Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

NHÂN ĐỌC "CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN": CHÂN RUNG NHỮNG NHÀ LẬT PHÁP (Về "Kiến Nghị" thay Hiến pháp Phần III)


Tôi đã quay lại Mỹ sau khi về VN 6 tháng. Với gia đình tôi bây giờ đi Mỹ là chuyện sinh hoạt gia đình, với hai đứa con nhớ đứa nào thì luân phiên ở gần đứa đó chứ không liên quan đến ai.  Nên trước đi khi tôi chỉ báo cho anh em, con cháu ruột thịt, vài người có liên quan một chút đến việc riêng và vài bạn nhậu để họ biết mà cắt những “kế hoạch”. Việc đi Mỹ của tôi cũng không liên quan đến tổ chức nào và càng không liên quan đến chính trị.  Chuyện tôi viết về chính trị là hoàn toàn tự nhiên thuộc về cái nghiệp viết từ 20 năm về trước của tôi, một người hồi nhỏ chỉ mong trở thành nhà phát minh khoa học chứ không phải nhà văn. Vì vậy chuyện đi Mỹ không liên quan đến chính trị nhưng vừa sang Mỹ tôi lại đọc cuốn sách viết về chính trị của Phạm Thị Đoan Trang: “Chính trị bình dân”, bởi trước khi đi Mỹ tôi hứa với một độc giả là sẽ viết, như ngày nào tôi viết về cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức với lý do thật đơn giản là bạn Thanh Tùng (chủ blog Đôi Mắt) gởi cho tôi và muốn “chú viết”.
Mới liếc qua thấy “Chính trị bình dân” đúng là bình dân thật vì phần lớn là sao chép những kiến thức cơ bản về chính trị, cái quan trọng là hiểu cho đúng các vấn đề thì tác giả là Đoan Trang lại sai. Trong cuốn sách, Đoan Trang có viết về Hiến pháp và vụ “đòi thay đổi Hiếp pháp” của những vị mà so với họ thì Đoan Trang đúng chỉ là “con ranh con”. Tôi đã viết mấy bài về vụ đó, trong đó có bài dưới đây mà hồi đó khi blog chưa bị chặn, độc giả đã vào đọc đông như kiến.
Los Angeles
9-3-2018

ĐÔNG LA



CHÂN RUNG NHỮNG NHÀ LẬT PHÁP

*LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ BẰNG CHỮ NGHĨA (Phần II)


Cái nhan đề này tôi viết hoàn toàn chính xác. Tôi sẽ không giải thích mà để bạn đọc tự hiểu.

Triết gia Husserl từng lo ngại khoa học công nghệ sẽ “quên mất con người”.  Vì vậy ông đã đưa ra Hiện tượng học, một trường phái triết học mới, không duy tâm không duy vật, mà là “ làm rõ cảm giác của con người về thế giới này”. Nhưng trong thực tế, chính khoa học công nghệ đã tạo ra những sản phẩm, những điều kiện sống tốt hơn; con người sống theo quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy sẽ có được hạnh phúc đúng theo triết học Mác: Vật chất quyết định ý thức; tồn tại xã hội quyết định ý thưc xã hội. Còn từ Hiện tượng học, chủ nghĩa Hiện sinh ra đời, đề cao tự do cá nhân, từng làm cho thanh niên đua nhau sống bầy đàn theo bản năng, tự nhiên chủ nghĩa; sau nữa, chủ nghĩa Thực dụng ra đời cho “cái gì có lợi cho tôi cái đó là chân lý”!

