ĐÔNG LA
NGUYÊN NGỌC TRAO GIẢI PHAN CHÂU TRINH
ĐỂ CHỐNG PHAN CHÂU TRINH
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một Quỹ
trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước và đồng
thời cũng là cháu ngoại của Phan Châu Trinh làm
chủ tịch. Bên cạnh dịch thuật, Quỹ đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, Giải
thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao vào ngày 24/3 hằng năm, cũng là ngày
mất của Cụ Phan Châu Trinh. Quỹ còn cho ra Dự án “Ngôi đền Tinh hoa Văn hóa
Việt Nam
thời hiện đại tưởng
nhớ, tri ân và vinh danh các danh nhân văn hóa tiêu biểu. Tuyên ngôn sứ mệnh
của Quỹ là:
“Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát,
gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh
tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”.
Thư ngỏ của Chủ tịch Quỹ Nguyễn Thị Bình
viết: “Quỹ hoạt động theo
nguyên tắc bất vụ lợi”, “Quỹ kêu gọi sự tài trợ từ mọi tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước”.
Với tinh thần như trên
quả là hay. Nhưng có
điều tréo ngoe là một quỹ trực thuộc tổ chức có tầm quốc gia nhưng lại được
thành lập theo quyết định của UBND TP Hà Nội và vừa rồi giải thưởng năm 2015
của quỹ đã gây ra những phản ứng.
Tôi nhận được thư của khối nhà báo thuộc
Câu Lạc Bộ Kháng Chiến TPHCM cho rằng Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã trao giải không
thỏa đáng cho Nhà Sử học Keith W.Taylor, từng là Cựu Chiến Binh Mỹ tham chiến
tại Việt Nam, và tôn vinh không đúng Trương Vĩnh Ký, một tay sai của Pháp,
trong “Ngôi Đền Tinh hoa Văn hóa Việt Nam”!
***
K.W.Taylor, Tiến sĩ sử học, Giáo sư Đại
học Cornell, trong bài “Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế
kỷ 13 đến thế kỷ 19” (Sách “The Birth of Vietnam”), từng viết:
“Không khó để đọc cái gọi là ‘phong
trào giải phóng dân tộc’ của
Lê Lợi như là cuộc chinh phục của Thanh Nghệ đối với Đông Kinh, với việc nhiều
nhân vật Đông Kinh xem người Minh như thế lực bảo vệ chống cự sự quê kệch của
các tỉnh phía nam”.
Có lẽ do là công dân một nước từng xâm
lược VN nên ông GS người Mỹ này mới đồng tình cho giặc Minh xâm lược là “bảo
vệ chống cự sự quê kệch của các tỉnh phía nam”, như nước Mỹ từng bảo vệ
VNCH chống Cộng sản Miền Bắc xâm lược vậy. Ông “sử Mỹ” cần phải biết Nhà Minh
nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, xâm lược VN, đã thực hiện chính sách
xóa bỏ cả nền văn minh của nước ta, như đốt sách, phá văn bia, thiến hoạn đàn
ông Việt, khiến dân ta vô cùng căm giận. Vì vậy Lê Lợi mới khởi binh, mới được
dân theo về, mới có sức mạnh chính nghĩa đánh thắng được giặc Minh, giành lại
đất nước. Chứ đâu phải như cái nhìn của ông “sử Mỹ” cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi
chỉ là “cuộc chinh phục của Thanh Nghệ đối với Đông Kinh”!
Về sự thống nhất của lịch sử, của đất
nước, của dân tộc Việt Nam,
K.W.Taylor viết:
“Hiện nay ở Việt Nam chính phủ rất
muốn nói rằng lịch sử Việt Nam là một lịch sử thống nhất và người
Việt Nam là một cộng đồng thống nhất. Nhưng thật ra theo tôi, về quan
điểm lịch sử thì điều đó không đúng”; “Cho
nên tôi nghi ngờ về ý kiến phát triển lịch sử liên tục, một lịch sử
thống nhất liên tục, tức là lịch sử của một nhóm lấy quyền hành
chính dùng chuyện lịch sử để giảng dạy theo chính sách quốc gia của
chính phủ. Lịch sử thống nhất liên tục là lịch sử không là lịch sử
khoa học” (Bài: Cái nhìn mới về Việt Nam).
