Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

“HIỆN TƯỢNG” THƠ HOÀNG QUANG THUẬN


ĐÔNG LA
“HIỆN TƯỢNG” THƠ HOÀNG QUANG THUẬN

Trong bài THƠ: THẦN, PHẬT HAY NGƯỜI LÀM KHÔNG QUAN TRỌNG, VẤN ĐỀ THƠ ẤY HAY HAY DỞ ? Trần Mạnh Hảo viết: “Vì sao một tập thơ ăn cắp văn người khác (đạo văn) là “ Thi Vân Yên tử” của GSTS. Hoàng Quang Thuận lại được cả nền truyền thông vĩ đại của nhà nước cộng sản, lại được hội nhà văn của chế độ, được các quan chức cao cấp của chế độ thi nhau ca tụng đến át cả thơ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi đến như vậy?”; đến bài LIÊN DANH THƠ THẨN HOÀNG QUANG THUẬN - HỮU THỈNH, MỘT VỤ LỪA ĐẢO LỚN, LỪA ĐẢO CẢ TRỜI PHẬT…, Trần Mạnh Hảo tiếp: “Nhưng phải đến bài viết của luật sư Nguyễn Minh Tâm …“ Thi Vân Yên tử được sao chép từ đâu” mới hạ gục liên danh thơ thẩn ma quỷ của ông gà sống thiến sót GSTS. Hoàng Quang Thuận- viện trưởng viện công nghệ thông tin và ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh”.
Trong bài  BỐC THƠM THƠ HOÀNG QUANG THUẬN LÀ SỈ NHỤC THƠ CA VÀ SỈ NHỤC QUỐC THỂ, Đỗ Hoàng viết: “Vừa chưa xong việc các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống bôi son trát phấn đưa Vô lối Nguyễn Quang Thiều lên hàng thơ siêu hiện đại Việt Nam, ngọn cờ đầu cách tân thơ Việt, lại tiếp đến cũng các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống trên, các nhân vật văn nghệ, chính trị, quân sự tên tuổi thổi phồng cái gọi là thơ thiền, thơ thần Hoàng Quang Thuận trên truyền thông đại chúng!
Tôi vô cùng cảm phục và kính trọng các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, luật sư như: Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hòa, Triệu Lam Châu, Trần Trương, Nguyễn Minh Tâm… đã kịp thời lên tiếng vạch trần cái giả dối, đạo văn bẩn thỉu của Hoàng Quang Thuận, một kẻ hãnh tiến vô cùng háo danh, lợi dụng thánh thần lừa bịp mọi người để đạt mong muốn tên tuổi trong lĩnh vực văn chương trong nước và thế giới!
Ở đây có chuyện lạ là ông Trần Trương, người bị ăn cắp lại rất cám ơn người ăn cắp văn mình
, trong bài Trần Trương: “Anh Hoàng Quang Thuận không đạo sách của tôi', ông đã trả lời phỏng vấn:
Trong lịch sử văn chương nước nhà có nhiều trường hợp tương tự, điển hình là cụ Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Tôi không dám ví anh Thuận với cụ Nguyễn Du, nhưng rõ ràng không thể nói là cụ đạo văn của Thanh Tâm Tài Nhân trong tác phẩm “Đoạn trường Tân Thanh” được...”
Còn việc Đỗ Hoàng cho Hoàng Quang Thuận: “lợi dụng thánh thần lừa bịp mọi người”; Nguyễn Hòa: “Nếu thực sự "tiền nhân mượn bút" của Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" thì xem ra thơ của "tiền nhân" đã sa sút đến mức thê thảm!  thì ông Thuận đã phản bác lại: “ Nhiều người cho đó chuyện hoang đường nhưng tôi xin hỏi, có rất nhiều chuyện tâm linh kỳ bí mà chúng ta không thể giải thích nổi, ví dụ như trên Youtube có clip cô bé Như Ý 9 tuổi răng còn chưa mọc hết mà có thể thuyết pháp 2 giờ không cần giấy bút, nói những điều cao siêu mà cô chưa từng được học. Vậy thì hiện tượng tôi được “tiền nhân mượn bút” cũng là một chuyện “khó lý giải nhưng có thể hiểu được” như thế, nhưng đừng nên vì chưa lý giải được mà nói về điều đó với ngôn ngữ bậy bạ, vì đụng đến non thiêng Yên Tử là không phải chuyện đùa”.
Về chuyện cô bé Như Ý thuyết pháp thì ngay bản thân tôi cũng từng rất ngạc nhiên khi xem video và còn ngạc nhiên hơn nữa khi xem video chú bé Đạt mới có 3 tuổi đã hiểu kinh Phật, thuộc và đọc kinh Phật bằng tiếng Phạn. Theo Nghi thức tấn phong Phật sống truyền thế ở Tây Tạng: “Căn cứ vào giáo lý "Tọa hóa độ sinh" (đức Phật tái thế) của Đức Phật Thích Ca thì khi người đứng đầu giáo phái viên tịch sẽ đầu thai thành một đứa trẻ nào đó (gọi là linh đồng). Các vị cao tăng sẽ căn cứ vào các lời dặn dò trước khi viên tịch của vị “Phật sống” đó và cả những lời báo mộng của vị thần về phương hướng và địa danh mà linh đồng sinh ra v.v... để đi tìm vị linh đồng đó, để cuối cùng chọn làm người đứng đầu giáo phái của mình
          Thực tế hiện tượng tâm linh luôn tồn tại trong cuộc sống từ ngàn xưa, đặc biệt những ngày hôm nay, qua hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, 2 viện khoa học hình sự của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã xác định ADN của nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh và Nhà văn Nam Cao, đã chứng minh khả năng ngoại cảm là có thật, thì trước những hiện tượng tâm linh, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc, không nên diễu cợt bậy bạ. Còn mấy ông “đánh” ông Thuận vì chuyện “thơ thần”, “thơ tiền nhân” có lẽ chỉ vì đố kỵ là chính, không chịu nổi sự nổi tiếng của người khác, chứ thực ra, ngoài những thi hào, đại thi hào đã thành bất tử, còn nếu hiểu biết thì chẳng ai lại muốn thơ mình là “thơ tiền nhân” cả; bởi sống ở thời lạc hậu hơn, trình độ kém hơn thì thơ tiền nhân cũng phải kém hơn thơ ngày nay.  Theo Nguyễn Hữu Sơn, người điều hành và tổng kết hội thảo thơ HQT: “Nhìn rộng ra, đây là hiện tượng tựa như shaman giáo, giáng bút của thần tiên, nhập thần, lên đồng, Tết nhảy của người Dao; hoặc với chứng dẫn Phùng Khắc Khoan gặp tiên giáng bút thơ ở phủ Tây Hồ, hoặc sự tồn tại của 254 tập thơ được coi là thơ giáng bút hiện được lưu trữ ở Viện Hán Nôm. Chỉ có điều lối thơ nhập thần, giáng bút kỳ bí này phát tiết cực nhanh nhưng thường nôm na, thiếu tính nghệ thuật
