Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

TIỂU THUYẾT SÓNG HẬN SÔNG LÔ: LÊ LỢI GIẾT TRẦN NGUYÊN HÃN?


      Có lần Lê Hương Lan (googleTienLang) chê tôi hay khoe khoang. Thứ nhất tôi là người vốn bị đối xử bất công và thua thiệt nhiều, bây giờ trên trang của mình, mình cũng lại bất công với chính mình nữa thì tệ quá. Có điều tất cả những gì tôi “khoe” đều là sự thật, người thật, như chuyện ĐẶNG THIỀU QUANG viết: “Anh Đông La ấy chính là Ông Bụt của tôi chẳng hạn. Không phải kiểu như bọn đầu không tích óc mà tích phân nên chỉ ẩn danh hoặc giả người khác sủa bậy. Triệu Xuân thì chắc chắn rồi, còn lại phần nhiều chỉ là cái bọn dốt ác bị tôi vả vào mõm không cãi được nên vẫn vào comment bậy trang của tôi và sủa ở những chỗ này chỗ khác. Trang của tôi thì cấm tiệt, dân chủ với người chứ ai lại dân chủ với sâu bọ; còn chỗ khác thì chúng sủa chúng nghe chứ những hố phân đó vào coi làm gì! Có một chuyện bọn sâu bọ không biết nên cứ chế riễu tôi là phải cầu cạnh Triệu Xuân. Nhưng thực ra lần đầu tôi đến NXB Văn học là theo lời mời của “bố nó” là ông Nguyễn Văn Lưu giám đốc của nó cơ. Vì ông Lưu thấy tôi viết hay quá mới gọi điện bảo tập trung bài vở lại, ổng in cho. Hôm đó Triệu Xuân được gặp tôi là do chầu rìa khi “bố Lưu” nó tiếp tôi. TX đã lấy lòng tôi bằng một câu ủng hộ cuốn sách của tôi cho nó sớm ra đời (cuốn Biên độ của trí tưởng tượng). Chính từ cái “ân tình” ấy mà tôi đã bị nó quấy rầy cả chục năm, vòi nhậu liên tục, còn quỵt cả tiền biên tập nữa. Cái điều mà tận hôm nay vì thấy nó quá bẩn nên tôi mới nói ra.
         Còn chuyện khoe khoang, nếu xã hội ai cũng có đức, có tài, giàu có chính đáng mà khoe ra thì thú vị nhỉ. Với người thường thì người ta sẽ mừng cho nhau. Chỉ có bọn đố kỵ, ích kỷ, ghen ăn, tức ở mới tức sùi bọt mép mà thôi. Cũng như các cô gái đủ đẹp, tự tin khoe cơ thể một cách khéo léo thì xem cũng thật mát mắt chứ có sao đâu!  
Cái tên “Đông La” với bạn đọc thường chả “đáng một xu”, tôi cũng nghĩ thế, nhưng không ngờ với nhiều người có danh xem chừng lại không phải thế. Một lần, một cô “fan” là Tiến sĩ Sử nhờ tôi viết một bài chân dung ông Giáo sư Hóa học Nguyễn Dần (thuộc lớp thầy cô tôi, ở Phân viện KHVN TPHCM, nơi mà tôi từng có vài lần sang làm việc cùng) vì ông có quảng cáo sản phẩm ở báo của cô. Cô phải viết, nhưng cô ngại gặp vì bị ông yêu. Tôi đã sang nơi cũ, gặp người cũ hỏi chuyện nhưng ông đã quên tôi. Thấy tôi bố già tức lắm vì muốn gặp người trong mộng cơ. Có điều khi tôi viết xong thì bố lại rất thích, và không hiểu sao một thằng nhà báo lại hiểu hóa học đến thế. Biết ông cũng quan tâm đến văn chương, thần tượng là Trần Đăng Khoa với cuốn phê bình mới ra, nên tôi đã tặng ông cuốn Biên độ của trí tưởng tượng. Không ngờ đêm ấy ông gọi điện: “Mày viết hay quá! Mày đánh đổ thần tượng của tao rồi! Tao sẽ đọc một lần đêm nay hết luôn”. Tôi nghe khen đã quen tai, kiểu như: “số 1 miền Nam”; “số 1 Việt nam”; v.v… nên không ngạc nhiên, mà ngạc nhiên, không, quá ngạc nhiên thì đúng hơn, khi một lần ông bảo: “Mày là thằng nào mà tao đưa bài của mày cho Vũ Duy Thông bạn tao đọc (Nhà thơ, Vụ trưởng VHVN Ban tư tưởng VH), nó lại bảo: “Đông La viết cơ à. Đông La viết là quý lắm đấy!”