CHUYỆN ĐẶT TÊN TÁC PHẨM
Với người sáng tác tài năng thì ngay việc
đặt tên tác phẩm đã thể hiện tài năng, ý tứ cao sâu, đa tầng, đa nghĩa của họ.
Nhưng muốn hiều được cái tài đó cũng lại phải cần đến những nhà phê bình tài
năng.
Chế Lan Viên từng ký tặng tôi 4-5 tác phẩm
trong đó có tập thơ có cái tên lạ: Hoa trên đá.
Với lối phê bình đểu, hoặc là dốt không hiểu, hoặc là bới
bèo ra bọ, tìm mọi cớ chê bai bằng được thì thôi, thì người ta cũng có thể
chê ông sao lại có hoa trên đá được? Như Nguyễn Quang Thiều từng bị Trần Mạnh
Hảo trước đây, rồi Đỗ Hoàng gần đây, phang tới tấp về cái tên tập thơ Sự
mất ngủ của lửa, lửa thì sao mất ngủ được? Khi bênh Thiều tôi đã cáu
viết, chắc chúng nó chỉ thấy được sự mất ngủ của trâu bò nên mới không hiểu
được sự mất ngủ trong thơ thôi.
Muốn làm được nhà phê bình buộc phải có tri thức ngôn ngữ,
phải tinh nhạy hơn người sáng tác bình thường, có vậy mới chỉ ra được những
tiềm ẩn trong lớp vỏ ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là ngôn ngữ giao
tiếp mà còn mang tính ký hiệu, tác phẩm càng hiện đại thì tính ký hiệu càng
cao. Như các công thức vật lý, người không hiểu thì chúng chỉ là những chữ,
những số, những ký hiệu; còn người hiểu thì thấy được cả những quy luật của
tự nhiên chất chứa trong đó. Nếu chê “sự mất ngủ của lửa” của Thiều, sao
không chê luôn Nguyễn Du “xẻ vầng trăng làm đôi”, chê Nguyễn Đình Thi viết
“cánh đồng chảy máu”, và Chế Lan Viên cho hoa nở trên đá… đi! Sự mất ngủ của
lửa chính là sự thao thức của một hồn thơ về cuộc đời này; còn hoa nở trên đá
của “cha tôi” không phải là hoa bình thường sớm nở tối tàn, mà là loại hoa
được đẽo tạc, là hoa bất tử, đó chính là hoa nghệ thuật, hoa tư tưởng.
Chính vì hiểu như vậy nên tất cả những tên sách của tôi
đều được tôi đặt theo tinh thần ấy. Như Đêm thiêng, Những dấu vết không
phai, Mùa thu mở cửa (tập thơ thiếu nhi in chung, họ chọn tên bài thơ của
tôi đặt tên), và Biên độ của trí tưởng tượng.
Biên độ là thuật ngữ vật lý thuộc về dao động điều hòa, còn trí
tưởng tượng là ngôn ngữ chung. Tôi muốn ghép hai cái ngược nhau, một cái
cụ thể, một cái trừu tượng vào với nhau, từng khiến cho anh Hảo nhà ta và mấy
anh nữa rối trí: Trí tưởng tượng sao có biên độ? Tôi đã trả lời: nếu
trí tưởng tượng không có biên độ, tức không tuân theo quy luật, không dựa
trên nền tảng tri thức, đạo lý thì là trí tưởng tượng lung tung à? Cũng như
bây giờ viết bậy, nói bậy, làm càn sao có thể là dân chủ tự do?
Còn cuốn vài ngày nữa chào đời, tôi đã viết
trong lời nói đầu: “Việc đặt tên sách sao cho vừa có ấn tượng mạnh vừa
giàu ý nghĩa đúng là khó… tôi chợt nhớ đến bài viết về ông Nguyễn Huệ Chi có
đoạn: “e rằng không phải ông lấy ánh sáng Einstein chiếu sáng tư tưởng Lão Tử
mà chính là đã lấy bóng tối lầm lẫn của mình phủ lên tri thức khoa học, vốn
đã quá rắc rối với nhiều người, trở nên mù mịt thêm!”. Đúng rồi! “Bóng tối
của ánh sáng” chính là cái tên mà tôi muốn lựa chọn cho cuốn sách!”.
Vậy mà cũng đã có người bảo tôi bắt
chước cuốn Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên. Đây là cách nhìn theo
kiểu cho 2 chất cùng là muối Natri, cùng là bột mầu trắng: NaCl và NaCN là
giống nhau, nhưng với NaCl người ta buộc phải ăn mới sống, còn NaCN ăn nhầm
một tí, nửa phút sau là toi ngay.
“Đêm”, “ban ngày” là hai danh
từ chỉ thời gian, ông Hiên đã dùng để chỉ một sự kiện xảy ra một cách nghịch
thường theo ý ông ấy. Còn chữ bóng tối của tôi là tính từ chỉ tính
chất của một đối tượng là ánh sáng. Vì vậy, việc nêu ra một
sự kiện khác hoàn toàn việc chỉ ra tính chất của các vấn đề.
Sau đây xin giới thiệu một số cái bìa với
tên những tác phẩm của tôi:
|
14-7-2013