NHỚ VÀI CHUYỆN VỀ NGÔ BẢO CHÂU
Bài trước đăng lại chuyện tay Hà Văn Thịnh đã lấy nước Mỹ làm chuẩn về sự “trung thực lịch sử”, tôi lại nhớ đến Ngô Bảo Châu cũng từng viết về nước Đức:
“…dân tộc Đức là một dân tộc đã trưởng thành” “tài sản tâm hồn là ký ức cả vinh quang và nhục nhã”; “Tại sao không lờ những gì nhục nhã, chỉ lưu lại lại những gì vinh quang, ngọt ngào? Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi”.
Viết vậy, còn trổ tài chơi chữ văn veo, Châu muốn ám chỉ về dân tộc Việt, Lịch sử Việt. Vì vậy, vị GS toán dù nổi tiếng thế giới này vẫn cực kỳ ngu xuẩn, mất dạy, và mù lương tri. Bởi dân tộc Việt, từ kiếp nô lệ, mất nước, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giành lại nền độc lập, có cuộc sống thanh bình hôm nay… đều là sự thật chứ không phải dối trá.
Tâm hồn là thế giới tình cảm của con người. Thức ăn cho tâm hồn con người đúng là sự thật, nhưng chỉ có thể là sự thật về những tấm gương cao cả của sự hy sinh, về tính thiện, về sự cống hiến và những bài học rút ra từ những cái xấu. Còn những “sự thật” như cướp giật, ma túy, đĩ điếm, lật lọng, xảo trá, cơ hội, v.v… thì vỗ béo được loại tâm hồn gì? Phải chăng đó chính là "thức ăn của tâm hồn Châu"?
Châu còn lảm nhảm khi viết: “Chức năng của nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác, mà giúp cho con người tìm thấy sự chân thực và biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình, cảnh giác với sự lười nhác, ích kỷ, hèn nhát”. Chức năng của nhân văn phải là ca ngợi cái thiện, phê bình cái ác, để làm được vậy người ta cũng cần phải phân biệt được thực, giả trước đã; còn chỉ để phân biệt được thực giả thôi thì loài vật không cần "nhân văn" nhưng nhiều cái vẫn giỏi hơn loài người, như về khả năng nhận thực âm thanh, Châu sẽ thua loài dơi, về khả năng đánh hơi, Châu chắc chắn sẽ thua loài chó!
***
Ngô Bảo Châu từng ca ngợi Cù Huy Hà Vũ như “Kinh Kha”, nhưng thực tế Vũ lại là một người mà chính người cha là Nhà thơ Huy Cận đã cho là đứa con “bất trung, bất nghĩa, bất hiếu”; đòi bỏ kỷ niệm ngày 30-4, và cho ta tiêu diệt bọn diệt chủng PonPot cứu dân Cămpuchia là xâm lược! Ngô Bảo Châu đã cùng cả cha mẹ ký tên vào THƯ KHẨN GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VỤ BẮT GIỮ CÔ PHƯƠNG UYÊN, khi cô ta rải truyền đơn, trương cờ vàng ba sọc đỏ, giăng biểu ngữ viết bằng máu lợn “Đảng Cộng sản chết đi” và có âm mưu đặt bom tượng Bác Hồ. Châu cũng viết thư phản đối Trường ĐHSP HN thu hồi luận văn của cô Nhã Thuyên, một luận văn ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng tục tĩu, bẩn thỉu, kêu gọi chống đối, khủng bố, và lật đổ! Ngô Bảo Châu cũng là “fan” cuồng thằng Lập “què” khi viết: “Ông chính là một trí thức thứ thiệt, có cái nhìn sắt bén về thế thái nhân tình, về hiện tình xã hội – chính trị Việt Nam… có thể làm cho cơ quan chức năng khó chịu”. Nhưng thực tế Nguyễn Quang Lập lại là một thằng nhà văn lưu manh, đã bôi bác niềm vui vĩ đại của cả dân tộc trong ngày 30-4 như cuộc làm tình dâm ô với cô giáo của mình, khoe “chọc lung tung” trong chuyện làm tình ấy. Lập cũng mất nhân tính khi cho việc đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối các chiến sĩ bị tù ở các “Địa ngục trần gian” dười thời VNCH không phải là ác mà chỉ là “khai thác thông tin” bình thường trong chiến tranh.
