Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

BÊN THĂ!NG CUỘC: “LỘT TRẦN NHỮNG CHUYỆN NHẠY CẢM” HAY HUY ĐỨC “TỰ LỘT TRẦN” MÌNH?


ĐÔNG LA
“LỘT TRẦN NHỮNG CHUYỆN NHẠY CẢM”
HAY HUY ĐỨC “TỰ LỘT TRẦN” MÌNH?
 (Nhân đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức - P. III) 
ĐỐI THOẠI
LỊCH SỬ CỦA BA SÀM CÒN NGUYÊN ĐÓ
Vì đang viết phần kết loạt bài về “Bên thắng cuộc”, phải quan tâm dư luận nên lại dính vào trang Ba Sàm, thấy đoạn bênh Huy Đức rất buồn cười (tại đây) cho rằng Huy Đức có công bắt quả tang” “Các nhà báo, nhà nghiên cứu, rồi có thể sẽ có các nhà sử học” “Ăn cắp” “cả một giai đoạn lịch sử hơn 100 năm của nửa đất nước – miền Nam VN”.
Nếu nói chuyện “ăn cắp” thì từ khi vua Hàm Nghi bị bắt, Pháp lập Liên bang Đông Dương, thì chính dân VN ta đã bị mất cắp chủ quyền. Sau đó các thế chế được nặn ra bởi Pháp: Liên bang Đông Dương;  bởi Nhật: Đế quốc VN; bởi Pháp: Quốc gia VN; bởi Mỹ: Việt Nam Cộng Hòa; rồi với các nhân vật từ Diệm đến Thiệu đã bắc cầu cho bom đạn tiếp tục cày xới đất nước ta suốt 20 năm nữa.  Cái lịch sử bị mất nước đó còn nguyên đó, Ba Sàm và những người bênh Huy Đức thích thì cứ mang về mà thờ. Báu gì mà phải ăn cắp!  
20-1-2013
Hôm nay tôi sẽ bàn về vấn đề “hot” nhất trong cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức, đó là những chuyện mà Huy Đức cố gắng bươi móc những chuyện mốc meo bên lề lịch sử mà đã có không ít người hả hê khi được đọc chúng.
Những chuyện “nhạy cảm” đó là những chuyện có thể có một phần sự thật nhưng đã bị thổi phồng, bóp méo, thậm chí bịa đặt thêm với dụng ý xấu, chúng rất dễ đánh vào sự tò mò của người đọc, đã được truyền đi truyền lại thành ra “nổi tiếng”. Với những người có “tầm” và có “tâm” sẽ nhìn vấn đề bao quát và lấy “thực tiễn” cơ bản nhất, chính yếu nhất để “kiểm tra chân lý”; với lòng vị tha sẽ dễ dàng cho qua những gì không hay còn mù mờ; ngược lại với những người có tâm địa hạn hẹp, lại có sẵn thành kiến thì những chuyện đó lại trở thành những “sự thật lịch sử”, có thể lợi dụng làm những việc không hay.

         Nhưng tôi thấy dường như không chỉ đất nước, lãnh tụ, các nhà lãnh đạo và các yếu nhân mới có những chuyện “nhạy cảm” mà mỗi con người chúng ta đây, cụ thể như tôi và Huy Đức chẳng hạn, cũng có những chuyện dạng như vậy. Hôm nay viết về nhân cách Huy Đức tôi cũng phải tự bào chữa cho mình. Bởi mình đã không ra gì thì còn chê bai được ai. 
