Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

VỤ NHÃ THUYÊN: QUAN ĐIỂM CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC




Mấy ngày đầu về nguồn cô Vũ Thị Hòa thiền qua đêm khoảng 15 tiếng một ngày nên ban ngày cô vẫn gọi điện thoại và nói chuyện với tôi nhiều. Mấy ngày nay cô thiền liên tục cả ngày cả đêm luôn, một ngày tôi chỉ nhắn tin hỏi thăm cô vài lần, cô cũng nhắn tin báo cho tôi biết những việc quan trọng vài lần. Đến nay thì tôi đã biết tôi có sứ mệnh bảo vệ thần thánh, truyền bá đạo đức của thần thánh, thông báo những cảnh báo của thần thánh. Nếu tôi không làm tròn sứ mệnh hoặc nói sai chính tôi sẽ mắc tội. Nửa đêm qua lúc tôi đã ngủ cô nhắn tin cho tôi, xin được viết nguyên văn:
-AĐÔLA Ơi, cô càng thiền thì càng thấy Trung Quốc dù thế nào thì nó cũng không lui đâu, nó lui là do trên thế giới lên án nó thôi, còn cô thấy nó khiêu khích chiến tranh đấy anh ạ, nó vẫn có âm mưu đó. (00:36 10-5-2014).
-Tầu của nó có nhiều vũ khí lắm. Thậm chí nó chuẩn bị cả máy bay chiến đấu. Đều chuẩn bị sẵn sàng hết. Nó có âm mưu, không chịu đâu, nó sẽ tính cách khác. (01:07 10-5-2014).
Với những người quen thân với cô Hòa, việc cô nhìn xuyên không gian đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Chính tôi đây có làm một việc mà cô thấy là không tốt cho tôi nên sau mấy ngày cô gọi điện nói làm tôi “giật cả mình”. Một trong những việc cô thường làm là hàn gắn hạnh phúc gia đình (nếucô  thấy còn có thể), cô thường “bắt sống” người chồng ngoại tình, nếu cãi, cô sẽ nói ngày giờ, đường phố, số phòng, nên chỉ còn biết quỳ lạy cô mà thôi! Kể ra vậy để nói rằng chuyện cô thấy hành động của Trung Quốc là sự thật. Tôi công bố tin nhắn của cô là để những người, những cơ quan có trọng trách biết mà đối phó.
6:32 10-5-2014
ĐÔNG LA 


VỤ NHÃ THUYÊN: QUAN ĐIỂM CỦA
NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC


(Tác giả năm 1998)
Trong “THƯ CUỐI NĂM” trên blog của mình Nhã Thuyên từng tâm sự:
 “Tôi muốn, theo đề nghị của bạn, “minh bạch hoá” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên”. Giờ đây, tôi cảm thấy nó như một giai thoại thê thảm, bi lẫn hài mà không ít nguy hiểm lẩn quất… Tôi ngoài cuộc đấu đá, đâm chém, đổi chác. Tôi ngoài cuộc với chính tôi. Nếu tôi coi tôi là quan trọng, hẳn tôi sẽ… phản bác, chất vấn … gạch đỏ bôi đen những từ ác độc, tố sự vu khống, đòi hỏi minh bạch, tôi sẽ chép lại trong sổ tay những kẻ ném đá và hả hê nhổ nước bọt lên mình… Tôi phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho thất vọng, giận dữ, uất ức, tố cáo, kêu đòi. Tôi đã không đủ cuồng nộ để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội văn chương mà nhiều người đã khởi xướng. Tôi là kẻ trong cuộc, kẻ bị/được sử dụng”.
Như vậy, Nhã Thuyên một mặt cho những người phê phán những sai trái của cô, trong đó có tôi, là “ác độc”, là “vu khống”; một mặt cô lại cho là không “quan trọng” nên không cần “tố cáo, kêu đòi”, rồi kết luận mình là “kẻ bị/được sử dụng”.



