Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

TIẾNG PHÁP CỦA BÀ TIẾN SĨ PHÁP HẠNG “TỐI ƯU” NGUYỄN THỊ TỪ HUY



ĐÔNG LA
TIẾNG PHÁP CỦA BÀ TIẾN SĨ PHÁP
HẠNG “TỐI ƯU” NGUYỄN THỊ TỪ HUY

   BÀI LIÊN QUAN:

*HUỆ CHI VÀ RUỒI, BÒ

*VÀI Ý NHỎ VỀ DỊCH THUẬT

*Nguyễn Thị Từ Huy – “Ăn cháo đá bát”

Trong lời giới thiệu rưng rưng xúc động, nước mắt đầm đìa mấy dòng nhật ký 9/5/2011 của Từ Huy (Nguyễn Thị Từ Huy), Phạm Toàn mong những người có “mục đích xa lạ”, “vạch lá tìm sâu”, đang “theo dõi”, đang “tự xếp mình vào một chiến lũy đối địch với Từ Huy cùng những tâm hồn như Từ Huy”, sẽ “NGỘ ra cái thông điệp” của Từ Huy. Tuy vậy nhưng Phạm Toàn vẫn khuyên Từ Huy là “chớ nên vấn vương với ảo tưởng. Chú chỉ lo những kẻ nghèo trí tưởng tượng đã làm cho nền văn hóa Việt Nam đồi trụy đi sẽ tiếp tục trổ tài để định nghĩa văn hóa theo cách của họ, như thể chỉ là những gì mang màu của máu và mùi vị thuốc súng”.
Như vậy trong số người mà Phạm Toàn ám chỉ là có tôi và mấy ông công an đã “làm phiền” Từ Huy. Có điều Phạm Toàn muốn chúng tôi “NGỘ” gì ? 
Nếu chúng tôi “NGỘ” nghĩa là sẽ phải đồng tình với Từ Huy ủng hộ Hà Vũ cho công cuộc giành độc lập của dân ta là phi nghĩa, cho xương máu của bao chiến sĩ đồng bào đã đổ chỉ là bùn đất, cho năm 1858 Pháp xâm lược rồi bắt Vua nước ta đi đầy là chính nghĩa, v.v…; sẽ phải ủng hộ hành động của một thằng nghịch tử, một thằng con mà đến người cha như Nhà thơ Huy Cận phải than thở nhiều lần với cán bộ phường nơi cư ngụ: “tôi đã sinh ra đứa con bất trung, bất nghĩa, bất hiếu”. Tất nhiên chẳng có người bình thường nào lại “NGỘ” ra những cái điều ấy. Việc phê phán Từ Huy ủng hộ Hà Vũ, Phạm Toàn cho là cái “văn hóa mang màu của máu và mùi vị thuốc súng”, còn các vị ủng hộ những hành động phi luân, bất nhân, phản đạo lý; ủng hộ sự ngợi ca quân xâm lược, ủng hộ việc con chửi cha, ủng hộ việc kích động chiến tranh, thì cái “văn hóa” của các vị mang màu và vị gì?

Thật là suy nghĩ đần độn, ngược ngạo, phi lý của một thằng già bệnh hoạn! Tôi không cần biết Phạm Toàn bao nhiêu tuổi, nhưng viết như vậy thì còn chưa xứng được gọi bằng thằng nữa!
Trong mấy dòng tâm sự đó “thằng Phạm Toàn” còn ca ngợi Từ Huy thế này: “một cô gái luôn luôn bé bỏng, mặc dù đã có trong tay những công trình triết học và văn học của cô đáng để những ai thèm khát văn bằng phải nản lòng”.
Trước khi bàn về “tài năng” của người làm ra những công trình siêu đẳng đó, hôm nay chúng ta thử xem khả năng tiếng Pháp của bà TS siêu đẳng này, bởi nó là nền tảng đầu tiên, tối quan trọng đối với một người có tham vọng nghiên cứu, truyền bá lý luận văn chương nước ngoài vào VN.
