Việt Sơn - Đọc “Bên thắng cuộc”:
Cần thấu đáo bản chất sự kiện lịch sử
Tôi
đã đọc hết cuốn sách “Bên thăng cuộc”- Tập I, với nhan đề ‘Giải phóng’ của nhà
báo Huy Đức. Thực tình, tôi đã đọc cuốn sách này một cách rất khó nhọc vì nó
dài lê thê với một khối lượng đồ sộ tư liệu, nhưng chúng lại không mới.
Phần
lớn tư liệu được Huy Đức liệt kê trong sách đã được báo chí trong nước đăng
tải, một lượng lớn chuyện kể, dẫn liệu của các nhân vật bên thua cuộc nội dung
na ná như thế cũng đã được người ta post lên mạng từ lâu rồi. Vả lại tôi
là một người lớn tuổi, do công việc nên các sự kiện được “Bên thắng cuộc” (BTC)
trình bày đã được chứng kiến tận mắt, càng không thấy có gì lạ lẫm.
Thiết
nghĩ những ghi chép và tập hợp lại của Huy Đức không có nhiều ý nghĩa, mang
tính chắp vá. Những vấn đề tác giả gom góp nêu ra trong BTC đã trở thành đề tài
của văn chương chứ không còn là vấn đề của một tác phẩm báo chí, Coi cuốn sách
BTC là cuốn lịch sử thì cũng không ổn vì phần nhiều nội dung cuốn
sách là những câu chuyện kể lại theo cái nhìn chủ quan của người kể, những vấn
đề người viết nêu ra cũng phiến diện và nhiều hạn chế bởi tính xác thực. Điều
duy nhất gây ấn tượng cho tôi từ cuốn sách này là cách nhìn của Huy Đức về cuộc
chiến tranh Viêt Nam
đã kết thúc cách nay gần 40 năm.
Có
thể nói bản chất cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từng
lay động lương tri nhân loại trong thế kỷ 20 đã bị Huy Đức đánh tráo, cố tình
gom vén cái nhìn chỉ một chiều theo chủ đích mà tác giả muốn mọi người phải
nghĩ như mình vậy!
Ngay
những dòng đầu tiên của BTC, tác giả đã dõng dạc bố cáo: Ngày 30/4/1975
là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em
miền nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn
nhau, vạ trong tường vách”. Thế thì khi mà Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, cho máy
chém lê khắp miền Nam chặt đầu cộng sản, chặt đầu cả dân thường với khẩu hiệu
“thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, những chiến dịch dồn dân lập ấp chiến lược,
những trận càn "đốt sạch, phá sạch, giết sạch" thì cái chất huynh đệ
tương tàn “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” của Huy Đức do ai gây ra? Lúc
ấy, Việt cộng chưa được phép chủ trương vũ trang, gương mẫu thực hiện Hiệp định
Giơ-ne-vơ, còn án binh bất động, tay không chịu chết kia mà? Có lẽ lúc ấy tác
giả mới lên 9 tuổi, sau này thiếu thông tin, nên mới hô toáng lên như vậy
chăng?
Lập
luận trên đây của Huy Đức thực ra cũng không mới. Cũng cách nghĩ, cách nói này,
đâu đó ở phía bên kia cuộc chiến đã có những người từng nhiều lần gân cổ la lên
như vậy, nhưng nó chẳng thuyết phục mấy ai, nên đã bị thời gian vùi lấp. Điều
cần bàn thêm ở đây là người “phán” bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam lần này lại
là “người của bên thắng cuộc”. Ngày 30/4/1975, Huy Đức mới chỉ là “cậu bé
13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền
tin “Sài Gòn giải phóng…”.
20
năm hay 30 năm?
Chiến
tranh Việt Nam
chỉ kéo dài hơn 20 năm thì rõ ràng là một lỗi có dụng ý của Huy Đức. Rất nhiều
bài viết và các cuốn sách lớn đã được viết bởi các tác giả trong nước và nước
ngoài đều khẳng định là 30 năm. Tiêu biểu là cuốn “Việt Nam cuộc chiến
tranh mười ngàn ngày” của nhà báo người Canada Michael Maclear. Cuốn sách này
rất quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam.
Chiến
tranh Việt Nam là một cuộc
nội chiến cốt nhục tương tàn, kết thúc khi miền Bắc thắng miền Nam?