Chính điều đó khiến cho xã hội Mỹ có hiện tượng một số diễn viên trẻ thành danh quá sớm, quá nhiều tiền, tự do hưởng thụ rồi nhanh chóng tàn lụi.  Như Lindsay Lohan, lúc mới nổi thì như thiên thần, chỉ đóng một phim đã được vài chục triệu đô, sau vài năm, ma túy, rượu, sex đồng giới, đã làm cho tàn tạ. Macaulay Culkin mới hơn 30 tuổi, ma túy cũng đã làm cho trông như một ông cụ; rồi Michael Jackson, Whitney Houston, những tên tuổi lừng lẫy thế giới nhưng đều chết thật thê thảm v.v…


(Lindsay Lohan)

Vì thế hôm nay tôi cũng e ngại khi các nhà “LẬT PHÁP” dựa vào Hiến pháp Mỹ đòi “quyền làm chủ của nhân dân”, đòi một thứ “tự do” không “theo quy định của pháp luật”, một thứ “tự do” không ràng buộc bởi “trách nhiệm”!     

Mỗi thể chế đều gắn liền với lịch sử của một đất nước. Trong hành trình mỗi nước đều có những gập ghềnh. Nhưng không phải cứ có khó khăn là thay hiến pháp, thay chế độ. Như Mỹ không lẽ khi thua Việt Nam, khi sa lầy ở Irắc thì họ cũng đòi thay hiến pháp? Đó là thứ tư duy con nít chứ không phải tư duy chính trị. Khi Pháp xâm lược VN, bắt vua nước ta đi đày, lập ra Liên bang Đông Dương, xây Địa ngục trần gian Côn Đảo, biết bao cuộc kháng chiến của triều đình cũng như của nghĩa quân đều bị thất bại, chỉ có ĐCS đã lãnh đạo dân ta làm Cách mạng thành công, giành lại nền độc lập. Thể chế chính trị nước ta đã hình thành từ thực tiễn đó. Sau Giải phóng, cũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta tiếp tục vượt qua những thử thách tưởng như không thể: thù trong giặc ngoài, lạc hậu, ấu trĩ. Giờ đây đã có chút cơm no áo ấm; nếu có những khiếm khuyết, sai sót, tệ nạn thì tìm cách sửa chữa; có lẽ nào bỗng chốc sổ toẹt tất cả!
Nhà nước kêu gọi góp ý sửa Hiến Pháp là kêu gọi những người tài đức, những người có trách nhiệm, góp ý những ý hay. Còn góp ý bằng cách thay hẳn Hiến pháp thì là “lật pháp” chứ “lập pháp” cái nỗi gì!

Vậy họ là những ai? Những “nhà lật pháp” đó!

Trong bài DỰ THẢO HIẾN PHÁP: THỬ THÁCH SỰ SỐNG CÒN CỦA CHẾ ĐỘ (trên RFA), Nguyễn Huệ Chi, một trong những người soạn thảo bản hiến pháp mới cũng như vận động chữ ký, cho biết:

chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến cùng. Đến cái chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm nhất. Bản kiến nghị này hình thành là như vậy”.

Trước hết, ông Chi này không nên thậm xưng “dân tộc VN” như vậy. Riêng một mình tôi ông đã không thuyết phục nổi sao có thể thuyết phục cả dân tộc VN? Ông nên nhân danh chính ông và nhóm của ông thôi.

Còn về tư cách của ông, một “chiên ra” xả rác tri thức làm loạn xã hội mà tôi đã viết nhiều, nay xin nhắc lại vài điểm cho ông nhớ. Ông đã dùng mọi cách để chống chế độ, kể cả viện dẫn tới Einstein. Với ngành Hán Nôm, có thể nhiều người không hiểu vật lý sẽ khiếp vía về “chình độ” của ông. Nhưng với tôi và những người hiểu biết, khi ông viết: Einstein phát minh ra Thuyết Tương đối đã đưa ra một thời đại mới Thời đại giải lý tính, thì như tôi đã viết: “Nói vậy không những ông Huệ Chi dốt mà còn là quá dốt! Bởi thế có nghĩa là phản khoa học, phản tiến bộ. Vì lý tính thực chất là nhận thức của loài người nói chung. Giải lý tính thì còn gì nữa?!”. Vì thế cái ý thâm sâu của ông, “giải lý tính” nghĩa là “giải tán ĐCS”, “giải tán chế độ” là sai, là chẳng có cơ sở khoa học quái nào cả!

