ĐÔNG LA
NGÔI NHÀ VÀ THỂ CHẾ
Tôi biết nhiều người đang “ngóng”
bài tôi viết tiếp về thằng nhà báo “Dái Dê” (Phạm Ngọc Dương) nhưng tôi còn
đang đợi thêm tư liệu của cô Nguyễn Ngọc Hoài. Rồi tôi sẽ chỉ cho mọi người,
cho cả nó biết, nó ngu xuẩn và lưu manh như thế nào. Một thằng mù trí thức
như nó tất không thể cãi được, nếu có chỉ ẳng lên như chó điên cắn càn thôi!
ĐL
|
Tôi
hay ví thể chế như một ngôi nhà, những yếu kém, sai trái, tệ nạn của xã hội như
những chỗ nứt dột, mục ruỗng, sụt lún. Cái quan trọng là cần nhận ra những
khuyết tật đó để chỉnh sửa. Điêu này sẽ dễ dàng, thực tế và hiệu quả hơn tỷ lần
việc đập bỏ để xây dựng ngôi nhà mới khi trong tay không có xu nào cả, một tham
vọng đầy ảo tưởng phi thực tế. Các nhà lãnh đạo VN đang thực hiện công cuộc
chỉnh đốn thể chế chính là việc sửa ngôi nhà, còn những người kêu gào đòi thay
đổi thể chế chính là những kẻ ảo tưởng trên.
Có một sự tương đồng thú vị. Ngôi nhà của tôi mới xây
khoảng dăm năm, tự tay tôi thiết kế đến từng hoa văn sắt cửa sồ, kiến trúc sư
chỉ bản vẽ hóa ý tôi mà thôi. Nó là căn nhà thứ hai tôi xây từ đất trống.
Vừa
qua, sau một mùa nắng như rang, trần nhà đã nứt chỗ nào đó, mùa mưa đến, những
trận mưa dầm dề đã làm thấm dột. Chưa hết, nền nhà ngay phòng khách, từ ngày
xây dựng hoàn tất cứ lún dần, chũng xuống như võng, không biết sụp lúc nào. Tôi
đã ví thể chế như ngôi nhà, nay ngược lại, tôi cũng thấy nhà tôi giống thế chế quá.
Quan chức trụ cột cũng sai phạm chẳng khác gì “nhà dột từ nóc”; cơ chế quản lý,
vận hành xã hội lỏng lẻo dẫn đến sai phạm, lớn nhất thành “lỗi hệ thống”, hậu
họa khó chịu nhất, gây bức nhất chính là tham nhũng, lãng phí, thành giặc nội
xâm, giống như nền nhà bị lún, sụp.
Nhưng tỉnh táo nhận xét, trần nhà tôi bằng bê tông, cốt
thép rất chắc, chỉ cần tìm ra chỗ nứt, nấu nhựa đường đổ vào rồi trét vữa xi
măng lên là xong; khung nhà tôi cũng bê tông cốt thép, móng cũng đóng cọc cốt
thép bê tông, nên nền rất vững, lún sụt chỉ là gạch lát ở phòng khách do thợ
làm ẩu thôi. Cơ bản hơn nữa là tôi xây nhà bằng tiền tôi tự làm ra chính đáng,
không như quan tham xây nhà, khi tội lỗi khui ra, nhà rất dễ bị thu hồi.
Cũng giống như ngôi nhà, đất nước dù còn bao chuyện chướng
tai gai mắt, nhưng nhìn xuyên suốt toàn bộ lịch sử, đúng như câu thơ của Chế
Lan Viên đã viết từ lâu “Đất nước bao giờ đẹp như thế này chăng?” và mới đây
TBT Nguyễn Phú Trọng khi tới thôn Phật Tích (xã Phật Tích, H.Tiên Du, Bắc Ninh)
dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cũng nói:
"Mặc
dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu
cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng
nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”
Cũng
như khung nền cốt thép bê tông của ngôi nhà, nền tảng của thể chế cũng rất vững
chắc. Bởi khi nước ta vua bị bắt đi đầy, tên nước bị xóa, chính ĐCSVN đã lãnh
đạo nhân dân làm cách mạng, khai sinh một nước VN mới, rồi chiến đấu bảo vệ và
giành lại được nền độc lập, thống nhất đất nước, ngày nay hiên ngang sánh vai
cùng các nước trên khắp thế giới!
