Khi được Lê
Trung Tuấn giao toàn quyền biên tập, sửa đổi cuốn sách của mình, tôi thấy một
trong những việc quan trọng nhất là phải viết một bài giới thiệu cuốn sách thật
hay, thật trí tuệ, thật tri thức, để người ta hiểu rõ được việc làm đặc biệt
của Lê Trung Tuấn và có thê đối mặt được tất cả tầng lớp độc giả từ người
thường đến những người có học vấn cao nhất, kể cả các nhà sư. Nhưng tôi ngại vì
phải thay đổi hoặc xóa hẳn một vài bài của các “nhà nghiên cứu” vì họ viết
sai, sợ Tuấn làm mất lòng họ. Tuấn bảo: “Em sợ mất lòng anh thôi chứ không sợ
mất lòng ai”. Được câu nịnh của Tuấn tôi phổng mũi, hứng lên, viết ra cái bài
dưới đây “hơi bị hay”.
Để giải trí
cuối tuần, cũng là quảng cáo cuốn sách dần đi là vừa, tôi đăng nguyên bài sẽ
in trong cuốn sách của Lê Trung Tuấn lên cho mọi người coi.
15-1-2017
ĐÔNG LA
|
THẾ GIỚI VÔ HÌNH KHÔNG VÔ
HÌNH
QUA CON MẮT CỦA LÊ TRUNG TUẤN
ĐÔNG LA
(Nghiên cứu Hóa học, Nhà Lý
luận Phê bình,
Hội viên Hội Nhà Văn VN)
“Trải
nghiệm trong thế giới vô hình” không chỉ là cuốn sách thú vị với những câu
chuyện kỳ lạ, cũng không chỉ là cuốn sách sâu sắc với những bài giảng về đạo
đức, luân lý, mà cao hơn hết, theo ngôn ngữ nhà Phật, nó góp phần vén bức màn
vô minh cho nhân loại. Nó còn vượt cả tầm nhìn của khoa học, chỉ cho chúng ta
thấy có một thế giới vô hình, ở đó có tồn tại linh hồn con người. Thế giới đó
mắt thường không nhìn thấy, thiết bị tối tân nhất của khoa học cũng không nhìn
thấy nhưng lại có liên hệ mật thiết, có tác động trực tiếp đến thế giới của
người sống. Trong thế giới đó linh hồn cũng có hạnh phúc, khổ đau, nhưng cũng
theo ngôn ngữ nhà Phật, “quả vị” mà mỗi người đạt được không giống như sự thành
đạt ở đời phàm. Người sống có thể có nhiều cách để thành đạt, trong đó có không
ít cách bất chính; còn “quả vị” của linh hồn không phụ thuộc vào sự thành đạt
đó, mà khi chết đi, linh hồn chỉ chịu tác động duy nhất một quy luật, đó là
luật nhân quả. Vua chúa mà ác thì khi chết đi cũng sẽ bị đày hỏa ngục.
Luật
nhân quả là một trong những trọng tâm của giáo lý Đạo Phật, cho rằng con người khi
sống, do tham, sân, si, mỗi hành động của thân, mỗi lời nói của miệng, mỗi ý
nghĩ của đầu óc đều tạo nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Các nghiệp
thiện sẽ góp phần giải ô trược, giúp cho linh hồn dần siêu thoát, tiến tới các cõi
thanh nhẹ, hỷ lạc hơn; ngược lại các nghiệp ác sẽ tích tụ thêm ô trược mà dân
gian gọi là “nghiệp nặng” sẽ kéo linh hồn dần xuống các cõi nặng nề, u tối,
buồn khổ hơn.
(Tác giả Lê Trung Tuấn và PTT
Vũ Đức Đam)
Đọc
cuốn “Trải nghiệm trong thế giới vô hình” có nhiều điều thú vị:
Thứ
nhất ở chỗ tuy chỉ nói thoáng qua về Đạo Phật nhưng nếu hiểu biết sẽ thấy nhiều
chuyện, nhiều việc, nhiều nhận thức của Lê Trung Tuấn tương đồng với Đạo Phật.
Đạo Phật nói con người khi chết thần thức tùy theo nghiệp sẽ về các cõi khác
nhau thì Lê Trung Tuấn qua thực chứng, với mầu sắc và sự chấp ngã của linh hồn,
anh thấy linh hồn cũng tiến hóa khác nhau, tồn tại ở các tầng không gian sướng,
khổ khác nhau.