          Với tôi thì có 2 vụ. Vụ thứ nhất là chuyện ông Triệu Xuân viết bài Đông La tráo trở để “đỡ đòn” cái “THƯ NGỎ VỀ NHÂN CÁCH CỦA ÔNG TRIỆU XUÂN của tôi. Thực tế TX là chủ trò, muốn ra tạp chí riêng, đã hứa hươu hứa vượn với tôi để mời tôi về làm biên tập, thì chính TX tráo trở chứ tôi thì có gì để mà tráo trở? Cuối cùng ông Nguyễn Cừ, Giám đốc NXB Văn Học, đã gửi thư cám ơn tôi và thông báo là đã “kiểm điểm” TX; TX cũng không thể ra tiếp tờ “Văn chương Hồn Việt”. Tóm lại là tôi đã đúng. Còn chuyện thứ 2 là ông Văn Chinh bảo tôi “bất trắc hệt Trần Mạnh Hảo” thì sự thực là ông Văn Chinh đăng bài tôi viết về “công trình nghiên cứu Vật lý”  của GS Hán Nôm Nguyễn Huệ Chi rồi đột ngột gỡ xuống, tôi đề nghị giữ nguyên để dư luận phán xét, ông Chinh không chịu, thì chính ông Văn Chinh “bất trắc” chứ sao lại nói tôi bất trắc? Còn chuyện ông bảo tôi “cố tình hiểu sai Huệ Chi” thì đúng là ông cố tình không hiểu tôi thì đúng hơn, có điều ông muốn hiểu thì phải hiểu vật lý, vậy biết làm sao đây?! Thôi Văn Chinh hãy vào đọc bài HUỆ CHI VÀ RUỒI, BÒ may chăng vỡ ra được chút nào chăng?
Sự thật là thế vậy mà không ít kẻ sâu bọ rắn rết cứ bấu vào những cớ đó để bêu xấu tôi. Tôi đã tự đuổi mình ra khỏi cơ quan, kiếm sống bằng việc tự nghĩ ra, giờ hàng tháng vẫn phải đóng thuế, quả thật có muốn xấu cũng không có điều kiện để mà xấu. Chính vậy tôi đã viết vị nào đã lỡ yêu quý tôi thì cứ yên tâm mà yêu quý, tôi cũng có những tật xấu thường tình của con người, nhưng độc ác, đểu cáng, gian manh thì tuyệt không có!
Còn Huy Đức xem chừng khó mà trong sáng được như tôi. Bây giờ nếu lấy “võ” của Huy Đức viết Bên thắng cuộc “lột trần” những chuyện “nhạy cảm” của chính Huy Đức thì họa có là mặt mo Huy Đức mới có thể gặp mặt những người quen thân chứ nói gì đến chuyện tham vọng viết sử!
Thực ra những chuyện tai tiếng về Huy Đức tôi đã nghe loáng thoáng, nhưng tính tôi vốn không muốn nghĩ xấu về người khác nên không coi, đến tận hôm nay, qua comment của độc giả, tôi mới tìm hiểu thì không ngờ “mặt thật” của Huy Đức lại gớm ghiếc đến như vậy!
Trên báo chính thống nhà nước http://vietbao.vn/ có bài  Ket-luan-dieu-tra-chuyen-an-Nam-Cam, là những Bút lục của tòa án đàng hoàng, có đoạn liên quan đến Huy Đức: "Hoàng Linh khai nhận… từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh (BL: V9 T1: 76-77, 119-123, 146-147)."
Tất nhiên Huy Đức không sao vì khi đưa tiền thì có ai mà xin được biên nhận. Chống tham ô, hối lộ khó chính là vì như thế! Còn nói Hoàng Linh vu cáo thì trong hàng ngàn, hàng vạn nhà văn, nhà báo, sao Hoàng Linh không khai ai khác mà chỉ khai Huy Đức và mấy người trên?!
Theo Osin Huy Đức - beo - Yahoo! 360plus, nhà báo Thu Hồng cùng làng báo với Huy Đức nên đã quá “nhẵn mặt” Huy Đức, chị viết công khai trên blog của mình, nghĩa là tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều mình viết về người khác như bản thân tôi vậy:
Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay... chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó  tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn”;
Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí”;
Vở diễn mới nhất là vụ hòa ca với Dương Thu Hương lồng lộn chuyện trym bướm.
Ngay sau khi bài cuối của Dương thị, mà chửa biết đã cuối chưa, Osin Huy Đức méc với công an bằng giấy trắng mực bút bi. Nào là trăm sự tại cái thằng Việt kiều Pháp Hà Dương Tường lẻo mép bịa đặt mang họa cho Osin, chứ Osin với phẩm chất kách mệnh cứ là chửi Dương Thu Hương như hát hay, không những không dây với mà còn khinh khi Dương thị ngang rác rưởi”;
Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng  với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm  này đến lẫn khác… Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị,  thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.
Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài,  ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh  hai lề phải trái”.