(Cặp đôi Nhã Thuyên- Xuân Nguyên đang tung hứng)
Tôi từng biết, thậm chí chơi rất thân với những người thuộc hàng khởi thủy làm ra loại thơ tục tĩu, bẩn thỉu, tuổi vào hàng cha anh nhóm Mở miệng, vì từng có chút tình cảm nên tôi mặc kệ người ta viết. Thôi thì mỗi người cần đi con đường hợp với mình. Không hợp nhau nữa thì không gặp. Ngay Bùi Chát của nhóm Mở Miệng tôi cũng đã gặp vài lần. Tôi cũng từng được tặng vài “thi phẩm” của họ nhưng tôi nhận mà không đọc. Như vậy nghĩa là tôi hoàn toàn không có máu mê “đánh đấm” trong vụ Nhã Thuyên này. Chỉ khi thấy Phạm Xuân Nguyên bảo ông Nguyễn Văn Lưu là “chỉ điểm” thì tôi đã nổi giận và đã quan tâm đến vụ việc. Mà khi đã quan tâm thì tôi, nếu thấy sai trái mà không viết, theo đường trần sẽ chẳng sao cả nhưng theo đường tâm linh là phải tội. Nên tôi buộc phải viết mà hình như tôi phải thực hiện cái sứ mệnh đó?
Ông cha ta đã dậy, đánh kẻ chạy đi ai nỡ đánh người chạy lại. Tiếc là Nhã Thuyên không phải là người biết “chạy lại”. Với bài trước tôi đã phân tích chi tiết sai lầm của Nhã Thuyên về học thuật, những quan điểm sai trái về thẩm mỹ, về chính trị, đặc biệt cô có thái độ sai trái khi cổ vũ và kích động sự chống đối và lật đổ. Trước không gian mạng, tôi và Nhã Thuyên hoàn toàn bình đẳng, nếu cô không thể phản bác nổi mà nói người khác vu khống mình thì chính cô là người vu khống. Cô cũng không thể dựa vào hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang danh trí thức ủng hộ cô. Vì sự ủng hộ của họ hoàn toàn vô tích sự vì đều là cảm tính chủ quan. Cô nên biết, thực chất thái độ của họ, không chỉ là lần đầu, mà đã nhiều lần họ tận dụng mọi cơ hội để quấy rối chính trị, bất chấp bản chất vấn đề là như thế nào. Như họ từng bênh vực cô Phương Uyên rải truyền đơn, trương cờ vàng ba sọc đỏ, âm mưu đặt bom tượng Bác Hồ, và hôm nay, đến lượt cô làm luận văn ca ngợi thứ thơ mất dậy, người ta cũng bênh vực cô luôn. Tôi đã gọi hành động của họ mang tính chất “bầy đàn” là vì thế.
Giờ chúng ta xem thử tư duy bầy đàn nó như thế nào?
***
Vũ Thị Phương Anh, đến vụ Nhã Thuyên này tôi mới biết là TS giáo dục, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM. Trường này hồi tôi học nó tử tế lắm, bây giờ có thằng bạn cùng lớp trong ban lãnh đạo sao lại để một con mụ “mất dậy” giữ một trọng trách như thế? Tôi viết vậy bởi vị TS này viết:
“…nhớ lại những gì người ta đã viết và đã làm với cô gái nhỏ ấy… thì tôi bỗng thấy vừa phẫn nộ vừa ghê sợ những gã đàn ông có liên quan đến "vụ Nhân văn Giai phẩm hiện đại" này…. Tôi nặng lời quá phải không? Không đâu, hãy đọc những lời lẽ của Nguyễn Văn Lưu, Vũ Hạnh, Đông La ... khi viết về Nhã Thuyên…. Vâng, cô gái ấy chân yếu tay mềm và không có một tấc sắt trong tay làm vũ khí. Họ, những gã đàn ông ấy, đã không hề run tay hoặc có chút mủi lòng khi triệt hạ cô, đã ra sức sử dụng những ngôn ngữ thô bỉ và lý lẽ khốn nạn nhất để đạt được mục đích. Họ đã xúm nhau vào, những gã đàn ông sức dài vai rộng, trổ hết những ngón nghề lừa lọc xảo trá của mình để tước đi của cô ấy nghề nghiệp, bằng cấp, niềm tin vào cuộc đời, vào lòng tốt của con người, vào sự tồn tại của lẽ công bằng và điều thiện”.
