RFA VÀ BỌN ĐẦU ÓC BÃ ĐẬU:
II- DẠY CHO NGUYỄN NGỌC GIÀ
CHÚT KIẾN THỨC VỀ KINH TẾ
Nguyễn
Ngọc Già, sau khi viết một bài trên RFA, “dù
không nhận được lời cám ơn nào” nhưng “quyết
định viết nữa, dù biết các bạn trẻ này có thể bị cộng sản "tẩy não"
quá nặng. "Còn nước còn tát" vậy!” trước việc Hoàng Thị Nhật Lệ
báo tin đã đưa được “thư phản bác”
đến tận tay cán bộ của Vụ các Tổ chức Quốc tế - Bộ Ngoại giao. Rồi Nguyễn Ngọc
Già nhắc lại cái ý nhăng nhít về “chủ
thể”-“khách thể”, cho nhóm ra “Tuyên
bố 258” của Đoan Trang là “chủ”,
nhà nước là “khách” và nhóm ra “Lời kêu gọi” chống “Tuyên bố 258” của Nhật Lệ cũng là “chủ” như nhóm Đoan Trang. Vì thế nhóm của Nhật Lệ chống nhóm của
Đoan trang là “chủ thể” phản đối “chủ thể” là “vô nghĩa”. Theo hắn ta thì thế này:
“Nếu nhóm bạn cô Lệ đừng quá nông cạn và đừng quá tin
tưởng vào những kẻ như Đông La thì thật dễ nhận thấy: Thay vì họ làm như đã
làm, họ nên viết một "Thư Ủng Hộ" … điều 258".
Các bước tiếp theo (vận động chữ ký, gửi đi các nơi,
chụp ảnh v.v...) cứ việc học theo nhóm bạn "Tuyên bố 258".
Câu chuyện quá giản dị và dễ hiểu đến thế kia, tại sao
Đông La và những "người lớn" không chỉ cho bọn trẻ mà biến chúng
thành những "chú hề" một cách nhẫn tâm như thế?!
Cộng sản thật thâm độc và đểu cáng! Cô Lệ và bạn bè
của cô đã nhận thấy những kẻ "miệng nam mô bụng một bồ dao găm"
chưa?”
Như
tôi đã viết, những kẻ như Nguyễn Ngọc Già là điển hình cho loại “dốt mà hay nói chữ”. Nhóm Đoan Trang là
nhóm công dân chứ không phải là “nhân dân”.
Cũng như cả một triệu người biểu tình ở Ucraina vừa qua cũng chỉ là những người
dân bị kích động biểu tình chứ không phải là “nhân dân” Ucraina. Họ vì bị kích động đã đi biểu tình làm loạn, dẫn
đến cái hậu quả làm khổ “nhân dân”
Ucraina trong những ngày hôm nay, trong đó có chính bản thân họ. Đất nước hỗn
loạn và máu đã đổ! Còn giữa nhóm Nhật Lệ và Đoan Trang làm gì có chuyện “chủ thể” với cả “khách thể”. Thực tế chỉ có việc nhóm Đoan Trang có hành động phạm
pháp nên nhóm của Nhật Lệ chống lại. Chưa cần các nhà tư pháp điều tra, chỉ
theo dư luận qua lượng chữ ký ủng hộ thì nhóm của Nhật Lệ đã thắng áp đảo nhóm
của Đoan Trang.
Đặc
biệt, Nguyễn Ngọc Già có một sự tưởng tượng khá phong phú, như chuyện ông
Nguyễn Hạnh Phúc nói: “Đương nhiên kinh
tế nhà nước phải chủ đạo”, tưởng chẳng có dính dáng gì nhưng hắn vẫn “nhớ”
đến cháu Nhật Lệ như thế này: “Nguyễn Hạnh Phúc với hàm bộ trưởng mà còn "xỏ lá" kiểu đó
thì cô Hoàng Thị Nhật Lệ có nên tiếp tục tin "chú" Đông La và
"các anh bên ngoại giao"?”.
Số
là ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tại một cuộc họp báo, đã
nói vậy. Và Nguyễn Ngọc Già đã “trợn tròn và há hốc khi nghe Nguyễn Hạnh Phúc xài chữ "đương
nhiên" một các "hiên ngang" như thế(!) Sao dân Việt chúng tôi
bất hạnh dữ vậy!”
Tôi
thì không “trợn tròn” khi Nguyễn Ngọc
Già viết thế, vì một kẻ từng cho cô Đoan Trang là “nhân dân”, có quyền “làm chủ”
đất nước thì có thái độ như trên cũng là tất yếu thôi.
Với những
người hiểu lịch sử cũng như thực trạng đất nước thì ý của ông Nguyễn Hạnh Phúc như
trên là điểu hiển nhiên. Chỉ có những kẻ muốn chống đất nước thì mới dị ứng như
Nguyễn Ngọc Già mà thôi!
Giống
như quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước thì kinh tế nhà nước đương nhiên phải
là chủ đạo.
Để
giành lại chủ quyền đất nước, mỗi tấc đất đã phải thấm bao mồ hôi của nhân dân
và bao máu của các anh hùng liệt sĩ. Nếu việc sở hữu tư nhân đất đai được hiến
định thì người có tiền hoàn toàn có thể chiếm giữ được những vị trí chiến lược,
những nơi hiểm yếu. Mà lực lượng chống phá đất nước nếu cần thì sẽ không thiếu
tiền. Mặt khác, đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng là bản chất của chế độ XHCN.