Ngoại ngữ với KH tự nhiên dễ hơn với KHXH và Văn chương Nghệ thuật, vì còn có sự “minh họa” của những công thức, phương trình. Tập quán ngôn ngữ với những thành ngữ và cách dùng tu từ rất khác nhau ở mỗi nước khiến cho việc hiểu đúng một ngoại ngữ là rất khó, càng khó hơn nữa khi cái ngoại ngữ đó lại trình bầy những nội dung thuộc về các lĩnh vực tri thức học thuật rối rắm khác nhau. Nên chỉ biết ngoại ngữ phổ thông thì không đủ mà kèm theo đó còn phải có nền tảng tri thức về những vấn đề cần nghiên cứu, dịch thuật. Ngay đến tiếng Việt thì đọc tài liệu chuyên môn người ta cũng cần phải có tri thức mới hiểu được.
Theo Ngân Hà trên tuanvietnam.net:
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn” nói về trình độ tiếng Pháp của nữ TS Từ Huy:
      
“tôi nhận được bản tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp của Từ Huy gửi vào, chỉ cần đọc tóm tắt tôi đã giật mình…: đây là một thứ tiếng Pháp rất chững chạc, trau chuốt và đầy sức sống. Tôi thán phục khả năng làm việc, khả năng tư duy và khả năng diễn đạt của Từ Huy
”.
Tiếc là trong thực tế lại ngược lại lời ông Sơn nói.
Bắt đầu từ việc một lần Từ Huy nói chuyện về cuốn tiểu thuyết "L’Ignorance" của Kundera, tác phẩm đã được Cao Việt Dũng dịch là “Vô tri”. Từ Huy đã không đồng tình với cách dịch đó, bởi cô cho: “Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác… chỉ tất cả những vật chất ở trong tình trạng không có khả năng tri giác, như sỏi đá… Và vô tri được dùng như là tính từ, thường phải nói là ‘vật vô tri’… Trong tiếng Pháp cũng vậy, chỉ có tính từ “inanimé”, không có danh từ tương ứng, người Pháp cũng nói ‘objet inanimé’ [vật vô tri]. Cuốn tiểu thuyết của Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình trạng không biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này. Nếu dịch từ l’ignorance của Kundera tôi sẽ chọn từ ‘sự không biết’”. Ngoài ra, theo Từ Huy: “nếu muốn dùng cấu trúc hán ngữ để dịch từ l’ignorance thì phải dùng chữ “bất tri””.
Cao Việt Dũng trên http://nhilinhblog.blogspot.com/ đã phản pháo:     
Cách TS Nguyễn Thị Từ Huy giải thích về "vô tri" trong tiếng Việt, theo tôi sai hoàn toàn… Trong các từ tổ ghép với "vô" ở từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh, có "vô tri", được Đào Duy Anh chú nghĩa: "Không biết gì", rồi sau đó mở ngoặc đơn… là... "ignorant". Đúng cái từ chúng ta đang bàn ở đây”; “"Vô tri" là một tính từ, đúng vậy, nhưng khẳng định nó nhất định là tính từ thì lại sai”; “TS Nguyễn Thị Từ Huy viết: "chỉ có tính từ "inanimé", không có danh từ tương ứng". Tôi giở từ điển Petit Robert 2009 thì quả thực chỉ có tính từ "inanimé", nhưng giở đến một từ điển lớn hơn là Émile Littré … thì lại khác: có mục từ "Inanimation", chú nghĩa như sau: "s. f. Manque d'animation". Và tại sao TS Nguyễn Thị Từ Huy buộc "vô tri" vào luôn với "inanimé"?”; “"Vô tri" trong nhan đề cuốn tiểu thuyết tôi dùng theo ý (Sự) vô tri… ở nhiều chỗ "sự" là không cần thiết, có thể lược bớt … đây là một nhan đề tiểu thuyết, nó cần ngắn gọn”; “Vẫn thêm một điều nữa, TS Nguyễn Thị Từ Huy đã quá liều lĩnh khi đề xuất Bất tri làm nhan đề … Đến đây thì không chỉ TS Nguyễn Thị Từ Huy sai, mà còn đi ngược lại với thao tác của bản thân chị: tại sao chị không đi tra từ điển nhỉ, xin thưa là trong Từ điển Hoàng Phê không có mục từ "bất tri", và ở đây Đào Duy Anh cũng đồng ý với Hoàng Phê, trong Từ điển Đào Duy Anh không có "bất tri" mà chỉ có "bất tri bất giác"”.