Bây
giờ, trước những tệ nạn, cái chính là công cuộc chỉnh đốn phải thành công, nếu
không đất nước sẽ “đứng trước nguy cơ tồn vong”. Nhiều nước phát triển hơn nước
ta nhưng không giữ được ổn định vẫn sụp đổ, chiến tranh, loạn lạc vẫn không
ngừng diễn ra trước mắt chúng ta ngay trong những ngày hôm nay.
Y như
vậy, nhà tôi thấm dột, tường loang lổ, vợ kêu, tôi thấy phải “chỉnh đốn” thôi!
Mà “chỉnh đốn”, nhà tôi tôi là “lãnh đạo”, tôi không ra tay thì ai ra tay?
***
Thế
là tôi bắt tay vào việc sửa nhà, trước hết trám chỗ dột. Việc này nhẹ nhàng và
dễ nhưng bực ở chỗ cứ làm xong xi măng chưa khô thì trời lại mưa. Vì vậy mà dây
dưa cả vài tuần. Kỳ lạ ở chỗ khi tôi trám hết dột thì trời không mưa nữa!
Chữa
xong việc “nhà dột từ nóc”, nằm võng nhìn cái nền phòng khách chũng xuống cũng như
võng, mép gạch chân tường đã hở ra cả nửa gang, tôi nghĩ sụp đến nơi rồi, phải sửa
thôi! Mà tại sao tôi rảnh không tự làm mà phải đi thuê thợ làm? Nhiều người ăn
cho lắm phải đi tập thể dục các kiểu để đốt ca-lo thừa, còn tôi cơ thể cũng
thừa mỡ, sao không nhân cơ hội này “tập thể hình” đốt nó đi? Tôi bảo vợ:
-Kỳ
này tôi tự sửa cái nền nhà đấy!
-Cực
đấy, ông làm nổi không?
-Cứ
làm từ từ như tập thể dục sẽ không cực. Mà với tôi cực trong tâm trí tôi mới thấy
khổ chứ không phải là thân xác. Sự thất bại mới làm tôi khổ, còn sửa nhà thành
công tôi sẽ thấy khoái chí chứ không khổ đâu!
-Nhưng
ông đã làm bao giờ đâu?
-Bà
nên hiểu tôi làm bằng cái đầu tôi là chính chứ không chủ yếu bằng chân tay như
thợ hồ đâu. Tôi chưa có kinh nghiệm thì sẽ tạo ra kinh nghiệm. Bà không biết
tính tôi thích làm việc khó hơn việc dễ à.
***
Thế
là tôi bắt tay vào việc sửa nhà, chuyện làm một mình gây tò mò cho nhiều người.
Ông em vợ, bạn nhậu, yêu tôi còn hơn chị nó, nó hay bảo “Một tuần mà không làm
với anh vài lon là nhớ không chịu được”, kỳ này nói với chị: “Sao chị để ổng
làm cực thế?”. “Thì ổng thích vậy chứ ai bắt?”. Ông con rể cũng nói với mẹ vợ: “Sao
ba không thuê mà tự làm cực quá!”. Tôi mặc kệ, mọi người không hiểu, tôi coi
ngôi nhà cũng như đứa con, mà làm cho con thì không khổ một chút nào cả.