Vì vậy chúng ta cần phân biệt, quyền sử dụng đất của người dân có giá trị kinh
tế như quyền sở hữu, nhưng về mặt chính trị thì quyền sử dụng khác quyền sở
hữu. Tức nhà nước nếu cần đất cho những việc lớn vì lợi ích của cộng đồng, vì
an ninh quốc gia thì nhà nước phải có quyền. Trong sự lộn xộn về đất đai thời
gian qua thì cái cần phải làm chính là cần phải minh bạch và công bằng trong
việc thu hồi đất của dân vì lợi ích chung.
Tương
tự, dân ta cũng phải đổ bao mồ hôi và máu để giành lại tài nguyên, khoáng sản.
Vì vậy như đất đai, tài nguyên và khoáng sản cũng phải thuộc sở hữu toàn dân,
tức thuộc kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, những lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu,
xương sống của nền kinh tế cũng phải thuộc kinh tế nhà nước. Chỉ như vậy đất
nước mới có sức mạnh và giữ được sự ổn định. Vấn đề ở đây là, dù như vậy, mọi
thành phần kinh tế lại phải bình đẳng, tất cả đều phải tuân theo pháp luật. Lợi
nhuận của kinh tế nhà nước cũng phải thuộc về toàn dân. Vì vậy cần phải hoàn
chỉnh cơ chế giám sát để minh bạch hóa đầu vào đầu ra của các doanh nghiệp nhà
nước, tránh hình thành các vương quốc độc lập, rồi thành ung nhọt của nền kinh
tế, khi đổ bể thì xã hội mới biết và phải gánh hậu quả, như Vinalines của Dương
Chí Dũng chẳng hạn.
Bản chất kinh tế nhà nước chủ đạo là vậy, vậy mà
Nguyễn Ngọc Già viết thế này:
“Do đó, diễn
giải như Nguyễn Hạnh Phúc là cách đánh lận và khỏa lấp để tiếp tục lừa dân,
trong lúc người cộng sản đi tới đâu cũng cầu xin các nước công nhận "Việt
Nam có nền kinh tế thị trường", với dẫn chứng mới nhất, ngày 27/9/2013,
Nguyễn Tấn Dũng vừa tiếp tục "xin" Washington D.C, trong khi ông ta
không bao giờ quan tâm các "đồng chí" khác hay kiếm chuyện
"xỏ" Hoa Kỳ và phương Tây cũng như xúi bậy cô Hoàng Thị Nhật Lệ và
bạn bè”.
Viết như trên, Nguyễn Ngọc Già cũng không hiểu gì về
kinh tế thị trường cũng như về kinh tế nói chung.
Kinh
tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó mua và bán tuân theo quy luật cung
cầu, giá cả thì tùy thuộc số lượng hàng hoá và sự lưu thông trên thị trường.
Có
điều không có nền kinh tế nào hoàn toàn tuân theo quy luật trên cả, kể cả kinh
tế Mỹ. Vì xã hội là phức tạp, sự vận hành của nó không hoàn toàn diễn ra khách
quan mà luôn có tác động chủ quan. Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế cũng
có thể dẫn tới sự bất bình đẳng. Giá cả cũng không phải luôn luôn phản ánh đúng
thực trạng hàng hóa, khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không tốt, dẫn tới sự vênh
nhau giữa tổng cung và tổng cầu, gây ra tình trạng khủng hoảng thiếu hoặc thừa,
thất nghiệp, lạm phát.
Chính
vì vậy, trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo mà
thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Đó là nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp tư
nhân lẫn quốc doanh, kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy. Theo
lời nhà Kinh tế Robert Hessen: "Nước
Mỹ ngày nay, một tượng đài của chủ nghĩa tư bản, là một nền kinh tế hỗn hợp”.
Nước
Mỹ thường được chúng ta mô tả là một nền kinh tế “tư bản”, theo khái niệm của
Các Mác, tương phản với các nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa”, mô hình kinh tế được
chỉ huy bởi hệ thống chính trị. Các phạm trù này đã bị đơn giản hóa mà ngày nay
chúng đã biến dạng từ lâu khi chính phủ Mỹ đã can thiệp vào nền kinh tế của họ
nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan
đến lợi ích thương mại. Do vậy, nền kinh tế Mỹ đúng là một nền kinh tế “hỗn
hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư
nhân. Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ. Nhưng một
số dịch vụ do nhà nước đảm nhận như các hoạt động tư pháp, giáo dục, giao thông
và an ninh quốc phòng. Hơn nữa, chính phủ cũng thường được yêu cầu can thiệp chuyện
giá cả bất hợp lý, chống độc quyền, hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
Dù là
một nền kinh tế phát triển nhất, nhưng theo tài liệu của chính Đại sứ quán Mỹ:
“Hệ thống kinh tế của Mỹ không phân phối công bằng của
cải làm ra. Theo Viện chính sách kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại
Washington, năm 1997, một phần năm số gia đình Mỹ giàu nhất chiếm tới 47,2% thu
nhập quốc dân. Ngược lại, một phần năm số gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4,2%
thu nhập quốc dân, và 40% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 14% thu nhập quốc dân”.
Vì vậy, theo cái ý Nguyễn Ngọc Già đã nhắc ở trên:
“Nguyễn Hạnh
Phúc với hàm bộ trưởng mà còn "xỏ lá" kiểu đó thì cô Hoàng Thị Nhật
Lệ có nên tiếp tục tin "chú" Đông La và "các anh bên ngoại
giao"?”.
Với ông Nguyễn Hạnh Phúc thế nào thì tôi chưa biết,
còn “chú Đông La” là tôi đây thì cháu
Nhật Lệ cứ yên tâm mà “tin”!
21-4-2014
ĐÔNG
LA