Nếu tôi giống Huy Đức, cũng có ý lợi dụng các vị lãnh đạo để tiến thân thì tôi cũng có quá nhiều cơ hội. Làng tôi ở gần làng ông Phạm Thế Duyệt; Tôi học cùng khóa với Võ Hiếu Dân con ông Võ Văn Kiệt, từng ăn chung nhà ăn 1 năm ở Thủ Đức; cô giáo tôi là con ông Nguyễn Hộ, rồi thằng bạn thân lại lại lấy cô ấy nên tôi đã đến nhà ổng không phải một lần, hồi chưa có "chuyện" thì từ Nguyễn Hộ bắc cầu qua Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh rất là dễ dàng; rồi tôi còn từng gặp ông Nguyễn Minh Triết khi còn làm bí thư TW Đoàn, ông còn có ý xin cho tôi về Báo Thanh niên nữa. Nhưng tôi đã không gặp ai cả, mà hoàn toàn không có một dấu hiệu tí tí gì trong đầu. Tôi chỉ nâng niu duy nhất mối quan hệ với Chế Lan Viên, đơn giản vì ông là một nhà thơ lớn và ông cũng rất quan tâm đến tôi, thế thôi!
      Còn Huy Đức, những tưởng lần mò quen biết nhiều vị lãnh đạo thì có thể làm tùy ý, nhưng có nhà lãnh đạo nào lại làm ô che cho một kẻ lợi dụng? Còn chính cái tính tham lam, lá mặt lá trái, muốn bắt cá hai tay đã khiến Huy Đức viết bài Bức tường Berlin và rồi cái “bức tường” ấy đã đè bẹp, không phải sự nghiệp báo chí, mà là “sự nghiệp” lợi dụng ngòi bút kiếm danh, lợi của Huy Đức. Đến nay, phải chăng không theo được chính đạo thì Huy Đức chạy sang tà đạo nên đã viết Bên thắng cuộc để chiêu hồi? Nhưng  giờ thì chiều hồi ai đây? Với nước Mỹ hiện tại, Việt Nam đã trở thành “friend” như cựu TT Bush đã nói và “ở trong tim” một vị cựu TT khác là Bill Clinton! Còn chế độ VNCH, từ lãnh tụ cho đến các danh nhân, nhà khoa học, nhà báo như Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Tuấn Ngọc, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Phương Hùng, v.v… đều đã “hòa giải hòa hợp” và rất được tôn trọng ở trong nước. Phải chăng Đức noi theo mấy đứa “con Việt Cộng” ở ngoại quốc đang sống bằng nghề “chửi cha” mình?
Cụ thể trong Bên thắng cuộc, một loạt chuyện “nhạy cảm” như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Vụ án Chống Đảng trước Giải phóng; và Trại cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều, Đổi tiền, Vượt biên, Xé rào, Vụ Đề dẫn sau Giải phóng đều được Huy Đức viết ra chi tiết.
Tất cả, nếu với tư cách là người trong cuộc, phải đứng ra giải quyết các vấn đề, là người thấu tình đạt lý, từng trải và hiểu lẽ đời; chứ không phải là người ngoài cuộc, chỉ biết phán xét thiếu thực tế, thiếu biện chứng; thì mọi chuyện trên tưởng như đã quá rõ ràng, là tất nhiên, không còn gì để nói nữa.
Như Vụ Cải cách Ruộng đất?
Rõ ràng là ta đã có cách làm phù hợp hơn, nhưng vì còn phải nhờ người nên cũng phải phần nào chiều lòng người vậy thôi. Nhưng chỉ có mức độ, như chuyện Bác bảo xé đi cái danh sách tướng lĩnh cần phải loại, có cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp,  theo ý Trung Quốc, đó. Đặc biệt, khi biết sai, ta đã “không còn nghe thằng nào nữa”, quyết tâm sửa sai. Đến Tổng bí thư Trường Chinh cũng còn bị mất tiêu chức thì còn gì để mà Huy Đức nhắc lại nữa, ngoài mục đích nói xấu chế độ?
Huy Đức cùng những người luôn hả hê trước những sai lầm ở nước ta cũng cần phải hiểu, ở quy mô quốc gia, dường như nước nào cũng có sai lầm, kể cả những nước phát triển nhất. Như hồi Chiến tranh Thế giới lần II, nước Đức có sai lầm không? Tôi nói nước Đức vì riêng một thằng Hít-le không thể làm ra một cuộc đại chiến được. Rồi Pháp, Mỹ khi xâm lược Việt Nam, hao người, tốn của, rồi cuối cùng bị thất bại nhục nhã, thì có sai lầm không?
