Báo Văn nghệ TPHCM số 359 đăng bài Mặt nạ Nguyên Ngọc của tôi. Trong các ý mà tôi phê phán, Nguyên
Ngọc viết: “Còn chúng ta, hậu chiến cho ta nghĩ gì? Nếu vì một hậu chiến
như thế này hôm nay, thì có đáng cho những hy sinh khủng khiếp như đã qua? Ta
cũng phải từ hậu chiến mà nhìn lại chiến tranh”.
Còn nói chung, chúng ta đã chiến đấu vì
một nền độc lập và cuộc sống thanh bình, đó là điều lớn lao nhất và chúng ta
đã đạt được, dù còn nhiều bài toán cần phải giải cho sự phát triển và sự ổn
định của đất nước.
Khi đăng báo thường có biên tập, cắt
gọt, tôi xin đăng lại nguyên văn bản thảo của tôi.
29-6-2015
ĐÔNG LA
|
ĐÔNG LA
MẶT NẠ NGUYÊN
NGỌC
Phiên chất vấn và trả
lời của Kỳ họp thứ chín QUỐC HỘI KHOÁ XIII vừa kết thúc vào ngày 13 tháng 6 năm
2015, cũng như mọi lần, dư luận đánh giá kỳ này tốt hơn kỳ trước. Nhưng quan
trọng ở chỗ là thực tế sau này có diễn ra tốt hơn tương ứng hay không mới là
quan trọng. Có nhiều câu hỏi và trả lời rất hay nhưng không hay ở chỗ là chúng
đã lặp lại không chỉ một lần.
Bài này tôi chỉ nêu ra
một sự băn khoăn là trên diễn đàn quốc hội chúng ta chỉ quan tâm đến chuyện cơm
áo gạo tiền và an ninh lãnh thổ là chính còn vấn đề chính trị tư tưởng được thể
hiện trong văn hóa nghệ thuật và đăng tải trên báo chí thì gần như không được
quan tâm. Những vụ án kinh tế liên quan đến quan chức cao cấp như ông cựu Bộ
trưởng Trần Xuân Giá, ông Dương Chí Dũng, v.v… thì rất được quan tâm, còn những
sai trái có hệ thống, liên tục của những người như Nguyên Ngọc, Huệ Chi, Chu
Hảo, Quang A, v.v... thì đã không được quan tâm trên diễn đàn quốc hội mà thực
tế còn được dung túng. Như mới đây nhất TuanVietNam, 13/06/2015 01:00 GMT+7,
thuộc VietNam.Net, lại
đăng bài của Nguyên Ngọc: 'Chúng
tôi đã được gỡ mặt nạ' có những điều sai trái. Trước đó VietNamNet cũng luôn là
“đất dụng võ” của Nguyên Ngọc và những người tung hô Nguyên Ngọc.
Lạ lùng ở chỗ gần đây
Báo Văn nghệ TPHCM, số 353, 14-5, có đăng bài phê phán Nguyên Ngọc của Nhà Phê
bình Nguyễn Văn Lưu, trước đó, số đặc biệt ngày 30-4-2015, báo cũng đăng bài
của BS Nhà Văn Nguyễn Văn Thịnh phê phán Nguyên Ngọc, và trước nữa, báo cũng
đăng nhiều bài của tôi phê phán những sai lầm một cách toàn diện của Nguyên
Ngọc, từ tri thức, quan điểm lịch sử, văn chương đến chính trị tư tưởng. Tôi
từng được nghe các lãnh đạo Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương, thuộc
Ban Tuyên giáo Trung ương, khen ngợi báo Văn Nghệ TPHCM ngay trên diễn đàn của
một hội nghị; nhiều độc giả là cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, và chiến sĩ thuộc
ngành công an thường gọi điện thoại nói rất thích thú đọc những bài tôi viết về
Nguyên Ngọc; đồng thời bên quân đội cũng có không ít độc giả như vậy. Để nói có
sách mách có chứng, xin dẫn chứng một nhà báo quân đội, bạn facebook, từng chat
với tôi, tôi xin tạm xóa các danh tính vì chưa xin phép họ, nếu Nguyên Ngọc
kiện tôi bịa, tôi sẽ trưng ra, như thế này đây:
***
Nguyên Ngọc đúng là
trước sau như một, tiếp nối cái mạch quan điểm khi ca ngợi bằng được cuốn “Nỗi
buồn chiến tranh” cho chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc chỉ là “Nỗi buồn”;
trong bài viết về Phạm Xuân Ẩn cũng trên VietNam.net, Nguyên Ngọc
cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc
là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ
nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa! Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt
Nam anh hùng quá vì sẽ đau lòng các bà mẹ lính VNCH; bài 'Chúng tôi đã được gỡ mặt nạ'
là “Cuộc trò chuyện của chúng tôi với hai - kẻ - cựu - thù - hai - người -
bạn - hai - nhà - văn - hoá”, Nguyên Ngọc và Thomas Vallely,
trên TuanVietNam vào ngày 13/06/2015 nói trên, Nguyên Ngọc lại viết:
“Trong cuốn sách rất
hay “Nếu đi hết biển” của mình, đạo diễn Trần Văn Thủy có dẫn lời một nhà văn
cựu chiến binh Mỹ, Wayne Karlin, nói rằng chiến tranh đắp lên khuôn mặt của
người ở bên kia chiến tuyến một chiếc mặt nạ, chiếc mặt nạ hì hợm của kẻ thù.
Để cho ta khinh bỉ, căm thù và tiêu diệt. Nhiệm vụ của văn học hôm nay là gỡ
chiếc mặt nạ ấy ra, trả lại khuôn mặt người cho con người, để ta nhận ra khuôn
mặt nguời của nhau”.
