Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI Phần I: GẶP LẠI CHIẾN HỮU

ĐÔNG LA
ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI
Phần I: GẶP LẠI CHIẾN HỮU

Đúng theo kế hoạch, tối ngày 4-5-2016, tôi đã ra Sân bay TSN đón chiến hữu từ Bắc vào đi tìm hai đồng đội cùng đơn vị là Nga và Hậu đã hy sinh. Với Hậu, tôi là người chứng kiến lễ an táng.
Dù đã thay đổi rất nhiều tôi vẫn nhận ra Đảm, ở tiểu đoàn bộ, nhớ nhất là Đảm có cái răng vàng:
          Và Trung, cùng đại đội, dễ nhận ra hơn vì tuy già đi nhiều nhưng nét mặt ít thay đổi, hồi ấy tôi gọi là “Trung úy Phương” vì có cái răng nanh như diễn viên Thế Anh:
          Còn Khang ở khác đại đội; đến Biên Hòa, gặp thêm anh Khiêm, trung đội trưởng trung đội trinh sát, nên cả hai tôi không nhớ ra:
(Anh Khiêm, Đảm, Trung, Khang-phía sau là cầu La Ngà)
(Đông La, trở lại nơi gần trận địa sau 42 năm)
Đi cùng đoàn ở Bắc vào có cô Hồng, trông như Siu Black, em gái đi tìm anh trai là liệt sĩ Nga:
Đến Biên Hòa, chúng tôi gặp anh Kế, người anh trai đi tìm em là liệt sĩ Hậu:

***
          Từ nơi tập kết ở Biên Hòa, chúng tôi trở lại nơi 42 năm trước đã an táng đồng đội, đó là Trạm Quân Y K113, đóng tại gần phía phải chân Thác Thanh Sơn (còn gọi là là Thác Cây Si), thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
          Chúng tôi đến ấp La Ngà, bên cầu La Ngà, nơi diễn ra trận đánh ác liệt nhất của đơn vị chúng tôi mà tôi có tham gia:
          (Phần ấp phía phải ảnh, chính là trận địa có hầm trú ẩn của tôi)
Vòng xuống chân cầu, cựu chiến binh Năm Tùng, sống cạnh thác, mang xuồng máy ra đón chúng tôi. Cô Hồng, sau vài chục lần đi lại tìm hài cốt anh trai, đã kết nghĩa anh em với Năm Tùng:
(Ông Năm Tùng đội mũ bộ đội, ngồi sau cùng)
          Sau gần tiếng đồng hồ, chúng tôi đến nhà ông Năm Tùng. Năm Tùng ngày xưa ở đơn vị bảo vệ Khu Ủy, còn đơn vị chúng tôi bảo vệ Quân khu bộ. Sau giải phóng, ông được cấp biệt thự ở Biên Hòa, rồi nhà gần đài kỷ niệm chiến thắng La Ngà, ông đều không nhận. Ông trở lại rừng, sống gần bờ sông, bên Thác Thanh Sơn. Trông ông đúng như một “người rừng”:
Nơi ông ngồi chính là nhà ông mới xây, một căn nhà cấp 4, nền gạch men, tường xây, mái tôn, cũng chính là nơi ông giúp đoàn kiếm tìm đồng đội tá túc, trên tường, ông có treo ảnh thờ liệt sĩ Nga mà ông đã coi là người nhà mình. Căn nhà gần bờ sông, nhìn thẳng xuống thác Thanh Sơn:
          Và bờ bên kia sông, chính là nơi có những dấu tích định hướng là nơi chôn các liệt sĩ:
          (Còn tiếp)
         7-5-2016
          ĐÔNG LA