Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

CHUYỆN LỆ THUỘC TRUNG QUỐC?

CHUYỆN LỆ THUỘC TRUNG QUỐC?

Tôi mới nhận được đơn gởi công an của một người tố cáo một người tên là Trần Thị Ngọc Lan hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Buồn là cả hai người đều là người gần cận với cô Vũ Thị Hòa. Vì vậy cô rất khổ tâm, vì thực tế mọi người có tin cô mới tin nhau mà gởi tiền cho nhau. Có điều nếu trách cô thì lại không công bằng với cô vì cô chỉ đi giúp mọi người, mọi người tự nhiên tin, quý rồi theo cô. Với tâm từ bi cô không thể phân biệt người tốt, người xấu, cô chỉ muốn người ta theo cô thì qua việc làm của cô như một tấm gương, ai tốt thì tốt hơn, ai xấu thì sửa. Nhưng lòng tham và tật xấu con người đâu dễ thay đổi nên mới có chuyện buồn nói trên. Có người theo cô không chỉ làm khổ nhau mà còn làm khổ cả cô. Ngay chính cô Lan đang bị tố cáo kia, trong băng mà cô Hòa ghi âm được, hai vợ chồng đều gọi “cô” xưng “con”, thừa nhận chịu ơn cô, thừa nhận chuyện thay mặt cô dùng tiền của cô duy trì hoạt động của đoàn Tâm Đức Yên Bái. Vậy mà không hiểu sao lại mới cho người đến gặp đe dọa anh Sửu là chồng của cô ở Yên Bái. Chính bản thân cô cũng đang bị nói xấu và bị đe dọa. Theo tôi, thời buổi văn minh, nếu cô có tội gì hãy tố cáo ở cơ quan công an, tại sao lại phải hành xử theo kiểu xã hội đen như vậy. Còn cô bị vu khống thì cô và ông Sửu nên làm đơn tố cáo hành vi đe dọa và vu khống đó.
Tôi có quen hai người, tôi khuyên hai người nên tỉnh táo, nếu sai thì sửa, còn sai lại gây tội thêm thì chỉ tự hại thêm mình mà thôi. Khi có đơn tố cáo, nếu có những gì không hay xảy ra đối với những người liên quan đến hai người, thì công an không cần điều tra cũng biết ngay hung thủ là ai.
Một người đang bị tố lừa đảo lại bị tố là xã hội đen xem chừng khó thoát tội!
Bữa trước cô Vũ Thị Hòa gọi điện cho tôi:
-Em xem tivi thấy người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vu khống tàu của mình đâm tầu Trung Quốc. Quả báo đấy anh ạ. VTV, đài truyền hình quốc gia, đã mấy lần vu khống em nên nay đất nước bị quả báo đấy.
Nhớ lại hôm cô đi thiền ở Tam Đảo, hôm trước cô bảo: “Trung Quốc nó lại gây rắc rối đấy anh ạ”, hôm sau tôi giật mình khi đọc trên VietnamNet đưa tin Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan.
Trước nữa khá lâu rồi khi QK7 không công nhận di cốt 164 liệt sĩ mà cô giúp Trung tâm của Tướng Nguyễn Ngọc Doanh, QĐ4 và Tỉnh đội Tây Ninh tìm được tại Cần Lê (trận đánh Tống Lê Chân), hiện vẫn còn bị phơi tại  nghĩa trang, cái vụ mà tướng Doanh sẵn sàng chịu xử bắn trước tòa án binh nếu đó không phải là hài cốt LS, cô cũng bảo rồi đất nước sẽ có quả báo. Mà khi có chuyện xảy ra thì đừng trông mong gì sự giúp đỡ của của các chú liệt sĩ nữa. Đừng nghĩ rằng các chú không góp công vào những chiến thắng!
Hôm qua cô gọi cho tôi cũng lại nói về Trung Quốc:
-Trung Quốc nó không rút giàn khoan đâu anh ạ.