Thứ
Hai, Đức Phật Thích Ca sau khi tu khổ hạnh sáu năm thất bại, chính bằng
thiền định,
ngài giác
ngộ đắc đạo thành Phật, chứng ngộ chân lý
tối hậu, thành bậc Toàn giác, không gì không biết, trong đó ngài chứng đắc lục thông với những
năng lực
siêu nhiên như Thiên nhãn thông (nhìn qua khoảng cách, chướng ngại); Thiên nhĩ
thông (nghe được mọi âm thanh); Tha tâm thông (biết được suy nghĩ của người
khác); Túc mạng thông (nhìn thấy kiếp quá khứ của mình và người khác),
v.v… Những
năng lực thần thông này rõ ràng nằm ngoài mọi quy luật khoa học, trước nay
người ta thường cho là sản phẩm của trí tưởng tượng trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật, hoặc do tín ngưỡng người ta thêu dệt thêm để tăng cường khả năng
thuyết giáo. Nhưng thực tế hiện tượng ngoại cảm ở Việt Nam gần 20 năm qua, các
nhà ngoại cảm, trong đó có Lê Trung Tuấn, đã chứng tỏ khả năng thần thông ghi
trong Kinh Phật là có thực. Lê Trung Tuấn khi tĩnh tâm, thiền định giúp tìm hài
cốt thất lạc đã nhìn xuyên không gian, thấy linh hồn và không gian cảnh vật xa
hàng ngàn km, nhìn xuyên thời gian thấy quá khứ lúc các liệt sĩ chiến đấu, hy
sinh trong chiến trận. Bản thân anh cũng ngạc nhiên: “Tôi đã nhìn thấy mình bị
giam trong một phòng, cảnh tôi đang tiêm cái gì đó vào tay, và sau này thì đúng
như vậy. Hay ngày đó tôi đã thấy mình có một chiếc xe biển số 4400 mang chữ
“Camry” đằng sau và tôi tự buồn cười với chính mình vì lúc đó tôi cũng chẳng
biết Camry nghĩa là gì. Nhưng sau này tôi có một chiếc xe đúng là có biển số 4400
như vậy”. Nghĩa là lúc đó anh đã nhìn thấy tương lai của mình.
Thứ
ba, trên thế giới các nhà khoa học, nhất là trong lĩnh vực Y học, từ lâu đã rất
quan tâm nghiên cứu hiện tượng trải
nghiệm cận kề cái chết NDE (near-death experience) hay "chết lâm
sàng". Các bác sĩ nhận thấy một số bệnh nhân khi sống lại
có trải nghiệm linh hồn thoát-khỏi-cơ-thể. Họ thấy mình bay lên,
nhìn xuống thì thấy chính thân xác mình; họ kể lại chính xác một số chi tiết về những gì đã diễn ra trong phòng điều trị: máy móc,
thiết bị y tế, các đoạn hội thoại của nhân viên y tế.
Ngay
trên chương trình “Bí mật của Tạo hóa” chiếu trên VTV3 năm 2013 đã kể lại câu
chuyện của Bác sĩ Eben Alexander:
Ông
là một chuyên gia phẫu thuật não uy tín hàng đầu của Mỹ. Vào năm 2008,
Alexander mắc một loại vi khuẩn đã xâm hại và làm cho thần kinh vỏ não hoàn
toàn bị tê liệt. Ông bị hôn mê đúng một tuần. Theo y học thì ý thức của ông đã
mất, ông sống thực vật. Nhưng sau khi hồi tỉnh, Alexander cho biết ông đã có chuyến
du hành lên thiên đường mà không có cách nào dùng ngôn ngữ con người có thể
miêu tả cho chính xác được. Có người cho đó là hoang tưởng, ảo giác, nhưng trong
suốt chuyến du hành đó, ông có một hướng dẫn viên là một phụ nữ xinh đẹp mà ông
chưa từng gặp. 4 tháng sau khi thoát khỏi trạng thái hôn mê, một người họ hàng
đã gửi cho ông một bức ảnh của người chị ruột Betsy đã chết mà ông chưa từng
biết. Ông đã sốc nặng khi nhìn thấy Betsy chính là người hướng dẫn viên trong
chuyến du hành mà ông đã gặp khi hồn lìa khỏi xác đó. Bức ảnh đó là bằng chứng khách
quan, là sự thật chứng tỏ trải nghiệm hồn ông lìa khỏi xác là sự thật, không
phải ảo giác.
