Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

NGUYỄN QUANG A VÀ “PHONG TRÀO” TỰ ỨNG CỬ ĐẠi BIỂU QUỐC HỘI

ĐÔNG LA
NGUYỄN QUANG A VÀ “PHONG TRÀO”
TỰ ỨNG CỬ ĐẠi BIỂU QUỐC HỘI

Gần đây Nguyễn Quang A lại diễn trò tự ứng cử đại biểu quốc hội, đầu têu cho những người thuộc nhóm quấy rối, tạo ra một “phong trào” tự ứng cử, nhằm phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới.
Theo LUẬT bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ngày 25-6-2015, Chương I, Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử 1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
          Theo Luật tổ chức Quốc hội. Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. 1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp…
          Vậy Nguyễn Quang A là ai? Liệu có đủ tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội dù chỉ một tiêu chuẩn “Trung thành với Hiến pháp” nói trên thôi?
Xin tóm lược những nét chính về Nguyễn Quang A mà chính tôi đã viết.
Nguyễn Quang A đã từng theo mô hình think-tank của nước ngoài, lập ra cái Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và giữ chức Viện trưởng. Vì sai trái theo quy định của Chính phủ, IDS đã tự giải thể. Với nhiều bài viết nhân danh đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, nhưng thực chất lại là những hành động hại dân, hại nước. Đỉnh cao là vụ 72 người mà các thành viên IDS đều có mặt, đòi thay thế Hiến pháp, đòi xóa bỏ Điều 4, tách quân đội ra khỏi Đảng, v.v…, tức họ đã chống lại Hiến pháp. Sau khi IDS giải tán, Nguyễn Quang A lại lập ra Diễn đàn xã hội dân sự để tiếp tục hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ”. Chế độ ta là chế độ do Đảng lãnh đạo toàn diện chứ không phải toàn trị. Chỉ có kẻ thù của thể chế mới xuyên tạc như thế!
Có lần sau hơn 1 tháng đi các nước Châu Âu và Mỹ “tìm đường chống phá đất nước”, Nguyễn Quang A đã bị công an “sờ gáy” tại sân bay 15 tiếng. Ông ta đã lớn tiếng cho những người làm nhiệm vụ an ninh là “phản động!” Nguyễn Quang A cũng từng ngược ngạo cho lực lượng an ninh Thủ đô là “kẻ địch” khi họ thi hành chức trách trong vụ lợi dụng việc biểu tình chống TQ để chống chế độ. Nguyễn Quang A đã tham dự Hội thảo Hè tại Đại Học Humboldt ở Berlin, Đức, từ ngày 24-25/7/2015, với bài tham luận “ Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam”, nội dung là nghiên cứu kinh nghiệm lật đổ thể chế ở một số nước, rồi đưa ra vài kịch bản có thể lật đổ chính thể ở Việt Nam, vận động các lực lượng chống Việt Nam ủng hộ mình. Tại Mỹ, Nguyễn Quang A cũng đã tham gia buổi gây quỹ  được tổ chức bởi những người thuộc chế độ VNCH.  Tôi đã viết, các vị còn thờ VNCH nên tỉnh lại đi. Hãy noi gương bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, ngày 10/5/2015, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin, bà đã nói, người Đức đã và sẽ luôn nhớ rằng chính Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quyết định giải phóng nước Đức khỏi ách phát xít! Thực tế nhiều Việt kiều từng là lãnh đạo, là quan chức, là sĩ quan, là những người danh tiếng dưới thời VNCH đã không chỉ về nước mà có người còn ở lại luôn thì chính sách hòa hợp của nhà nước là có thật chứ không phải chỉ là “tuyên truyền của cộng sản”. TT Obama cũng đã trân trọng tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng. Vậy mà sau gần nửa thế kỷ, các vị vẫn còn ôm hận mất nước xem chừng là không có lý và cố chấp quá chăng? Các vị vẫn ném tiền cho bọn quấy rối trong nước thì có phải là vô nghĩa và “phí của giời” không? Thực tế không có cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ nào ở Việt Nam cả, mà chỉ có những kẻ xấu nhân danh điều cao cả ấy quấy rối ăn tiền mà thôi.
          ***
Nguyễn Quang A và những băng nhóm quấy rối hay rêu rao là mình hành động vì dân vì nước, việc tự ứng cử đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Vừa rồi Nhật Lệ, lại cô bé “ghê gớm” này, chắc phải đề nghị nhà nước phong cho danh hiệu anh hùng chống bọn quấy rối quá! Nhật Lệ và các bạn “Cờ đỏ” đã xuống tận nơi Nguyễn Quang A sinh sống làm một video (https://www.youtube.com/watch?v=Y_MDGiPlVJw), gặp gỡ những người hàng xóm, chuyện trò, để cho chính bà con lối xóm của Nguyễn Quang A cho mọi người biết Nguyễn Quang A là người như thế nào.