Còn cái công trình nghiên cứu trên ô tô của ông, ông cứ nghĩ mình khác con ruồi, còn tôi và Einstein (nếu sống lại), và cả với vật lý nữa, nếu trong xe có cả con bò nữa, thì hệ quán tính sẽ coi ông cũng như con ruồi, con bò thôi!

Vậy một người điển hình cho thói ngộ chữ, làm dáng tri thức rỗng tuếch như thế mà đòi lập pháp được sao?


(Huệ Chi và Quang A)

Theo ông Nguyễn Minh Thuyết “Kiến nghị” là “tạo cơ hội để chính quyền có tính chính danh trong khi vận hành đất nước, đặc biệt là những người Đảng viên Đảng Cộng sản có cơ hội nhìn lại mình và Đảng của mình. Bản thân tôi là một Đảng viên Đảng Cộng sản tôi cũng không muốn Đảng mình đóng vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội do áp đặt”.

Xem chừng ông cựu nghị viên giờ mới nói vậy thì e hơi muộn. Vì vào đời, nếu không có danh hiệu Đảng viên, một GS ngôn ngữ mà không phân biệt nổi giữa “nợ” và “thua lỗ”, như ông thể hiện trong vụ “đấu tay đôi” với TT Nguyễn Tấn Dũng và đã bị “đo ván”, ông khó có thể từng có những địa vị như thế. Nếu ông có trình độ thì ông phải hiểu thực chất vụ Vinashin, chuyện phạm pháp chỉ là một phần dẫn tới hậu quả, còn có những tác động khách quan rất lớn như ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Không chỉ VN mà ngành đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ USD, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ USD. Cụ thể Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn do không có vốn tiếp tục, công nợ tăng cao, công ăn việc làm đình trệ, 8/12 tỷ USD hợp đồng bị hủy v.v...”; nếu hiểu được thế và nếu có trách nhiệm, ông sẽ không có những ý kiến cực đoan, để góp phần “làm loạn xã hội”! Lời ông nói ở trên “hơi bị lạ”, vì mới hôm qua khi ông còn tại vị thì thể chế của ông còn chính danh, mà sao sau có ít ngày, khi ông hưu thì nó hết tính “chính danh” rồi sao?

“Luật gia” Lê Hiếu Đằng cho biết: “chúng ta phải xác định thời kỳ này có phải là thời kỳ xã hội chủ nghĩa hay chưa? Hay là đang trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?”

Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng tư pháp: “Vì trước mắt chưa có Chủ nghĩa xã hội cho nên trở lại với cái tên của nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chứ không có gì mới, chỉ là tên cũ đặt lại cho chuẩn thôi”.

Cần phải hiểu khi Bác đặt tên “Việt Minh” là muốn nước mình cũng ở phe Đồng Minh chống Phát-xít; rồi Bác đặt tên nước, tên Đảng như đã có là mang tính ngoại giao để dễ được thế giới công nhận nước mình, cái điều quan trọng nhất của một nhà nước mới ra đời. Còn ai cũng biết, tất cả các danh xưng chính trị chỉ chính xác tương đối, chủ yếu nói đến cái lý tưởng chất chứa trong đó. Như chưa có Chủ nghĩa Cộng sản “làm theo năng lực hưởng theo như cầu” sao các ông cũng đã vào Đảng, giơ tay thề chết thề sống làm gì? Vì vậy, có cần phải thay đổi những tên gọi chỉ để tăng thêm sự bất ổn không?

Ông Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cho:

vận dụng vào điều 6 của hiến pháp Xô viết để đưa điều 6 của Xô viết vào vì nghĩ rằng sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì ngược lại. Thứ nhất, với đìêu 6 đó thì Đảng Cộng sản Liên xô vẫn không tránh khỏi sự sụp đổ”.