. Người thứ hai là Đồng Đức Bốn. Người từng làm bạn thân được với cả Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Huy Thiệp, v.v…, nhưng cũng lại rất quý tôi. Vào Sài Gòn gặp tôi là cứ bô bô gọi cho Nguyễn Huy Thiệp khoe là “gặp Đông La rồi” hoặc “Đang ngồi với Đông La”. Đồng Đức Bốn nhiều tiền muốn in một đại tác phẩm, đã có đầy đủ tên nhà phê bình, nhà thơ hàng đầu VN viết nhận xét, Đồng Đức Bốn nói với tôi: “tất cả đã xong, đã sẵn sàng in, chỉ còn thiếu tên Đông La, xin Đông La cho mấy chữ”. Tôi chần chừ, tính tôi thích viết về cái khó, như thơ Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn, còn cái hay của thơ Đồng Đức Bốn thì ai cũng biết nên khó viết quá. Rồi chưa viết được chữ nào thì không ngờ ông nhà thơ to như hộ pháp, nói năng oang oang đã “ra đi”. Còn Nguyễn Quang Thiều thì tôi viết nhiều nhất, tới 3 lần. 2 lần là tôi tự viết, còn lần Hội Thảo, tên tôi chắc phải là quan trọng nên Thiều mới bỏ công mời tôi ra Hà Nội chứ. Mà với Thiều thì tôi còn tính toán gì?
          Còn hôm nay, tôi sẽ đăng bài viết mới nhất về tác phẩm của anh Vũ Ngọc Tiến. Tôi và anh Tiến quen nhau trên Talawas, anh cũng có những nhận xét rất nồng nhiệt và trân trọng tôi như Thanh Tùng gần đây, rồi sau này qua trang Vanchuongviet anh đã liên hệ và chúng tôi đã gặp nhau. Gặp nhau mừng lắm, anh hơn tôi 9 tuổi, chủ yếu viết văn xuôi, cũng học vật lý nên rất hòa hợp. Nhưng rồi tôi té ngửa, anh cũng lại rất thân với những thằng tôi ghét “như chó”; tôi “phang” biểu tình nhưng anh cũng đi biểu tình... Cách đây mấy hôm anh bảo ra sách, có tổ chức mạn đàm, nhờ tôi “viết mấy chữ”. Tôi bảo: “Cái nhóm ấy nó tổ chức, thấy tên em là nó ghét anh luôn, anh cần bài của em làm gì”. Anh bảo: “Kệ chúng nó”. Tôi thấy ngại quá, không động đậy, nhưng anh gọi, thư từ thúc giục, mong chờ đến 3 lần, thế là tôi phải ra tay thôi. Nhưng tôi nói với anh: “Tính em độc lập rất cao, E viết là theo ý em đấy, anh thích hay không là anh phải chịu”
ĐỌC SÓNG HẬN SÔNG LÔ
ĐÔNG LA (Nhà văn TPHCM)
Trong thực trạng nhiều học sinh được điểm 0 môn sử, học sinh một trường cấp III ở TPHCM khi biết không thi môn sử đã vui mừng xé đề cương ném như bươm bướm bay trắng cả sân trường, thì nhà văn Vũ Ngọc Tiến cho chào đời một tác phẩm viết về lịch sử. Phải chăng đó cũng là một cái duyên, một sự sắp đặt của đấng vô hình. Vũ Ngọc Tiến là một nhà văn viết khá nhiều về Đạo Phật, hôm nay, cuốn Sóng hận sông Lô cũng lại có nhiều đoạn viết về Đạo Phật. Trong kinh Tạp A Hàm, Phật đã dạy: “Vạn pháp không nằm ngoài nguyên lý: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt”. 

         Cuốn Sóng hận sông Lô viết về nhà Hậu Lê, thời Lê Sơ, tái hiện lại giai đoạn Lê Lợi tụ nghĩa tại núi Lam Sơn, khởi binh kháng chiến trong vòng 10 năm, cuối cùng đã đuổi cổ được giặc Minh, giành lại giang sơn.