Lý do để ông ta cho Lịch sử thống nhất
liên tục của VN không có tính khoa học là vì “Những người quyết tâm cai
trị toàn bộ các dân tộc Việt… thể hiện niềm tin chính trị chứ sự
thống nhất không phải là điều nghiễm nhiên”; “Nó không phải là
một di sản mà đúng hơn, nó được nghĩ ra, được dạy dỗ và được học từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Nó là một vấn đề truyền thụ. Một
‘lịch sử chung của người Việt’ là chuyện ý thức hệ và chính trị, không
phải là học thuật”.
Ông ta hoàn toàn không hiểu Miền Nam là
vùng đất hình thành khởi nguồn từ việc Nhà Nguyễn khai phá, xây dựng căn cứ địa
để chống lại Nhà Trịnh. Một hài nhi được sinh ra từ cơn đau đẻ của người mẹ,
còn hình hài chữ S của nước Việt chúng ta thực tế đã sinh ra từ máu của cuộc
nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh đó! Cái giá phải trả quả là rất đắt,vì vậy
mỗi tất đất của Tổ quốc có được như hôm nay là rất thiêng liêng! Sự thống nhất
cũng là rất thiêng liêng! Vì hoàn cảnh bị xâm lược, lực ta cũng có hạn, chúng
ta đã giành lại được cả một nửa đất nước nhưng vẫn còn chưa toàn vẹn lãnh thổ
nơi biên cương, hải đảo. Không ai muốn điều đó. Nhưng những ngày hôm nay, có
những “thằng Việt Cộng” luôn lấy điều đó ra làm cái cớ để quấy rối,
chống phá đất nước. Thực chất hoàn hoàn không phải vì chúng yêu nước mà là mong
“giải ngân”. Để được “duyệt”, họ cố chứng tỏ mình thành tâm chiêu hồi hồn ma
chế độ VNCH; bất chấp điều tiếng là những kẻ phản bội; bất chất điều phi lý,
tiếc nuối mấy hòn đảo bị mất nhưng lại chấp nhận nước ta bỉ xẻ làm hai mảng,
chấp nhận Miền Nam là bàn đạp, là hàng rào cho nước lớn!
Quay lại với cái ông “sử Mỹ”, dù lịch sử
hình thành nước Việt như vậy, nhưng để biện hộ cho Mỹ có mặt tại VN, ông ta cho
miền Nam là một quốc gia độc lập, vì “Đông Kinh” (Miền Bắc) thuộc Đông Á còn
Miền Nam thuộc Đông Nam Á:
“Thật dễ dàng để cho rằng Đông
Kinh có thể xem như một phần của Đông Á trong khi Nam Bộ được xem là một phần của Đông Nam Á. Nhưng
điều này có ý nghĩa gì cho một ‘lịch sử chung’ của các dân tộc
Việt? Và điều này có ý nghĩa gì cho Đông Á và Đông Nam Á với tư
cách các phạm trù kiến thức học thuật?” (Bài Các
xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19)
Không chỉ có vậy, ông ta còn cho nước Mỹ
vì giàu mạnh nên phải có sứ mệnh sử dụng sức mạnh ấy để áp đặt ý muốn của mình
lên thế giới:
“...tôi không chấp nhận nguyên lý cho rằng
Hoa Kỳ không có lý do hợp pháp nào để can dự vào Việt Nam. Tôi cho
rằng quyền lực toàn cầu trong tay Hoa Kỳ phải được nắm lấy như là một trách
nhiệm, không phải là điều mà chúng ta cần tỏ ra hối hận” (Tôi
đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào?); “Mỹ hoàn toàn có lý do để dùng sức
mạnh ngăn chặn sự hủy diệt một tương lai dân chủ cho ít nhất là một số người
Việt Nam”; “Thảm kịch Việt nam không phải là việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam
mà là sự can thiệp được tiến hành một cách tệ hại và sự phản bội những người
Việt (VNCH?) đã tin tưởng vào chúng ta”; “Ðể xóa đi trong tâm thức chuyện nhục
nhã này, nhiều người Mỹ tìm thấy sự hài lòng khi dựa vào những mơ mộng lãng mạn
của Hồ Chí Minh và những sáo ngữ lịch sử ngớ ngẩn về một dân tộc Việt Nam anh
hùng đánh bại những đoàn quân xâm lược” (Bài: Tôi
đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào?)