Người đầu tiên là bà Nguyễn Thị Hoan:
Bà cho biết bà là hàng xóm hơn chục năm biết mặt mà không biết tên Nguyễn Quang A vì “ông ấy không tiếp xúc gì cả”, lần đầu thăm nhà bà là dịp Tết vừa rồi với mục đích là xin chữ ký tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhật Lệ: “ nhân bác có ủng hộ ông Quang A không ạ?”. Bà Hoan: “Tôi không hiểu, bầu lên là phải hiểu tiểu sử của người ta như thế nào? Công việc người ta ra làm sao? thì mới bầu, chứ bây giờ bảo bầu lên thì biết bầu thế nào, bầu ông A hay ông B, đúng không?”.
          Nguyễn Quang Bách là chàng trai cùng nhóm với Nhật Lệ, Bách đã gặp bà Trần Thị Dung:
          Khi được hỏi, bà Dung nhìn ảnh Nguyễn Quang A bảo không biết cụ thể là ai, chỉ biết là cùng ngõ, có nghe ông này ứng cử, từ trước tới nay không bao giờ hỏi nhau nhưng Tết này lại đi chúc Tết hàng xóm để xin chữ ký, bà không đồng tình vì ông này có hoạt động chống lại đất nước. Bà nói:  “Việt Nam mình từ xưa đến nay đã khổ rồi… nhà ông ấy có bố ông ấy cũng đi bộ đội… bố đẻ, bố vợ đều tham gia kháng chiến… ông ấy nghĩ như thế nào mà lại không đồng tình với chế độ của mình”. Quang Bách: “Bác có đồng tình với việc ông ấy ra ứng cử không ạ?” Bà Dung: “Ông ấy đã như thế này thì chúng tôi không đồng tình
          Người đàn ông tiếp theo Nhật Lệ gặp là ông Nguyễn Sĩ Phúc:
          Nhật Lệ: “Bác có biết ông Nguyễn Quang A ở trong ảnh này không ạ?” Ông Phúc: “Anh này là con rể của ông anh tôi, cũng là hàng xóm”. Nhật Lệ đưa một tấm hình có Nguyễn Quang A hỏi thì ông Phúc nói: “Với cái hình ảnh này chúng tôi cũng đã nói với người dân tình hình này là cái anh này… Vừa rồi tôi mới nghe được tin anh ấy ra ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này với danh nghĩa là tự do. Nhưng chúng tôi hoàn toàn không thể ủng hộ được cái phần tử mà đi nói xấu đất nước”. Nhật Lệ: “Ông Nguyễn Quang A tuyên truyền trên mạng internet ông ấy nhận được ủng hộ rất lớn từ cộng đồng dân cư nơi ông ấy sinh sống. Theo như bác nói có nghĩa là ông này hoàn toàn không nhận được sự ủng hộ nào từ cộng đồng dân cư cả. Những điều ông ấy nói trên mạng chỉ là bịa đặt phải không ạ?” Ông Phúc: “Đúng rối!” Nhật Lệ: “Cái thời mà đất nước mình còn đang chiến tranh, những người con ưu tú thì cầm súng ra trận, ông Nguyễn Quang A này đã được nhà nước cử đi học ở nước ngoài … Nhờ xương máu hy sinh của bao nhiêu người thì ông ta mới được đi học ở nước ngoài, mới có được học vị tiến sĩ mà bây giờ ông ta lại đứng dưới lá cờ vàng ba sọc… Cháu được biết bố ông Quang A cũng là liệt sĩ. Bây giờ ông ta quy thuận lá cờ này thì bác có nhận xét gì về tư cách đạo đức của ông Quang A này?” Ông Phúc: “Anh này trong cái thời trẻ được nhà nước đưa đi đào tạo ở Hung-ga-ri về điện tử. Sau khi tốt nghiệp về … có làm trong quân đội một thời gian. Sau không biết vì lý do gì anh ta thôi anh ta xin ra ngoài lập công ty riêng này nọ để hoạt động. Đã có rất nhiều lần tham gia biểu tình, tổ dân phố chúng tôi cũng đã nắm được tình hình và cũng có vào vận động nhưng mà anh ta chả tiếp gì chúng tôi cả. Bản thân gia đình này bố là liệt sĩ, bố vợ cũng là người hoạt động cách mạng… ở xe lửa Gia Lâm… Bây giờ cụ già rồi cũng không thể nói được anh này… Chúng tôi vào anh ấy không có tiếp, anh ấy nói thế này thế khác, nó mệt lắm, khoe thành tích thì nhiều. Tôi thấy cái đó là vô cảm vì đã được nhà nước đưa đi học… bao nhiêu tiền của, xương máu của nhân dân, thế mà bây giờ lại muốn phản lại đất nước, thì tôi thấy không thể chấp nhận được cái dạng như thế này ứng cử quốc hội, để lãnh đạo đất nước thì không thể được”. Nhật Lệ: “Theo bác thì dư luận ở khu phố có nhiều người ủng hộ ông Quang A này không ạ”. Ông Phúc: “Dư luận ủng hộ chắc là không rồi. May lắm thì đi vận động những người già, họ điếc, yếu, ngồi một chỗ chả biết tình hình gì. Hoặc là những họ hàng… có dây mơ rễ má thì người ta nể còn bản thân những người hiểu biết trong tổ dân phố chắc chắn là không rồi