Vụ Nhân văn giai phẩm?
Cho dù các vị “nạn nhân” đều trong sáng, đều hết mình vì sự phát triển của Văn chương Nghệ thuật đi chăng nữa, thì trong tình trạng đất nước có chiến tranh, cả nước cần hy sinh lợi ích cá nhân, tất cả đều vì mục tiêu chung lớn lao là giành lại nền độc lập, thì rõ ràng mấy vị đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác là không hợp thời, là “hâm”! Còn chuyện Trần Dần với những câu thơ:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Và Lê Đạt:
Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Thì trong hoàn cảnh lúc đó không chỉ là “hâm” mà còn là “phản động”. Phản động nghĩa là đi ngược lại xu thế chung, thế thôi! Sau này nghe mấy vị “kêu oan” kể khổ, bị chế độ đầy đọa, nhưng xem chừng như vậy lại hoá ra may cho các vị, bởi tất cả đàn ông không bị đày đọa như các vị hồi ấy, nhất là thế hệ sau, hầu hết phải vô nơi đầu rơi máu chảy, nhiều người đã hy sinh không trở về. Còn các vị tuy phải chịu tủi nhục nhưng vẫn còn nguyên đó, sau giải phóng, với những người thích khác người, các vị lại được coi là thần tượng. Và còn tuyệt vời hơn nữa, cuối cùng, hầu hết các vị đều được nhà nước phục hồi danh dự và được tặng các giải thưởng cao quý nhất:
Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giáo sư Cao Xuân Huy (1996); Nhà văn Nguyễn Tuân (1996); Nhạc sỹ Văn Cao (1996); Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1996), Triết gia Trần Đức Thảo (năm 2000); Giáo sư Đào Duy Anh (năm 2000); Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý (năm 2000); Nhà thơ Nguyễn Bính (2000). Giải thưởng Nhà nước: Nhà thơ Quang Dũng (2000); Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Yến LanHoàng Cầm (2007).
Như vậy là quá đẹp thì Huy Đức còn bươi móc ra với ý đồ gì?
Trong các vụ trước giải phóng thì Vụ án chống Đảng là “nhạy cảm”, là “thâm cung bí sử’ nhất, vì bản chất của vụ việc mà nhà nước thì lại không công bố. Một số bị can, khi chạy được ra nước ngoài, đã viết sách quăng lên mạng, tố cáo nhà nước như Vũ Thư Hiên với “Đêm giữa ban ngày” chẳng hạn. Nhưng những thông tin từ một cá nhân viết với tâm thế bị oan khuất thì sao có thể khách quan được. Còn một số trường hợp tiếp tục “dấn thân” như trường hợp Hoàng Minh Chính, may mà có internet, các vị có điều kiện tự bộc lộ nên tôi mới được biết, thì ra với Hoàng Minh Chính cũng chẳng có oan khuất quái gì cả. Vì trong lúc cả nước quyết tâm giải phóng Miền Nam thì lại đi theo tư tưởng “xét lại” chung sống hòa bình của Khrushchov, người đã bị chính BCHTƯ ĐCSLX, mà ông ta đứng đầu, đã cho “thôi chức” vì “đã mắc nhiều sai lầm” ở cuối nhiệm kỳ! Mặt khác, một người leo đến chức Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin rồi khi bị thất sủng lại đi chê Mác sai thì hóa ra ông học triết chỉ để cầu quyền lợi, khi bị mất thì xổ toẹt à? Công cuộc giải phóng đất nước có thể ví như một con thuyền vượt giông bão, cần tất cả phải đồng lòng theo người cầm lái, còn trước sóng to gió lớn, mỗi người một ý thì tự đánh chìm thuyền mình chứ còn làm được cái trò gì?! Vụ Hoàng Minh Chính rất giống Vụ Tướng Trần Độ và Vụ Đề dẫn của Nguyên Ngọc. Bản thân tôi khi chưa tìm hiểu cũng không thể ngờ Trần Độ, một vị tướng công trạng lừng lẫy như thế, nhưng khi còn là một Ủy viên Trung Ương thì coi Chủ nghĩa Mác- Lênin là “mặt trời chân lý”, còn khi bị cách chức thì lại chỉ là “cái bánh vẽ khổng lồ”! Còn Nguyên Ngọc, tác giả của Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đường chúng ta đi, v.v…, từng đưa ra Bản Đề dẫn và có những quan niệm về văn chương theo tôi là tuyệt hay, như “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”. Nhưng trong thực tế ông lại ủng hộ và đề cao Dương Thu