Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

SEN TRONG BÙN


      Mồng 1 Tết, tôi viết về con đường tâm đức của cô Vũ Thị Hòa, về thế giới tâm linh, thế giới của các đấng cao xanh, thế giới của Tổ Tiên, ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân yêu đã từ trần. Ngày mồng 2 Tết hôm nay, không gì hợp hơn là việc tôi đăng lại bài viết về lịch sử oai hùng của đất nước chúng ta: 
SEN TRONG BÙN

Thực tiễn của tổ quốc Việt Nam chúng ta có thể ví như bùn lầy, bùn lầy của sự lạc hậu; từ lạc hậu đã sinh ra nghèo đói, từ nghèo đói đã sinh ra nhược tiểu, từ nhược tiểu chúng ta đã trở thành nạn nhân của lòng tham, nạn nhân của sự độc ác của những nước lớn, những nước phát triển hơn đã xâm lược, đã tàn phá đất nước và giết chóc dân ta.
Nhưng thật kỳ lạ, thiên nhiên nước ta có một loài sen lại nở hoa được từ bùn lầy tù đọng, rồi nở trong ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Rồi nở trong thơ nhạc, trở thành biểu tượng đẹp nhất, cao quý nhất, thanh khiết nhất để ví những con người đẹp nhất:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Và hôm nay, tôi thấy không gì “đắt” hơn khi dùng hoa sen để ví lịch sử Việt Nam. Trong tăm tối của dốt nát nghèo khó, trong hiểm nguy dầu sôi lửa bỏng, trong ác liệt của nhà tan, cửa nát, của đầu rơi máu chảy; những con người Việt Nam bé nhỏ, chất phác lại có ý chí làm tan chảy sắt thép của tất cả các loại vũ khí tàn bạo nhất; lại có trí thông minh chiến thắng những chiến lược, chiến thuật, những vũ khí tối tân nhất được xây dựng và chế tạo bởi những bộ óc siêu đẳng và nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất.


Theo lẽ thường, khi học hết phổ thông, người ta phải hiểu được những nét chủ yếu về lịch sử đất nước. Nhưng lại có một thực trạng rất e ngại đó là việc có rất nhiều học sinh trong các kỳ thi đã được điểm 0 môn sử; và còn kỳ quái hơn nữa, có những kẻ thuộc tầng lớp có danh tiếng, muốn hơn người,  khác thường, họ đã lập danh thành công bằng cách nhìn lộn ngược lịch sử. Vì vậy trước tình trạng “trống không” và “lộn ngược” đó, tôi lại phải bỏ chút công sức dạy cho họ vài nét chính yếu, bài học i tờ về lịch sử của đất nước chúng ta.
Người viết nên những trang sử đầu tiên trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta chính là An Dương Vương. Với thời gian trị vì từ 257 TCN đến 208 TCN (theo Đại Việt sử ký toàn thư), dân Việt ta dưới sự lãnh đạo của ngài đã tiến hành cuộc chiến 10 năm đánh thắng giặc Tần xâm lược, giết chết tướng Đồ Thư.
       Tiếp theo, đất nước ta như chìm trong đêm trường của kiếp nô lệ, đến hết thời Bắc thuộc lần thứ III (207 TCN – 905), trong suốt 1112 năm, dân ta chỉ được làm chủ Tổ quốc của mình có 64 năm. Trong màn đêm ngàn trùng ấy, thật kỳ diệu, vẫn cháy bùng lên được những đốm lửa lung linh của khí phách Việt. Và kỳ lạ hơn nữa, trong mấy danh nhân được ghi vào bảng vàng chói lọi của lịch sử dân tộc lại có tên đến ba người phụ nữ.  Họ đúng là những bông sen bất tử, ngát hương, mãi mãi lan tỏa theo thời gian. Năm 40, bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị đã nổi binh đánh thành Luy Lâu đuổi Thái thú Tô Định, lên ngôi Trưng Nữ Vương. Sau hơn 200 năm, bà Triệu (Triệu Thị Trinh) cùng anh là Triệu Quốc Đạt cũng đã khởi binh chống giặc Đông Ngô, chiếm Tư Phố. Người con gái kiêu hùng ấy, khi mới 19 tuổi, đã nói câu nói như tạc vĩnh viễn vào thời gian: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”
          Năm 542, Lý Bí, một giám quân ở Đức Châu (Hà Tĩnh), đã tạo thanh thế khiến cho Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương phải khiếp vía mà trốn chạy. Khi Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng đem quân sang, Lý Bí đã chủ động đón đánh tại Hợp Phố khiến quân Lương 10 phần chết đến 6, 7. Năm Giáp Tý 544, Lý Bí đã tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân.  Đó chính là vị hoàng đế đầu tiên và Thiên Đức cũng là niên hiệu đầu tiên chứng tỏ nền độc lập của nước ta.