Xin nhớ việc đang bàn ở đây là việc nghiên cứu văn chương, là quan điểm nghệ thuật và tư tưởng của người nghiên cứu, là tư cách đạo đức của một giảng viên trẻ đứng lớp đào tạo ra các thầy cô giáo, chứ hoàn toàn không phải là thái độ ứng xử đối với đàn bà, con gái. Còn mang tuổi tác ra nói thì bậc cha ông mà thấy con cháu ngu si, hỗn láo lại không quở trách, không “yêu cho roi cho vọt” thì là thứ cha ông vô trách nhiệm. Thực ra nếu pháp luật nước ta nghiêm thì tôi có thể kiện con mụ TS ngu dốt và mất dạy này phạm tội vu khống rồi. Vì với riêng tôi, trong thời buổi pháp luật nước ta đang thực hiện theo hình mẫu một nhà nước pháp quyền, khi ca ngợi hay phê phán bất kỳ một ai đó, tôi đều phải có đầy đủ chứng cớ và lý lẽ, luôn luôn có tư thế phòng thủ, sẵn sàng đối phó với chuyện bị kiện, chứ tôi không ngu mà đi vu khống người khác. Và với Nhã Thuyên lần này cũng như vậy. 

(Dung nhan TS “vô” giáo dục Phương Anh 
lấy từ trang của Chênh )
Nhớ lại việc bàn về đa Đảng, Vũ Thị Phương Anh có suy nghĩ thế này:
 “Tôi chưa có thời gian để tìm ra được một đảng của những người hoạt động trong khu vực kinh tế nước ngoài, nhưng giả dụ nếu quả thật là không có thì điều đó cũng chỉ cho thấy hiện nay người ta không có nhu cầu, chứ không có nghĩa là không được phép thành lập một đảng như vậy”.
Tôi đã viết: “Xin nhớ “đảng” đang bàn ở đây là đảng chính trị, có quyền giành quyền lãnh đạo. Nếu một nước mà dân chủ tới mức cho người nước ngoài thành lập đảng tranh giành quyền lực với người nước mình thì đúng là một nước ngu. Như nước ta nhỏ yếu, nếu cũng cho người Trung Quốc, người Mỹ lập đảng của họ, thì với sức mạnh của họ, trong nháy mắt ta sẽ mất nước”.
Viết như trên, vị nữ tiến sĩ “giáo dục” không chỉ mất dạy mà còn rất ngu!
***
Trong bài phỏng vấn “Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học” của Mặc Lâm (biên tập viên RFA, Bangkok), Nhã Thuyên trả lời:
“…Câu chuyện một người bị thôi việc, tất nhiên mọi người sẽ thấy ngay đó là một sự bất công, bất công ở chỗ là bản thân tôi không được quyền biết rõ ràng về mặt thông tin, tôi chỉ nhận được một cái thông báo dừng ký hợp đồng nhưng thật sự đến thời điểm này tôi vẫn không tìm ra cho mình một câu trả lời thỏa đáng cho bản thân mình.
Tôi thường nhìn mình như là một người trẻ, một người có khả năng dám chịu trách nhiệm về điều mà mình đã làm, đã nói và tôi cũng rất trân trọng những tiếng nói khác biệt từ nhiều phía khác nhau”.
Một người biết nghĩ thì không cần phải huỵch toẹt hết cả ra. Thực ra vụ Luận văn Nhã Thuyên không chỉ là sai lầm của “nhóm Luận văn” mà còn là sai lầm của cả Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Không phải trường tự sửa sai mà do sự phát hiện của các nhà phê bình hiểu biết và có trách nhiệm đã tạo nên dư luận buộc trường phải thu hồi cái luận văn. Về pháp lý, trường ký hợp đồng lao động với Nhã Thuyên, giờ dư luận phát hiện Nhã Thuyên thiếu cả tài lẫn đức mà trường thấy đúng quá thì họ phải chấm dứt hợp đồng thôi. Nếu không chính họ cũng bị nguy to! Còn Nhã Thuyên muốn phản đối, trước hết cô phải chứng minh được những bài của tôi và của nhiều người phê phán cô là vu khống, là sai, từ đó mới kiện lại hành động của ông hiệu trưởng là phạm pháp. Vậy Nhã Thuyên thử làm xem sao? Còn dựa vào truyền thông, vào dư luận bất hảo thì sẽ giải quyết được gì?
