ĐÔNG LA
ÂN NHÂN
Kính trọng, quý mến cô Vũ Thị Hòa vì khả năng, đức độ và rất nhiều việc làm tâm đức của cô là một điều tốt, đáng khuyến khích và cần khuyến khích. Hiện trang fb của cô nhiều người vào đọc, trang của tôi cũng nhiều người vào đọc, trong đó có nhiều trí thức và cán bộ cao cấp; hiện cũng còn nhiều người không chịu tin cô, cô còn không ít kẻ thù, nên thể hiện sự kính trọng, yêu mến cô trên hai trang này phải đúng, thần phục sai trái người ta sẽ cho là mê tín, không chỉ bộc lộ nhận thức yếu kém mà còn hại đến cô. Việc coi cô Hòa là Trời chính là một việc như thế.
***
Trước hết viết vậy là không hiểu đạo. Cô Vũ Thị Hòa là một con người chứ không phải là Trời. Cô sinh ra ở Yên Bái, đến thời điểm mà cô trả lời cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi là “tu mãn cầu rồi”, như lời cô cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Quán thế âm Bồ Tát hiện hình nói với cô: “Ta trao hình bóng của ta cho người”, chúng ta có thể hoàn toàn tin vậy mà không sợ mê tín, vì trong thực tế cô đã thể hiện nhiều khả năng siêu phàm mà trong Kinh Phật gọi là lục thông, chỉ những bậc chân tu đạt quả vị Phật, Bồ Tát mới có những khả năng đó.
Nhưng cô vẫn không phải là Trời. Trời đất nói theo khoa học là vũ trụ, theo một số tôn giáo là Tạo Hóa. Nên không chỉ cô Hòa mà cả Phật Tổ và tất cả các vị Bồ Tát đều không phải là Trời, mà tất cả đều là người. Theo chính kinh cô viết, khởi thủy là một tiểu linh quang, chân ngã, “chiết ra” từ Đại Linh Quang (Thái cực), xuống trái đất này đầu thai thành chúng sinh, sinh sống, gây tội, tạo nghiệp, trải qua ngàn ngàn kiếp tu sửa, tích đức, bồi phúc, mới giải được nghiệp, chấm dứt được luân hồi, quả báo, thành Bồ Tát, Thành Phật, trở lại thế giới của ánh sáng linh thiêng. Riêng Quán thế âm Bồ Tát không nhận ngôi vị mà vì lòng từ bi, thương yêu chúng sinh, đã quay lại cõi ta bà, với nhiều sắc tướng, cứu độ chúng sinh.
Nhưng cô vẫn không phải là Trời. Trời đất nói theo khoa học là vũ trụ, theo một số tôn giáo là Tạo Hóa. Nên không chỉ cô Hòa mà cả Phật Tổ và tất cả các vị Bồ Tát đều không phải là Trời, mà tất cả đều là người. Theo chính kinh cô viết, khởi thủy là một tiểu linh quang, chân ngã, “chiết ra” từ Đại Linh Quang (Thái cực), xuống trái đất này đầu thai thành chúng sinh, sinh sống, gây tội, tạo nghiệp, trải qua ngàn ngàn kiếp tu sửa, tích đức, bồi phúc, mới giải được nghiệp, chấm dứt được luân hồi, quả báo, thành Bồ Tát, Thành Phật, trở lại thế giới của ánh sáng linh thiêng. Riêng Quán thế âm Bồ Tát không nhận ngôi vị mà vì lòng từ bi, thương yêu chúng sinh, đã quay lại cõi ta bà, với nhiều sắc tướng, cứu độ chúng sinh.