Vậy đó. Thật gai mắt khi cái giàn khoan chắn ở cửa biển. Nhưng Trung Quốc lại không bé như Căm pu chia. Với chuyện ở biên giới Tây Nam ngày nào thì ta có thể đánh cho một trận “tan tác chim muông” ngay; thằng Tầu nó lại quá to, giả sử hồn thiêng của các ngài Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v… có hiện về giúp ta thì chiến tranh với vũ khí hiện đại lại không thể dùng kế vườn không nhà trống hoặc đóng cọc ở sông như cha ông được. Mà giả sử ta có phép tiên thắng được giặc Tầu bây giờ thì đất nước cũng phải nát tan đến từng gốc cây ngọn cỏ.
 Vậy tốt nhất chỉ có thể đi kiện thôi, đồng thời phải đấu tranh ngoại giao kiên trì, không ngừng nghỉ, phải kiên quyết hỗ trợ và bảo vệ cho ngư dân bám biển không ngừng nghỉ. Thế giới sẽ ủng hộ ta không chỉ vì ta mà còn vì lợi ích của chính họ. Không ai muốn Trung Quốc bành trướng thành siêu cường, rồi có thể tùy tiện áp đặt mọi sở thích cũng như tham vọng của họ lên toàn thế giới. Còn không, “im lặng nghĩa là đồng ý”, nước ta sẽ vĩnh viễn mất biển!
***
Vừa rồi, khi cả nước mong từng giây giàn khoan Trung Quốc rút đi như nhổ một cái gai cắm vào mắt biển chúng ta, ông Nguyên Ngọc lại “tôi sợ nhất là nó … lẳng lặng rút đi, và ở ta mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ”, nghĩa là ông ta sợ ta hòa bình hữu nghị với Trung Quốc hơn cả chuyện bị mất biển. Ông ta còn huyên thuyên đưa ra kế “Thoát Trung”! Đại tá Nguyễn Biên Cương viết về chuyện này: “Bài trả lời của ông Nguyên Ngọc về vấn đề Thoát Trung của ông (“Muốn không viễn vông và lệ thuộc thì phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền”) đã thể hiện ông là một kẻ hiếu chiến và bài Trung Quốc. Tôi thật không ngờ ông Nguyên Ngọc - một thời đã từng là một nhà văn yêu nước - giờ đây lại tỏ ra lo lắng khi Trung Quốc rút giàn khoan. Việc Trung Quốc rút giàn khoan tại sao lại có thể là điều đáng lo lắng? Tại sao ông lại lo rằng Việt Nam sẽ không tạo được "bước ngoặt”? Và "bước ngoặt" mà ông đang nói đến là gì?... Có lẽ ông Nguyên Ngọc đang nhắc đến một bước ngoặt khác. Ông Nguyên Ngọc là một trong những người sáng lập ra Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn độc lập với mục tiêu chống đối chính quyền và có thể là lật đổ chính quyền … Bởi thế ông ra sức bài Trung Quốc và chống mọi sự liên quan đến Trung Quốc ở Việt Nam”. Về chuyện lợi dụng danh tiếng cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Biên Cương tiếp: “Nhưng ông ta (Nguyên Ngọc) không hề đủ tư cách và nhân phẩm để nói về Phan Chu Trinh, truyền bá tư tưởng của cụ hay đại diện cho một quỹ văn hóa mang tên cụ. Tôi đề nghị các trí thức và bà Nguyễn Thị Bình cần xem xét lại tư cách của nhà văn Nguyên Ngọc, để ông ta không lợi dụng danh tiếng của quỹ để xây dựng bè cánh riêng cho mình nhằm lũng đoạn giới học giả Việt Nam”.
Với tôi, một lần nữa Nguyên Ngọc trước sau như một thể hiện sự hãnh tiến, muốn hơn người mà theo chính đạo không được nên phải theo tà đạo. Tôi nhiều lần đã chứng tỏ thực chất ông ta chỉ là một kẻ tôi cao trí thấp, không phải tư duy của một nhà chính trị có tầm cao tư tưởng, một nhân sĩ có tư duy minh triết.