Với ý của TMH: “liên danh thơ thẩn ma quỷ của ông gà sống thiến sót GSTS. Hoàng Quang Thuận- viện trưởng viện công nghệ thông tin và ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh”. Có lẽ TMH chủ yếu “đánh” tất cả những gì có liên quan đến chế độ, “đánh” cái danh Chủ tịch HNV Hữu Thỉnh là chính. Còn TMH viết hội thảo đã: “thi nhau ca tụng”; Đỗ Hoàng viết: “Bốc thơm” một chiều cũng là xuyên tạc, bởi cũng Nguyễn Hữu Sơn cho biết: “Đã đến lúc chúng ta không nên đánh đồng việc “được” tổ chức hội thảo như một sự tung hô, vinh danh một chiều. Thực tế cho thấy đối tượng “được” tổ chức hội thảo còn tùy thuộc vào “tính vấn đề” của đề tài. Ở đây, “tính vấn đề” của hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” …
Ở đây thực sự có nhiều ý kiến “bốc thơm” và đồng thời cũng có nhiều ý kiến phê phán, phản bác, chê bai đến tan tành xác pháo”.
Còn TMH quen giọng chê kiểu như “thơ dở nhất nước”, “thơ dở nhất thế giới”, v.v… thì như tôi đã phân tích, với tư duy thơ “bom nổ dẫn tới tương lai”, với trình độ “Tiếng Việt" mà biết nói năng/ Thì TMH hàm răng chẳng còn”, nếu còn chút lương tri, TMH nên im đi thì hơn!
Còn Đỗ Hoàng vẽ chân dung HQT: “Nhìn tác giả béo tốt, mặt phương phi, cười mỉm đầy đủ, tôi chợt nhớ kiểu người mà phương Đông nhận định: “Diện bất sầu, tâm bất quảng” (Người vẻ mặt hơn hớn thì tấm lòng nhỏ nhen, ích kỷ, không rộng lượng). Mặt như mặt quan phụ mẫu nó rất xa lạ với thi ca!”; viết về thơ HQT: “ngô ngô, ngọng ngọng không ra điên, không ra đần. Đến thăm Yên Tử, Hoa Lư gặp gì nói nấy như một kẻ thiểu năng trí tuệ… viết ngô nghê, ngộc nghệc, thấp kém, đốn mạt, dốt nát. vô bổ như thế này:
“Động hàng kỳ ảo với trời cao
Thung lũng đan xen động hoa đào
Núi non hùng vỹ hồn mơ mộng
Nước vỗ chân thành sóng lao xao”
                               (Hang Động)
Quá nhiều lỗi, chữ nghĩa thì trùng lặp cũ rích.
Một bài ngô nghê, phàm tục, bệnh hoạn nhất trong hàng trăm bài viết của Hoàng Quang Thuận mà lại được Ngô Văn Phú bôi thơm bằng nước hoa của hoa hậu thế giới dùng để bốc lên đến tận chín tầng mây:
“Chân tháp lơ thơ vài khóm trúc
Gió đưa nghiêng ngả tựa người say
Một thời pháp phái Thiền trúc tự
Xanh rì bát ngát cỏ cùng cây”
(Dốc đá chùa Đồng)
          Ngay cái dốc đá chùa Đồng có gì mà phải vịnh thơ! Dốc đá vừa thô lậu vừa kém thẩm mỹ, phản cảm. Dốc đá nói lái theo kiểu miền Trung là “giá đốc’ (mồng đốc) – mút ghe thì nó bẩn thỉu biết chừng nào!
          Hoàng Quang Thuận viết “Thi vân Yên Tử ” và “Hoa Lư thi tập” chưa nói là đạo văn, đã không có một tí gì là nghệ thuật, mà nội dung bài trên và hàng trăm bài khác rất tầm bậy.
Dốc đá chùa Đồng không có chút gì gọi là thiền là tịnh tâm cả. Đó là cách nhìn của kẻ cơm no rượu say. Bậc chân tu không ai nhìn như thế. Trúc thể hiện cho quân tử. “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Sao trúc lại “Gió đưa nghiêng ngả tựa người say”? …
Người viết là đáng trách, nhưng kẻ lăng xê, các cơ quan chính thống của Nhà nước bôi thơm Hoàng Quang Thuận lại vô cũng đáng trách và phải chịu tội với lịch sử. Chính họ đã sỉ nhục thơ ca dân tộc và sỷ nhục quốc thể!”
Một người mạnh miệng phỉ báng nhân cách và tài năng người khác như thế chắc phải “siêu” lắm? Vì câu hỏi này mà tôi tò mò, đã kỳ công khám phá, rồi đã “ngã bổ chẩng” khi được thưởng thức thơ của ông Đỗ Hoàng này. Trong chùm thơ chọn đăng trên Tạp chí Hội Nhà văn bài Khoảng cách của Đỗ Hoàng có những câu ngô nghê thế này đây:
“Nh­ưng em!
Chẳng ở đâu trong thiên thể.
Chỉ cách anh lối phố, con đ­ường.
Thế mà anh chư­a một lần đến đ­ược.
Dù tốc độ trái tim nhanh hơn ánh sáng hàng tỷ năm!”
Tốc độ là “khoảng cách trong một khoảng thời gian”, như 5km/giờ chẳng hạn, viết Dù tốc độ trái tim nhanh hơn ánh sáng hàng tỷ năm như trên là vô nghĩa, nó cũng ngô nghê như “Vận tốc xe tôi chạy nhanh hơn xe anh một ngày” vậy!
Trên blog của mình, bài Oan hồn lính gái  là bài Đỗ Hoàng viết về nữ Thanh niên xung phong. Tôi cũng từng là lính, thuộc đơn vị đầu tiên vào chiến trường được đi bằng xe ô tô trên chính các cung đường mà bao thế hệ nữ thanh niên xung phong anh hùng đã “phá núi mở đường” làm nên. Vì vậy, thật là căm giận khi thấy cái thằng mang danh nhà thơ này đã nhuộm đen sự hy sinh cao cả của họ bằng cái nhìn u ám, yếm thế và hèn nhát với những khổ thơ như thế này đây:
          Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong
Họ không hề bị đeo gông
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!...