        Vận mệnh của một đất nước dường như cũng như vận mệnh một con người, cũng có lúc không may, lúc may mắn. Cuối thế kỷ 9, sau 1000 năm Bắc thuộc, nhà Đường suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tổn ở  nước ta bị chính quân nhà Đường giết chết, Khúc Thừa Dụ đã thừa cơ chiếm được thành Đại La (Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ, mở ra thời kỳ tự chủ của dân tộc, kéo dài gần 1000 năm (905-1887).
Trong giai đoạn này nước ta thực sự là quốc gia hùng cường, từng nhiều phen đánh cho quân xâm lược thất điên bát đảo.
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán, đuổi thứ sử Lý Tiến, chém chết tướng Trần Bảo; Năm 938, Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghệ, bày trận trên sông Bạch Đằng đánh thắng quân Nam Hán, giết chết Hoằng Tháo; năm 981, Lê Hoàn đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống; 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, dời đô ra Thăng long, lập nên một triều đại dài nhất trong lịch sử (216 năm). Năm 1075, khi biết Vua Tống dấy binh, Vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường KiệtTôn Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh chặn ngay trên đất giặc; Lý Thường Kiệt đã chém chết Trương Thủ Tiết tại cửa ải Côn Lôn (Nam Ninh). Tri phủ Ung Châu là Tô Giám, khi thấy thành bị hạ, đã giết cả nhà 36 người rồi tự thiêu. 1076, nhà Tống lại dùng Quách Quỳ và Triệu Tiết đem 10 vạn quân tinh nhuệ, tiến theo hai đường thủy, bộ xâm chiếm nước ta. Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh do Quách Quỳ chỉ huy trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh) còn Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu). Tại đây, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ Nam quốc sơn hà bất hủ, như một bản Tuyên ngôn Độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, làm hoang mang quân giặc, đến nỗi đã không cần đánh mà thắng:
 Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nhà Trần kế tiếp nhà Lý đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Năm 1259, Hốt Tất Liệt diệt được Nam Tống, lập ra nhà Nguyên, đã lần thứ 2 tiến đánh Đại Việt. Đây là lần xâm lược có quy mô lớn nhất với hơn 50 vạn quân, với thế "gọng kìm", Thoát Hoan đi từ Quảng Tây từ hướng Bắc đánh xuống, còn Toa Đô đi đường biển từ hướng Nam đánh lên. Năm 1285, Nhà Trần dùng chiến thuật "vườn không nhà trống", đợi thời cơ đã tổ chức phản công, với những chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, đã giết được Toa Đô, khiến Thoát Hoan trốn chạy. Cuối năm 1287, nhà Nguyên lại xâm lược lần thứ ba. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục bằng cọc nhọn như Ngô Quyền ngày nào ở cửa sông Bạch Đằng, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn chạy về nước. Trần Hưng Đạo trở thành vị anh hùng dân tộc, ngày nay mọi người gọi ngài là Đức Thánh Trần. Theo The New Encyclopedia Britanica xuất bản năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Trần Hưng Đạo được  đánh giá là : “huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay (http://www.lichsuvn.info/forum/archive/index.php/t-1185.html). Vùng quê tôi là vùng đất phong cho con cháu của ngài, như làng Từ Ô, xã Tân Trào (Thanh Miện, Hải Dương) có nhiều hậu duệ của ngài. Còn làng Đông La (La trong thiên la địa võng, nên có thể dịch là tấm lưới giăng bắt địch hướng Đông) thờ ngài Thành Hoàng là Hoàng Trân, một vị tướng của Trần Hưng Đạo. Ngài đã xây một cái chùa (ngày nay còn lại rất nhỏ), ngọc phả ghi là rất linh, nên “Khi Lê Lợi dấy binh đánh quân Minh, xưng vương ở Lam Sơn, sai tướng Nguyễn Xí đến hành lễ cầu đảo đại vương, đều có linh ứng”. Có lẽ do nước ta “ra ngõ gặp anh hùng” nên chính sử không đủ chỗ ghi tên vị Thành Hoàng làng tôi. Vì vậy, tôi là một con dân của ngài đã một lần viết truyện ghi tên ngài, và hôm nay là lần thứ 2, tôi lại viết tên ngài trong một bài viết về lịch sử đất nước. Cầu mong ngài cho con sức mạnh để đánh thắng bọn dốt ác trên mặt trận chữ nghĩa này!
