ĐÔNG LA
NHỚ LẠI CHUYỆN NHÀ BÁO
PHẠM NGỌC DƯƠNG
“NGHIÊN CỨU” NGOẠI CẢM
Tết
đến, ai cũng nhớ đến những người thân của mình đã mất. Hiện tượng ngoại cảm xuất
hiện nhiều ở Việt Nam đã chứng tỏ có tồn tại linh hồn của người chết trong thế
giới tâm linh. Nhưng cũng như về tôn giáo, hiểu biết chính xác về hiện tượng
ngoại cảm là quá khó khăn.
Một
lần, qua facebook Lê Trung Tuấn, tôi có đọc tin Phạm Ngọc Dương (một nhà báo viết
nhiều về ngoại cảm) bỏ ra 100 triệu thách cô Nguyễn Ngọc Hoài thể hiện khả năng
ngoại cảm. Rồi có một cô nhắn tin cho tôi biết “Có thằng nhà báo Phạm Ngọc
Dương nó nói về cô láo lắm anh ạ. Chắc chỉ có anh viết nó mới im đi thôi”. Tôi
coi thì thấy Phạm Ngọc Dương, khi trả lời câu hỏi của phóng viên, “Vậy theo
anh, các nhà ngoại cảm là lừa đảo?”, đã trả lời thế này:
“Tôi
xin khẳng định, 99% các cuộc tìm mộ bằng ngoại cảm là sai toét… Nhiều nhà ngoại
cảm ban đầu có khả năng đặc biệt, nổi tiếng rồi, kiếm được nhiều tiền rồi, thì
họ cứ lao theo, kể cả biết là tìm sai, vì đó là nghề của họ. Nhiều kẻ thì lừa đảo
rõ ràng như Cậu Thủy, như Vũ Thị Hòa”.
Một
nhà báo có lương tri và lương tâm khi viết về ai đó cần phải tìm hiểu, khi đã
hiểu biết về ai đó cần phải bảo vệ lẽ phải, tố cáo sai trái, bảo vệ người bị
oan sai. Khi viết như trên, Phạm Ngọc Dương chỉ nói leo dư luận thành ra nói sai.
Giống
như những kẻ cơ hội chính trị, thời cần thì ca ngợi Đảng, Bác để có chức, có
quyền kiếm lợi, kiếm danh, nay đón gió thấy chống thể chế có lợi đã trở cờ, phản
trắc; Phạm Ngọc Dương là loại nhà báo mà một thời đã ăn theo hiện tượng ngoại cảm,
viết báo, in sách, ca ngợi hiện tượng ngoại cảm, kiếm tiền; rồi đến khi thấy Thu
Uyên trên VTV chửi cả lĩnh vực ngoại cảm và dư luận cũng cồn lên chống ngoại cảm
theo, Dương đã hùa theo, tự chửi lại chính mình.
Phạm Ngọc Dương đã trả lời trên báo “Sức khỏe Cộng đồng”: “Hồi 2005, cùng với
hầu hết nhà báo, cả các giáo sư, tiến sĩ, đều tin và hào hứng viết bài về chuyện
này. Các bài viết của tôi đều dựa vào tài liệu nghiên cứu của các GS.TS. Không
tin vào những người có học hàm học vị thì tin vào ai? Lúc đó, còn trẻ, là nạn
nhân cũng dễ hiểu”.
Như vậy, Phạm Ngọc Dương chỉ ăn theo, nói leo, khi gặp thực tế phức tạp không đủ
trình độ để hiểu, đã xổ toẹt tất cả, vu khống các nhà ngoại cảm chân chính “lừa
đảo”, cho những nhân chứng chứng kiến hiện tượng ngoại cảm là “hoang tưởng”, và
trả lời như trên, Dương đã cho các GSTS lừa mình. Chưa hết khi Dương cho tất cả
những người tin và ủng hộ ngoại cảm đều là “a dua”, “hoang tưởng”, nghĩa là
Dương cũng đã ngang nhiên xúc phạm từ các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu khả
năng đặc biệt của con người đến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ
đã ký quyết định thành lập các cơ quan nghiên cứu và ký duyệt các đề tài nghiên
cứu.