Như có kẻ bênh Nhã Thuyên cho những người phê phán Nhã Thuyên là: “những kẻ tìm diệt trí tuệ”. Nếu cho cô ca ngợi thứ thơ bẩn thỉu, tục tĩu, phản thẩm mỹ, phản luân thường đạo lý, chống đối, lật đổ là “trí tuệ” thì chỉ có những kẻ mất nhân tính mới có trí tuệ như thế mà thôi!
Hà Nhân, tôi không biết là ai, trong một bài viết khua môi múa mép ghê gớm, toàn ngôn từ kêu beng beng, nhưng hoàn toàn nói ngược lại tất cả sự thật:
Thế nhưng, trong khi người viết say mê văn chương bao nhiêu thì người chấm lại mê mẩn việc tiêu diệt văn chương bấy nhiêu… Cái thước thì ngắn mà đo những thứ quá cao quá dài… là bi kịch của cái thước hay bi kịch của cái thứ cao dài kia? … Một môi trường học thuật mà quan hệ giữa thầy và trò trở thành quan hệ dân – quan, quan hệ tử tù và thẩm phán thì hỡi ôi … cái thước ngắn cũn cỡn kia … giết đi bao nhiêu thứ dài cao vô hạn… Cô Đỗ Thị Thoan hẳn không thể tưởng tượng nổi một kết cục cười ra nước mắt: luận văn viết 3 năm được thông qua bây giờ bị hủy, hào hứng viết về “Mở miệng” thì bị tịch thu, đuổi việc và bắt “im mồm”…”.
Như vậy Hà Nhân này, nếu đọc luận văn Nhã Thuyên, sẽ thấy tất cả những gì cao quý như “văn chương”, “tài năng”, “cao dài”, “tự do” của mình chính là tất cả những gì bẩn thỉu và lưu manh nhất! Vậy Hà Nhân là người hay là loài sống trong rác rưởi, uế tạp đây?
***
Giờ ta thử xem ý kiến của những người trong cuộc, những “đồng phạm” với Nhã Thuyên trong “vụ án” này.
Trước hết là PGS.TS Nguyễn Thị Bình, giáo viên hướng dẫn Nhã Thuyên. Nhã Thuyên vốn là người sắc sảo nhưng còn ấu trĩ, nếu có phúc gặp được người thầy tài cao, đức trọng, cô sẽ là một giáo viên giỏi, có ích, một nhà nghiên cứu trẻ đầy hứa hẹn. Thật vô phúc cho cô, cô đã gặp một người thầy cũng thuộc dạng mất dạy, nên đã khuyến khích cô đi vào con đường trái đạo, thất đức.
Về tên đề tài, Nguyễn Thị Bình cho biết: “… ban đầu là ¨Hiện tượng bên lề hóa trong thơ Việt đương đại¨… Tuy nhiên tên đề tài còn hơi mơ hồ… Sau đó chị Đỗ Thị Thoan và người hướng dẫn đã trao đổi, đi đến thống nhất chỉnh lại … là ¨Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa¨.
Tên đề tài một luận văn Cao học ở một trường ĐHSP lại hoàn toàn tối về chữ và nghĩa, sai và ngược hoàn toàn với nội dung luận văn.
Thực ra nếu ai đọc kỹ nội dung thì thấy tên luận văn phải đặt là “từ góc nhìn chính trị” chứ không phải “góc nhìn văn hóa”. Chính Nhã Thuyên nêu Lý do chọn đề tài của mình là “góc nhìn chính trị”:
“…luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế… Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra”.