Ngay ở Việt Nam cũng có những chuyện tương tự.
Như bà Trần Thị Sương ở Tây Ninh đã xuất bản một cuốn hồi ký kể lại những cảm
nhận khi bà đã chết lâm sàng; bà thấy mình bay lên, quay lại nhìn thấy xác mình
nằm trên giường. Và chính Lê Trung
Tuấn, tác giả cuốn “Trải nghiệm trong thế giới vô hình” này,
cũng là một chứng nhân trải nghiệm trạng thái hồn lìa khỏi xác khi anh ở biên
giới giữa sự sống và cái chết.
Sau vấp ngã do tuổi trẻ nông nổi, anh đã nghiện ma túy
và rơi xuống tận đáy của hố thẳm tuyệt vọng. Anh đã tự giải thoát và trong nỗi
bất hạnh tận cùng đó anh lại có một “may mắn” đặc biệt, đó là được trải nghiệm
trạng thái cận tử NDE mà các nhà khoa
học trên thế giới từ lâu đã dày công nghiên cứu để xác định xem có linh hồn con
người độc lập với thể xác không? Anh viết:
“Xuống buồng hòa tất số ma túy nhiều hơn 80 lần liều
dùng hàng ngày vào xilanh 10 rồi chích vào cơ thể, lúc đó khoảng chín giờ tối. Tiêm
xong khoảng hai giây, tôi thấy nhói lên trong ngực rồi không biết gì nữa. Tôi
thấy mình bay bổng lên, cảm giác thật nhẹ nhàng và không thấy đau đớn. Tôi nhìn
thấy cơ thể mình đang nằm dưới đất và vẫn biết những gì đang diễn ra. Mẹ tôi
chắc nghe thấy tôi ngã nên chạy ra, bà vừa hà hơi vừa khóc. Sau đó mẹ gọi cậu
bạn tôi đang nằm trên gác: “Đảng ơi! Thằng Tuấn chết rồi!””.
Dường như đó chính là nghiệp cuối cùng anh phải trả,
thử thách cuối cùng của anh. Anh đã sống lại và bằng một nghị lực phi thường,
anh đã vượt qua, đã lột xác thành một người khác, dùng khả năng đặc biệt giúp
người, và những ngày hôm nay đây, anh đã và đang dành nhiều tâm sức cho cuộc
chiến chống ma túy, cứu người!
***
Khả năng ngoại cảm và trải nghiệm giao tiếp với thế
giới tâm linh dễ bị cho là hoang tưởng, ảo giác, thậm chí giai đoạn vừa qua còn
bị không chỉ các cá nhân mà cả các cơ quan nhà nước, đài truyền hình, báo chí cho
là lừa đảo. Dù thực tế có chuyện dùng ngoại cảm lợi dụng sự mê tín để trục lợi nhưng
việc Lê Trung Tuấn giúp nhiều gia đình tìm lại được hài cốt thất lạc là sự
thật. Bởi các kết quả tìm kiếm đã đúng như sự chỉ dẫn của các linh hồn, và chắc
chắn hơn nữa, đó là việc người thân của các liệt sĩ đã gởi mẫu hài cốt đến các
cơ quan khoa học hàng đầu của nhà nước để xét nghiệm ADN và kết quả nhận được là
đúng. Điều này chứng minh khả năng đặc biệt giao tiếp được với linh hồn của anh
là có thật, linh hồn là có thật, thế giới tâm linh là có thật!
Việc đầu tiên chứng tỏ khả năng của anh chính là việc bằng
sự giao tiếp của anh với linh hồn người cậu ruột là liệt sĩ Lương Hồng Khánh,
gia đình anh đã tìm thấy hài cốt người cậu đã bị thất lạc tận Đắk Mil, Đắk Nông
xa xôi, mà trước đó sự kiếm tìm đã gần như vô vọng.
Sau lần tìm thấy hài cốt người cậu anh thấy mình có
thêm niềm tin nhiều hơn vào thế giới vô hình, hiểu và trân trọng hơn những giá
trị của cuộc sống hôm nay, và với sự khuyến khích, hỗ trợ của linh hồn Liệt sĩ
Lương Hồng Khánh, anh nhận ra sử dụng khả năng đặc biệt của mình giúp các thân
nhân tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thất lạc là một sứ mệnh thiêng liêng.