Đặc biệt trên Tiền vệ, có bài Sự không muốn biết của Nguyễn Thị Từ Huy của Hoàng Long trao đổi về chuyện dịch thuật rất thú vị:
Tôi còn thấy rằng Nguyễn Thị Từ Huy, bên cạnh việc dùng tên “Sự không biết” để dịch nhan đề quyển L’Ignorance của Milan Kundera (để phủ định bản dịch Vô tri của Cao Việt Dũng), chị còn phủ định các tác phẩm khác đã được dịch ra Việt ngữ của Milan Kundera như cuốn Bản nguyên (bản dịch của Ngân Xuyên, bị chị dịch lại thành “Bản sắc”), Chậm rãi (bản dịch của Ngân Xuyên, bị chị dịch lại thành “Sự chậm rãi”, Đời nhẹ khôn kham (bản dịch của Trịnh Y Thư, bị chị dịch lại thành “Sự nhẹ tênh của đời sống”),... Ngoài ra, nhan đề tác phẩm Hữu thể và thời gian của Heidegger (do TS Trần Công Tiến dịch…) bị Nguyễn Thị Từ Huy dịch lại thành “Bản thể và thời gian”!”; “… đó là sự không công nhận các bản dịch Việt ngữ đã có… Đó là quyền của chị. Nhưng ít ra, chị cần phải giải thích lý do vì sao chị sử dụng cách chuyển ngữ như thế và những bản dịch Việt ngữ ấy đã sai như thế nào? Hay chị chẳng cần quan tâm gì đến các tác phẩm đã được dịch của Milan Kundera?”
Cụ thể Hoàng Long bàn về cách dịch của Từ Huy như sau:
Nhan đề tác phẩm L'identité của Milan Kundera, Từ Huy dịch là “Bản sắc”. Hoàng Long cho: “Cái từ “bản sắc” này có thể dùng trong một phạm vi lớn như “bản sắc văn hóa” thì được, nhưng dùng trong tác phẩm này của Milan Kundera thì có vấn đề. Bản tiếng Trung chuyển dịch là “Thân phận” 身分.Bản tiếng Nhật do Nishinaga Yoshinari 西永良成 chuyển ngữ là “Cái tôi thật sự” 本当の私 . Như vậy nếu chuyển sang tiếng Việt có lẽ dùng từ “Căn cước thân phận” là hợp lý nhất với tâm trạng lưu vong của Milan Kundera”.
Trong tiếng Anh identity dùng với card  chỉ thẻ căn cước, theo tôi, nên dịch Tiểu thuyết L'identité Bản ngã có lẽ là phù hợp nhất.
Thứ hai, nhan đề cuốn L'Insoutenable légèreté de l'être, Từ Huy dịch thành “Sự nhẹ tênh của đời sống”, theo  Hoàng Long thì: “quả là dịch theo kiểu “word by word”, mà vẫn còn thiếu mất “insoutenable” (không chịu nổi, không kham nổi) ”; “bản dịch tiếng Nhật của Eiichi Chino 栄一千野存在の耐えられない軽さ, dịch sát nghĩa “Sự nhẹ đến mức không thể chịu nổi của tồn tại”.