Hương, tác giả của “Những thiên đường mù”, “Bên kia bờ ảo vọng”, v.v… viết theo kiểu lộn ngược, kiểu Ngày Chiến thắng cả nước mừng vui thì bà ta lại “khóc như cha chết”! Còn Nguyễn Huy Thiệp với những tác phẩm tả Nguyễn Huệ như kẻ phàm phu tục tử, cho “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”; Tướng về hưu với “tính nhân đạo” là cho việc nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả quan trọng gì”; Không có vua cho việc loạn luân cha chồng nhìn trộm con dâu tắm là “đàn ông chẳng nên xấu hổ vì mình có con buồi”! Và Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh mà ông Dennis Mansker (theo trích dẫn với ý đề cao của Phạm Xuân Nguyên, hiện làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thủ đô Hà Nội quả là “đổi mới” thật!) đã đánh giá: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến”. Tôi đã trả lời cả Bảo Ninh, cả ông ngoại quốc, và cả Phạm Xuân Nguyên nữa, là: “Sau chiến tranh, có thể có những chấn thương thần kinh về bệnh học, còn chấn thương tinh thần mang tính ý thức hệ để rồi tuyệt diệt niềm vui sống, như Bảo Ninh viết, chỉ là vô cùng hãn hữu. Bản thân cựu lính chiến Bảo Ninh cũng còn rất khôn ngoan, chẳng có “tê liệt” cái quái gì hết, không hiểu vì cái gì mà ông viết để cho người ngoài hiểu đồng đội của mình “tê liệt hết nhân tính” như một lũ súc vật vậy?!”. Vậy mà cả hai, cả Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, đều là “thành tựu đổi mới văn chương” mà Nguyên Ngọc đã tạo ra và dày công kiên trì tung hô đến tận những ngày hôm nay!
Còn Huy Đức viết về chuyện cải tạo lính Ngụy sau giải phóng thì quá nhiều ý kiến của độc giả sau 2 bài trước tôi viết về Huy Đức đã nói quá rõ. Riêng tôi thì thấy đó là lẽ thường tình sau mỗi cuộc chiến. Tập trung các vị lại chủ yếu là để đảm bảo an ninh và dùng thời gian dần làm nguội đi sú sốc và dần làm lành những chấn thương tâm lý, còn đã trên 30 tuổi, các thứ đã “ngấm vào máu” thì bố ai mà “cải tạo” được! Cần phải hiểu cái công việc buộc phải làm đó thực chất là một gánh quá nặng cho một nhà nước mới thống nhất còn bộn bề trăm thứ phải giải quyết. Còn chuyện người vượt biên gặp đủ loại tai họa thì rõ ràng cái gốc vấn đề là do nhận thức của mỗi người. Những người vượt biên đã tự chuốc lấy bởi nhà nước có đuổi ai đâu để mà phải trốn chạy. Còn khó khăn là khó khăn chung, chính tôi là sinh viên hồi ấy ở Ký túc xá từng nhai bo bo sái cả quai hàm, có những lần ăn cơm lẫn sỏi, tôi đã áp dụng ngay kiến thức vật lý, chan đầy nước canh vào khuấy, sỏi tỷ trọng nặng hơn sẽ chìm xuống đáy, mình cứ ung dung ăn cơm phần trên, chẳng sao cả. Nếu hiểu được sâu sắc mọi lẽ đời, những người thiệt mạng do vượt biên nếu ở lại, thì cùng với sự phát triển của đất nước, ai cũng có cơ hội thành đạt. Ở gia đình vợ tôi có 2 ông chú đi tù về, tôi từng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với họ. Thật kỳ lạ, họ chẳng thù hận gì cả, coi đi tù như lẽ đương nhiên, họ thường hài hước nhại giọng Bắc kể chuyện đi tù nghe rất vui, họ lại quý mấy ông “cai ngục”, vì chính mấy ông đó cũng không sung sướng gì, có khi còn được tù nhân biếu ít đồ thăm nuôi (vì nhiều người có Mỹ viện trợ mà). Sau đó ông chú Út đi Mỹ đoàn tụ gia đình, còn ông chú cha tuyên úy là Nguyễn Thái Sanh được ưu tiên nhưng lại không đi. Mới tù về ông làm ở Tòa Giám mục, rồi cứ “xếp hàng”, cuối đời ông đã được làm cha sở Nhà thờ Chí Hòa rất lớn ở Tân Bình, và cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp của Chúa, ở tuổi 70 khi đang làm lễ ông bỉ xỉu, sau ít ngày thì mất. Đám ma ông, Hồng y Phạm Minh Mẫn làm chủ tế, có lãnh đạo quận tham dự; khi đưa tang về quê Long An, có công an gác ngã tư cho xe chạy thông tuyến. 