 Đến thời Lê Lợi, với Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), năm 1427, đã đập tan 10 vạn quân Minh trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết Liễu Thăng. Nguyễn Trãi đã viết bài Bình Ngô đại cáo, một áng thiên cổ hùng văn, một bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của đất nước.
Thời Quang Trung Nguyễn Huệ, chỉ trong vòng 6 ngày, kể từ đêm 30 đến mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), đã dẫn đại quân Tây Sơn đánh tan tác 29 vạn quân Thanh, xác giặc chất đống thành Gò Đống Đa còn đến ngày nay!
 Như vậy, sau hơn 2000 chống chọi và đã chiến thắng oai hùng các thế lực xâm lược phương Bắc khổng lồ, giữ yên được bờ cõi, còn hơn 100 năm gần đây (từ 1858), đất nước bé nhỏ của chúng ta lại phải đương đầu với một thế lực khác, hùng mạnh hơn nhiều lần, không phải về quân số mà là vũ khí, sản phẩm của khoa học công nghệ và tư tưởng đế quốc thực dân; đó chính là những nước phát triển, những nước mà có thời họ coi mình là trung tâm của văn minh nhân loại, coi những nước khác như những bãi đất hoang và dân cư như bầy đàn man di mọi rợ, cần phải đến khai phá để mở mang bờ cõi. Nhiều vùng đất đã bị mất tên và được thay tên mới trên bản đồ thế giới, nhiều dân tộc bản địa trở thành dân tộc thiểu số trên chính tổ quốc của họ, bị hao hụt và dần bị đồng hóa. Chỉ có dân tộc Việt, Tổ quốc Việt, sau 1000 Bắc thuộc và 100 năm bị Đế quốc xâm chiếm, vẫn còn đó, vẫn hiên ngang tồn tại và ngày một phát triển vững mạnh, bởi chúng ta đã chiến thắng tất cả.
Nhà Nguyễn (1802 - 1945), triều đại phong kiến sau cùng ở nước ta đã có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi về phương Nam trù phú. Nhưng cũng chính Nguyễn Ánh, người lập ra triều Nguyễn, lại tạo duyên cớ cho Pháp xâm chiếm nước ta khi ký Hiệp ước Versailles. Năm 1858, Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đã đánh chiếm Đà Nẵng. 28 tháng 11 năm 1861, Thủy sư đô đốc Bonard hạ lệnh xâm chiếm Côn Đảo. Trung uý Hải quân Pháp Lèspes sau khi đánh chiếm được Côn Đảo đã ra "Tuyên cáo chủ quyền": “Tuân hành lệnh của Thống Đốc, tôi tuyên bố chiếm hữu quần đảo Côn Lôn, nhân danh vua Napoleon đệ Tam, hoàng đế toàn nước Pháp”. Việc khai hóa đầu tiên của người Pháp đối với người Việt là ngày 1 tháng 2 năm 1862, Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, trở thành chốn địa ngục trần gian giam giữ những người Việt bị thất bại trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp mong giành lại nền độc lập. Một loạt lãnh tụ nghĩa quân đã anh dũng hy sinh như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt, Nguyễn Trung Trực, v.v… Đến ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp bắt đầu tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy tướng sĩ phòng thủ, thế giặc mạnh, thành thất thủ, ông bị thương nặng rồi bị bắt, đã nhịn ăn mà chết. Sau 9 năm, 25 - 4 – 1882, Hoàng Diệu tiếp bước Nguyễn Tri Phương chỉ huy tướng sĩ phòng thủ Thành Hà Nội, thế giặc mạnh, thành cũng lại bị thất thủ, ông đã anh dũng tuẫn tiết trước Võ Miếu!
Khi phong trào Cần Vương (1885) bị thất bại, Vua Hàm Nghi bị bắt, rồi bị đày sang Algérie, Liên bang Đông Dương được thành lập ( 17 - 10 - 1887),  thì một lần nữa dân ta lại mất nước.