Như vậy chuyện đưa vào đưa ra không quan trọng thì sao không để nguyên điều 4 ở yên đó? Nhất là trong lúc Đảng đang chỉnh đốn cần sự trật tự, bây giờ bỏ điều 4 sẽ làm Đảng thất thế thì còn chỉnh đốn cái gì!


(Bùi Hằng)


(Tương Lai)


(Xuân Nguyên)


(Xuân Diện)

 (Hiền Đức)

Trong danh sách ký “Kiến nghị” có 2 ông chắc phải là học trò rất giỏi, như Nguyễn Quang A từng đỗ  Tiến sỹ Khoa học Điện tử Viễn thông; từng làm Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; Chu Hảo, từng đỗ TSKH Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, cả 2 ông đều là con cách mạng nòi; ông A con liệt sĩ, ông Hảo con Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945. 2 ông này cũng từng tích cực tham gia biểu tình chống TQ. Khi các cuộc biểu tình đã quá đà, mất trật tự, có dấu hiệu lợi dụng việc chống TQ tiện thể chống luôn chế độ, lực lượng an ninh Thủ đô đã thi hành chức trách giải tán các cuộc biểu tình đó, ông Chu Hảo đã: “cực lực phản đối” cho công an ta là “phản động”, là “thù địch”; ông Nguyễn Quang A cho là: “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” như “như những tên cướp”!

Tôi đã viết: “Hai vị này hồi chiến tranh khi hầu hết thanh niên lên đường chiến đấu thì đều được du học dài dài. Không hiểu các vị vì học cao quá, hay vì sung sướng quá mà xa rời những bước đi lấm bùn và máu của dân tộc, của cha anh, nên không còn hiểu được những lẽ thường “thế nào là kẻ địch”!”.


(Chu Hảo và Quang A)

Có lẽ vì thế hôm nay các vị cũng lại ký tên ủng hộ cái “Kiến nghị” trong đó có ý đòi xóa bỏ sự “tuyên dương công trạng” của Đảng và Bác! Còn riêng ông Chu Hảo ca ngợi Huy Đức là “trong sáng” khi ca ngợi mấy tướng VNCH tự sát là “chết vì nghĩa lớn” trong "Bên thắng cuộc", phải chăng ông đã chửi chính cha mình?



  (quân "phản động", "thù địch"!)

Còn GS Hoàng Tụy, một tài năng toán học đáng nể, cháu họ cụ Hoàng Diệu, người từng tuẫn tiết khi Thành Hà Nội bị Pháp tấn công; phải chăng ông cũng là kẻ vô ơn khi cũng ký vào “Kiến nghị” phủ nhận sự tuyên dương công trạng của Đảng, Bác, “Người” đã trả “thù nhà” cho dòng tộc ông, đã làm cho Pháp, “kẻ” đã gián tiếp giết chết cụ Hoàng Diệu, phải đại bại tại ĐBP?

Xôm tụ nhất khi ký vào “Kiến nghị” là đám nhà văn, nhà báo. Tôi đã viết về họ nhiều ở đây đó, nay gom lại để thấy họ đều có cách nhìn lộn ngược giống nhau đến kỳ lạ!

Đáng kể nhất phải là Bùi Tín, kẻ chiêu hồi bên bại trận. Thật buồn cười khi nghe ông ta từng huênh hoang khi trả lời phỏng vấn:

Chính phủ Ngụy Dương Văn Minh nó ngồi đầy đủ… Tôi vào thì tất cả đều đứng cả dậy, Dương Văn Minh, Vũ Văn Huyền… Vũ Văn Mẫu … Dương Văn Minh nói rằng là tôi chờ quý ông từ lúc sáng để mà chuyển giao cái chính quyền cho các ông … lúc ấy tôi nói ngay rằng là không có vấn đề bàn giao chính quyền, bởi vì tất cả chính quyền các ông đã sụp đổ rồi chỉ có đầu hàng thôi, người ta không thể đưa cho cái gì mà không còn có trong tay” (http://www.youtube.com/watch?v=Rnmte7uhiAs)

