ĐÔNG LA
MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI TRÊN TRỜI
THÚ VỊ
Tôi
từng viết:
Hiểu được đạo vô cùng gian khó
Hiểu rồi hành đạo còn khó hơn
Giúp người hiểu đạo lại càng khó
Còn hơn lấp biển với dời non
Vậy mà đã không ít lần tôi đi
tranh luận, thậm chí nổi khùng lên, với người thân, bạn bè về thế giới tâm linh
nói chung và về cô Vũ Thị Hòa nói riêng. Sau đó lại ân hận, mình có tâm nói với
người ta, người ta quyết không chịu tin, rồi làm đúng hay sai thì kệ người ta,
có ảnh hưởng gì tới mình đâu mà bực bội, vừa hao tổn thần kinh lại vừa làm mất
lòng nhau!Hiểu rồi hành đạo còn khó hơn
Giúp người hiểu đạo lại càng khó
Còn hơn lấp biển với dời non
Nhưng
cũng có không ít người lạ, là độc giả, cũng gửi thư trao đổi với tôi. Thấy
người nào trao đổi vô ích tôi bỏ qua nhưng cũng có người tôi thấy cần trả lời
sẽ trả lời, như chuyện có người “không
phục anh vì anh quá tự tin” chẳng hạn; và mới hôm qua thôi, tôi cũng có một
cuộc trò truyện trên mạng thú vị với một bạn trẻ chỉ hơn thằng con tôi 1 tuổi
thôi. Anh chàng này thì “phục chú vì chú
tự tin” nhưng về vấn đề tâm linh thì có chút mâu thuẫn. Anh chàng thì cho
thầy dạy võ của mình là “nhất” nên
không tin tôi cho “cô Hòa của tôi” là
“nhất”. Dù vậy tôi biết anh chàng
chân thành và thiện ý nên duy trì cuộc đối thoại trên mạng có lẽ dài nhất từ
trước tới nay của tôi. Anh chàng có lặp lại một ý thú vị giống ý ông Nhà văn
Đại tá ở báo Quân đội từng cho phải có “một
tập đoàn Đông La mới viết được như
thế”. Tôi có tật xấu là được ai khen thì thích lắm, mà có ai không thích được
khen, vì con người khác con vật ở chỗ biết trọng danh dự. Cũng cần phải biết
phân biệt sự trọng danh dự với sự háo danh. Người trọng danh dự là luôn làm
điều tốt, luôn học hỏi phấn đấu để bảo vệ danh dự và để những người lương thiện
quý mình, khen mình. Ngược lại kẻ háo danh là kẻ mua chuộc, đổi chác để tạo
danh, có danh rồi thì giành quyền, có quyền rồi thì đoạt lợi.
Với
người chê tôi, công kích tôi, khi trao đổi lại thì tôi phải nêu tên, còn nói
chung tôi sẽ không nêu tên vì tôn trọng quyền riêng tư của mọi người. Tôi chủ
yếu đưa lên những nội dung mà tôi thấy hay và có ý nghĩa thôi. Cũng không muốn vì
tôi mà những người ghét tôi sẽ ghét lây người đối thoại. Cũng như Nhà thơ Chế
Lan Viên từng dặn tôi ngày nào: “Đi đâu
ông đừng nói thân với tôi nhé vì sẽ có nhiều người ghét đấy”. Chế Lan Viên
hơn tuổi cha tôi, anh Hoài Anh hơn tôi vài chục tuổi nhưng thường gọi tôi là “ông” xưng “tôi”. Có thể họ muốn trẻ lại, muốn hòa đồng, cũng có thể do họ quý
tôi. Cũng như tôi, không theo tuổi tác, có người tôi luôn gọi là “thằng”, có người tôi luôn gọi “ông” xưng “tôi”.
Sau
đây là cuộc đối thoại:
2-8-2015
ĐÔNG LA