Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

ĐÔNG LA VIẾT GÌ TRONG BẢN THAM LUẬN?

ĐÔNG LA VIẾT GÌ TRONG BẢN THAM LUẬN?

Tôi nhận được giấy mời viết tham luận Hội thảo Khoa học Toàn quốc với chủ đề “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người VN” kèm theo bản gợi ý. Tôi đã viết chủ yếu theo nhận thức của tôi. Điều tôi băn khoăn là không biết ban tổ chức có chấp nhận cho tôi nói thẳng, nói thật không? Nói thẳng vấn đề và nói thật tên những người liên quan. Vì tình trạng dĩ hòa vi quý, cả nể luôn luôn có trên tất cả các diễn đàn.
Dựa trên thực tiễn sáng tác ở nước ta, tôi tham gia hai ý chủ chốt của việc sáng tạo văn chương: bút pháp và sự phản ánh lịch sử.
Thứ nhất, chuyện đổi mới sáng tác bằng cách viết lập dị, lộn ngược quan điểm thẩm mỹ có lẽ xuất phát từ chuyện vọng ngoại. Chủ nghĩa Đađa, một chủ nghĩa “phá phách”, cho nghệ thuật chính là  sự phá vỡ cái cũ, chống lại trật tự tự nhiên để tạo ra một trật tự mới, trật tự của những cái phi lý. Duchamp một trong những chủ soái trường phái Đađa khi còn vẽ theo trường phái lập thể đã cho ra đời bức Nude Descending a Staircase diễn tả cử chỉ khôi hài của người đàn bà liệu có mấy người xem tranh bình thường “hiểu” được:


Duchamp còn là người phá phách ngỗ ngược nhất, dám cả gan mang họa phẩm lừng danh Mona Lisa của Leonardo da Vinci ra làm trò cười:
Ở ta, Trần Dần noi theo sự phá phách của các trường phái nước ngoài, phá vỡ mọi quy chuẩn, làm thơ như sau:
       Mưa truồng
         Jải jích jus jâu… thì kệ cái tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch tóc 1 móc họng 1 nóng thở 1 hở jốn 1 nọm nín 1 mín ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác
1 es píc 1 híc bẹn 1 lẹm nguýt
1 quít háng 1 jạng sáng 1 tháng hóc
1 jọc đùi 1 mùi môi ( Jờ Joạcx- IX)
             Bùi Chát, thế hệ sau, trong nhóm Mở Miệng, cũng làm “thơ” như sau:
           “Tôi ném nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè”;  “Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời”; “Tôi cải tạo âm hộ”.
Thứ hai về sự sai trái khi phản ánh lịch sử trong một số tác phẩm nhưng lại được tung hô, vinh danh. Đó là việc xét lại tính chính nghĩa, xóa nhòa thiện ác, lộn ngược lịch sử.
Tôi thấy cả hai vấn đề trên đều liên quan mật thiết tới việc xây dựng phẩm chất con người nên đã viết tham luận. Nếu đổi mới bút pháp về phía băng hoại, nếu bôi đen và lộn ngược lịch sử, thử hỏi văn chương sẽ xây dựng nhân cách con người thành loại người gì?
          1-10-2015

          ĐÔNG LA