Việc
sửa nhà chỉ là một việc thông thường nhưng với một nhà lý luận phê bình như tôi
thì một việc thông thường cũng sẽ ngẫm ra được nhiều điều. Cũng như đất nước,
tự lực cánh sinh là điều quan trọng, không chỉ rẻ hơn, chất lượng hơn mà còn
tạo được thế chủ động. Cái chính là phải thành công nếu không sẽ vừa tốn công
và vừa tốn của, sẽ tốn hơn cả đi thuê. Nhưng muốn thành công thì phải cẩn thận,
chú ý nhiều điều, chứ không phải làm bừa. Trước hết là phải giữ được sức khỏe,
tuổi tôi làm nặng đột ngột rất dễ bị trật xương sống mà y học gọi là thoát vị
đĩa đệm. Bị thế chỉ nằm một chỗ, đi đứng còn không được nói chi chuyện sửa nhà!
Vậy
là với một chiếc búa, một chiếc đục, ngồi ghế vững chãi, trước hết tôi phá từ
từ hết cả cái nền cũ. Thấy tôi cầm cái bay khều xà bần vào cái hót rác đổ vào
cái xô, vợ tôi bảo:
-Thấy
ông làm cũng nhẹ nhàng nhỉ?
Đến
khâu làm đà và sàn bê tông, khó nhất là cưa sắt, tôi nhờ cái xưởng gần nhà.
Khâu đổ bê tông cực, nhưng làm từ từ thì không cực; chỉ cần chắc không cần đẹp
nên cũng dễ; chỉ lưu tâm một điều phải thấp hơn “cốt”, bê tông gồ lên không lát
được gạch thì sẽ vô cùng gian khó.
Khâu
cuối cùng khó nhất là lát gạch vì yêu cầm thẩm mỹ. Viên gạch to và nặng, làm
sao lát phẳng, khít mạch, không phải chuyện dễ. Gạch sản xuất theo kỹ thuật số
chính xác, chỉ lệch 1 ly là rất khó coi. Tôi đã nghĩ trước đủ phương án nhưng
đúng là thực tế mới là cha đẻ ra kinh nghiệm, chỉ khi bắt tay vào làm mới vỡ ra
nhiều điều, mới thấy là phải làm thế này chứ không phải thế kia, mà cũng phải
có quá trình chứ không ngay lập tức mà nghĩ ra được.
Tôi nhận thấy việc lát gạch cỏn
con nhưng nó cũng nó nét tương đồng như việc đưa ra đường lối cho đất nước lớn
lao vậy. Đường đến chân lý không thẳng băng mà luôn khúc khuỷu, có làm là có
sai, cái chính là phải nhận ra và biết sửa, chỉ có những người không làm gì sẽ
không sai. Còn những kẻ cũng không làm gì, cứ nhăm nhắm kiếm cớ gây rối thì
không chỉ sai mà còn phạm pháp, rất dễ bị tóm.
Ngày
đầu tôi lát gạch đến là khổ, đặt xuống, cậy lên, cả ngày lát được có vài viên,
chân tay lấm bê bết. Đến nay tôi lát gạch đã siêu, đặt viên gạch xuống, có khi
không dùng búa gõ, chỉ cần dùng ngón tay chí xuống cho bằng viên cũ là xong.
Tôi bảo với vợ:
-Làm
có kinh nghiệm thì việc xong mất rồi.
-Thôi
ông ơi, bầy việc ra nữa bụi bẩn quá tôi không chịu được đâu.
Thế
là hơn một tháng tôi đã làm xong phần chính công việc, vá víu vài ngày nữa là
xong. Rồi tôi sẽ quay lại chuyện thằng nhà báo “Dái Dê”, cho nó nhừ đòn luôn.
Bạn đọc chính luận có người không thích tôi viết về tâm linh, có điều nếu hiểu
thì thấy sẽ rất quan trọng. Chuyện sứt mẻ, sụt lún về thể chất người ta dễ dàng
sửa được, còn sụp đổ về đạo lý thì vô phương cứu chữa, bởi khi đó chuẩn mực của
giá trị sẽ là cái xấu, cái ác. Thời dân
Đức đã bầu Hít-le lên làm lãnh tụ chính là như vậy! Hậu họa cho thế giới và cho
chính dân Đức như thế nào thì ai cũng rõ!
5-12-2016
ĐÔNG LA