Tuy nhiên cần khách quan, theo Nguyên Ngọc, Năm 2003 Keith W. Taylor viết một tác phẩm lịch sử
mới về Việt Nam là A history of the Vietnamese (Một lịch sử của người Việt Nam). Trong cuốn sách này, ông đã dùng 30 trang để xóa hết những gì mình đã viết bằng
tưởng tượng suốt 400 trang trước kia, “Đấy là một lịch sử Việt Nam với tính đa diện, đa chiều
của nó… Như tên sách
mới, con người thật với vô số hay và dở, được và thiếu, thịnh và suy, thành
công và thất bại, thường thắng lợi huy hoàng trong chiến tranh mà nhọc nhằn
thất bại trong xây dựng ... Một cuốn sách như vậy không chỉ “tường thuật”, ngợi
ca, mà đặt vấn đề, tất sẽ gây tranh cãi, thậm chí gay gắt. Nhưng đấy là cuốn
sách của một người thật sự yêu đất nước này, muốn hiểu nó tận cùng như hiểu
chính mình, để cho đất nước anh hùng mà khổ đau này sống được thật đàng hoàng
trong thế giới xiết bao khó nhọc ngày nay… Xin cám ơn Keith Weller
Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử
Việt Nam, cho Việt Nam”.
Tiếc là tôi
chưa được đọc cuốn sách trên để xem nhận định con người Việt Nam “thường
thắng lợi huy hoàng trong chiến tranh mà nhọc nhằn thất bại trong xây dựng” là như thế nào? Mà đến Nguyên Ngọc cũng cho là việc “đặt vấn đề, tất sẽ gây tranh cãi,
thậm chí gay gắt”! Nhưng chắc chắn có nhiều điều khó chấp nhận khi
còn có những sự khác nhau của cách nhìn về nhân quyền, về tự do dân chủ giữa Mỹ
và Việt Nam.
***
Theo Quy chế giải thưởng của Quỹ Phan Châu
Trinh: “Người nhận giải phải là ứng viên được 100/100 số phiếu của toàn thể
thành viên HĐKH… do nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyên Ngọc làm Chủ tịch”.
Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh do bà Nguyễn
Thị Bình làm chủ tịch nhưng lại có ông Chu Hảo làm phó chủ tịch và ông Nguyên
Ngọc là Chủ tịch Hội đồng Khoa học!
Có điều khó hiểu là Bà Nguyễn Thị Bình
từng là Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tại sao lại kết hợp với ông
Chu Hảo, ông Nguyên Ngọc như vậy? Dù Chu Hảo cũng từng là thứ trưởng, Nguyên
Ngọc là nhà văn nổi tiếng, nhưng hiện tại hai người này luôn ở trên tuyến đầu
chống phá đất nước, chống phá thể chế này, mà đỉnh điểm là việc hai người này
đã ký tên vào danh sách, gồm 72 người, đề nghị Quốc hội thay Hiến Pháp hiện
thời bằng "Hiến Pháp" của họ viết, đề nghị bỏ Điều 4, hiến định quyền
lãnh đạo của Đảng, nghĩa là thay luôn thể chế chính trị.
Hơn nữa, tại sao một quỹ văn hóa lại chọn
một người có quan điểm phản văn hóa, có bề dầy thành tích trong các vụ việc thể
hiện tính phản thẩm mỹ, phản đạo lý là Nguyên Ngọc làm chủ tịch Hội đồng Khoa
học để xét giải thưởng?
Nguyên Ngọc khi được giao trọng trách lãnh
đạo Hội Nhà Văn từng tuyên ngôn “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”.
Nhưng ông ta lại ca ngợi văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có nhiều chi
tiết, ý tứ ngược với ý trên. Từ việc cho nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả
quan trọng gì”, chuyện bố chồng bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm là “đàn
ông chẳng có gì phải xấu hổ vì có con b.”, đến việc mô tả anh hùng dân tộc,
Vua Quang Trung, như một lẻ lục lâm thảo khấu.
Về lý luận, Nguyên Ngọc dịch tác phẩm
của Kundera mà triết lý sáng tác là Hiện tượng học ngược với Duy vật biện chứng. Đó là một
triết thuyết đề cao nhận thức chủ quan cá nhân, mảnh đất gieo mầm Chủ nghĩa Hiện sinh từng gây ra cái lối sống bầy đàn,
tự nhiên, hoang dã như thời tiền sử.
Đặc biệt về quan điểm lịch sử Nguyên Ngọc
có rất nhiều sai trái.