Hiểu lịch sử tưởng dễ mà khó. Hồi tôi đi học không có khái niệm học giỏi môn sử. Chả ai học giỏi môn sử mà được coi là thông minh cả. Vì chỉ cần đọc là biết thì cần gì thông minh? Vậy mà hôm nay, khi tham gia tranh biện nhiều vấn đề từ chính trị xã hội nên đã dẫn tới chuyện lịch sử, tôi mới nhận ra một thực trạng: hiện người ta cứ lo học sinh chán ghét môn sử nên không hiểu lịch sử cha ông, nhưng có điều còn đáng ngại hơn nhiều, và thật là kỳ quặc, đó là có những người thuộc tầng lớp trí thức, thậm chí cả những người được gọi là nhà sử học, giảng viên môn sử cũng có những cái nhìn không đúng về lịch sử; không chỉ lịch sử xa mà ngay lịch sử gần, kể cả cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gần đây. Thì ra, để hiểu lịch sử cũng cần phải có sự thông minh, không, sự thông thái thì đúng hơn. Để có cái nhìn minh triết, thấu suốt về những sự kiện lịch sử cần phải có sự thông thái, nó không giống với trí thông minh giải các bài toán, mà nó cần sự nhạy cảm, sự từng trải, sự tinh thông và cái tâm trong sáng.
Cuốn Sóng hận sông Lô của anh Tiến có hai ý chính: một là công trạng của Lê Lợi cũng như của tất cả tướng sĩ Lam Sơn trong đó có Trần Nguyên Hãn; hai là mối quan hệ riêng giữa Lê lợi và Trần Nguyên Hãn.
 (Tượng Lê Lợi ở Thanh Hóa)
 (Tượng Trần Nguyên Hãn ở TPHCM)
Ý đầu thì mọi người rất dễ thống nhất. Bởi với lịch sử thì công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập là công lớn nhất. Hơn nữa Lê Lợi lại khởi binh trong tình trạng nước ta hoàn toàn bị giặc Minh cai trị, không như một số triều đại chúng ta thắng giặc khi nước ta đang cường thịnh, có vua hiền, tướng giỏi, quân sĩ thiện chiến. Năm 1075, khi biết Vua Tống dấy binh, Vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh chặn ngay trên đất giặc, chém chết Trương Thủ Tiết, Tri phủ Ung Châu là Tô Giám khiếp vía mà phải tự thiêu. Cuối năm 1284, giặc Nguyên lần thứ 2 xâm lược nước ta, với quy mô lớn nhất hơn 50 vạn quân, bằng thế "gọng kìm", Thoát Hoan đi từ hướng Bắc đánh xuống, còn Toa Đô đi đường biển từ hướng Nam đánh lên. Nhà Trần dùng chiến thuật "vườn không nhà trống" hóa giải thế mạnh quân giặc, đợi thời cơ, năm 1285, đã tổ chức phản công, giết Toa Đô, khiến Thoát Hoan trốn chạy. Còn Lê Lợi tụ nghĩa trong bối cảnh những cuộc nổi dậy chống Minh của nhà Hậu Trần, Nhà Hồ đã bị đánh dẹp tàn khốc. Vua Trần, Vua Hồ đều bị bắt, quân khởi nghĩa bị chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây. Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị vững chắc trên đất nước ta. Nhưng với chí lớn, tính tình khảng khái, Lê Lợi quyết không thèm làm quan cho giặc với câu nói bất hủ: "Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!". Ông quả xứng danh là minh chủ trong giai đoạn tăm tối đó nên hào kiệt các nơi mới tụ về. Từ con ruột Lê Tư tề, cháu ruột Đinh Lễ, Đinh Liệt (gọi Lê Lợi bằng cậu), người nhà Nguyễn Xí (như con nuôi),  đến đồng hương cùng quê, cùng Thanh Hóa như Lê Sát, Lê Ngân, Lê Lai, Phạm Vấn…, và đặc biệt có 2 nhân vật kiệt xuất xứ Bắc Hà, một văn, một võ, có nội ngoại đều xuất thân từ dòng dõi nhà Trần, anh em con cô con cậu, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn. Chính từ lực lượng trí dũng toàn tài ấy, Lê Lợi với cái uy, cái tài dùng người của mình đã làm nên chiến thắng vĩ đại. Ông xứng đáng được lịch sử suy tôn là anh hùng dân tộc.