Từ
khi người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đuổi nhà Nguyễn ở phía Nam
tiến quân ra Bắc diệt Chúa Trịnh thống nhất đất nước (cuối thế kỷ 18) đến giữa
thế kỷ 20 (1954) nước ta luôn là một khối thống nhất. Cách mạng Tháng Tám
(1945) thành công, dân tộc ta thoát ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực dân Pháp không chấp nhận
nền độc của dân tộc ta vừa giành được. Chúng quay lại quyết xâm lược nước ta
một lần nữa. Chiến tranh Pháp – Việt bùng nổ. Nhân dân Nam bộ nổ súng
đánh Pháp từ ngày 23/11/1945, Hà Nội nổ súng vào đêm 19/12/1946. Cả dân tộc
Việt Nam
bước vào cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Nếu 30/4 là chiến thắng của miền Bắc
thì năm 1954 miền Bắc được giải phóng là chiến thắng của ai? Cuộc chiến đấu
chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một quá trình liên tục,
trường kỳ, với một ban lãnh đạo, một đội quân, một động lực, sao có thể tráo
trở chia tách, gán ghép tùy tiện.
Phong
trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến giành lại độc lập thống nhất đất
nước đã diễn ra hết sức sâu rộng trên khắp các lục địa với lực lượng đông đảo,
cường độ ngày càng mạnh mẽ, với nhiều hình thức cảm động và hiệu quả. Những
biển người biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam nổ ran ngay
trên nước Mỹ đã làm lung lay Tòa Bạch ốc, Lầu Năm Góc, làm chấn động lương tâm
người Mỹ không chỉ một thế hệ. Chẳng lẽ nhân dân Mỹ lúc ấy chỉ “ủng hộ miền Bắc
Việt Nam”?
Những năm tháng ấy hàng tỷ người trên hành tinh này cứ mỗi buổi sáng thức
dậy là nghĩ đến Việt Nam tìm
mọi cách để giúp đỡ nhân Việt Nam
chiến đấu và bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng họ khi có dịp tiếp xúc, gặp
gỡ. Chả lẽ lương tri loài người lại có thể nhầm lẫn đến như vậy khi họ họ đã bỏ
ra bao nhiệt huyết, thời gian, tiền bạc, tình cảm yêu thương chỉ để tiếp sức
cho “bên gây ra cuộc nội chiến tương tàn”. Vì Cộng sản giỏi tuyên truyền à?
Không, vì họ đã đến với nhưng người bị xâm lược đang quật khởi vung lên, đến
với cái thiện, ủng hộ chính nghĩa, phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam là cuộc chiến
tranh phi nghĩa. Thế mà: “Anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”.
Họ là ai vậy?
Gần
đây trong các nỗ lực hàn gắn thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc, lòng yêu nước
được coi là không của riêng ai. Mỗi người có thể và có quyền và có cách
thể hiện lòng yêu nước của riêng mình. Đúng là như vậy. Nhưng đấy chỉ là khái
niệm chung. Trong mỗi giai đoạn lịch sử lòng yêu nước luôn gắn với những tiêu
chí nhất định. Ví như trong hoản cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược thì biểu hiện
rõ ràng nhất của lòng yêu nước là lòng căm thù giặc, hăng hái góp công sức, sẵn
sang hy sinh vì sự nghiệp cứu nước. Ngược lại, người đi theo giặc, làm lính
đánh thuê cho chúng thì không thể nói là yêu nước được. Đội ngũ tướng lĩnh của
chính quyền Sài Gòn thời Mỹ xâm lược hầu hết đều là sỹ quan do Pháp đào tạo,
phục vụ trong quân đội Pháp. Pháp thua Mỹ vào thế chân thì lại theo Mỹ, làm tay
sai cho Mỹ. Dù lý giải kiểu gì thì đó cũng là thực tế không thể phủ nhận, đánh
tráo khái niệm. Và đây, chân dung bộ sậu chóp bu của chính quyền Sài Gòn: Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên Tổng
tham mưu trưởng quân đội là một hình ảnh điển hình về nhân thân, gốc gác của
những “anh em miền Nam…”: Là sỹ quan của quân đội Pháp, từ chiến trường Nam bộ
“năm 1951 ông (Trần thiện Khiêm) được điều đi đồn trú tại tiểu khu Hưng Yên với
cấp bậc đại úy. Tại đây ông kết thân với 2 sỹ quan người Việt Nam là trung úy
Nguyễn Văn Thiệu và trung úy Cao Văn Viên. Bộ 3 này về sau là những người có
thế lực nhất trong nền Đệ nhị Công hòa” ( Trần Thiện Khiêm,Wikipedia – tiếng
Việt), Trên internet hiện có cơ man bài viết của những người thuộc chính quyền
Sài gòn cũ, từ người có cấp bậc chức vụ cao nhất đến anh Thượng sĩ Nhất. Họ nói
qua nói lại, nói xuôi nói ngược, vặn vẹo đủ kiểu, cuối cùng vẫn để lòi ra cái
đuôi thân phận tay sai, không hơn không kém. Năm 1990, giao lưu với các cựu sĩ
quan Việt Nam Cộng hòa bên Mỹ, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Chúng ta -
tức chính quyền VNCH ở miền Nam
– là nô lệ cho nước mạnh, khi nước lớn bỏ ta thì ta đành chịu thua. Tôi đào ngũ
để tự vệ. Tôi ở lại, anh em và đồng bào sẽ nói vì ông cố bám ghế Tổng thống nên
Cộng sản mới đánh…Cộng sản là chế độ hợp pháp hợp hiến được thế giới công
nhận…”.
Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước con số hy sinh của đồng bào, bà con cô bác,
của tuổi trẻ miền Nam
là vô cùng to lớn. Hàng chục vạn ngừơi con miền Nam đã ngã xuống cho quê hương được
giải phóng. Rất nhiều anh hùng dũng sỹ của miền Nam, Thành đồng Tổ quốc đã được
vinh danh. Trong cuốn “30 năm kết thúc chiến tranh”, tướng Trần Văn Trà đã
khẳng định điều đó rất rõ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến giành độc lập, thống
nhất đất nước, non sông về một mối là của cả dân tộc, đâu riêng của miền Bắc?
Thế thì, đồng bào Nam bộ và
chiến sĩ quân giải phóng miền Nam
đã vì ai mà chiến đấu chống Mỹ-ngụy? Danh thơm của họ còn lưu muôn thửa
với non song đất nước này như Nguyễn văn Trỗi, Võ Thị Thắng, Phạm Ngọc Thảo,
Phạm Xuân Ẩn, nhac sỹ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhiều nhân sĩ trí thức
và nhà báo… những “anh em miền Nam” này đã không dược nói đến trong “Bên thắng
cuộc”.
Chiến
tranh dã lùi xa, câu chuyện địch ta nhắc lại là vạn bất đắc dĩ. Vết thương cũ
đang lành dần trên da thịt Mẹ Việt Nam xé toạc ra làm cho nó bật máu
phỏng ích gì? Những người con ra đi năm ấy đã yên ổn cuộc sống nơi đât
mới, làm ăn tấn tới. Nhiều người đã về thăm Việt Nam, nhìn quê hương thay đổi, phát
triển cũng không giấu được vui mừng. Hơn 40 triệu người ở lai dã sinh sôi nảy
nở thành hơn 80 triệu người, cuộc sống cũng khấm khá lên nhiều. Lịch sử
đã sang trang, gương mặt đất nước đã có nhiều biến đổi. Các cựu ứng cử viên
Tổng thống Mỹ J. Ke-ry, G. Mac-kên, người là sỹ quan hải quân tham gia
chiến tranh Việt Nam ở chiến trường Nam bộ, người là phi công bị bắt khi máy
bay bị bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch ( Hà Nội ) đã trở thành những người
bạn lớn của Việt Nam.
Trong
trận chiến mới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh
trong thời điểm này nhân dân ta có vô số công việc phải làm: Dồn sức để bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên biển Đông, kiên quyết đấu tranh loại bỏ
“một bộ phận không nhỏ… “một bày sâu quan tham đi kèm với “chủ nghĩa tư bản
thân hữu”, “lợi ích nhóm theo hướng tiêu cực”, quyết đối đầu với tệ mất đân
chủ, xô đổ mọi rào cản trên con đương phát triển của Việt Nam…Không nên vì khó
khăn, trì trệ, ách tắc kinh tế đất nước hiện nay, không vì sự tồn tại của “một
bộ phận không nhỏ” suy thoái, biến chất mà đi tìm cứ liệu một chiều để phủ nhận
cả cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập, tụ do cho dân tộc. Không thể đem
những giá trị cao cả vì thống nhất, độc lập, vì chủ quyền đất nước để so với
đồng USD và sự phồn thịnh vốn đã thuận chiều phát triển từ rất sớm ở các nước
tư bản. Hai mặt của một vấn đề, cái gì là sai lầm của chế độ xã hội Việt Nam hiện
nay cũng là quy luật như những cái chưa có, chưa hoàn thiện ở các nước phát
triển. Đó mối là những việc cần làm ngay, làm đến cùng, thay vì kỳ công ngồi
bới móc những đống rác trong quá khứ, cố tình đánh tráo lịch sử một cách
trơ tráo. Lịch sử chỉ xảy ra một lần. Lịch sử là tất yếu. Lịch sử không thể bị
đánh tráo. Những lý giải này, chắc rằng khi đang là sĩ quan làm nghĩa vụ Quốc
tế ở Campuchia, khi là phóng viên báo Tuổi trẻ đi viết phóng sự “Đường Sơn
Quán” nhà báo Huy Đức đã từng suy ngẫm.
Việt Sơn