Mặt nạ là cái không thật
nhưng nước ta bị xâm lược là sự thật, dân ta thịt xương tan nát, nhà cửa ruộng
vườn tan hoang là sự thật, những người gây ra những điều đau khổ đó cho
chúng ta là người thật chứ không phải là những người đeo mặt nạ trong các trò
chơi. Vì thế dân ta coi họ là kẻ thù cần phải tiêu diệt để bảo vệ người và nhà
của mình là lẽ tự nhiên.
Tất nhiên về phía Mỹ, có
nhiều người như Thomas Vallely với tâm sự: “Tôi
phục vụ 13 tháng tại Việt Nam trong khoảng thời gian giữa 1969 và 1970… tôi -
một thanh niên 19 tuổi - bước vào cuộc chiến mà hầu như không hiểu tí nào về hệ
tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản hay các giả định chiến lược có ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh… Giống như nhiểu
thanh niên trai trẻ thế hệ mình, tôi lớn lên với sự quyến rũ của dư âm Thế
chiến II, cuộc chiến mà người Mỹ từ trước đến giờ luôn xem là “Cuộc chiến chính
nghĩa” được tiến hành vì mục đích cao cả. Nhưng khi là một người lính thủy quân
lục chiến đặt chân tới Quảng Nam ,
tôi thấy ngay rằng vai trò của Mỹ ở Việt Nam khác hoàn toàn.
Khi tới Việt Nam …
Trên thực tế, có thể nói là tôi đã học được hai điều. Thứ nhất, tôi hiểu
rằng Hoa Kỳ không thể thắng trong cuộc chiến này. Chiến thắng là điều không thể
khi mà hỏa lực Mỹ giết hại quá nhiều dân thường vô tội”.
Như vậy chính nền văn
học Mỹ cần lột mặt lạ cho những người lính tham chiến tại Việt Nam bị
đeo vào còn chưa giác ngộ được như Thomas Vallely thôi. Còn dân Việt Nam chiến
đấu giành lại nền độc lập là chính danh, chính nghĩa, đâu phải là chuyện
ném đá giấu tay mà cần phải đeo mặt nạ! Riêng Nguyên Ngọc thì rất cần phải
lột ngay cái mặt nạ cơ hội và tráo trở đấy!
Nguyên Ngọc viết:
“Vậy đó, giá trị của
hòa bình. Trả lại những gì giản dị nhất của đời thường. Thật buồn và đau đớn,
phải đổ biết bao nhiêu máu xương để có lại được điều giản dị này… Có lẽ nhân
đây cũng xin nói luôn: Tôi muốn gọi ngày 30/4 giản dị thế này: Ngày Hòa
bình. Không gì vĩ đại hơn đâu”.
Nguyên Ngọc cần tỉnh táo
và thôi lảm nhảm đi vì trước khi Pháp mang súng ống đến nước ta, nước ta đã có
hòa bình; sau đó nếu Mỹ không can thiệp, nước ta tổng tuyển cử theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chúng ta
cũng đã có hòa bình. Tại sao Nguyên Ngọc lại rên rỉ sám hối làm như nước ta gây
chiến vậy?
Chưa hết, khi chính Thomas Vallely chân thành tâm sự: “tôi -
một thanh niên 19 tuổi - bước vào cuộc chiến mà hầu như không hiểu tí nào về hệ
tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản hay các giả định chiến lược có ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh… cuộc chiến mà
người Mỹ từ trước đến giờ luôn xem là “Cuộc chiến chính nghĩa” được tiến hành
vì mục đích cao cả. Nhưng khi là một người lính thủy quân lục chiến đặt chân
tới Quảng Nam ,
tôi thấy ngay rằng vai trò của Mỹ ở Việt Nam khác hoàn toàn… Chiến thắng là điều
không thể khi mà hỏa lực Mỹ giết hại quá nhiều dân thường vô tội” thì Nguyên
Ngọc lại cố biện hộ như thế này:
“Tôi nghĩ, từ hậu
chiến nhìn lại, chắc nhiều người Mỹ hiểu ra rằng chỉ đơn giản ra đi vì “nghĩa
vụ công dân” như họ đã đơn giản ra đi”.
Còn phía ta, thái độ
Nguyên Ngọc lại ngược lại:
“Còn chúng ta, hậu
chiến cho ta nghĩ gì? Nếu vì một hậu chiến như thế này hôm nay, thì có đáng cho
những hy sinh khủng khiếp như đã qua? Ta cũng phải từ hậu chiến mà nhìn lại
chiến tranh”.
Đây là một sự phóng đại
và xuyên tạc. Nước ta quả còn nhiều tệ nạn, yếu kém và còn nhiều kẻ tôi cao,
trí thấp, hoang tưởng, quấy rối như Nguyên Ngọc, nhưng cuộc sống hôm nay so với
năm 1945 2 triệu người chết đói, 1975 tan hoang sau 20 năm bom đạn và chết
chóc, thì đã là thiên đường rồi! Đừng vì sai lầm bị thất sủng "mất
hết" mà cho mọi người cũng nghĩ như mình!
***
Với
cái đầu đề 'Chúng tôi đã được gỡ
mặt nạ', thật nực cười khi Nguyên Ngọc lại
tự đồng hóa mình với người lính Mỹ, một biểu hiện của một cái đầu ngu xuẩn hay
là một kẻ thất bại, cay cú, cố chấp, nói lấy được, biện minh cho tính cơ hội,
tráo trở?
14-6-2015
ĐÔNG LA