Ai cũng biết ông cha ta vừa thắng giặc phương Bắc xong vẫn sang triều cống và xin phong Vương, bởi ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta, không phải muốn sao cũng được, không phải dựa vào tính vĩ cuồng của những kẻ sĩ ảo tưởng.
Về tổng thể, chiến lược ngoại giao của ta: đa phương, làm bạn với tất cả, đôi bên cùng có lợi là xuyên suốt và rất đúng đắn. Dù thực tế do chủ quan hoặc cả nể thế nào ấy, có những vụ việc hợp tác với Trung Quốc ta bị hớ. Trong ngoại giao dù ta có thể cũng “hô khẩu hiệu” “4 tốt”, “16 chữ vàng” oang oang, nhưng tôi tin không có một nhà nước nào có chủ trương lệ thuộc vào Trung Quốc.
Theo Hồi ký của Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao, ngay sau giải phóng ta cũng đã rất quan tâm đến mối quan hệ với Mỹ: “Vào quãng hơn một tháng sau khi giải phóng miền Nam, ta có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp miệng "Lãnh đạo Việt nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) tán thành có quan hệ tốt với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm moị sự cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ".
Với Trung Quốc, sau chiến tranh hai đầu biên giới, Lời nói đầu của Hiến pháp và Điều lệ Đảng của nước ta còn ghi: “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Nhưng từ 1986, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta lên tới đỉnh cao. Chuyện ngoại giao buộc phải vì tồn vong của đất nước, chứ không thể theo tình cảm cá nhân. Vì thế , cũng theo Trần Quang Cơ chúng ta đã “giảm tuyên truyền chống đối Trung Quốc”; “Ðảng đã quyết định chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, phát triển trong hoà bình. Giai đoạn đấu tranh nhằm giành thắng lợi hoàn toàn … với ảo tưởng "tình hình không thể đảo ngược"_ đã kết thúc”; “Bộ Ngoại giao làm tờ trình lên BCT kiến nghị sửa Lời nói đầu của Hiến pháp, bỏ chỗ nói Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất như đã sửa Ðiều lệ Ðảng, mãi tới 26.8.88 Quốc hội mới có nghị quyết thông qua việc sửa này. Có người còn nói mỉa: có phải Ngoại giao định quỳ gối trước Trung Quốc không?"
Rồi quá trình “bình thường hóa” không dễ dàng. Ta đề nghị nhưng Trung quốc đơn phương cắt đứt các cuộc đàm phán, hàng chục lần bác bỏ thư hoặc công hàm của ta đề nghị nối lại đàm phán. Nhưng rồi với chiến lược thực hiện "4 hiện đại", Trung Quốc muốn tranh thủ Mỹ, Nhật, phương Tây, đồng thời bình thường hoá quan hệ với Liên Xô. Sau sự kiện Thiên An Môn, mục tiêu đó bị đe doạ. Họ bị cấm vận. Ngược lại quan hệ Mỹ - Xô cải thiện rất nhanh. Sau khi Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia, các nước phương Tây, Mỹ, Nhật, ASEAN đi vào cải thiện quan hệ với ta. Tiếp tục đối đầu với Việt Nam không còn phù hợp với chính sách Ðông Nam á của Trung Quốc lúc này nữa. Vì thế Trung Quốc mới nghĩ đến chuyện bình thường hóa.
Mãi đến cuối năm 1991, ngày 5-11, TBT Ðỗ Mười và Thủ tướng Võ văn Kiệt thăm chính thức Trung quốc, đưa ra Thông cáo chung về bình thường hoá quan hệ hai nước!
Xem ra muốn “lệ thuộc” Trung Quốc cũng không phải là dễ. Cái chính không phải là chuyện lệ thuộc mà phải tỉnh táo, phải luôn cảnh giác cái tính thâm hiểm của “thằng Tầu”!
29-6-2014
ĐÔNG LA