Phạm
Ngọc Dương khoe: “Liếc qua FB Cựu chiến binh Trần Đình Huân, thấy vô số bài
viết vạch mặt đám thần kinh hoang tưởng, trong đó có Nguyễn Ngọc Hoài. Hàng
ngàn cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ bị bọn hoang tưởng này lừa vào chửi rủa,
thế mà Hoài không im cái miệng vào, ẩn thân đi, còn nhơn nhơn tự đắc. Có dăm ba
thằng thần kinh tung hô mà cứ tưởng mình đúng. Xem lại FB mình, thấy cả trăm,
ngàn người chửi rủa. Bài báo cả vạn lượt chia sẻ chửi rủa Hoài”.
Cũng
giống như sự mê tín gây ra những chuyện phản văn hóa, trái đạo như những lễ hội
chém lợn, đâm trâu, cướp lộc, mang lễ mặn đi chùa, nhét tiền vào tay tượng Phật
cầu may, hành động chống ngoại cảm sai trái của những người như Dương kích động
đám đông vào hùa như trên cũng đã góp phần gây ra sự mất ổn định xã hội ghê gớm
trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam.
Có
hiện tượng như vậy đơn giản là vì hiểu chính xác hiện tượng ngoại cảm nói riêng
và thế giới tâm linh là vô cùng khó khăn, ngay cả những nhà khoa học hàng đầu
có tín tâm, dấn thân tổ chức nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm.
***
Chính
Nguyễn Ngọc Hoài đã cung cấp cho tôi cuốn “Hiện tượng ngoại cảm hiện thực và lý
giải” do Phạm Ngọc Dương viết. Đây chính là cuốn sách viết về thời mà Dương cho
các GSTS đã lừa mình, trong đó có 2 vị, một là GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng,
một là GS Viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, từng làm Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
***
Đọc
cuốn sách tôi nhận ra Phạm Ngọc Dương đúng là người có duyên nhưng lại vô phúc.
Việc được tiếp cận những người, những chuyện liên quan đến lĩnh vực ngoại cảm
như Dương đúng là có duyên lớn, bởi sẽ có những thông tin để ngộ ra nhiều điều.
Tiếc thay Dương không hiểu gì cả, chỉ cần mẫn ghi chép như con vẹt, để in báo,
in sách kiếm tiền, kiếm danh, chứ không vì mục đích cao cả, giúp mọi người nhận
biết đúng về thế giới tâm linh mà sống cho đúng đạo. Nên đến giai đoạn thấy chống
ngoại cảm có lợi hơn, Dương đã quay ngoắt, không ngại mang tiếng lật lọng, tự
chửi lại chính mình.
Phạm
Ngọc Dương đã viết về GSVS Đào Vọng Đức:
“Trong
số những lý giải của các nhà khoa học về hiện tượng đầy bí ẩn này, thì lý giải
của GS Đào Vọng Đức, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nguyên
Viện trưởng Viện Vật lý, thuộc Trung tâm KHTN&CN quốc gia … được nhiều nhà
khoa học đánh giá cao. Theo GS Đào Vọng Đức, vũ trụ có 4 loại tương tác, gồm:
tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện tử và tương tác hấp dẫn… Thống nhất
được các loại tương tác này là một sự thăng hoa của vũ trụ”.