Có những cuộc tìm kiếm mà chỉ dẫn qua giao tiếp tâm
linh của Lê Trung Tuấn đã mâu thuẫn với thông tin có trong hồ sơ của liệt sĩ.
Nhưng rồi chính sự xác định ADN đã chỉ ra thông tin trong hồ sơ là sai. Điều
này chứng tỏ không chỉ sự giao tiếp tâm linh là có thực mà còn có khả năng
chỉnh sửa những sai sót của người sống do hoàn cảnh chiến tranh, do thời gian
quá xa và nhiều nguyên nhân khác nhau mà người ta đã sai sót khi lập hồ sơ liệt
sĩ và cả khi quy tập, xây mộ.
Như
một gia đình đi tìm liệt sĩ tên ở nhà là Trần Xuân Trường. Nhưng trong hồ sơ
lưu giữ của quân khu thì lại không có ai tên là Trần Xuân Trường. Lê Trung Tuấn
cho biết: “Liệt sĩ Trường có về báo rằng tên bác trong hồ sơ không phải là Trần
Xuân Trường mà là Trần Văn Trường, gia đình hãy tìm kiếm theo tên đó”. Quả
thật, khi tìm theo tên họ là Trần Văn Trường thì gia đình nhận được thông tin
lý lịch hoàn toàn trùng khớp với liệt sĩ và cuối cùng đã tìm được hài cốt thất
lạc. Sau khi gia đình gởi mẫu hài cốt đến Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhận được kết quả giám định gen, ADN tách
từ mẫu hài cốt liệt sỹ số NCC584/CNSH lấy từ mộ số 3, hàng 1, ô số 2, Nghĩa
trang Liệt sỹ huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai và mẫu sinh phẩm của ông Trần Văn Sơn
có cùng huyết thống theo dòng mẹ.
Một
gia đình tìm Liệt sĩ Nguyễn Bá Lâu. Qua giúp đỡ của Lê Trung Tuấn, linh hồn
liệt sĩ chỉ mộ mình là số 8, hàng số 4, lô C, khu C, thuộc nghĩa trang
liệt sỹ tỉnh Bình Phước. Nhưng mấy người quản trang kiên quyết phản đối vì cho
không phải là mộ của liệt sỹ Nguyễn Bá Lâu, không phải đưa từ Campuchia về .
Nhưng rồi cũng Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam ,
ngày 5/1/2011, đã xác định bộ hài cốt trong ngôi mộ trên là hài cốt của liệt sỹ
Nguyễn Bá Lâu "có cùng quan hệ huyết thống theo dòng mẹ" với 4 người
em trai của liệt sỹ.
Trường hợp Liệt sỹ Lưu Đình Khuể, quê Hưng Yên, hi
sinh ở Lào được quy tập về nghĩa trang Trường Sơn, bia mộ ghi là Lưu Văn Khuê
quê quán Hoà Bình, Bình Lục, Hà Nam, ngày hi sinh là 30 tháng 10 năm 1968 trong khi giấy báo tử lại ghi là 30 tháng 3
năm 1968. Năm sinh trên bia là 1942, thực tế là 1945. Chỉ đến khi áp vong ở
trung tâm của Lê Trung Tuấn, liệt sỹ báo tin để đi xác minh thì mọi việc
mới sáng tỏ. Hài cốt dưới mộ ghi tên Lưu Văn Khuê quê ở Hà Nam chính là Liệt sĩ Lưu Đình Khuể
quê ở Hưng Yên.
Trường hợp liệt sỹ Phạm Đức Mạch thì báo tin cho gia
đình biết là tấm bia mộ của mình tại nghĩa trang ghi thông tin chưa chính xác.
Liệt sĩ hi sinh ngày 16/2/1968 chứ không phải là 5/2/1968 như trong giấy báo tử
ghi nên đã làm vỡ bia. Gia đình gởi mẫu hài cốt xét nghiệm đã nhận được kết quả
ADN đúng nên rất tin tưởng và đã làm lại bia mới cho đúng.