Và rồi chính Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, từ tuổi đôi mươi với hai bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước, rồi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930). Trải qua một hành trình dài vô cùng gian khổ, để được dân tin theo, biết bao máu của các chiến sĩ cộng sản đã đổ. Chỉ riêng những vị lãnh tụ cao nhất đã có liên tiếp tới 4 tổng bí thư  chết dưới tay quân Pháp: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy TậpNguyễn Văn Cừ. Để rồi từ đó mới có được Cách mạng Tháng 8 thành công, và 2- 9 - 45, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh một nước VN mới.
Chính với vị thế mới đó, chỉ trong 30 năm (1945-1975), một chớp mắt của lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, dân ta đã đánh thắng đến 4 cuộc xâm lược, trở thành biểu tượng anh hùng của ý chí bất khuất và trí thông minh tuyệt vời trong công cuộc chống ngoại xâm giành lại nền Độc Lập.
Có những chiến thắng chấn động địa cầu không chỉ làm thế giới ngạc nhiên mà đến tận những ngày hôm nay, khi có điều kiện hiểu biết hơn, chính chúng ta lại càng ngạc nhiên hơn. Như có một phép mầu, một đội quân lúc đầu chỉ có 34 người với vài khẩu súng kip, nhưng sau 10 năm đã đánh thắng được Đế quốc Pháp được Mỹ hỗ trợ mạnh về quân sự tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống Chỉ huy trưởng Tướng Đờ Cát và 11.721 quân lính (Theo Chiến dịch Điện Biên Phủ – Wikipedia). Theo Tướng Trần Độ, Tướng Đờ Cát khi bị bắt đã phải thú nhận rằng: "Tôi cũng thấy làm vinh dự được làm tù binh của một quân đội như quân đội Việt Nam". Tháng 3/1993, khi sang thăm Việt nam, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand lên thăm Điện Biên Phủ, đã xin phép được xây dựng một đài tưởng niệm những binh lính Pháp tử trận. Ông M.Claode Vignes (khách du lịch Pháp) nói: “Chỉ cần nhìn đài tưởng niệm binh sỹ pháp ở Điện Biên Phủ thì đủ thấy sự khoan dung to lớn của nhân dân Việt Nam”. Tướng Bi-gia, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, là trung tá sĩ quan dù ở Điện Biên Phủ, đã viết trong cuốn “Cuộc chiến tranh Đông Dương của tôi”: “Ngày 28-6-1994: tôi đã trở lại Điện Biên Phủ, … Tôi đã đến đài kỷ niệm… Những quân nhân Pháp ở Điện Biên Phủ trở về Pháp mà không có được một ai đón chào, còn ở trên mảnh đất Việt Nam này lại có một đài kỷ niệm tưởng nhớ họ”.
Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ có lẽ đỉnh cao của sự đối đầu Việt -  Mỹ chính là trận Điện Biên Phủ trên không mà phía Mỹ gọi là Chiến dịch Linebacker II (từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972). Các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong toàn bộ lịch sử các cuộc chiến tranh! Vừa rồi, trong những ngày kỷ niệm sau 40 năm chiến thắng, lần đầu tiên những bí mật quân sự được công bố trên truyền hình, khiến cho tất cả người VN có lương tri ai cũng đều phải dâng lên niềm xúc động và tự hào, chúng ta đã thắng Mỹ không chỉ bằng ý chí, bằng máu mà còn bằng cả trí thông minh tuyệt vời nữa. Những khái niệm lạ lùng lần đầu ta được nghe như “trinh sát nhiễu”, “vạch nhiễu”, “phương pháp bắn 3 điểm”, “ bắn đón nửa góc”, v.v… Một tờ báo Mỹ đã gọi đó là cuộc "Chiến tranh điện tử” mà phần thắng đã thuộc về VN. Trung tướng Phan Thu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên chỉ huy Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, kể lại: “Trong suốt thời gian hoạt động trinh sát, chúng tôi không thu được nhiễu 3cm của địch. Như vậy, B-52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm đối với các loại radar phòng không". Một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Đại tá Nguyễn Ngọc Lạc, hồi đó là Thượng úy Kỹ sư của Cục Quân khí, một chứng nhân, từng trực tiếp sửa chữa và đề xuất thử nghiệm và cho kết quả ra-đa K-860 với băng sóng 3cm đã xác định mục tiêu tốt, góp phần quan trọng trong việc bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Điều kỳ diệu thứ 2 là việc bộ đội phòng không của ta đã hóa giải được tên lửa “không đối đất” Shrike của Mỹ. Tên lửa này có thể tìm và “bắt” được mục tiêu theo sóng ra-đa, chuyên dùng để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương. Tại Trung Đông, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của Khối Ả Rập từng bị loại tên lửa này phá hủy. Bộ đội ta đã vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay ngay đài ăng-ten đi hướng khác, tên lửa Shrike đã “bị điều khiển” chệch khỏi mục tiêu!
