy xe hơi đây, có đủ sông, hồ nhưng… trơ đáy. Vì vậy, cây cối dù được chăm sóc và cũng không thể chăm sóc hết được cả thiên nhiên, không gian không thể tươi xanh như ở VN.
Người đàn bà “bánh giòn” đó, sau một năm ở Mỹ, làm việc cho một đứa cháu thế nào đó bị đối xử như đứa ở, đã “chạy mất dép” về nước cho tới nay, không chút tơ tưởng quay lại Mỹ nữa.
***
Vợ tôi vốn là một giáo viên, số bạn bè sang Mỹ ở cũng nhiều, sau nhiều năm giờ mang ra so sánh thì hầu hết những người sang Mỹ “thua” những người ở VN. Phần nhiều những giáo viên ở VN dạy thêm, hưu thì có tiền hưu, giờ toàn khoe ảnh du lịch, có người rất giầu, du lịch sang Mỹ gặp lại bạn bè và học trò đã rút tiền cho một số người. Một giáo viên nữ khen anh bạn giờ giầu sang, gặp lại bạn bên Mỹ nghèo khổ mà không coi thường. Người phụ nữ này tâm sự với vợ tôi có nhà nhưng mấy chục năm chưa trả hết nợ, đang tính bán nhà để trở thành vô gia cư, có “công dân Mỹ” thì sẽ được hưởng tiền già. Về mặt này thì Mỹ đúng là XHCN, những người già và nghèo khổ nhất thì sướng ở chỗ không phải đóng đủ thứ tiền như dân “dở dở ương ương”. Một phụ nữ khác cũng giáo viên cùng trường với vợ tôi, mới được nhập cư vài năm, bán nhà sang Mỹ ở. Nhà ở Mỹ mắc hơn nhiều nên không thể mua nổi, phải thuê, 1 phòng đã ngàn đô; từ chỗ ở VN chỉ ăn chơi, bà này sang Mỹ phải đi cầy, để có tiền trả tiền ở, tiền ăn, nếu không số tiền bán nhà ở VN sẽ sớm không cánh mà bay. Vì vậy mà đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nuốt nước mắt vào trong, gọi điện than thở với vợ tôi. Một cặp vợ chồng khác, ở VN cũng chỉ ăn chơi, có nhà, có đất, lương cao, nhưng mong ngày mong đêm đến ngày được đi Mỹ vì thuộc diện được bảo lãnh; rồi sang được Mỹ thì người chồng đã bị trầm cảm, thuốc nào cũng không chữa được, cuối cùng thuốc chữa được chính là “về thăm VN”. Khi về đến Tân Sơn Nhất đã reo lên, thấy mình như “hổ về rừng”, gặp lại bạn bè, vui vẻ ăn nhậu, không còn trầm cảm, trầm ciếc gì nữa.
***
Lần đầu sang Mỹ, vợ chồng tôi quá cảnh 4 tiếng ở Đài Loan, một ông 60 tuổi nói với tôi:
-Người Việt Mình ở bên Mỹ tuổi con trâu hết anh ạ.
-Nghĩa là sao?
-Là phải đi làm như trâu cày chứ sao anh!
Quả đúng vậy, khi tôi gặp những người quen thân, thấy họ vẫn đi làm dù người đã trên 60, người đã trên 70. Mà không chỉ có người gốc Việt, lần lên máy bay nội địa Mỹ đi từ Tây sang Đông trong chuyến du lịch thăm Washington, Philadelphia và New York, tôi ngạc nhiên thấy tiếp viên hàng không Mỹ toàn người già và xấu. Tôi nghĩ chắc tại ở Mỹ cho nghề này kém không phải là nghề sang, nên không kén chọn như ở VN. Nhưng rồi đến các quán ăn ở Mỹ cũng thấy nhiều người phục vụ lớn tuổi không như các quán sang sang một chút ở SG toàn là các em, các cháu “chân dài” phục vụ.