Còn Trần Nguyên Hãn, vị tướng khai quốc công thần, có những công lao to lớn có tính quyết định dẫn tới toàn thắng. Đặc biệt trận công thành Xương Giang, sau các đợt vây hãm Lê Sát, Nguyễn Đình Lý... vẫn không hạ được, Trần Nguyên Hãn được thay thế. Ông đã cho đào từ các khu rừng lân cận hầm ngầm luồn vào trong thành giặc, rồi tiến hành nội công ngoại kích, đã hạ được thành. Trong lịch sử chống ngoại xâm, đây là lần hiếm hoi quân ta triệt hạ được một thành trì quan trọng và có quân số lớn. Các nhà chép sử đã coi thành công tại Xương Giang chỉ đứng sau sự kiện Lý Thường Kiệt hạ thành Ung Châu. Đặc biệt, mấy trăm năm sau, phải chăng mưu lược của Trần Nguyên Hãn đã được vận dụng trong việc công binh ta ở Điện Biên Phủ đào đường hầm dài tới 82 m với đất gan gà cực kỳ rắn dưới đồi A1, để đặt 1000kg thuốc nổ, làm sập cả hệ thống hầm ngầm của đồi A1, giúp quân ta chiếm được đồi sau 4 lần tiến công bao thương vong mà vẫn chưa chiếm được, vào đêm 6 rạng sáng 7-5-1954, đánh một đòn quyết định mở cửa dẫn tới đích toàn thắng!
Vì vậy, công lao của Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn được ghi trong chính sử và hôm nay, cuốn Sóng hận sông Lô của nhà văn Vũ Ngọc Tiến tái hiện lại không có gì phải bàn cãi.
Nhưng ý lớn thứ hai trong Sóng hận sông Lô là mối quan hệ giữa Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn thì việc đánh giá không thống nhất. Đó là việc sau khi đại nghiệp hoàn thành, Lê Lợi lên ngôi, Trần Nguyên Hãn được phong quan đầu triều nhưng rồi từ quan về quê. Ông đã bị tố cáo làm phản nên Lê Lợi đã sai quân đi bắt ông về triều xét hỏi, khiến ông tự sát trên dòng sông Lô như chính sử ghi. Còn trong Sóng hận sông Lô viết, Lê Lợi ngầm sai làm đắm thuyền chở Trần Nguyên Hãn, khiến ông bị chết đuối.
 Anh Vũ Ngọc Tiến đã xây dựng nhân vật Lê Lợi trong Sóng hận sông Lô là một thủ lĩnh nghĩa quân quyền uy, mưu lược, biết dùng người, nhưng luôn có ý đề phòng để giữ vững quyền lực cũng như ngai vàng của Nhà Lê về sau. Cộng với sự phân chia bè phái, tranh giành ảnh hưởng của các nhóm tướng lĩnh khai quốc công thần, phe ủng hộ Tư Tề, phe ủng hộ Nguyên Long, mà phe Nguyên Long thắng đã vu cáo Trần Nguyên Hãn thuộc phe Tư Tề. Lê Lợi đã vin vào cớ đó diệt trừ Trần Nguyên Hãn.
Với con mắt của thời dân chủ ngày nay thì hành động của Lê Lợi rõ ràng là độc ác, vô ơn. Nhưng dưới thời quân chủ, việc triều sau triệt hạ tận gốc triều trước; việc cha con, anh em tiêu diệt nhau vì ngai vàng lại là chuyện thường.
Với Trần Nguyên Hãn, ngay trong Sóng hận sông Lô, anh Tiến viết chính ông nội Trần Nguyên Hãn là Trần Nguyên Đán luôn có chí phục Trần. Nên Trần Nguyên Đán mới gởi gắm bạn mình là nhà sư ở Tam Đảo nuôi dạy cháu mình bảo tồn dòng dõi, chờ thời xuống núi. Mà với một tài năng như Trần Nguyên Hãn, khi triều Lê mâu thuẫn, suy yếu, liệu có hành động? Về chuyện này GS Trần Quốc Vượng có ý kiến: “Trần Nguyên Hãn lại “dại dột” làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa (a, có vẻ như xây biệt đô, biệt cung), thuần phục và tậu voi tậu trâu từng đàn đi lại rầm rập, lại “đóng thuyền, chở binh khí“ nữa, ra cái dáng “sứ quân“, “nghênh ngang một cõi“.