***
Tôi viết tôi là ân nhân của cô, thực tế đúng là tôi bảo vệ cô, cứu cô bao phen nguy nan, vậy không là ân nhân thì là cái gì? Tôi ra Bắc, nhiều người nói với tôi, chính cô đã nói với họ như thế (nhất là Hữu, anh ruột Trường “hói”, cứ gặp tôi là kể đi kể lại), các con cô cũng nói với tôi thế. Nếu không chấp vặt và không có cái nhìn hạn hẹp người ta sẽ không chú ý câu tôi viết, vì tôi là ân nhân thật của cô thì tôi viết tôi là ân nhân chứ có gì mà để ý. Nhưng chuyện kể công theo văn hóa phương Đông đúng là không hay, trong việc hành thiện, tu sửa thì càng không hay. Nhưng tôi có kể công đâu? Câu tôi viết hoàn toàn không phải để kể công mà tôi chỉ hành văn để muốn nói cái ý, dù tôi có làm cái gì cho cô thì nhà tôi có việc lớn vẫn phải dẫn ông anh cả của tôi đến gặp cô thưa chuyện mới đúng đạo nghĩa. Trong suốt hai năm qua, những người gần cô nhất như cô Hường, cô Huyền, cô Thương chứng kiến, có bao giờ thấy tôi tỏ ra kể công với cô? Hồi đầu năm, cô mời tôi ra chơi, tấm ảnh mà vợ Trường chụp, Hường đưa lên và bình luận đã nói lên lên tất cả, dù cái mồm tôi có nói ra cái gì thì tôi không bao giờ là kẻ đi kể công với cô:
Có điều cần phải hiểu, nói đến công lao trong một văn cảnh hoặc để nói một chuyện gì đó thì không phải kể công. Như cô Hòa muốn tôi phê phán chuyện nhân danh việc làm từ thiện để trục lợi cô bảo phải làm như cô mới đúng là làm từ thiện; rồi cô khoe chữa bệnh, nuôi ăn, nuôi ở bao người, v.v… Vậy cũng cho cô là kể công à?
***
Bảo cô Hòa là Trời là không hiểu đạo thì dễ hiểu, nhưng nói chuyện coi cô như Trời, chịu ơn người này người kia là chuyện buồn cười cũng là không hiểu đạo thì cần phải phân tích.
Thực tế hiện kiếp của cô dù cô có nhiều công lao vĩ đại, siêu phàm, nhưng cô chịu ơn không chỉ tôi mà còn rất nhiều người. Vậy nói cô không phải chịu ơn ai thì cô là kẻ vô ơn à? Một người vô ơn đi giảng đạo, nói chuyện lễ nghĩa, ai nghe? Tôi từng tận tai nghe cô trách mắng một gia đình, cô nói: “Cô là kẻ vô ơn đấy”, nhưng phải hiểu gia đình đó chịu ơn cô rất nhiều, cô chỉ nhờ chuyện nhỏ cũng là cô thử thách, tạo duyên cho người ta giải nghiệp, còn một người như cô sao mà là kẻ vô ơn. Cô đã kể tôi nghe cô chịu ơn sâu nặng một ông cụ người Mán gần 100 tuổi đã chữa bệnh cho cô và tiên tri việc cô sẽ có con trai.
Không chỉ cô, Phật Tổ, trước và sau khi giác ngộ thành Phật, ngài cũng chịu ơn của nhiều người. Những ngày cuối cùng của kiếp cuối cùng, Phật Tổ bị bệnh, do ăn cháo của Thuần Ðà cúng dường. Thấy Thuần Đà vô cùng lo lắng, sầu não, Phật khuyên:
-Thuần Ðà hãy vui sướng lên, vì người đã vinh dự được cúng dường ta ăn bữa cuối cùng. Trong đời ta, có hai bữa ăn đáng ghi nhớ nhất. Ðó là bát sữa của nàng Tu Xá Ðề và bữa do người cúng dường. Cách đây 45 năm, sau 6 năm ăn khổ hạnh, kiệt lực, nếu không nhờ bát sữa, sự sống của ta đâu còn để tìm ra chân lý soi đường cho con người tiến tới chân trời giác ngộ và giải thoát. Hôm nay, ta thọ dụng bữa cơm cuối cùng do người hiến dâng. Ta chúc ngươi được nhiều phước lộc.