Cuối cùng để giành chiến thắng không thể không nhắc đến chiến công của các cán bộ tình báo quân sự đã phải ngày đêm theo dõi mọi động thái của địch. Đại tá Trần Văn Tụng, từng thuộc Trung đoàn Trinh sát Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng kể lại, vào những năm 60, ông là 1 trong 10 sinh viên của trường ngoại giao được tuyển vào Cục 2. Ông cho biết lúc đầu chúng ta chưa biết cách làm thế nào để có tin cụ thể. Sau những mày mò, phán đoán từ các thông tin trinh sát có được, đơn vị của ông dần dần đã hình thành được nhiều bộ giải mã tin, từ đó dự đoán chính xác thời gian, địa điểm, số lượng máy bay Mỹ sẽ tham chiến. Chính vì thế, chiều 18-12-1972, Đại tá Phan Mạc Lâm, người được mệnh danh là đã “lập hồ sơ B-52”, khi Tướng Phùng Thế Tài hỏi:
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Ông mới có thể khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Như vậy chúng ta hoàn toàn sẵn sàng chủ động đón đánh địch, đã sơ tán hàng chục vạn dân tới nơi an toàn trước trận đánh. Và chỉ có như thế chúng ta mới làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không, giành thắng lợi hoàn toàn.
Với tinh thần của Bác: “…chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Gút-bai!” Và theo lời dậy của Người: “Chúng ta căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng không được căm thù nhân dân Mỹ”, sau ngày toàn thắng, chúng ta lại có được một thành tựu ngoại giao quan trọng, mở ra một thời kỳ mới dựng xây đất nước, nước ta trở thành như một câu thơ của tôi trong bài TỔ QUỐC-NỬA BÀN CHÂN DÍNH BÙN VÀ MÁU:
Một đất nước đến kẻ thù cũng đem lòng yêu mến
Ngày 15 tháng 7 năm 1995, TT Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam. Năm 2000, ông cùng với vợ con thăm Việt Nam. Trong bài Binh-thuong-hoa-quan-he-Viet-My, ông nói: “Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là thời khắc tuyệt vời trong nhiệm kỳ của tôi”; “Việt Nam là đất nước có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi”. 
Ngày 6-12-2006, ông đã nói với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Roosevelt đã muốn hai nước Việt - Mỹ thật sự là bạn. Quá trình này đã có những bước gập ghềnh. Tuy nhiên, tôi vô cùng hạnh phúc chứng kiến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà đáng lẽ phải có từ cách đây 60 năm”. (Theo http://www.rfviet.com)http://chuyentrang.tuoitre.vn).
TT Bush, trong diễn văn tại nhà thờ Greater Exodus Baptist ở Philadelphia (23/06/04), từ bạn (friend) đã được ông nhắc lại nhiều lần khi nói về quan hệ với Việt Nam. Sau chuyến thăm Việt Nam một cách chính thức trong "giai điệu dịu dàng" của người tiền nhiệm Bill Clinton, đã tạo nền tảng để ông Bush có những quyết sách mạnh mẽ hơn trong quan hệ giữa hai nước, ông đã nói về VN: "You’ve got a friend in America". (Trong bài Khi tổng thống Mỹ tuyên bố: Việt Nam là bạn). Năm 2006, ông và phu nhân đã sang thăm chính thức VN và dự Hội nghị APEC lần 14. Trong buổi tiếp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông đã cảm ơn về sự đón tiếp trọng thị và nói: “Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về VN và cảm nhận được sự phát triển của VN giống như một con hổ trẻ. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để củng cố mối quan hệ giữa hai nước”.  Sáng 19/11, ông cùng phu nhân tới cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc, HN.
Về phía VNCH, Tướng Nguyễn Cao Kỳ có thể là một người lính quả cảm nhất, sẵn sàng chiến đấu tới cùng, chính vậy ta càng quý ông hơn khi ông đã vượt qua mặc cảm của một kẻ bại trận, trốn chạy, đã thừa nhận sự thật lịch sử, trở thành một biểu tượng của sự hòa giải. Trong Nguyễn Cao Kỳ – Wikipedia, tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh, 15/1/2004, ông nói: "…sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á”; ông cũng từng nói: " Những sự mất mát và đau khổ trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến thì chồng chất nhiều lắm, nhưng cứ quay lại dĩ vãng và uất hận thì chỉ là chuyện của cá nhân mỗi người”. Một người khác, GS Vật lý Trần Chung Ngọc, một bạn đồng khóa tại trường sĩ quan với Tướng Nguyễn Cao Kỳ, trong bài NGÀY 30/4/1975, ông viết: “Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam”.