Còn một gia đình tìm được hài cốt liệt sỹ Ngô Văn Đức,
khi làm xét nghiệm ADN thì nhận được kết quả không chính xác, đã rất buồn bã. Qua
giao tiếp tâm linh, linh hồn liệt sĩ đã báo cho Lê Trung Tuấn: “Tôi Đức đây,
anh đừng buồn vì đã giúp gia đình tôi, tất cả lỗi này là do gia đình tôi đã
không hề nghe anh. Họ không lấy mẫu phẩm là xương ống chân của tôi mang đi xét
nghiệm mà họ lại mang xương vụn ở tiểu đi xét nghiệm, chắc là họ sợ tôi bị
đau”. Được tin, gia đình bàng hoàng vì sự thật đúng như vậy, đã gởi mẫu làm xét
nghiệm lại. Kết quả của Viện Khoa học hình sự (thuộc Tổng Cục Cảnh sát PCTP)
theo bản số: 2338/(C54/P8) báo mẫu phẩm có ADN trùng khớp với huyết thống người
thân trong gia đình theo dòng họ mẹ.
Một số trường hợp linh hồn liệt sĩ báo vị trí hài cốt
của mình nằm một cách khác thường, khi khai quật, kết quả đúng như vậy, cũng là
chứng cớ chứng tỏ việc giao tiếp của Lê Trung Tuấn với các linh hồn là có thật,
việc người thân giao tiếp được với linh hồn qua hình thức áp vong cũng là có
thật.
Như trường hợp của liệt sỹ Phạm Đình Quảng, liệt sỹ
nói với Lê Trung Tuấn hài cốt mình đã được quy tập rồi nhưng lại nằm giữa đường
đi trong nghĩa trang chứ không được nằm trên những dãy mộ trong nghĩa trang.
Liệt sĩ nói rằng trong quá trình sửa lại nghĩa trang người ta đã bỏ quên liệt
sĩ nằm lại dưới nền đường. Khi gia đình làm thủ tục đã báo với chính quyền như
vậy thì họ không tin. Nhưng rồi khi đào theo chỉ dẫn của liệt sĩ, chỉ hai lần
xắn đất thì mọi người đã tìm thấy một cái tiểu chứa hài cốt của liệt sỹ Phạm
Đình Quảng. Lãnh đạo địa phương đã phải xin lỗi liệt sĩ và gia đình.
Trường hợp Liệt sỹ Hoàng Huy Cót thời chống Pháp thì
đã báo mộ mình ở ngay vỉa hè trước số nhà 104, phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Khi khai quật, sở Giao thông Vận tải Hà nội chỉ cho phép đào dài 1,5m x
rộng 1,5 m, nên việc đào rất khó khăn, đào dưới mặt đất khoảng 1m lại gặp nhiều
đường ống cấp nước, thoát nước và cáp dẫn điện… Nhưng rồi đào sâu được hơn 2m,
người đào bỗng nghe tiếng sẻng chạm vào vật cứng thì vong đang nhập vào người
thân kêu lên “đến rồi”. Người ta bới tiếp thì thấy một chĩnh sành dần dần lộ
ra. Vong liệt sỹ cho biết, chính ông là người đã ôm bom ba càng lao vào
xe tăng địch nên hi sinh, đồng đội đã nhặt phần xương thịt tan nát còn lại của
ông cho vào chĩnh sành chôn xuống đất, chính vì vậy sau này không nhớ phần mộ ở
đâu mà quy tập.
***
Đọc “Trải nghiệm trong thế giới vô hình” chúng ta còn
biết được nhiều chuyện vừa kỳ lạ vừa thú vị về đời sống ở thế giới vô hình, thế
giới của những linh hồn. Như chuyện có linh hồn cũng đi “cưa gái”; có liệt sĩ
hiện về vẫn mang cái đau của vết thương lúc hy sinh, khi gia đình hóa (đốt)
thuốc giảm đau cho họ thì cơn đau giảm; có trường hợp do người thân cúng sai,
cúng không đúng chỗ, linh hồn liệt sĩ bị thần linh trói hai tay chặt cứng, bịt chặt
mồm không nói được; rồi chuyện linh hồn nhập vào người thân tự đi nhặt hài cốt
của chính mình; chuyện linh hồn nói đúng cho người thân biết trước những chuyện
sẽ xảy ra, cảnh báo người thân tránh bị lừa gạt; chuyện hương nhang, đồ lễ hóa
khi trời mưa vẫn cháy đùng đùng; v.v… Lê Trung Tuấn cũng đưa ra quan điểm của
mình về những tập tục như cúng chay, cúng mặn, việc đốt vàng mã, v.v…
***
Như vậy “Trải nghiệm trong thế giới vô hình” đúng theo
tinh thần “trọng chứng hơn trọng cung”, Nhà Ngoại cảm Lê Trung Tuấn đã góp phần
giúp cho nhận thức của mọi người thấy có tồn tại một thế giới vô hình, nơi đó
có linh hồn con người sau khi chết. Qua trải nghiệm của Lê Trung Tuấn về các
tầng không gian của các linh hồn với linh quang mầu sắc khác nhau, chuyển động
nhanh chậm khác nhau, chứng tỏ thế giới ấy đúng là chịu tác động bởi luật nhân
quả của Đạo Phật. Thế giới đó cũng có hỷ lạc và buồn khổ, các linh hồn cũng tu
luyện để tiến bộ, tiến hóa, từ không gian thấp thăng dần lên những không gian cao,
nhẹ nhàng, thanh khiết và rực rỡ hơn. Anh cũng viết con người khi sống tham,
sân, si, làm việc xấu sẽ tạo nghiệp nặng, khi chết linh hồn còn nhiều chấp ngã,
còn nhiều ham muốn hưởng thụ những thú vui của đời phàm, sẽ chìm đắm ở không
gian u tối nặng nề khổ sở, khó siêu thoát.