-Thuần Ðà hãy vui sướng lên, vì người đã vinh dự được cúng dường ta ăn bữa cuối cùng. Trong đời ta, có hai bữa ăn đáng ghi nhớ nhất. Ðó là bát sữa của nàng Tu Xá Ðề và bữa do người cúng dường. Cách đây 45 năm, sau 6 năm ăn khổ hạnh, kiệt lực, nếu không nhờ bát sữa, sự sống của ta đâu còn để tìm ra chân lý soi đường cho con người tiến tới chân trời giác ngộ và giải thoát. Hôm nay, ta thọ dụng bữa cơm cuối cùng do người hiến dâng. Ta chúc ngươi được nhiều phước lộc.
Từ một Thái tử trong cung vàng điện ngọc, ngài bỏ nhà ra đi ăn xin, tìm đường giác ngộ. Vua cha thấy quá lạ lùng thì Phật giải thích rằng, việc ăn xin là một pháp tu, trước hết là tạo phúc cho “thí chủ” (ông chủ bố thí cho mình), thứ hai làm cho mình khi chịu ơn người khác, cái tôi kiêu mạn sẽ giảm dần xuống. Từ đó phá bỏ mọi chấp ngã, bằng thiền định là một pháp tu luyện chủ yếu, dần đưa thân tâm đạt được trạng thái không, từ đó mới đạt được giác ngộ.
Đến lượt con ngài tập thiền, Phật Tổ đã dạy đại ý, con hãy coi mình là mặt đất, vì mặt đất là thấp nhất, ai cũng có thể dẫm đạp lên, phóng uế, đổ chất thải lên, nhưng mặt đất vẫn vững vàng. Con được như mặt đất có nghĩa là đã phá chấp tất cả, và đó chính là con đường của tu luyện của đạo.
Nhưng cũng cần phân biệt phá chấp với việc cứu nhân độ thế, hành động nghĩa hiệp. Vì thế giới ta bà không được như một trường tu, còn nhiều cái xấu, cái ác, nhiều tai ương, hoạn nạn. Quán thế âm Bồ tát phải quay lại để cứu độ chúng sinh là vì thế. Luật nhân quả của đạo Phật cho mọi hành động tốt, cứu giúp, bảo vệ người khác là nhân lành là vì thế.
***
Vì vậy, dù cô Hòa đúng là có khả năng siêu phàm, tức thần thông, nhưng lại thần thánh hóa, coi cô như Trời sẽ thành ra mê tín, cũng là ý sai trái. Còn tôi, từng tranh luận, phản bác cả những ông GS Viện sĩ trong tất cả các lĩnh vực, kể cả khoa học và triết học là rất khó, cả những vấn đề chính trị, đại sự quốc gia; người phản đối, kể cả chửi tôi không ít, nhưng tôi không không chấp. Vì tự tin mình đúng thì những người sai phải phản đối mình, làm sao mà bịt được miệng cả thiên hạ. Cái chính là tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu tôi sai thật, “chúng nó” kiện là rũ tù. Vì vậy, tôi cũng sẽ không chấp ai cả. Nhưng tôi muốn viết bài này để cho đệ tử của cô Hòa ai cần hiểu thì hiểu. Cô Hòa hay nói là “các Phật tử” nhưng gọi là đệ tử của cô là đúng hơn. Vì là những người chứng kiến những việc cô làm, thần phục khả năng đó của cô rồi theo cô. Còn thực tế dù cô đúng là Phật nhưng có bao người hiểu Phật mà là Phật tử? Ngay những người thuộc lòng kinh sách, thậm chí kể cả không ít những ông sư cũng không hiểu Phật, đạo Phật! Như vừa rồi có vụ nổi tiếng là ông “sư hổ mang” ăn thịt chó, với lý lẽ, Phật Tổ đi ăn xin, người ta cho gì ăn nấy, có đâu mà phân biệt chay với mặn? Vậy Đức Phật cũng ăn mặn thì sao? Cho ăn chay là tu tốt, vậy trâu bò nó tu tốt hơn à? Theo triết học thì ông này nói rất đúng theo logic hình thức vì sự thật đúng là thế. Nhưng ông ta không hiểu đạo. Đạo Phật coi chúng sinh bình đẳng nên khuyên tránh sát sinh, còn việc Phật Tổ và các vị đệ tử cùng thời đi ăn xin là pháp tu, người ta cho gì ăn nấy, đồ bố thí chỉ thuần coi là thức ăn, không chấp chay, mặn, ngon, dở, nên có khi ăn cả đồ ôi thiu, thậm chí ăn cả thịt người. Như có vị ăn xin một người hủi, ngón tay rụng vào bát, vẫn ăn vì coi đó là thực phẩm bố thí. Còn “ông sư hổ mang” có đầy đủ thức ăn chay vẫn chọn thịt chó ăn cho sướng miệng là còn chấp vào chuyện ngon dở, với lý lẽ như trên là chưa biết tu và không hiểu đạo. Nên hiểu đạo đã khó, hành cho đúng đạo lại càng khó hơn.