***
Trên báo Giáo dục, Ngô Bảo Châu cho rằng “…tôn thờ cá nhân (có thể là lãnh tụ...) là một hình thức tha hóa sự hướng thượng”.
Sự thần tượng lãnh tụ cũng có đúng sai. Dân Đức từng thần tượng Hít-le, tự cho mình là giống thượng đẳng, có quyền giết dân Do Thái và các nước khác lấy mỡ nấu xà bông và lấy tóc dệt thảm; Hồng vệ binh cũng từng thần tượng Mao trạch Đông xuất phát từ đức tính trung quân của xã hội phong kiến, đã trói và cắt gân chân Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, giết các tướng lĩnh, đấu tố trí thức; lính Khơ me đỏ cũng thần tượng Pôn Pốt xây dựng một thứ CNCS bằng cách “tinh chế”, diệt chủng dân chúng. Tất cả đều do tuyên truyền. Sự tuyên truyền có thể biến cái ác thành cái thiện khiến người ta thực hiện nó một cách cuồng tín.
Ngược lại, ở nước ta, với mục đích tối thượng là giành lại nền độc lập từ hai bàn tay trắng, việc thần tượng Bác Hồ xuất phát từ thực tế cuộc đời hoạt động cách mạng, tài năng và đức độ của Người chứ không phải do tuyên truyền. Những trí thức đầu tiên, hàng đầu như Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng v.v... đã từ bỏ nhung lụa theo kháng chiến vì lý tưởng độc lập dân tộc, qua những bài báo của Nguyễn Ái Quốc, chứ không phải do tuyên truyền về Hồ Chí Minh. Bởi vì lần đầu gặp Bác, GS Tôn Thất Tùng đã quá ấn tượng, yêu kính Bác về cách sống giản dị, lối ứng xử thân tình, nhưng ông hoàn toàn không biết Bác chính là thần tượng Nguyễn Ái Quốc của mình.
***
Đến Mỹ, khi đến National Mall , “vùng đất thánh”, tận mắt chứng kiến khu tưởng niệm quốc gia của Mỹ, tôi đã bị bất ngờ, bởi trước mắt là cả một quần thể đền, đài, tượng vĩ đại, trang trọng, sang trọng, được quy hoạch rất khoa học và mỹ học, trong một diện tích mênh mông, um tùm cây cối, mặt đất mịn màng cỏ, với hồ nước trải dài, nối với các trung tâm quyền lực nước Mỹ. Từ đền tưởng niệm Lincoln đến đài tưởng niệm Washington (ở giữa) đến điện Capitol nối nhau thành một trục đường thẳng. Nhà Trắng nối với Đài tưởng niệm Washington một đường vuông góc với trục đó. Có lẽ do nước họ lớn hơn, giầu hơn, tư duy họ cũng khoa học hơn nên họ đã làm tốt hơn chúng ta trong việc tôn vinh những giá trị thiêng liêng của đất nước. Vì vậy mà càng thấy cộng đồng mạng đã gọi Ngô Bảo Châu, “nhà toán học của chúng ta”, là “Trâu giỏi toán” là quá đúng khi viết:
“Có quý mến ai thì mong họ sớm thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
***
Nếu hiểu Đạo, ta sẽ thấy nhiều giá trị của Đời và Đạo ngược nhau. Viết như trên, Châu không chỉ ngu về Đạo mà còn rất láo khi diễu cợt tất cả tình cảm của toàn bộ người dân Việt có lương tri, đồng thời phủ nhận luôn công lao của Bác Hồ đối với đất nước và tất cả các giá trị thuộc “sự nghiệp của chúng ta”.
26-8-2023
ĐÔNG LA