Vậy tại sao đến tận bây giờ Huy Đức, một người sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, rồi vào quân đội, sau giải ngũ được làm tại những tờ báo lớn, lại viết “Bên thắng cuộc”?
Ngay việc dùng chữ “bên” trong nhan đề để chỉ bên thắng, bên thua, bên “được” giải phóng, bên “bị” giải phóng, bên văn minh, bên lạc hậu v.v… đã thể hiện cái tâm tối của Huy Đức. Bởi với lịch sử chính thống của Việt Nam, không có khái niệm bên này bên kia như Huy Đức viết, mà chỉ có cuộc kháng chiến của nhân dân VN chống ngoại xâm, thống nhất đất nước và giành lại nền Độc Lập. Còn từ khi Vua Hàm Nghi rồi đến Vua Thành Thái, Vua Duy Tân bị Pháp bắt đi đầy thì dân ta đã thực sự mất nước. Bảo Đại thực chất chỉ là một ông vua bù nhìn, như một quân bài, lúc thì trong tay Phát xít Nhật dựng lên Đế Quốc VN, lúc thì lại rơi vào tay Pháp dựng lên Quốc gia VN. Và rồi cái “quốc gia” ấy lại rơi vào tay Diệm với hậu thuẫn của Mỹ thì nó hoàn toàn đúng với câu của chính cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
        Hai câu đề từ cho cuốn Bên thắng cuộc mà Huy Đức trích của Nguyễn Duy:
            Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
                        Bên nào thắng thì nhân dân cũng bại  
Ý này Nguyễn Duy cũng chỉ nhai lại ý của người xưa và nay Huy Đức lại nhai lại ý của Nguyễn Duy. Nhưng viết vậy chứng tỏ cả Nguyễn Duy và Huy Đức đã mù lịch sử và mù đạo lý. Bởi cái xứ VN nhược tiểu này có phải đã gây chiến để rồi có người mong “thắng” và nhân dân phải chịu thất bại đâu! Không, qua 2 cuộc chiến chống xâm lược, nhân dân VN đã chiến thắng, kể cả những người lính Ngụy bị bắt đi cuốc rẫy cũng đã chiến thắng, vì đi cuốc rẫy dù có nhiều khổ nhục cũng còn hơn là bị chết! Còn hôm nay, dù còn biết bao chuyện tham nhũng, còn biết bao sai trái, phi lý; chính tôi đây cũng từng là nạn nhân của những điều còn chưa hoàn thiện ấy; nhưng Việt Nam, sau mấy trăm năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi hết Pháp đến Diệm dựng lên biết bao “địa ngục trần gian” như Côn Đảo, Hỏa lò, Sơn La, Thừa Phủ, Phú Quốc v.v…; 1945 với 2 triệu người chết đói; hôm nay có lẽ nào ta không tự hào khi thấy các nguyên thủ VN hiên ngang sánh vai các cường quốc? Có lẽ nào ta không thấy việc xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới là thành tựu? Có lẽ nào ta không vui khi chính những kỹ sư và công nhân VN đã xây nên những cây cầy dây văng đẹp như mơ? Và mới cách đây vài ngày thôi, có lẽ nào ta không vui khi chúng ta khánh thành Thủy điện Sơn La, nhà máy lớn nhất Đông Nam Á do chính tay ta xây dựng v.v…
Vậy mà hôm nay Huy Đức cố gắng bươi móc những chuyện mốc meo bên lề lịch sử hòng lộn ngược lịch sử, để nhuộm đen máu của bao anh hùng liệt sĩ đã đổ cho những ngày yên bình hôm nay! Những chuyện mà những “thằng con Việt cộng” đã bị những “phản xạ có điều kiện” theo Pavlov làm mất nhân tính, nên đã hả hê liếm mút những tư duy hôi thối của thằng Đức, như thằng Trần Hữu Dũng viết: “Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”…  “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”; còn “thằng Giang BBC” viết: “Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động”.
Vậy những việc “nhạy cảm”, “thâm cung bí sử” đã bị Huy Đức “lột trần theo thằng Dũng và được “mô tả thật sinh động” theo thằng Giang là như thế nào? (còn tiếp)