Từ “kẻ” thường dùng với thái độ phê phán để chỉ một người, ở tên luận văn từ “kẻ” chỉ những người bị đối xử bất công. Đặt như vậy, luận văn thể hiện sự đồng tình, cổ vũ, và cuối cùng là kích động. Người ta chỉ có thể viết là “sáng tác thơ”. Còn “thực hành” nghĩa là làm theo một cái gì có sẵn, “thực hành thơ” là cái gì? Vậy thơ chỉ là cái cớ, gần như có sẵn vì loại “thơ” của Mở Miệng chỉ cần xổ ra thôi, vậy "thực hành thơ" chính là ý tác giả muốn nói việc nhóm Mở Miệng dùng thơ để quấy rối chính trị.
Như vậy, độc cái tên luận văn đã sai rồi, chẳng có gì là "góc nhìn văn hóa" ở đây cả. Vậy mà cô khen trò theo kiểu con hát mẹ khen như thế này: “Tôi biết Đỗ Thị Thoan khi chị là sinh viên năm thứ 4 tại khoa Ngữ văn dù trước đó có nghe nhiều đồng nghiệp khen năng lực vượt trội của sinh viên này… niềm say mê văn chương, sự sắc sảo trong tư duy học thuật của Thoan mới là phẩm chất nổi bật… Có thể nói Thoan là một trong số những học trò có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần khoa học nghiêm túc nhất mà tôi từng hướng dẫn”.
Một cô giáo hướng dẫn mà mù về tri thức và đạo lý như thế thì sẽ dẫn trò đi đâu?
***




Với ông TS Chu Văn Sơn? Người phản biện và cho Nhã Thuyên điểm 10:
“Tôi theo dõi sự trưởng thành của bạn Thoan với cả một quá trình khá dài: từ khi Thoan còn là học sinh giỏi của trường chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), đến lúc vào khoa Văn này ở bậc học Cử nhân, rồi bậc học Cao học. Theo dõi cả chuyện viết lách của Thoan nữa. Tôi thấy Thoan là trường hợp hiếm, một học viên tài năng, một cây bút đầy triển vọng.
Quan điểm của tôi là tôn trọng tự do học thuật. Đối với khoa học chân chính thì không có gì là cấm kị cả. Tất cả mọi vấn đề của đời sống văn học cần phải được nghiên cứu, kể cả hay lẫn dở. Là nghiên cứu khoa học (chứ không phải làm anh tuyên truyền) thì hay cũng cần phải biết hay thế nào, vì sao hay; dở cũng phải biết dở thế nào, vì sao dở. Né tránh là phi khoa học, là trái với sứ mệnh của khoa học. Do đó, tôi thấy nhóm Mở Miệng là hiện tượng rất cần được nghiên cứu. Và, với tinh thần tôn trọng tự do học thuật, tôi ủng hộ việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu của bạn Thoan. Còn việc đánh giá một luận văn khoa học trong học đường nói riêng, một công trình khoa học văn học nói chung, tôi nghĩ, đã là một người làm khoa học, một người thầy thực sự, thì không bao giờ được lấy quan điểm riêng của mình ra để áp đặt cho tác giả. Cho nên, dù quan điểm của tác giả công trình chưa chắc đã đồng quan điểm với mình, tôi vẫn tôn trọng, miễn là sự luận giải của tác giả về vấn đề đặt ra là nghiêm túc, có căn cứ, có lí lẽ, có bằng chứng xác đáng. Một hệ thống luận giải nghiêm túc, dù thuộc khuynh hướng nào, cũng thể hiện một cách nhìn, một cách tiếp cận. Khoa học cần nhiều cách nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau về cùng một đối tượng. Bạn Thoan đã chọn một cách tiếp cận tương đối hiện đại (đối với học thuật ở Việt Nam) và đã luận giải một cách xuất sắc theo hướng tiếp cận ấy. Qua bản luận văn, có thể thấy bạn Thoan đây đó hãy còn cực đoan trong nhãn quan và nhiệt tình, nhưng không thể không thấy bạn ấy là người có bản lĩnh khoa học dám dấn thân vào những vấn đề phức tạp, cập nhật tốt các lí thuyết mới mẻ, sắc sảo trong tư duy, nhất quán trong việc giải quyết vấn đề. Đó là những khía cạnh của một năng lực xuất sắc đối với một học viên. Vì thế, tôi nhất trí với ý kiến chung của toàn thể hội đồng”.