***
Phật Tổ, kiếp cuối cùng ngài chịu ơn nhiều người, đặc biệt là cô thôn nữ Tu Xá Đề biếu ngài bát sữa cứu ngài, sau sáu năm tu khổ hạnh sai đường, đang ở trước ngưỡng cửa của cái chết. Trước khi trở về cõi Phật, trong kiếp cuối cùng, kinh sách cũng viết những chuyện ngài phải trả nốt những nghiệp mà ngàn vạn kiếp trước ngài chưa trả hết. Tôi xin kể vài chuyện.
Thứ nhất, một kiếp Đức Phật là Tịnh Nhãn đã giết một người là Lộc Tướng rồi đổ tội cho một vị Bích Chi Phật. Vì tội ác này mà ngài phải trải qua vô số kiếp trong địa ngục cùng khổ, kiếp cuối cùng, đã thành Phật rồi mà vẫn bị Tôn Ðà Lợi phỉ báng. Thứ hai là chuyện Đức Phật bị thanh gỗ của người đẽo gỗ đâm vào chân. Ngài đã giải thích. Một kiếp khác, có đám người buôn bán, góp chung tiền của, dóng thuyền đi biển. Khi nhổ neo, xuất hành, có người có dã tâm, muốn giết hết người trên thuyền để đoạt của. Đức Phật kiếp đó biết nên đã dùng mâu kích đâm y gãy chân rồi chết. Mọi việc vẫn chưa diễn ra mà ngài lại tự hành động giết người nên mới có quả báo thanh gỗ đâm chân đó. Thứ ba là nhân duyên Ðề Bà Ðạt Ða lăn đá giết Đức Phật. Phật Tổ kể, ngày xưa có một trưởng giả giàu có tên là Tu Ðàn, có con trai là Tu Ma Ðề và Tu Da Xá là con vợ khác. Tu Ðàn bỗng nhiên chết, Tu Ma Ðề nghĩ cách giết em để hưởng trọn gia tài. Một lần Tu Ma Ðề rủ Tu Da Xá leo núi, đến gần mé vực, liền xô người em xuống núi giết chết em. Ðức Phật bảo với các đệ tử, Tu Ma Ðề lúc ấy thì chính là thân của ngài, người em Tu Da Xá lúc ấy thì nay chính là Ðề Bà Ðạt Ða. Bây giờ duyên xưa còn sót lại, nay tuy đã thành Phật nhưng ngài vẫn không thoát khỏi quả báo đời trước. Một lần ở trên núi ngài đã bị Ðề Bà Ðạt Ða đẩy tảng đá lên đầu. Vì được thần núi cứu nên chỉ có một mẫu đá nhỏ rơi trúng ngón chân cái làm chảy máu mà thôi, v.v…
Không chỉ Phật Tổ, các đệ tử theo ngài cũng phải trả nghiệp như vậy. Ngài Mục Kiền Liên, tại một kiếp vì sợ vợ, đã đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết. Cuối đời, vì là thần thông đệ nhất, biết trước bọn cướp đến giết mình cướp của, nhưng biết là đã đến lúc quả báo, ngài chịu ngồi yên để bọn chúng giết, bầm nát tay chân. Ngài phải dùng thiền lực tái hiện, cố gắng đem tấm thân đầy thương tích đến yết kiến Đức Phật lần chót, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời.