Bản dịch tiếng Việt Đời nhẹ khôn kham của Trịnh Y Thư vừa sát nghĩa, vừa có thẩm mỹ, vừa hay ở cách dùng chữ “kham”. “Kham” là đủ đầy ý nghĩa chịu đựng trong đó rồi. Vậy tại sao một nhan đề hay như thế mà chị Từ Huy xem như “vô tri”, không biết gì đến, để rồi dịch một cách không thể nào trắng trợn hơn là “Sự nhẹ tênh của đời sống”?”
Trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera (Nguyên Ngọc dịch), có đoạn:
Gombrowicz từng có một ý tưởng kỳ cục mà thiên tài. Ông bảo trọng lượng cái tôi của chúng ta tùy thuộc vào số lượng dân số thế giới. Như vậy Démocrite là bằng một phần bốn trăm triệu nhân loại; Brahms một phần tỷ; chính Gombrowicz một phần hai tỷ. Theo quan điểm của khoa số học đó, trọng lượng cõi vô tận của Proust, trọng lượng của cái tôi, của đời sống nội tâm của một cái tôi, ngày càng nhẹ đi. Và trên đường lao tới cái nhẹ tênh đó, chúng ta đã vượt qua một ranh giới trí mạng”.
Như vậy, cái “sự nhẹ không thể chịu nổi” (L'Insoutenable légèreté) chính là sự e ngại của Kundera về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại mà con người ngày một đông đúc và sống chật chội hơn. Không ngờ, thật thú vị, cứ bàn đến cái gì dính đến Nguyên Ngọc là tôi đã có sáng tác liên quan, viết từ đời nảo đời nào rồi. Về cái sự chật chội đó, tôi đã viết:
      Ngày ngày cha chở các con trên những con đường Sài Gòn
                                    như những dòng sông luôn dâng lên vô tận  
     Chi chít người xe
      Chi chít số phận
Vì vậy dịch như Từ Huy “Sự nhẹ tênh của đời sống” gần như sai hoàn toàn, là dịch ngược, bởi nhẹ tênh tiếng Việt chỉ sự nhẹ nhàng, thanh thản chứ không phải nỗi e ngại “không chịu nổi” cái "nhẹ" của Kundera.
Với Nguyên Ngọc thì đã dịch cái nhan đề đó là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh. Dịch là Nhẹ bồng (bồng trong phiêu bồng) xem ra cũng sai, bởi nó chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, nó cũng ngược với cái sự nhẹ không chịu nổi nói trên.
Theo tôi để dịch thoát ý và Việt hóa nên dịch là Nhẹ bẫng phận người. Bởi nó chỉ số phận con người bị coi nhẹ như không có, rất sát với ý tứ của  Kundera gởi gắm trong cái nhan đề L'Insoutenable légèreté de l'être.
Cuối cùng, Hoàng Long bàn về việc Từ Huy sử dụng cách dịch của Nguyên Ngọc tên cuốn Sein und Zeit (Being and Time) của Martin Heidegger mà từ trước năm 1975, TS Trần Công Tiến đã dịch là Hữu thể và thời gian:
Hữu thể (Being / Être) thì hiển nhiên khác với Bản thể (the Nature of Being / la Nature de l'Être). Vậy mà Nguyễn Thị Từ Huy cứ hiên ngang “Bản thể và thời gian”!”… và chị còn chú thích rằng “Milan Kundera, Tiểu luận, Nguyên Ngọc dịch, NXB Văn hóa thông tin & Trung tâm văn hóa Đông Tây, 2001, tr. 11”. Như vậy là cả Nguyên Ngọc cũng lầm lẫn khiến cho Nguyễn Thị Từ Huy cũng lỡ làng theo chăng?”
Hoàng Long còn cho biết: “Cao Việt Dũng nhận xét, “các tiểu luận do Nguyên Ngọc dịch có vẻ được đặt ra ngoài vòng loại bỏ của TS Nguyễn Thị Từ Huy””.
Vậy do Từ Huy không nhận ra hay do ưu ái riêng Nguyên Ngọc mà cô có cách đối xử riêng như thế? Theo tôi là do cả hai.