  Nhưng sự thật không phải vậy, mà chính ông ta với bút danh Thành Tín viết ngay từ hồi ấy trong bài “Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử” cho biết người nói với Dương Văn Minh là “Đồng chí sĩ quan” chứ không phải ông ta:


Các cụ đã nói “Một sự bất tín vạn sự bất tin”, mà cái ông Tín này thì không chỉ một mà còn “vạn sự bất tín”. Có lẽ ông nên đổi Bùi Tín thành Bất Tín sẽ phù hợp với nhân cách của ông hơn chăng. Trước đây ông đã viết, nói như vậy mà giờ đây, khi nói về Huy Đức viết “Bên thắng cuộc”, ông bảo ngày 30 - 4 - 75 không phải là ngày “giải phóng” thì một bạn cho ông như một “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược” quả là rất đúng!

Kế tiếp là Nguyên Ngọc, “người hùng đổi mới văn chương”, từng ủng hộ Dương Thu Hương viết những “thiên đường mù”, v.v…, “khóc như cha chết trong ngày chiến thắng”; từng ca ngợi Bảo Ninh viết tiểu thuyết  cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của ta chỉ để lại “nỗi buồn”. Rồi Trần Mạnh Hảo cho chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Phát-xít Nhật dựng lên là chính nghĩa.  Gần đây “hay” hơn nữa là Nguyễn Quang Lập cho việc “tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam” không phải là tội ác mà chỉ là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”. Điều này bạn Hòa bình đã phải chửi tục thẳng vào mặt NQL, và chưa bao giờ tôi thấy sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế! Trong “Danh sách” ký cọt cũng có  Huy Đức, tác giả cuốn “Bên thắng cuộc” tai tiếng, một bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, với “giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau”; với phát kiến động trời, ngày 30-4  thực chất “Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc”!


(Nguyễn Trọng Vĩnh và Nguyên Ngọc)


(Hảo và Lập)


(Tín và Đức)

Tiếc là trong bản danh sách cũng có cả những người thân quen của tôi, có người từng sống chết có nhau bên LX; thậm chí có người tôi coi là ân nhân, dù họ chỉ giúp tôi một lời nói. Tôi hiểu họ có lý do để ký. Nếu chỉ nhìn thấy những tham nhũng, bất công, trì trệ, thì họ ký là có lý. Nhưng nếu họ nhìn sâu hơn vào lịch sử, rộng hơn ra thế giới, xa hơn về tương lai thì không biết họ có còn thấy mình là có lý không?

Như khó khăn về kinh tế hôm nay đâu chỉ riêng VN mình. Nhìn vào nền kinh tế  siêu cường số 1 thế giới là Mỹ, trong vòng hơn chục năm gần đây, họ cũng phải đối mặt với bao chuyện. Hết “bong bóng chứng khoán vỡ trong 2000-2002” đến “Bong bóng địa ốc bắt đầu vỡ vào năm 2007” dẫn đến “khủng hoảng tài chính”: “hàng loạt tập đoàn tài chính Mỹ sụp đổ: New Century Financial Corporation (8/2007); Bear Steams bị JP Morgan Chase mua lại vào tháng 3/2008; Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ tư phố Wall và thuộc loại lâu đời nhất của Mỹ) phá sản vào tháng 8/2008; Merrill Lynch (ngân hàng đầu tư lớn thứ ba) bị Ngân hàng Mỹ mua lại; AIG (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ) phải nhờ chính phủ cứu giúp 85 tỉ USD v.v…

Với riêng bản thân tôi, tôi đã nói “chẳng có dính gì đến chế độ cả”, nếu các vị lật đổ chế độ mà nước ta thành Bắc Âu cũng tốt; hoặc như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật cũng được. Nhưng khốn nỗi loại ĐCS thì ai sẽ thay thế? Có lẽ nào những người như Bùi Tín, Trần Mạnh Hảo, Huệ Chi, Tương Lai, Minh Thuyết, Chu Hảo, Quang A, Quang Lập, Huy Đức, v.v… sẽ đưa đất nước ta tới được thiên đường?