          Người kế tiếp Nhật Lệ gặp là ông tổ trưởng tổ dân phố Trần Văn Bái:
          Nhật Lệ: “Bác là tổ trưuởng tổ dân phố bác có biết gì về ông Nguyễn Quang A không ạ?” “Báo cáo với các anh các chị là … ông ấy theo vợ về đây… chỉ ăn ở thôi không sinh hoạt”. Nhật Lệ: “Bác có biết gần đây ông Nguyễn Quang A có làm đơn tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14 không ạ?”  Ông Bái: “Buổi chiều tết mồng 4 ông ấy và vợ đi chúc tết có đến một số gia đình… bà vợ nói là anh ấy nghỉ công tác lâu rồi bây giờ anh ấy buồn anh ấy ra ứng cử quốc hội để anh ấy tham gia công tác cho nó vui… Vợ tôi cũng hỏi từ xưa đến nay không thấy các bác đi chúc tết bao giờ nay các bác chúc tết thì cũng ngạc nhiên… bà ấy cũng cho chữ ký… Rồi có sang hai nhà bên cạnh, một cụ già ngoài 80 rồi, cũng họ hàng, cũng chúc tết, cụ cũng ký. Sau khi vợ chồng ông Quang A về cụ lo lắng, cụ sang nhà bảo con gái tôi mời ông Bái sang có việc… thì tôi sang cụ trình bầy là Quang A và vợ sang chúc tết có xin chữ ký như thế ông thấy thế nào? Tôi thì tôi chót ký mất rồi. Tôi chỉ bảo cụ già quá rồi vì tâm lý mà nói người già làm cái gì chưa hiểu thì cứ bứt rứt trong người. Tôi giải thích cho cụ là thôi cụ chót ký rồi, vận động của ông ấy là ứng cử tự do thôi không có vấn đề gì lớn đâu mà cụ phải lo”. Nhật Lệ: “Bác là tổ trưởng tổ dân phố bác thấy mọi người nhận xét hoặc có thái độ như thế nào về ông Nguyễn Qyang A ạ?” Ông Bái: “Thái độ của nhân dân mà nói… ông ấy ra ứng cử đại diện nhân dân mà nhân dân không đề cử ra, ông ấy tự ứng cử, với cái lý lịch như vậy và thứ hai công việc ông ấy làm tôi thấy ông ấy bất mãn với chế độ rồi… thực tế mà nói thế”.
          Người cuối cùng Nhật Lệ gặp trong video là một chàng thanh niên, vì trẻ chàng trai nói huỵch toẹt ra suy nghĩ của mình chứ không có phần giữ ý như những người lớn tuổi:
Chàng trai nói: “Trước tôi có biết ông ấy đâu, từ hôm mồng 3 tết ông ấy sang nhà vận động xin chữ ký thì tôi mới biết”. Nhật Lệ: “Anh có ký cho ông ấy không?” Chàng trai: “Không”. Nhật Lệ: “Ông Nguyễn Quang A ông ấy … tự ứng cử vào quốc hội …anh nghĩ sao về cái việc ông ấy tự ứng cử quốc hội như thế ạ?” Chàng trai: “Ứng cử như thế tôi cũng ứng cử được”. Nhật Lệ: “Anh có nhận xét gì về cái việc tự ứng cử?” Chàng trai: “Như trò hề”.
***
Đúng như chàng trai nói việc Nguyễn Quang A tự ứng cử và “phong trào” tự ứng cử của những người quấy rối, trong đó có không ít những người có tiền án tiền sự, chỉ là “Trò hề”.
Nếu hiểu Luật bầu cửLuật tổ chức Quốc hội, hiểu được tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội thì những thành phần bất hảo mất công tự ứng cử làm gì? Có điều vì hành nghề quấy rối ăn tiền nên mỗi khi đất nước có sự kiện gì lớn là họ lại thi nhau diễn trò. Cái đáng e ngại là với trình độ quần chúng không phải ai cũng hiểu rõ pháp luật, không phải ai cũng phân biệt được trắng đen trước thực trạng có những nhân vật từng có chức tước, có danh tiếng nhưng lại có nhiều hành động chống phá đất nước nhân danh đấu tranh vì dân vì nước. Vì vậy những cơ quan có trọng trách cần phải xem xét, dựa vào luật, loại ngay những người không đủ tư cách ứng cử đại biểu Quốc hội. Không một chế độ văn minh nào lại có thể để những thành phần chống chế độ lọt vào cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ cả!
5-3-2016

ĐÔNG LA