Đã từ lâu, ngay khi biết Nguyên Ngọc dịch Độ không của lối viết của Roland Barthes tôi đã băn khoăn. “Lối viết” theo nghĩa thường là “cách viết” sao lại có “độ”, có chỉ số “0”, có thể đo đạc được như nhiệt độ vậy? Dịch ngược lại: “Lối viết” theo tiếng Pháp là style d'écriture, theo tiếng Anh là style of writing. Nguyên bản nhan đề cuốn sách của Roland Barthes Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques. Như vậy Nguyên Ngọc đã  dịch “l'écriture là “lối viết”. Theo từ điển: écriture (danh từ giống cái) có nghĩa: chữ viết; lối viết (văn học). Tiếng Anh tương ứng là  writing: sự viết;  văn phong; kiểu viết, lối viết.
Như vậy dịch theo kiểu “word by word như Hoàng Long nói ở trên thì Nguyên Ngọc dịch  “l'écriture  là “lối viết” quả là không sai. Có điều “lối viết” ở đây đồng nghĩa với văn phong; kiểu viết, tức một style.
Trong khi đó, Roland Barthes định nghĩa “l'écriture” trong tác phẩm của mình, theo chính Nguyên Ngọc dịch, là “một thực tại hình thức độc lập với ngôn ngữ và văn phong”, là “chiều thứ ba của Hình thức ràng buộc nhà văn với xã hội”. Vậy hai chiều kia theo Barthes là gì?
Thứ nhất là “ngôn ngữ”,  Barthes cho “là một tập hợp những chỉ định và những tập tục, chung cho tất cả các nhà văn trong một thời đại”, “là tài sản chung của mọi người chứ không phải của riêng các nhà văn”.
Thứ hai là “văn phong”, theo Barthes, là “một hành ngôn tự khép kín chỉ bắt nguồn từ trong huyền thoại riêng biệt và bí ẩn của tác giả”, “nó là sự chuyển vị của một Tính khí”.  Nhưng nó “thô mộc”, “không có chủ đích”,  “như là chiều thẳng đứng và đơn độc của tư tưởng”, “Dửng dưng và trong suốt đối với xã hội, nó không hề là một suy nghiệm về văn học”.
Từ đó, Barthes cho: “ngôn ngữ nằm ở phía bên này của văn học. Văn phong thì gần như ở bên kia”, “chiều nằm ngang của ngôn ngữ” và “chiều thẳng đứng của văn phong” tạo cho nhà văn một “bản tính”, nhưng chỉ là “một ứng xử quen thuộc”, “không bao giờ nhằm phán xét, cũng không bao giờ hàm ý một lựa chọn”. Trong khi đó Barthes cho l'écriture  là một “một Ðạo Lý của hành ngôn”, “nhà văn tự cá thể hóa rõ ràng, bởi chính ở đây anh ta dấn thân”, “là một hành động liên kết lịch sử”, là “một chức trách”, là “mối quan hệ giữa sáng tạo và xã hội”, nó là “hành ngôn văn học được biến đổi vì mục đích xã hội”.
Như vậy, “văn phong”  là kiểu viết riêng của cá nhân, thuộc style, còn l'écriture thuộc về thái độ viết, là ý thức, tư tưởng, sứ mệnh của nhà văn đối với xã hội. "Độ không" ở đây giống như thái độ trung lập của các nước hoặc các đảng phái. Vì vậy Nguyên Ngọc dịch l'écriture  là “lối viết”, rồi ép “lối viết” vốn có nghĩa style mang những hàm nghĩa của Barthes dành cho l'écriture  như trên là sai.