(Cháu rể VC đội tang chú là cha tuyên úy)
             (Sau 7 năm du học về gặp lại thì ông chỉ còn là nấm mồ thôi)
  Còn ở 2 cơ quan tôi làm là Viện Công nghiệp Dược và Công ty thuốc Sát trùng VN, và 2 cơ quan tôi biết là Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học KHXH&NV TPHCM, thì cùng một lứa, chính những đứa lớn lên ở chế độ cũ lại thành đạt hơn những người từ Bắc vào như tôi. Vì họ ngoan, “biết thân biết phận” nên được lòng cấp trên hơn, dễ được cất nhắc hơn, còn riêng thằng bộ đội như tôi “chẳng sợ thằng chó nào cả” thì không chỉ “đếch” ngoi lên được mà còn văng luôn ra khỏi hệ thống công chức! Nhưng chẳng sao cả, không công chức thì tư chức, và đến hôm nay có lẽ tôi phải cảm ơn điều đó, vì có tài thì sướng, có chế  độ nào cấm ta xây dựng sự sung sướng cho bản thân và gia đình đâu. Chỉ có những kẻ cay cú ăn thua, ghen ăn tức ở, mới đi đấu tranh lăng nhăng mà thôi.
Còn những ấu trĩ sau giải phóng mà Huy Đức cố khoét sâu vào thì cũng là lẽ đương nhiên, bởi nhận thức chỉ được thành tựu sau một quá trình, nhiều điều buộc phải trả giá rất đắt mới có thể có được. Những việc nghiên cứu con con tôi làm trong phòng thí nghiệm thường phải làm đi làm lại nhiều lần, có khi còn thua luôn, huống hồ chuyện tìm đường của cả một quốc gia! Còn những đói khổ, thiếu thốn sau giải phóng thì càng là lẽ đương nhiên, bởi cả nước đột ngột bị cắt viện trợ cả hai phía, với nền nông nghiệp thì bị xáo trộn sau cuộc chiến, còn nền công nghiệp thì khiếm khuyết, máy móc và nguyên vật liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, lại thù trong giặc ngoài, bị cấm vận, lại chiến tranh hai đầu, nước ta vẫn đứng vững được thì là điều kỳ diệu, chứ sao lại chê bai như Huy Đức? Để “vả vào mặt” ông “con Việt Cộng” này, có lẽ dùng lời của ông Nguyễn Phương Hùng, một Việt kiều Mỹ, từng tích cực tham gia “đấu tranh chống cộng”, vốn là một kỹ sư điện toán làm lập trình viên, từng tham gia nghiên cứu chế tạo vũ khí; trong tham luận tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai (26 đến 30/9-2012, TPHCM), ông nói: “Nhà nước VN… giai đoạn tiếp thu MN sau 30-4-1975 đã phải đối phó với gánh nặng về kinh tế cho hơn 20 triệu người MN và khoảng 5 triệu người thuộc thành phần dân, quân, cán, chính và gia đình không nghề nghiệp chuyên môn và đời sống hoàn toàn lệ thuộc ở viện trợ Mỹ. Đúng ngày 1-5-75 viện trợ Mỹ cắt ngang tại miền Nam và Chính phủ miền Bắc đã phải tiếp nhận 20 triệu người Miền Nam… Sau 37 năm nhà cầm quyền đã vượt qua được thử thách… Tôi vẫn thuyết phục mọi người một cái điều rất là khó làm, tức là làm sao sau ngủ trong một lúc bất ngờ mà nuôi được 20 triệu người” .
Còn những vụ “thâm cung bí sử”?
Bây giờ ta hãy thử xem Huy Đức “lột trần” như thế nào? (lại còn tiếp)