Thế thì chưa biết “động cơ chủ quan“ như thế nào, chứ như thế thì bịt sao nổi miệng thế xầm xì phao tin đồn (cơ chế của tin đồn là mối quan tâm tới một sự kiện nhưng thiếu thông tin về sự kiện đó). Người ta vu cho ông làm phản. Và ông bị giết hại (hay bị “bức tử“, “tự sát“, hay là “chết đuối“…thì cũng vậy thôi) là phải”. (Sách Văn hóa Việt Nam– tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng, trang 749).
Lịch sử là thế nhưng hiểu cho đúng lại không dễ. Sự lạc hậu, sự phi lý của thể chế quân chủ thời phong kiến đã bị thời hiện đại phế bỏ, nhưng việc loại bỏ hẳn cái tàn dư rơi rớt lại của nó thì lại là một việc rất khó, kể cả ở chính nước ta; còn một số nước phát triển còn gọi là Vương quốc, còn vua thì cũng chỉ như một nét văn hóa, sự trưng bày đồ cổ mà thôi. Vì vậy, viết về lịch sử cần tấm lòng bao dung về những hạn chế của thời đại, về những sai lầm của tiền nhân. Viết để rút ra bài học bổ ích cho đời sau là tốt. Tiếc là đã có không ít người viết với cái nhìn hạn hẹp, theo ý đồ của cá nhân, hướng người đọc hiểu lệch lạc lịch sử thì đúng là không nên!
Về bút pháp như tác giả tâm sự, anh viết Sóng hận sông Lô theo cách viết “Tiểu thuyết giáo trình” ở Mỹ. Tác giả đã có ý cài đặt những kiến thức về tôn giáo, lịch sử, địa lí, triết học quyện trong các tình tiết của cốt truyện, để người đọc bồi đắp thêm tri thức một cách tự nhiên. Đọc truyện mà thành ra “học bài” một cách thú vị, chứ không phải theo kiểu “học gạo” khô khan khổ sở, một đặc tính chính và dở của nền giáo dục của chúng ta. Tôi vốn viết nhiều về tri thức ở các lĩnh vực khác nhau, nên rất thích những đoạn văn cài đặt những ý tứ khái quát, sâu sắc, vừa đúng vừa cần cho mọi người, mọi thời. Vì thế tôi thấy cái cao, cái sâu của Sóng hận sông Lô khiến cho độc giả trí thức tâm đắc, suy ngẫm chính là đoạn Thiền sư Cúc Khê dặn dò đệ tử là Trần Nguyên Hãn trước khi xuống núi. Thiền sư đã dặn chàng là cần phải hòa giải bởi, một người sinh ra trong cảnh hận thù giữa hai triều Trần - Hồ, giữa chính những người trong gia tộc Trần với nhau, thì chỉ để tồn tại được thôi, chính mình đã phải tự hòa giải, tự phá chấp. Hơn nữa, khi nước mất, để thắng giặc ngoại xâm thì giữa những người Việt cần phải hòa giải. Đạo Phật từng có nhiều tông, phái đã được Phật Hoàng hợp nhất thành Thiền phái Trúc Lâm của Đại Việt. Đạo cần hòa hợp thì dân tộc cũng cần hòa hợp mới có sức mạnh. Triều đại nào rồi cũng có hưng, có phế, ai có uy đức thì làm minh chủ, thắng được giặc thì làm vua. Đạo Phật  có phép ứng xử Lục hòa mà thân hòa là cốt lõi, tìm được minh chủ thì phải đem thân mình hòa vào đại nghiệp thì việc đại nghĩa mới thành…
Lời dạy của thiền sư, hay ý của nhà văn nói với bạn đọc? Khi nước ta, dù còn nhiều tệ nạn, còn nhiều người khổ, nhưng nhìn chung đang có mức sống cao nhất nếu so với toàn bộ lịch sử đất nước; nhưng lại có tình trạng phân hóa, chia rẽ sâu sắc. Tiếc là không phải vì đại cục, chỉnh sửa sai lầm, giữ sự ổn định và tiếp tục phát triển, mà họ lại vì sự ích kỷ của mình, của nhóm mình, muốn đập vỡ, lật đổ, thay thế nhau, không cần biết rồi đất nước sẽ đi về đâu!
8-5-2013
ĐÔNG LA