Xương trắng phơi lối ra tiền tuyến
Mồ gái tơ diều liệng, chồn giay
Lớp này rồi lớp khác thay
Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường…

Rồi cái chết sẽ chờ mọi lối
Trên con đường dẫn tới miền trong
Chiến tranh dai dẳng chưa xong
Còn bao nhiêu chuyện đau lòng xảy ra!
Chiến trường Quảng Trị 27 – 11 – 1973”

Đây thực sự là một sự xuyên tạc, bởi những người làm nên huyết mạch giao thông chính để chi viện cho chiến trường mà như vậy thì làm sao chúng ta có được Chiến thắng! Còn với bài MOI MỒ LÍNH GÁI thì đúng là loại thơ được làm bởi một tư duy bệnh hoạn: 

“Đời lính gái thật là vô phúc
Đã chết rồi bị đục mồ lên
Làm cho hồn vía không yên
Bơ vơ lạc lỏng cuối miền hư không

Dựng xương lên đeo vòng nguyệt quế
Đốt văn khê mà tế vong hồn
Chắc rằng cái lúc đem chôn
Không hòm, không xiểng, không cồn tha ma…”

Tôi vốn là người khâm phục người tài một thì khâm phục người tốt mười, nên động lực thúc đẩy tôi viết bài này chính là vì thấy ông HQT là một người làm nhiều việc từ thiện. Nhưng bài báo của ông Minh Diện gần đây  HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được Tiền Nhân Mượn bút như giội một gáo nước lạnh, không biết thật hư thế nào, tôi muốn gặp trực tiếp ông HQT để hỏi, tiếc là lại không gặp được.
TPHCM
24-8-2012
ĐÔNG LA