Đây là ý thầy chấm luận văn là quan trọng nên phải trích dẫn dài như thế để cho nó đầy đủ.
Cái ý “đã là một người làm khoa học, một người thầy thực sự, thì không bao giờ được lấy quan điểm riêng của mình ra để áp đặt cho tác giả”. Không được lấy “quan điểm riêng” thấp kém, sai trái của mình để “áp đặt” là đúng, còn có “quan điểm riêng” đúng mà không dạy dỗ học trò sai thì người thầy đã tự đánh mất thiên chức, tức đã tự mất dậy! Còn với người thường, thấy người khác sai không góp ý là kẻ ba phải, dĩ hòa vi quý để ngậm miệng ăn tiền.    
Một hệ thống luận giải nghiêm túc, dù thuộc khuynh hướng nào, cũng thể hiện một cách nhìn, một cách tiếp cận… Qua bản luận văn, có thể thấy bạn Thoan đây đó hãy còn cực đoan … nhưng không thể không thấy bạn ấy là người có bản lĩnh khoa học … mới mẻ, sắc sảo trong tư duy… một năng lực xuất sắc”. 
Ở ý này, Sơn không phân biệt được “cái khác” với cái “sai trái”. Hoa hồng “khác” hoa lan và cuộc đời tất rất cần nhiều loài hoa thì đúng rồi. Nhưng cho rác đẹp hơn hoa hồng như Nhã Thuyên ca ngợi thơ Mở Miệng thì là sai trái. Chu Văn Sơn cho như vậy là có “bản lĩnh khoa học”, một “năng lực xuất sắc” thì Sơn nên nghỉ dậy học đi là hơn. Ba cái suy nghĩ lăng nhăng mà cho là “khoa học” thì hãi cho cái “khoa học” của các vị thật. Nếu loài người chỉ có cái loại “khoa học” ấy thì hôm nay sẽ sống ra sao đây?
Với Ngô Văn Giá tôi viết rồi, độc trông thấy cái tên “nhà khoa học” này đã thấy chán, nhưng thấy bàn về “khoa học” lại ráng đọc xem sao:
“Đây mới là điểm “tréo ngoe” trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Đã là nghiên cứu, không nên có chuyện khoanh vùng đối tượng nghiên cứu. Nếu như vậy, hoạt động nghiên cứu sẽ có lỗi và lạc hậu đối với thực tiễn luôn luôn sinh động và phức tạp”.




Tôi đã viết: “Không nên tùy tiện dùng chữ khoa học cao quý để chỉ những thứ rác rưởi tri thức và những quan điểm bệnh hoạn”. Thế thôi!
Luận văn Nhã Thuyên giống như "một củ đậu" ném vào nền giáo dục Việt Nam. Vừa rồi Bộ Giáo dục lại đưa ra dự toán 34.000 tỷ cho "đổi mới giáo dục" cũng như tương "một củ đậu khủng" vào chiến dịch phòng chống lãng phí, tham nhũng của Đảng. Các vị hãy đặt tay lên trán mà nghĩ, ngành Giáo dục đã chi bao nhiêu sức tiền, sức của  cho "đổi mới giáo dục" rồi? Sự "đổi mới" ấy đã đóng góp được gì cho sự phát triển của đất nước? Cụ thể ta đã đào tạo ra bao nhiêu chuyên gia, có bao bằng sáng chế, phát minh, làm tăng được bao nhiêu phần trăm hàm lượng kinh tế tri thức trong nền kinh tế cơ bắp của chúng ta? Còn số lượng bằng cấp nêu ra chỉ là nỗi xấu hổ mà thôi. Như bằng cấp của "nhóm luận văn Nhã Thuyên" chẳng hạn!
9-5-2014
ĐÔNG LA