Tôi
xin chỉ ra tính chất “vẹt”, ăn theo, nói leo của “nhà nghiên cứu” Phạm Ngọc
Dương. Trong vật lý chỉ có “tương tác điện từ” chứ không có “tương
tác điện tử”. Vì “điện tử” là ngôn ngữ phổ thông hơn nên Dương, vì
không hiểu vật lý đã dùng, chứ hoàn toàn không phải
do sơ ý viết sai chính tả. Dương viết tiếp lời GS Đức:
“Thuyết
đại thống nhất sẽ là học thuyết của mọi thứ. Một phương hướng hiện nay được xem
là có nhiều triển vọng để xây dựng thuyết Đại thống nhất là Lý thuyết Dây…
Trong lý thuyết Dây, nhất thiết phải có các trường "Vong" (ghost) giữ
vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, chỉ đạo chi phối tương tác nhưng lại không
xuất hiện một cách tường minh.
Lý
thuyết Đại thống nhất lượng tử trong không - thời gian 11 chiều sẽ bao gồm cả 4
loại tương tác trong vũ trụ. Vậy thì ngoài không gian 4 chiều như chúng ta vẫn
hiểu thì còn không gian nào nữa? Về lý thuyết, vật thể vi mô… chuyển động không
theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chúng có thể chuyển từ vị trí
này sang vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc. Cũng như vậy, vật thể
vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc ở vô
số trạng thái khác nhau. Thế giới huyền bí mà các nhà ngoại cảm tiếp cận được
chính là thế giới vi mô này”.
Tôi
học hóa, nghiên cứu hóa học chứ không nghiên cứu vật lý, nhưng tôi có thể khẳng
định GSVS Đào Vọng Đức nói chưa chuẩn cả về Lý thuyết Dây lẫn tâm linh. Nhưng
cái sai của ông là cái sai về nhận thức trước một vấn đề quá khó, như chính
Einstein cũng sai vậy, chứ không phải dạng ăn theo, nói leo, đã không biết lại
dám chửi thiên hạ như Phạm Ngọc Dương.
Xin
viết lại đôi chút cho rõ hơn vấn đề vật lý mà GS Đào Vọng Đức nói.
Vật
lý hiện đại có hai cột trụ là thuyết Tương đối rộng nghiên cứu
cái cực vĩ và Cơ học lượng tử nghiên cứu cái cực vi, cả hai đều
đúng trong thế giới của mình. Nhưng theo nhà vật lý Brian Greene, một trong các
nhà bác học hiện đang nghiên cứu Lý thuyết Dây, một thuyết Đại thống nhất,
trong cuốn “Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ”, đã viết:
“Tuy
nhiên, trong những điều kiện cực đoan, khi mà các vật có khối lượng cực lớn
nhưng lại có kích thước cực nhỏ, chẳng hạn như ở gần tâm của các lỗ đen hay
toàn bộ Vũ trụ ở thời điểm Big Bang, thì để hiểu được, chúng ta cần phải dùng cả
thuyết tương đối rộng lẫn cơ học lượng tử. Nhưng cũng giống như khi trộn thuốc
súng với lửa, khi chúng ta thử tổ hợp cơ học lượng tử với thuyết tương đối rộng,
thì sự kết hợp đó mang lại những tai biến ghê gớm. Khi những phương trình của
hai lý thuyết đó được kết hợp với nhau, thì nhiều bài toán vật lý được đặt rất
nghiêm chỉnh lại cho những đáp số vô nghĩa. Sự vô nghĩa này thường có dạng là một
tiên đoán nói rằng xác suất (tính theo cơ học lượng tử) của một quá trình nào
đó không phải là 20% hay 73% hay 91% mà lại là vô hạn. Làm thế nào mà xác suất
lại có thể lớn hơn 1, chứ chưa nói tới chuyện bằng vô cùng? Chúng ta buộc phải
đi tới kết luận rằng có một điều gì đó đã sai một cách nghiêm trọng”.
Ông cho biết, theo lý thuyết dây, trong tận cùng cấu tạo vật chất, "có những
cái nhảy nhót trong các sợi năng lượng như sợi dây dao động của cây đàn cello,
tạo ra các phần tử khác nhau, tạo nên thế giới vật chất".
