ĐÔNG LA
VỀ SỰ LÝ GIẢI HIỆN TƯƠNG
NGOẠI CẢM
CỦA ÔNG VŨ THẾ KHANH
Phan Thị Bích Hằng gọi cho tôi:
-Em đang đọc
bài của anh thấy buồn cười quá nên gọi cho anh.
-Chắc Hằng đọc đoạn “bầu trời” của thằng Dương chứ
gì?
- Cái thằng Dương đúng là nó nói điêu lắm anh ạ, vụ
tìm mộ cụ Lý Thường Kiệt em không làm vậy mà nó đã dựng đứng về em. Em đã gọi
điện hỏi nó, đã nói với cả luật sư, nó sợ đã xin lỗi em rối rít, xin em tha cho
nó. Nó bảo nó phải làm theo lệnh của “sếp”, “có chủ trương đánh chị”.
Thật tiếc, muốn nói chuyện lâu để hỏi thêm nhiều
chuyện nhưng đã giữa trưa, tôi lại đang bận nấu cơm đãi một anh bạn, mà cái nhà
cô này lần thứ hai cứ nhằm giờ giữa trưa gọi tôi như thế, tôi phải ngắt cuộc
nói chuyện. Nhưng trong đầu cứ băn khoăn, sứ mệnh của báo chí là phải đưa tin
trung thực, có lẽ nào báo chí nhà nước lại có một chủ trương “đánh người” một
cách “du côn” như vậy?
Đảng và Chính phủ chưa có văn bản nào cấm và “đánh”
các nhà ngoại cảm cả, chỉ có một số cơ quan và nhóm người vì mục đích khác
nhau, trong đó có trục lợi, đã lợi dụng những tệ nạn, vơ đũa cả nắm, xổ toẹt,
vu khống nhiều người có công, phủ nhận cả hiện tượng ngoại cảm, làm lãng phí
những khả năng quý giá không gì thay thế được trong sự nghiệp đền ơn đáp nghĩa,
tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thất lạc, đã mất dấu.
Phạm Ngọc Dương đã theo chân đàn chị Thu Uyên, với
chủ trương “đánh ngoại cảm” như thế, bất chấp thực tế, cố tình xuyên tạc, dựng
nên một thực trạng không phải như vốn có mà như ý chúng muốn, Phạm ngọc Dương
bất chấp cả việc tự phủ nhận chính mình.
***
“Nhà nghiên cứu ngoại cảm” Phạm Ngọc Dương thời lợi
dụng ngoại cảm in báo, in sách, để thuyết phục bạn đọc, đã dựa hơi những người
có uy tín lý giải hiện tượng ngoại cảm. Ngoài việc phỏng vấn GSVS Đào Vọng Đức
như tôi đã viết trong bài trước, Dương còn đi gặp gỡ, phỏng vấn nhiều người,
trong đó có ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, một đơn vị nghiên cứu ngoại
cảm do chính ông sáng lập. Một lần nữa, Dương lại ghi chép như con vẹt, không
hiểu gì điều mình viết ra, một lần nữa tôi sẽ chỉ ra Dương ngông cuồng như thế
nào khi ngu xuẩn lại dám lớn tiếng chửi bới, lên án người khác.
Ông Vũ Thế Khanh, với UIA, đã có công kết hợp tổ
chức khảo nghiệm khả năng ngoại cảm trong một số vụ nổi tiếng, công phu, khách
quan, cung cấp thông tin, chứng cớ giúp những người hiểu biết nhận ra khả năng
ngoại cảm là có thật, thế giới tâm linh là có thật. Nhưng cũng có khá nhiều
điều tiếng về cơ quan của ông, thực hư thế nào tôi không biết; ông cũng có một
số phát ngôn khiến dư luận phản ứng, và đặc biệt, lập ra một trung tâm nghiên
cứu ngoại cảm nhưng ông lại lý giải sai hiện tượng ngoại cảm.