Như vậy, ở lứa tuổi mà nhiều công dân Mỹ vẫn “cày như trâu” thì tôi thấy bạn bè tôi về hưu ở VN, chiều chiều người chơi cầu lông, người chơi bóng bàn, người sang hơn thì chơi quần vợt. Một lần vợ chồng tôi theo vợ chồng cô em đi công việc, tiện đi khai thuế. Ông em cọc chèo nhìn bảng tiền thuế phải đóng nhăn mặt, người giúp khai thuế cũng là một người Việt nói: “Ở nước Mỹ này đóng thuế đến chết thì thôi!”
***
Một Việt kiều, trên Tạp Chí Hoa Kỳ đã viết một bài dài về cuộc sống người Việt ở Mỹ, tôi chỉ trích dẫn vài ý:
Không có vé danh dự cho người trở về: Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu… Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội… Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra… Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này… bạn lại nhớ tới “lệnh bài ”… cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh… Bạn lại thấy vô cùng s.u.n.g s.ư.ớ.n.g là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa…
***
Nếu như chưa đến và sống ở Mỹ hơn chín tháng trong thời gian vừa qua, tôi cũng nghĩ như nhiều người, những người bị trục xuất sang Mỹ là sẽ được đổi đời, và vì thế, hiện ở VN có không ít kẻ quấy rối chống phá nhà nước VN với mục đích là được “vượt biên” đến Mỹ một cách hợp pháp.
Nhưng mọi người cần phải hiểu thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ so với VN đúng là rất cao nhưng những chi phí cho những nhu cầu cơ bản của đời sống như nhà cửa, học hành, chữa bệnh và đóng đủ thứ bảo hiểm cũng rất cao so với VN. Ở Mỹ, người ta luôn buộc phải khoẻ mạnh và có công ăn việc làm, nếu không, rất dễ có nguy cơ ra ở đường.
Tôi đã gặp những dãy lều nhỏ như cái lồng bàn của người vô gia cư trên các đường phố ở trung tâm Los Angeles. Đến các Trung tâm như Washington, New York, Las Vegas, v.v… đâu đâu cũng gặp những người vô gia cư.
Chủ nhật, vợ chồng tôi thường được vợ chồng cô em chở “đi chơi” ở khu Little Saigon. Cũng chính nơi đây tôi thấy nhiều người cầm bảng ghi chữ “homeless” ăn xin mà nhiều nhất chính là chỗ “đắc địa”, nơi giao nhau của hai con đường chính là Bolsa và Brookhurst.



Một bài báo kể chuyện hai vợ chồng người Mỹ trắng “homeless” cùng xin tiền ở ngã tư này cho biết:
“Lâm vào đường cùng, chúng tôi mới phải ra đây xin tiền… Hôm nào xin được $73 là tối hôm ấy, chúng tôi có thể vào motel ở Anaheim ngủ, chứ không phải ‘homeless’ ngủ bờ, ngủ bụi… Lâu lâu, vừa được ngủ motel, vừa không phải nhịn đói là một ngày hạnh phúc của chúng tôi. Tạm quên đời ‘homeless’ vài giờ”.
Niềm hạnh phúc của họ chính là được tắm rửa sạch sẽ: “Sau khi mất nhà, tôi mới biết tận hưởng thú vui đơn giản nhất đời là sự tắm rửa. Làm dân ‘homeless’ là mất quyền làm người”.
***
Vì xã hội Mỹ là Tư Bản nên không có một lượng công chức về hưu hưởng lương và các chế độ hưu khổng lồ như ở VN, nên về già nhiều người vẫn phải đi cầy là như vậy. Về chuyện này thì chính VN mới là thiên đường chứ không phải Mỹ. Vậy mà không ít kẻ ngu xuẩn, hưởng lương và chế độ hưu rất cao, so với người già bên Mỹ là rất sướng. Vậy mà cũng bầy đặt đấu tranh cho tự do dân chủ, có chuyện gì là bu vào nói xấu chế độ, chống phá chính cái thể chế nuôi dưỡng mình, đúng là một đàn bò bú bầu sữa nhà nước nhưng lại cắn vú mẹ!

14-7-2018
ĐÔNG LA