Chính vì dịch như Nguyên Ngọc, rất dễ khiến cho người đọc hiểu sai, lẫn lộn. Đến như bạn Trần Thiện Khanh, một cán bộ nghiên cứu ở Viện Văn học, trên Văn nghệ Trẻ, một mặt hiểu “lối viết” đúng như Barthes, nhưng một mặt lại hiểu như thi pháp, phong cách, khi viết: “Một nhà văn A nào đó có thể chọn lối viết này hay lối viết khác (hiện đại hay hậu hiện đại, hiện thực xã hội chủ nghĩa hay lãng mạn chủ nghĩa, hướng tới phá cách hay giữ gìn truyền thống…); “Thời đại ngày nay chứng kiến sự nở rộ của những lối viết, những diễn ngôn”; v.v…
Vậy Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques dịch là gì? Theo tôi, dù không biết tiếng Pháp nhưng trên cơ sở tri thức, tôi vẫn có thể thấy nên dịch nhan đề đó là Độ không của chữ nghĩa (hoặc ngữ nghĩa) theo phê bình tiểu luận mới sẽ là đúng hơn. Tôi dịch l'écriture là “chữ nghĩa” bởi bản thân l'écriture cũng có nghĩa là “chữ viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được ý thức, trách nhiệm của nhà văn, đúng như sự định nghĩa l'écriture  của Barthes.
Có điều, từ lâu tôi đã tự hỏi Nguyên Ngọc mất công dịch tác phẩm đó làm gì? Hải Triều từ mấy chục năm trước đã quyết bảo vệ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”; trước nữa từ ngàn xưa, các cụ cũng đã cho “Văn dĩ tải đạo”, thâm thúy, đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng hơn quan niệm của Barthes nhiều. Nhà văn cần phải dấn thân thì đúng rồi, nhưng dấn thân theo hướng nào mới là quan trọng; dấn thân vào hũ nút, vào cái ác, vào cái băng hoại, phản đạo lý, phản lịch sử v.v… thì dấn thân làm gỉ?
Cùng với Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Roland Barthes, Từ Huy cũng đánh giá cao Nguyên Ngọc đã dịch“Tiểu luận của Milan Kundera” (Cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết). Từ Huy cho biết khái niệm “nhận thức” của Kundera, theo bản dịch của  Nguyên Ngọc, là “khám phá” mà theo Kundera: “khám phá ra cái mà chỉ có tiểu thuyết mới khám phá được, đó là lẽ sống duy nhất của một cuốn tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá ra thêm được một mẫu sự sống trước nay chưa từng biết là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức. Hiểu biết là đạo đức duy nhất của tiểu thuyết”.
Nguyên Ngọc trên Vietnamnet.vn, trong bài tai-sao-van-hoc-chung-ta-khong-co-tac-pham-lon viết:
Tôi xin được nói ý kiến của tôi: tôi không coi Chiến tranh và Hòa bình là sử thi. Tôi đồng tình với Kundera khi nói rằng nó đã vượt qua giai đoạn sử thi để đạt đến tư duy hiện đại của tiểu thuyết, mà Kundera coi một một đặc điểm lớn là “sự hiền minh của tính nước đôi” (la sagesse de l’ambigui) – chính về chỗ này ông đặc biệt ca ngợi Tolstoi và cho rằng ông không tìm thấy điều ấy ở Dostoievski. Hiền minh của tính nước đôi chính là hiền minh của sự đi tìm, của dở dang chưa đến, không bao giờ đến, hiền minh của tính tương đối của chân lý…”  
Cả hai đoạn trên đều nói về những phẩm chất quan trọng nhất của tiểu thuyết theo quan niệm của Kundera, ở trên là “khám phá”, “hiểu biết” còn ở dưới là “sự hiền minh”, phải chăng Nguyên Ngọc đều dịch từ chữ  la sagesse. Sagesse nghĩa Việt là trí tuệ, Nguyên Ngọc dịch là “sự hiền minh” kể cũng không sai, nhưng có vẻ không hợp vì “làm văn” quá. Sự hiền minh nói về khả năng nhận thức của các nhà  hiền triết thì hợp hơn, đó là sự thấu suốt mang tính đạo lý, thiện đức vì trong cuộc sống có những sự thông thái mang tính ác. Sagesse tiếng Anh là wisdom, từ điển cũng dịch là sự hiểu biết, sự thông thái, uyên thâm. Như vậy nói về phẩm chất của tiểu thuyết, sagesse dịch là nhận thức, hiểu biết là phù hợp nhất.
