ĐÔNG LA
TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT NHÀ VĂN
I- NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
Khi nghĩ đến việc đặt tên cho bài viết
về Hội nghị Lý luận Phê bình của Hội Nhà Văn VN vừa rồi tự dưng tôi lại nghĩ
đến tên một cuốn sách TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN (A soldier reports) của William C.
Westmoreland, từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền
Nam Việt Nam, nên đã đặt như trên.
Sáng
23-6-2016 tôi lên máy bay từ Tân Sơn Nhất, thấy thấp thoáng vài gương mặt rất quen mà không thân
trong giới nhà văn, nghĩ không biết mình sẽ được xếp ở chung với ai đây? Nếu với
người không hợp thì là một cực hình.
Xuống
Nội Bài, tôi nhanh nhảu leo lên một taxi, đi được một lúc thì điện thoại kêu
với số lạ:
-Chú
Đông La ạ, cháu lái xe của Hội Nhà Văn đi đón đoàn, vậy chú đang ở đâu ạ?
-Hội
Nhà Văn chu đáo thế cơ à? Mình không biết nên lên taxi rồi!
Bến
đỗ là Bảo Tàng Văn Học VN, thấy một người quen mà không nhớ tên, chắc cũng đi
lẻ như mình, hỏi thì nhớ ra là Bùi Công Thuấn ở Đồng Nai, còn tôi thì ông Thuấn
nhận ra ngay. Tôi bảo:
-Tôi
nhớ ông viết mấy bài về Nguyễn Huy Thiệp có đúng không?
-Đúng rồi!
Vậy là cơ duyên hợp với lòng người, vì giống tôi, khác với
dàn đồng ca đội Nguyễn Huy Thiệp lên đầu, nhai theo Nguyên Ngọc, hoặc bọn tiến
sĩ văn chương nói leo theo những ông thầy của chúng nó như Hoàng Ngọc Hiến,
Nguyễn Đăng Mạnh; Bùi Công Thuấn viết về Thiệp khách quan, có chủ kiến riêng.
Sau được biết do anh học đại học văn trước giải phóng miền Nam .
Tôi và Bùi Công Thuấn được xếp ở phòng 505. Khi soạn đồ, thấy tôi có sách, Bùi Công Thuấn nói:
-Tặng sách đi, kỷ niệm chuyến đi, mấy khi được cùng phòng
với Đông La.
-OK, nhưng bí mật nhá, tôi chỉ còn mấy quyển, toàn người
thân mà lớn tuổi họ xin mà không tặng thì thất lễ quá!
Một lúc sau đang cầm cuốn sách của tôi đọc, Bùi Công Thuấn
hỏi:
-Anh thấy tôi viết về Nguyễn Huy Thiệp như thế nào?
-Tôi không nhớ cụ thể chỉ biết là ông chê Nguyễn Huy Thiệp rất đúng.
-Đúng ra tôi không phải là chê mà tôi chỉ viết khách quan
thôi. Đang đọc bài anh viết về Nguyễn Huy Thiệp, anh cho văn Thiệp không có tư tưởng đúng quá.
Mà thi pháp thì cũng có mới gì?
-Tư tưởng thì ông Nguyễn Đăng Mạnh dù tâng bốc cũng phải
thừa nhận văn Thiệp không có tư tưởng gì. Bảo Ninh cũng bảo thích văn Thiệp
nhưng thích vì cái gì thì cũng chịu. Còn thi pháp thì giọng của Thiệp, một mặt y như văn cổ của Tầu, như Tam Quốc, một mặt, nhất là về tầng lớp thị dân, y như của
Vũ Trọng Phụng, thậm chí có đoạn còn copy luôn, vậy mới cái gì? Còn tôi thì
thấy giọng điệu của Thiệp là giọng điệu “cà pháo mắm tôm”, người ta thích văn
Thiệp vì hầu hết mang gen nông dân Việt, bởi nông dân có ai mà không thích cà
pháo mắm tôm. Nhưng cà pháo mắm tôm bổ béo gì? làm không khéo coi chừng có
nitrozoamin, một chất gây ung thư! Một văn tài với thi pháp ấy, tư tưởng ấy,
sao lại là thành tựu? sao lại được tung hô? Chính là kết quả nhận thức bởi tư duy
tiểu nông, cảm tính, đại khái, thuộc về cái lỗi chung “lỗi hệ thống” của con
người và xã hội VN. Chán thật!
Sáng nay, trước máy tính thì tôi dễ dàng tìm ra được cụ thể
Bùi Công Thuấn đã viết về Nguyễn Huy Thiệp như thế này:
“Nhưng điều gây tranh cãi và làm cho Thiệp nổi tiếng là ở …
cái cách NHT dùng văn chương cho những mục đích ngoài văn chương của mình.
Vâng, như thế thì dù NHT kể truyện hay, nhưng NHT không có mục đích sáng tạo
nghệ thuật, thì tác phẩm của NHT không hẳn là có ích cho đời, và có ích cho văn
chương (tất nhiên là có ích cho những ai muốn dùng Thiệp để chống lại hiện thực
Xạ Hội Chủ Nghĩa)…
Rời bỏ chủ nghĩa Hiện Thực XHCN, rời bỏ
chủ nghĩa Marx, NHT tìm về cội nguồn tinh thần nào ? Đọc truyện của Thiệp, tôi
thấy lổn nhổn, nếu không nói là bát nháo đến dở hơi (!) những ý niệm của
chủ nghĩa Hiện Sinh, của Thiền, của Đạo, của Freud, của Thiên Mệnh. Tất cả còn
sống sít, chưa được tiêu hóa (có lẽ NHT chưa được học đến nơi đến chốn. Thực
tiễn cuộc sống của NHT cũng không cho phép ông tiếp cận với những tư tưởng này
khi ông đi dạy học và sống ở miền Bắc VN trước 1975)”.
***
Sáng 24, đi ăn sáng, ngồi đối diện với tôi là Nhà thơ Giang Nam , tác giả
bài thơ Quê hương đã đi vào lịch sử văn học. Tóc ông vẫn đen, nhanh nhẹn, nhưng
ông đã 89 tuổi. Tôi nói:
-Thật vĩ đại, cháu thấy với những con người VN như chú thì Mỹ thua VN là đúng rồi!
Ăn sáng xong, từ Bảo tàng Văn học ở đường Âu Cơ, Hà Nội, xe chở
chúng tôi tiến thẳng Tam Đảo:
Đến Tam Đảo, Văn xuôi và Dịch ở Khách
sạn Ngôi sao, còn Lý luận Phê bình và Thơ thì ở Khách sạn Công Đoàn, cách nhau
vài trăm mét. Bùi Công Thuấn bảo tôi chụp ảnh kỷ niệm. Tôi cũng bảo anh chụp
cho tôi:
Vào nhận phòng, thật lạ, chúng tôi
cũng lại được trao cho chiếc chìa khóa phòng mang số 505. Tôi bảo:
-Lại số 505, đúng là cơ duyên rồi.
Nhìn qua cửa sổ
tầng 5, gần giữa trưa mà tôi thấy trời Tam Đảo đầy mây:
Nhưng có lúc bầu trời trong vắt:
Nhận phòng, nghỉ ngơi, ăn trưa xong,
chiều 24 chúng tôi bắt đầu thảo luận riêng từng bộ môn.
(Còn tiếp)
28-6-2016
ĐÔNG
LA