Nhưng vào những ngày đầu của lý thuyết dây, các nhà vật lý phát hiện ra rằng một
số tính toán cho xác suất âm, nghĩa là cũng không chấp nhận được. Với một quyết
tâm sắt đá, các nhà vật lý tìm kiếm và đã tìm thấy nguyên nhân. Trong một vũ trụ
có ba chiều không gian (có quảng tính), một dây có thể dao động theo ba hướng độc
lập nhau, nhưng chúng không chỉ dao động theo các chiều lớn có quảng tính rộng
mà còn có thể dao động theo các chiều nhỏ bị cuộn lại (như tiết diện một sợi
tóc). Những tính toán chứng tỏ rằng, nếu các dây có thể dao động theo chín hướng
không gian độc lập, thì tất cả các xác suất âm sẽ bị triệt tiêu hết. Và như vậy,
để cho lý thuyết dây trở nên có ý nghĩa, vũ trụ cần phải có 10 chiều không gian
và một chiều thời gian. Như vậy có 7 chiều phụ cuộn lại vô cùng nhỏ mà mắt thường
không thấy. Chúng là các dạng hình học đan xen dầy đặc, gấp lại và uốn vào nhau
theo những cấu trúc như mô phỏng Clabi-Yau:
Có
điều thú vị là các chiều phụ lại có triển vọng có thể giải thích được trị số
khoảng 20 hằng số vật lý mô tả vũ trụ đã hiển nhiên được công nhận trước nay,
như khối lượng phân tử, electron, quack…, mà nếu sai khác một ly vũ trụ không tồn
tại. Giống như các nốt nhạc của cây kèn Pháp tùy theo kiểu cuốn của cây kèn,
hình học của kiểu dây dao động cũng sẽ tạo ra các giá trị vật lý trên.
Như
vậy chiều phụ của lý thuyết dây cuộn lại vô cùng nhỏ, không phải là “trường
vong” như ý của GS Đào Vọng Đức.
Chúng
ta có thể dễ dàng thấy được ánh sáng mặt trời ngay trong không gian thường dù
chúng là những chùm photon, sản phẩm của những quá trình vi mô trong phản ứng hạt
nhân của mặt trời, chứ không có mắt ai có thể nhìn thấy thế giới vi mô mà đến
các kính hiển vi siêu hiện đại cũng chưa thấy được. Vì vậy, GS Đào Vọng Đức
nói: “Thế giới huyền bí mà các nhà ngoại cảm tiếp cận được chính là thế giới vi
mô này” thì thật khó mà có lý.
Còn
theo một số tài liệu, linh hồn khởi thủy là những điểm linh quang được “chiết
ra” từ Đại Linh Quang (thái cực), đã xuống cõi trần là trái đất đầu thai, rồi bị
luân hồi theo nghiệp như kinh Phật dạy. Vậy linh hồn là một sinh thể năng lượng,
nhưng có bước sóng ngoài vùng mắt trần nhìn thấy; chỉ những người tu luyện đắc
đạo, đạt lục thông, hoặc người được khai mở do biến cố nào đó, mới thấy được.
Nhưng họ thấy ở ngay không gian của chúng ta như người thường nhìn thấy ánh
sáng mặt trời chứ không phải ở những chiều phụ cuộn lại vô cùng nhỏ của Lý thuyết
Dây.
***
Tóm
lại, để hiểu được chính xác hiện tượng ngoại cảm là một chuyện quá khó, những
người như Phạm Ngọc Dương thật liều lĩnh khi dốt lại dám xúc phạm và vu khống
người khác. Chúng ta cần nhận diện sự thực hiện tượng ngoại cảm như thế nào để
chấn chỉnh, chứ mê mụ tin theo, ngược lại, chống điên cuồng, đều là cực đoan và
gây mất ổn định xã hội.
1-2-2019
ĐÔNG
LA