Trước hết, qua văn chương, Nguyên Ngọc
từng đấu tranh quyết liệt để cuốn Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh được giải thưởng; một cuốn sách nhìn cuộc kháng chiến vĩ đại của dân
tộc ta bằng cái nhìn tâm thần nên đã coi niềm vui chiến thắng là nỗi buồn.
Nguyên Ngọc cũng ca ngợi Dương Thu Hương, người đã kể trong ngày giải phóng
ngồi trên vỉa hè Sài Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng là đội quân
man rợ (thực tế bà này không có mặt nên đó chỉ là lời bịa đặt với tư duy của
một con điếm chính trị).
Trực tiếp viết về lịch sử, trên TuanVietNam,
25/11/2013, Nguyên Ngọc viết: “Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng
đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage
public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử
ra sử dụng trong công chúng. Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc
chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những
lợi ích chính trị…Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần
ở ta”.
Tôi đã viết “Việc bên ngoài người ta
nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc đớp ngay lại chứng tỏ cái dốt của ông ta”. Với
các nước thực dân đế quốc đi xâm lược phi nghĩa, bọn bán nước phi nghĩa thì mới
cần “nhào nặn lịch sử”. Còn với VN ta chỉ có một lịch sử oai hùng chống
ngoại xâm, giành lại nền độc lập, thì cần gì phải “nhào nặn lịch sử” mà
cần đến cái “cảnh giác hiền minh”?
Nguyên Ngọc còn “củ chuối” khi viết
vì “hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh” người ta có những “tình
cảm không bình thường”, nghĩa là ông ta cho chuyện căm thù tội ác của giặc
là không bình thường! Chưa hết ông ta còn cho đừng tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng
quá vì các bà mẹ lính VNCH tử trận sẽ “tủi thân”!
Tôi đã viết:
“Viết như trên Nguyên Ngọc đã ngang nhiên
phản bội những đồng chí, đồng bào của mình; lấy lòng những người từng bên kia
chiến tuyến còn chưa nguôi thù
hận. Nghĩa là đến tận hôm nay, Nguyên Ngọc còn chiêu hồi “Bên thua cuộc”, giống
như một công dân mạng viết về Bùi Tín, Nguyên Ngọc cũng chính là “miếng giẻ
chùi máu giày quân xâm lược”!
Đến đây thì chúng ta thấy, một người có
quan điểm lịch sử phản động như Nguyên Ngọc thì ông ta chọn những cá nhân và
tác phẩm trao giải thật khó mà đúng đắn!
***
Còn việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tôn
vinh Trương Vĩnh Ký?
Tác giả Bùi
Kha có
bài viết rất kỹ về Trương
Vĩnh Ký trên trang
giaodiemonline. Chỉ in trích vài đoạn. Bùi Kha viết:
“Sau một thời gian ngắn, trung tá hải quân
Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính ở lại giữ thành Gia Định, còn Genouilly
thì trở ra Đà Nẵng đánh phá lần thứ nhì.
Trước cảnh nước mất nhà tan, Trương Vĩnh
Ký đã không tham gia phong trào đánh đuổi thực dân như bao nhiêu người khác.
Trái lại ông còn viết thư cho viên trung tá thực dân nói trên, yêu cầu giúp đỡ
để tiêu diệt quân dân Việt Nam
mà họ Trương gọi đó là kẻ thù. Thư nói trên viết vào cuối tháng 3.1859, lúc
Trương 22 tuổi, trong đó có một số đoạn như sau:
"... Nhưng tôi nhân danh là người đại
diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi
thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều
đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù [1] của chúng
ta..." (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. TS Vũ Ngự
Chiêu sưu tập)”.
“Trương Vĩnh Ký… trong thư ngày 28.4.1876,
gởi cho tướng Pháp, Bossant, quyền thống đốc, để trình bày sự cầu mong thực dân
Pháp chiếm và cai trị toàn xứ Bắc kỳ:
"…Và phải chăng sự khốn cùng đang bao
trùm trong dân chúng, và phải chăng khắp nơi người ta đang nghe đòi hỏi những
sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu để duy trì trật tự, ban cho dân chúng
một ngày mai”.
“Sợ Pháp do dự không chịu chiếm,
Bao-ti-xi-ta (tên thánh của Trương Vĩnh Ký) còn đem miếng mồi kinh tế béo bở
của xứ Bắc Kỳ ra để khơi động lòng tham của thực dân Pháp:
"Và tất nhiên, xứ sở chẳng thiếu tài
nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp,
ít ra là đối với Algérie, chất chứa nhiều của cải đủ để làm nên tài sản cho một
quốc gia. Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau.
Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc
chắn. Tôi từng thấy lúa mì mọc trong đất, cây trông đẹp, bông đầy và lớn hạt.
Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và
tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy
vàng".
Như vậy, Quỹ Văn hóa mang tên nhà chí sĩ
yêu nước Phan Châu Trinh”, do cháu ngoại của cụ là Bà Nguyễn Thị Bình làm chủ
tịch và ông Nguyên Ngọc làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học, đã chọn Trương Vĩnh Ký,
một tay sai của Pháp, để tôn vinh trong “Ngôi Đền Tinh hoa Văn hóa Việt Nam” chung với các nhà chí sĩ
yêu nước chống Pháp, từng bị Pháp bắt là Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu.
Đại tá Nguyễn Biên Cương trên trang Tôi là một người lính của mình đã viết:
“Càng trong thời điểm này, ông Nguyên
Ngọc lại càng nói nhiều về Phan Chu Trinh để làm hình tượng tiêu biểu cho cuộc
Cách mạng của mình. Ông còn nói chuyện về Phan Chu Trinh với nhóm Reading
Circles, mục đích chủ yếu để nhấn mạnh rằng đây là cơ hội để thay đổi đất nước,
mà thực ra sẽ là để thay đổi chính quyền. Nhưng ông ta không hề đủ tư cách và
nhân phẩm để nói về Phan Chu Trinh, truyền bá tư tưởng của cụ hay đại diện cho
một quỹ văn hóa mang tên cụ. Tôi đề nghị các trí thức và bà Nguyễn Thị Bình cần
xem xét lại tư cách của nhà văn Nguyên Ngọc, để ông ta không lợi dụng danh
tiếng của quỹ để xây dựng bè cánh riêng cho mình nhằm lũng đoạn giới học giả
Việt Nam”.
***
Nguyên Ngọc quả là một người đặc biệt, tôi
đánh giá tài trí ông ta rất thấp dù vẫn còn nhiều người thần tượng ông ta,
nhưng tôi phải nể cái tính chai lì, quyết tâm sai đến cùng của ông ta. Trên
trang Trelang của Vũ Hoàng Sơn có đăng bài thú vị của Le Anpô, đúng là theo tinh thần
“cái tổ con chuồn chuồn” về nhân vật đặc biệt này: Bác Nguyên Ngọc như tôi đã biết.
Tác giả đã lớn lên ở khu tập thể số 12 Lý
Nam Đế, cùng xóm “phố nhà binh” với Nguyên Ngọc và các nhà văn quân đội
khác. Le Anpô cho biết tính nết Nguyên Ngọc “rất khác người, ra đường cắm
cúi đi, có ai chào mới trả lời, còn thì chẳng chào hỏi ai… Một lần cả nhà đang
ăn cơm chiều, nghe tôi hỏi tại sao bác Nguyên Ngọc ít giao du với người trong
khu tập thể, mẹ tôi bảo: “Úi giời, ông ấy khinh người chứ còn sao nữa”. Le Anpô kể một lần bếp nhà Nguyên
Ngọc bị cháy, không ai giúp, chỉ có nhà văn Nam Hà và nhà văn Chu Lai sang xách
nước dập lửa. Vì “cùng ở tạp chí Văn nghệ quân đội với bác Nguyên Ngọc,
không giúp là người ta cười cho, chứ chắc gì các chú ấy nhiệt tình”; “Nghe mẹ tôi nói, bố tôi bảo anh em tôi:
“Khu này toàn gia đình bộ đội, anh em đồng chí sống với nhau bao nhiêu năm,
phải sống thế nào mọi người mới lờ đi như thế. Sau này các con ở đây hay ở đâu
cũng phải có hàng xóm láng giềng, đừng để lúc gặp khó khăn mà không ai muốn
giúp”. Cuối cùng, người hàng xóm tổng kết: “Hồi bác ấy về làm ở báo Văn
nghệ, nghe bác T hàng xóm bảo bố tôi: “Tay ấy
mà làm lãnh đạo thì khối thằng chết, đúng là nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ”.
Xem chừng với Nguyên Ngọc khoa tướng số
quả là chính xác thật!
11-4-2014
ĐÔNG LA