Có một bạn Quang Linh từng phản bác quan niệm đa nguyên đa đảng của các vị nói trên khá hay:

Lịch sử cho thấy, trong 50 năm qua, phần lớn những nước có đặc điểm xã hội- lịch sử phức tạp như VN đi theo con đường dân chủ kiểu đa đảng không phải là những nước phát triển nhất, thậm chí cho đến nay vẫn chìm trong lạc hậu, bạo lực và rối loạn: Pakistan, Bangladesh, Philipine, Indonesisa, Peru, Bolivia, v.v.

Những nước thành công như Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan, Malaixia… nói chung đều có đặc điểm xã hội thuần nhất, và thời điểm thành công nhất của các nước đó lại thường gắn liền với các thời kỳ đa đảng nhưng gần như độc tài (Hàn Quốc với Pak-Chung-Hy, Đài Loan với Tưởng Giới Thạch, Singapor với Lý Quang Diệu)”.

Về chuyện “Giả thuyết về sự mất trắng quyền bính của Đảng Cộng sản”, ông Tương Lai giải thích: “Không nên khẳng định nếu bản hiến pháp này thông qua thì quyền bính của họ mất trắng vì nói như vậy cũng không sát với kiến nghị của chúng tôi”; ông Nguyễn Minh Thuyết: “tôi cũng xin nói lại, kiến nghị này của anh em trí thức là một kiến nghị xây dựng hiến pháp dân chủ chứ đây không phải là mình làm cuộc lật đổ hay “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa” gì cả”.

Theo tôi nói mà không thừa nhận ý mình như trên là hèn.

Tóm lại, “Kiến nghị” phê phán Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội và đề nghị thay thế bằng Dự thảo Hiến pháp mới của các vị có 3 điều:

1-Thứ nhất là phi lý và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi các vị nhân danh “nhân quyền”, nhân danh “tự do dân chủ” đòi "quyền" mà không “theo quy định của pháp luật”, không ràng buộc với “nghĩa vụ”. Bởi như vậy “nói bậy”, “viết bậy”, “làm càn” cũng sẽ được tự do, tất dẫn đến một xã hội hỗn loạn!

2-  Thứ hai, thể chế mỗi nước đều gắn với lịch sử. Chính truyền thống văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc là nền tảng vững chắc của thể chế. Việc các vị xóa trắng lịch sử là phản đạo lý. Việc lấy một hình mẫu nào đó không phù hợp với thực tiễn VN là một sự ảo tưởng, là việc xây lâu đài trên cát.

3- Thứ 3, Việt Nam ta là xứ sở coi trọng tình nghĩa, coi trọng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nên khi các vị viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”, các vị là những kẻ vô ơn.

Khi Pháp xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cho là một "chiếc chìa khoá" án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào làm bẫy nhử quân chủ lực Việt Minh tấn công để nghiền nát tại đó. Nghĩa là Pháp muốn vĩnh viễn chiếm VN; cho đến ngày chúng ta giành lại được chủ quyền đất nước, biết bao anh hùng là cán bộ, chiến sĩ  đã hy sinh để chúng ta có được cuộc sống thanh bình hôm nay, vậy mà các vị lại vô ơn, núp danh “nhân dân” quấy rối!

Xã hội mình quả là dân chủ,  không biết nền dân chủ Mỹ và các nước trên thế giới có cho phép một hành động muốn lật đổ nhà nước của họ như vậy không?

TPHCM

4-2-2013

ĐÔNG LA