Trong
cuộc phỏng vấn lần thứ hai ở HN vừa rồi, PTV Như Quỳnh của Viet Vision TV hỏi tôi một câu rất khó trả lời lại
cũng hơi buồn cười đại ý: “Tương lai bác
có kết hợp hai thế mạnh là lý luận và văn chương để viết những bài thơ chống
phản động không?”
Vì
thật khó mà làm được thơ nghiêm túc về các nhân vật như Nguyên Ngọc, Huệ Chi,
Chu Hảo, Quang A, v.v… mà chỉ có thể làm hò vè diễu cợt hoặc thơ tếu thôi.
Tôi cũng từng làm mấy bài thơ kiểu Bút Tre diễu mấy ông
như:
Thanh Hóa có một Nguyễn Duy
Nổi danh từ một cuộc thi văn nghề (nghệ)
Thơ Duy đậm chất đồng quê
Cua, ốc, rơm, rạ mang về vinh quang…
Rồi một
độc giả là bạn Vũ
Duy Hoàng có viết một comment:
“Tiện tay tát cho lão Nguyễn Khoa Điềm
một phát đi anh Đông La”,
Nhân ông Điềm sau khi “hiu” (hiu hắt) không vui mà viết bài thơ Đất nước những năm thật buồn, tôi cũng
viết luôn mấy câu Bút Tre đáp lời ông Điềm:
CÓ HAI ĐẤT
NƯỚC
Việt Nam có Nguyễn
Khoa Điềm
Hồi còn đương
chức kết liền (liên kết) Mạnh Hao (Hảo)
Cùng yêu đất
nước biết bao
Người vào
chính trị (Bộ Chính trị) người vào ban thơ (Hội Nhà Văn)
Bất Hảo bất
chợt trở cờ
Điềm ta bực
tức phớt lờ đi luôn
Bỗng dưng
chớp giật, sóng dồn
Khoa Điềm sét
đánh về vườn thinh linh (thình lình)
Đất nước
đương chức đẹp xinh
Hưu rồi bỗng
thấy nó thành ruồi bu
Hảo ta sướng
quá hoan hô
Lại yêu Điềm
tựa như chưa giận hờn
Lại chung
nhau một nỗi niềm
Người tung kẻ
hứng sát liền bên nhau
Xưa cùng yêu
nước biết bao
Nay cùng chê
nước khác nào quân Nguy
27-4-2013
Còn câu
hỏi của Như Quỳnh, tôi trả lời rằng, tôi không viết thơ chống phản động nhưng tôi
cũng có nhiều sáng tác mang tính phản biện, chỉ ra những cái sai, cái xấu, cái
yếu kém của xã hội nói chung, như:
TỔ MỐI
Những vết trẻ
trâu nghịch phá
Có hề gì ở
trên mặt đê
Những tổ mối
không ai nhìn thấy
Mới đích thị
là những nguy cơ
2012
Ngay những ngày đầu sáng tác, tôi viết truyện Lễ tưởng niệm
mà đến Nhà văn Nguyễn Khải cũng khen bảo: “Cả
đời người sáng tác may ra viết được vài cái như thế”, tôi đã kết truyện đó,
về chuyện ở chính cơ quan tôi là Viện Công nghiệp Dược (giờ không còn), bằng
cái ý vì quyền chức người ta chỉ mong đồng chí, đồng nghiệp của mình chết đi:
“Tôi bỗng cảm
thấy ghê tởm những con người này, bởi niềm vui và nỗi buồn của họ cũng nguy
hiểm và độc hại như những hành động mà họ gây ra. Chính chúng là những động lực
cho những hành động ấy”.
Tôi nói với PTV Như Quỳnh văn chương như thế là có tư
tưởng. Mà các giải Nobel văn chương, nếu tác phẩm chỉ mua vui giải trí thôi thì
không thể được giải mà phải có tư tưởng. Tôi lấy ví dụ là nhà văn Máckết, tư
tưởng của toàn bộ tác phẩm của ông là viết về cái cô đơn. Khi lấy một tác phẩm rất
nổi tiếng của ông là Ký sự về một cái
chết được báo trước để làm dẫn chứng, như tôi đã viết tôi quen viết chứ
không quen nói, nói nửa chừng thì tôi lại “quên
bố nó đi mất”! Nay ôm máy tính đung đưa thì tôi hoàn toàn có thể nhớ lại.
Đó là câu chuyện của hai anh chàng làm ngề mổ lợn đi rửa nhục cho gia đình, tìm
giết kẻ làm cô em gái mất trinh bị chồng trả về sau đêm tân hôn. Có điều hai
người vì danh dự mà đánh tiếng báo thù chứ thực tâm không muốn giết người, nên
vừa đi vừa nói oang oang kiểu “chúng tôi
đi giết người đây!” Nhưng tất cả mọi người đều “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, nạn nhân chịu chết trong sự
vô cảm của đồng loại, trong một trạng thái cô đơn đến tận cùng!
Sau đây là cuộc phỏng vấn:
5-1-2016
ĐÔNG
LA