Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

SẮC BÚT TÂM HÒA

Khi nghiên cứu về cô Vũ Thị Hòa, tôi thấy ngoài khả năng siêu phàm nhìn xuyên không gian, thời gian, mà chính tôi đây là một nhân chứng, thể hiện trong việc cô giúp đỡ chỉ dẫn đi tìm mộ liệt sĩ, cảnh báo tai ương; cô còn trị bệnh cứu người, thường giảng giải đạo lý, nhân nghĩa, và đặc biệt, cô còn viết kinh sách. Cái lạ lùng ở chỗ thực chất hồi nhỏ cô thèm mà không được đến trường học một giờ nào vì hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao, cô chỉ tự học để biết chữ, nhưng kinh sách của cô lại bàn về những điều rất cao siêu của triết học duy vật cổ phương Đông, đặc biệt là Lão Tử. Ngay cả một viện nghiên cứu về văn hóa cổ cũng chưa chắc hiểu hết những điều cô viết ra. Như riêng về chữ “khí”, vì tôi cũng nghiên cứu nhiều thứ nên mới hiểu được và tôi cũng đã nói trực tiếp với cô. Có chỗ chữ “khí” cô viết mang nghĩa Thái Cực, so với vật lý hiện đại có thể như trạng thái BigBang; có chỗ chữ “khí” mang nghĩa năng lượng trong cơ thể con người; có chỗ chữ “khi” mang nghĩa dưỡng khí; và có chỗ chữ “khí” chỉ một trong những thói hư tật xấu: sắc, tài, tửu, khí. Gần đây cô có lập facebook để chia sẻ với Phật tử tâm tư, đạo nghĩa mà lần mới đây cũng như những điều cao siêu trong kinh sách, cô có đưa lên tấm hình trong đó cô đã viết chữ Hán mà thực tế cô cũng chưa học bao giờ . Hồi nhỏ tôi có học mấy năm Trung văn, giờ đã quên gần hết nhưng vẫn còn đủ biết là nét chữ dưới đây là của người biết chữ Hán chứ không ai không biết mà có thể tô vẽ ra được như vậy:
            Có lần tôi đã hỏi cô tại sao cô lại viết được những điều cô chưa được học bao giờ? Cô bảo cô viết trong trạng thái cô ngồi thiền, khi viết cô là một người khác, cô phải xưng danh đúng thì chữ mới được viết ra, còn nếu xưng là Vũ Thị Hòa thì không thể viết được. Nói chuyện với cô nhiều, đọc cô viết nhiều, tôi thấy không phải chỉ có một cô Vũ Thị Hòa mà có lúc cô là cô Hòa, có lúc cô là một đấng bậc nào đó, có lúc cả hai trộn lẫn vào nhau. Tâm trạng cô thể hiện trong đời sống, việc cô viết sai đôi chỗ ngữ pháp, tôi nghĩ và cũng đã nói trực tiếp với cô, có thể đó là phần đời phàm của cô Vũ Thị Hòa đã lẫn vào trong đấng bậc nào đó khi thị hiện thực hiện sứ mệnh.
            Bản kinh dưới đây cô viết về cái sai trái trong tục lệ đốt vàng mã, chuyện mê tín dị đoan nơi cô đồng, cậu bóng, điện thờ tam tứ phủ, đúng dịp Tết đến, xuân về, khắp nơi nô nức lễ, hội. Ý chính của cô là: tu chính là làm việc tốt, còn làm điều xấu sẽ tạo nghiệp nặng, lúc đó thì dù có năng đi chùa cầu kinh, niệm Phật cũng không cứu được, còn mê tín dị đoan, đốt vàng mã, cầu xin nơi đồng bóng, điện tam tứ phủ thì chỉ chồng chất thêm nghiệp nặng mà thôi.
Cô còn muốn tôi viết ra câu chuyện mà từ đó tục lệ sai trái đốt vàng mã đã sinh ra.
5-2-2014
ĐÔNG LA