Trả lời phỏng vấn của Phạm Ngọc Dương, ông Vũ Thế
Khanh nói:
“Hội đồng khoa
học Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng chủ trương nghiên cứu hiện
tượng tìm mộ bằng ngoại cảm từ việc khám phá bản thể, tiềm thức ẩn giấu trong
con người”; “Các nhà ngoại cảm cũng như những người có khả năng đặc biệt thường
khai thác tiềm thức đưa hoạt động của bộ não về dạng tiềm thức rồi sử dụng ý
nghĩ để chất vấn tiềm thức cá nhân của mình. Khi đó, tiềm thức sẽ đưa ra câu
trả lời và nhà ngoại cảm nói và hành động theo sự hướng dẫn của tiềm thức. Khi
hoạt động trí não ở thể tiềm thức, cơ thể sẽ vô cùng nhạy cảm với các hiện
tượng, sự vật xung quanh và có thể cảm thụ, giải mã hoàn hảo những gì tác động
lên họ”.
Tiềm thức là ý thức tiềm ẩn trong mỗi người mà người
ta không nhận ra dù chúng có chi phối hành động của người ta, nên cách lý giải như
trên của ông Khanh hoàn toàn ngược với thực tế. Vì nhiều trường hợp các nhà
ngoại cảm hướng dẫn tìm mộ hoàn toàn tỉnh táo, họ hoàn toàn ý thức được sự chỉ
dẫn của họ nên mới giao tiếp được với thân nhân của liệt sĩ bằng ý thức chứ
không phải tiềm thức. Còn khi những nhà ngoại cảm thiền định một cách chủ động,
lắng mọi tạp niệm, khi đó đã hoạt hóa được giác quan đặc biệt, có phần nào khả
năng lục thông như Đức Phật và các vị chân tu đắc Đạo do công phu tu luyện
được. Vì vậy mà chính hiện tượng ngoại cảm ở VN đã chứng tỏ khả năng thần thông
ghi trong Kinh Phật là có thực và có “quy trình” tu luyện, đó chính là thiền
định. Chính Đức Thích-ca sau những năm tu luyện khổ cực đã thấy sai, nhận ra
con đường Trung đạo, đã đạt được Giác Ngộ bằng thiền định liên tục 49 ngày. Vậy
cho quá trình hoạt hóa, khai mở giác quan đặc biệt của con người là chuyện “ý nghĩ chất vấn tiềm thức rồi tiềm thức trả
lời” là lý giải ngô nghê và buồn cười, xử dụng thuật ngữ không chuẩn, ngược
với bản chất khái niệm tiềm thức, là dạng ý thức “tối” mà người ta không thấy
dù chúng có chi phối hành động của con người. Đã nhận ra tiềm thức trả lời rồi thì
còn gì là tiềm thức nữa.
Theo Phạm Ngọc Dương, ông Khanh cũng cho rằng:
“Chính năng lượng sinh học
tiềm ẩn sinh ra điện trường, từ trường mà thường gọi là trường sinh học. Trường
sinh học sẽ tạo ra hiện tượng tâm giao tâm, gọi là "truyền âm nhập
mật" hay "nghĩ ngữ truyền thanh", tức là có thể trò chuyện, hiểu
được tâm tư của nhau bằng ý nghĩ”.
Thấy giới thiệu ông Khanh là tiến sĩ, không biết
tiến sĩ khoa học gì mà ông dùng các thuật ngữ như trên thì hoàn toàn không có
tính khoa học gì hết. Chỉ có điện tích sinh ra điện trường, dòng điện tích sinh
ra từ trường và mọi điện tích khi thay đổi vận tốc hoặc mọi từ
trường biến đổi đều là nguồn sinh ra các sóng điện từ. Không có “năng lượng sinh học tiềm ẩn” nào sinh ra
“điện trường, từ trường mà thường gọi là
trường sinh học” cả. Thực tế, chỉ có vô vàn chuyển động của các phần tử
mang điện trong hoạt động sống của cơ thể đã sinh ra sóng điện từ, cũng có thể
gọi đó là trường sinh học. Nhưng trường này chỉ là dạng vật chất đơn thuần,
không phải là “tâm”, nên không thể tạo ra hiện tượng “tâm giao tâm”.
“Tâm” tức
ý thức, theo cả sinh học lẫn triết học duy vật, là sản phẩm chỉ có ở bộ não. “trò chuyện, hiểu được tâm tư của nhau bằng ý
nghĩ” chinh là dạng “tâm” này.
Não là một hệ thống mạng neuron (tế bào
thần kinh) phức tạp, ước tính có từ 100 đến 200 tỉ, trong đó một
số neuron tiếp nhận thông tin từ các giác quan như mắt, mũi, tai, lưỡi, da,
từ hệ thần kinh ngoại vi và từ nhiều các cơ quan khác theo tủy
sống lên não. Các neuron có khả năng trao đổi thông tin với các
tế bào khác.