Vì vậy, đã nhiều lần tôi viết, cô Hòa là ai mà đời cô có nhiều ngang trái đến vậy? Đi làm tâm đức mà bị đổ tội, Nhớ lại sau lần đầu Thu Uyên trên tivi đổ tội cho cô, lần đầu tôi dự buổi cô “họp”. Tôi thật e ngại khi 9 người mười ý loạn cả lên, rồi ông Thu đâm ngang, cô và ông Thu cãi qua cãi lại, um cả lên. Tôi ra về đầy âu lo nhưng tôi là người mới, không muốn xía vào chuyện người khác. Nhưng rồi Thu Uyên lại lên tivi đổ tội cho cô, cô gọi cho tôi: “Anh Đông La ơi, em có bị bắt không?” Nghe cô hỏi vậy mà tôi đã khóc thầm, thấy cô như một cô em út bé nhỏ và nghĩ có lẽ mình có sứ mệnh phải bảo vệ người phụ nữ yếu đuối này, Trời Đất đã xếp đặt thế, bao năm nay tôi rèn bút để đến hôm nay làm việc lớn đó. Tôi đã viết ý này, nên có lần tôi đang đi xe máy trên đường cô gọi, nói trêu: “Đại ca đi đâu đấy?”
(Mẹ Lịch, Lịch, anh Thu, Đông La, cô Hòa
trong lần đầu gặp tại nhà ông Sử)
Với quyết tâm đó nhưng tôi vẫn rất lo lắng vì đổ tội cho cô không chỉ cá nhân mà cả một hệ thống cơ quan lớn của nhà nước. Nhiều người bảo cô không làm gì sai thì sợ gì? Nhưng thực tế không đơn giản vậy. Chế độ ta không bao giờ khuyến khích chuyện vu oan, bỏ tù oan, nhưng xã hội là rất lớn, rất phức tạp, vì trình độ, vì đạo đức của những người thực thi công vụ trong những vụ việc cụ thể, nhiều vụ việc sai trái vẫn xảy ra, như ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén bị tù oan chẳng hạn.
Tận tới vụ tìm hài cốt liệt sĩ ở Long Thọ, người ta vẫn tổ chức lại chuyện khai quật ở Long Khánh, trình chiếu trên tivi, để lấy bằng chứng tố cáo cô. Tôi đã viết bài bảo họ, khoa học bất lực trước mộ mất dấu, các ông phủ nhận ngoại cảm, vậy các ông tìm bằng phương pháp nào? Họ còn định khai quật lại cả ở Cần Lê nữa. Tôi đã bảo với Tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nếu vụ Cần Lê là lừa đảo thì chính chú là người tổ chức phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, cô Hòa là người chú mời thì chịu trách nhiệm trước chú thôi, nên chú phải đề nghị, đơn vị chú phải được tham gia khai quật lại, nếu không họ làm giả để đổ tội cho chú thì sao?
Với tất cả những điều trên, tôi không kể công, đòi công, nhưng tôi có phải là ân nhân của cô Hòa không? Có người bảo việc anh làm ai mà không biết, khoe ra là không hay. Nếu ai cũng tâm sáng, khách quan, quảng đại thì tôi viết ra làm gì, nhưng thực tế thì còn khuya!
***
Điều cô Hòa mong là mọi người theo cô yêu thương, đoàn kết, nhưng thật là khó. Vì ngay những người theo sát cô từng có những người xung khắc với chính cô, phản cô, rồi xung khắc lẫn nhau nói gì đến phạm vi cả nước. Tất cả vì ai cũng còn có cái tôi, theo cô vì thấy cô siêu phàm, phục cô, nể cô, sợ cô thôi nhưng có mấy người hiểu đạo? Vì thế mới có chuyện ai cũng chắp tay, quỳ lạy nhưng cô luôn tuyên bố không muốn gặp ai nữa.
7-1-2016
ĐÔNG LA