Còn l’ambigui  Nguyên Ngọc dịch là tính nước đôi là sai. L’ambigui theo từ điển là sự mơ hồ.sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng. Tính nước đôi dịch ngược lại, tiếng Pháp là propriétés de double; tiếng Anh là double properties of double. Trong tiếng Việt, tính nước đôi đã quá thông dụng, như thành ngữ, nó thuộc về thái độ, cách nói không dứt khoát về một trong hai khả năng sẽ xảy ra, hoặc thế này hoặc thế kia. Trong vật lý lượng tử, bản chất nhị nguyên sóng hạt của các hạt lượng tử cũng có thể gọi là tính nước đôi
Vì vậy la sagesse de l’ambigui theo tôi dịch là sự hiểu biết về những điều mơ hồ là phù hợp nhất. Sagesse nên dịch là hiểu biết thôi, còn chữ “khám phá” mà Từ Huy nói ở trên nên giành cho công việc của các nhà nghiên cứu phát minh thì đúng hơn, như cái việc giới khoa học cả thế giới đang quan tâm là việc khám phá ra hạt Higgs đó.
Như vậy, đúng ý của Kundera là, các nhà văn vốn nhạy cảm và giàu suy tư hơn người thường, thì bằng tiểu thuyết nhà văn cần phải thể hiện được sự hiểu biết về những điều còn mơ hồ trong cuộc sống mà người thường chưa hiểu biết, và ông cho: “đó là lẽ sống duy nhất của một cuốn tiểu thuyết”.
Còn hiểu sai như Nguyên Ngọc, rồi tưởng tượng ra đủ thứ  như thế này: “Hiền minh của tính nước đôi chính là hiền minh của sự đi tìm, của dở dang chưa đến, không bao giờ đến, hiền minh của tính tương đối của chân lý…”  thì thật nguy to, rồi sẽ dẫn người đọc đi đâu?
Nước ta vốn không phải là nôi của những phát minh khoa học, những hệ tư tưởng và các hệ thống lý luận. Việc học tập, nghiên cứu, rồi dịch các tác phẩm ở nước ngoài để truyền bá ở trong nước là tối cần thiết. Nhưng cần phải hiểu đúng, dịch đúng, nếu không thì thật nguy hiểm. Hơn nữa, cần học gì, cần nghiên cứu cái gì, cần dịch gì, rồi truyền bá ra sao thì lại phụ thuộc tầm tri thức của học giả. Thật tiếc thực tế ở ta, do trình độ hạn hẹp, đã có quá nhiều sự nô lệ về nhận thức, đã có những trào lưu to nhỏ khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau, không ít người đã mê muội, theo đuôi, bắt chước những cái “hiện đại” nhưng đã xuất hiện ở nước người ta từ đầu thế kỷ trước; rồi những cái “mới” nhưng cũng đã có từ 60-70 năm. Rồi như những con mọt sách, ngộ chữ, cuồng chữ cố công truyền bá, đã làm nhiễm bẩm, nhiễm độc môi trường văn hóa, tư tưởng; đầu độc lớp trẻ vốn non nớt, nhẹ dạ, ham thích cái lạ, cái mới.
Tiếc rằng, “hạt giống” Từ Huy của chế độ và thần tượng của cô, Nhà văn Nguyên Ngọc, xem chừng cũng đã có nhiều “đóng góp”!
Ngoài chuyện dịch sai trên đây, nếu còn hứng, tôi sẽ bàn tiếp về những tri thức “mới” mà TH đã học hỏi được và bước đầu truyền bá ra sao?
TP HCM
3-12-2012
ĐÔNG LA