Các đuôi gai tiếp nhận các tín hiệu được dẫn truyền
từ các neuron khác đến, qua sợi trục các tín hiệu được dẫn truyền, các neuron tiếp
xúc nhau qua các khớp thần kinh (synapse) có các túi chứa chất hóa học dẫn
truyền hưng phấn và ức chế. Bộ não của chúng ta nhận thức, học tập thông
qua những thay đổi về sức mạnh của các khớp thần kinh đó để phản ứng lại kích
thích. Trí nhớ con người - ở mức độ cơ bản - thực chất là liên kết điện tích giữa
các neuron. Khi người ta thiết lập một ký ức mới, mối liên hệ giữa các neuron
này được kích hoạt và trở nên hưng phấn.
Giờ đây người ta đã biết ý thức cũng một dạng sóng
điện từ nên có thể tắt mở công tắc tế bào quang điện của máy móc hiện đại bằng
ý nghĩ, và như võ học cổ truyền, với những cao thủ, ý chí cũng có thể có sức
mạnh công phá.
Dù cho ý thức là một trường sinh học, nhưng khi
chết, não không hoạt động nữa tất sẽ không còn ý thức, sẽ không có một trường
sinh học nào cả. Cũng không thể có một “trường sinh học” như ý ông Khanh, nếu
có sẽ là một “trường tử học” thì đúng hơn. Vậy ông Khanh nói như thế này là hoàn
toàn vô lý và phản khoa học: “dù con
người mất đi, song trường sinh học sẽ tồn tại vĩnh viễn. Các nhà cảm xạ tài ba
có thể thu, phát, dịch được trường sinh học nên có khả năng đặc biệt là vì thế”.
Giả sử sau khi chết có một “trường” do “năng lượng
sinh học tiềm ẩn sinh ra” như vậy thì “trường” đó cũng chỉ là một dạng năng
lượng, mà năng lượng thì không thể thể hiện nhân cách, có thể tỏ thái độ buồn
vui và khả năng giao tiếp như những đối tượng vô hình mà các nhà ngoại cảm gặp.
Các nhà ngoại cảm không chỉ thấy linh hồn mà khi hướng dẫn tìm mộ họ còn thấy cả không gian cảnh vật từ xa, mà không gian, cảnh vật thì hoàn toàn không tỏa ra một trường sinh học nào cả.
Các nhà ngoại cảm không chỉ thấy linh hồn mà khi hướng dẫn tìm mộ họ còn thấy cả không gian cảnh vật từ xa, mà không gian, cảnh vật thì hoàn toàn không tỏa ra một trường sinh học nào cả.
Vậy cố giải thích hiện tượng ngoại cảm theo khoa
học, lại hiểu khoa học cũng sai nữa, tất sẽ vô lý, vô nghĩa. Chỉ có thể lý giải
theo kinh Phật mà thôi. Tiếc là có những ông sư như Tiến sĩ Phật học Thích Nhật
Từ, lẽ ra hiểu Đạo Phật sẽ giải thích hiện tượng ngoại cảm theo Đạo Phật nhưng
cũng sai khi dựa vào khái niệm “trường sinh học” giải thích như ông Vũ Thế
Khanh.
Thực tế, các nhà ngoại cảm có thể giao tiếp với thế
giới tâm linh do một biến cố nào đó, cơ duyên huyền bí nào đó, do luật nhân quả
thế nào đó, giác quan họ đã được khai mở, có một phần nào đó khả năng lục thông
ghi trong kinh Phật. Linh hồn mà các nhà ngoại cảm thấy và giao tiếp không phải
là trường sinh học, không phải là ý thức sinh học, mà theo Đạo Phật, chính là
thần thức.
***
Vậy thần thức liên quan thế nào đến hoạt động nhận
thức của bộ não khi người ta còn sống? Tách ra khi chết, cơ chế sinh học nào để
thần thức có thể tồn tại, để có thể suy nghĩ, tỏ thái độ buồn vui và giao tiếp
bằng ngôn ngữ với các nhà ngoại cảm?
Không có lý thuyết khoa học hiện có nào có thể giải
thích được vì vậy thế giới tâm linh đúng là thế giới huyền bí.
24-12-2016
ĐÔNG
LA