Tất cả không trùng khít nhưng có nhiều nét tương đồng
với giáo lý của Đạo Phật. Vậy Đạo Phật là gì?
***
Đạo Phật ra đời từ sự tu luyện và giác ngộ của Đức Thích
Ca Mâu Ni. Từ một thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, có vợ là công chúa và
con trai nhỏ như thiên thần, nhưng khi gặp những cảnh khổ đau ngoài đời, ngài
quyết tâm xuất gia cầu đạo, tìm con đường cứu khổ cho muôn loài. Khi thiền định
đắc Đạo, ngài đã suy tư về lẽ sống chết, về những nguyên nhân tích tập dẫn tới
luân hồi sinh tử và con đường giải thoát, dẫn tới Niết bàn. Ngài thấy các chúng
sinh, tùy theo nghiệp nặng nhẹ, thiện ác so mình tạo ra, đã luân hồi trong các
cõi sống.
Các đệ tử gần cận của ngài đã ghi lại những lời dạy
của ngài trở thành Kinh Phật được lưu truyền đến ngày nay. Có 82.000 bài giảng
của chính Đức Phật và 2.000 bài của các đệ tử của ngài.
Trong bài thuyết pháp đầu tiên cho 5 người bạn đồng tu
ngày trước của mình ở vườn Nai (Lộc uyển), Đức Phật giảng về bốn chân lý cao
cả, những điều cốt yếu nhất của Đạo Phật. Đó là chân lý về sự khổ (Khổ đế),
chân lý về nguyên nhân của khổ (Tập đế), chân lý về diệt khổ (Diệt đế), chân lý
về con đường diệt khổ (Đạo đế).
Theo đó, toàn bộ thân, tâm
con người
được tạo thành từ năm yếu tố gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn gồm: 1-
Sắc: chỉ thân và sáu giác quan (Lục căn), do bốn yếu tố đất, nước, gió,
lửa tạo thành (thực ra là chất rắn, chất
lỏng, chất khí và năng lượng). 2- Thọ: là toàn bộ các cảm giác. 3-
Tưởng: là sự nhận biết các cảm giác đó, như âm thanh, màu sắc, mùi vị, kể cả ý thức đang hiện diện.
4- Hành: là những hành động từ tâm lí do thọ,
tưởng tạo ra, như chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm,... 5- Thức: là ý thức, là nhận thức cao hơn được đúc rút từ tất cả
thọ, tưởng và hành.
Đặc tính chung của Ngũ uẩn là Vô
thường, Vô ngã và Khổ. Vô thường là không
có gì hằng thường, vĩnh cửu, Vô ngã, Khổ xuất phát từ sự bấp bênh, biến hoại của các
uẩn; con người được tạo thành từ năm uẩn đó nên cũng chỉ là một sự giả hợp,
không có một cái "ta" thật sự bất biến đứng đằng sau con người, tức
Vô ngã.
Thuyết
Vô Ngã là khó hiểu nhất. Rõ ràng có một cái ngã tồn tại một cách hiển nhiên
trong mỗi con người, nó là một thực thể phi hình tướng, làm chủ mọi suy nghĩ và
hành động, làm nên sự khác biệt giữa người này với người khác, giữa tốt với
xấu, thông minh với ngu tối, hiền từ với độc ác. Nếu không có
Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp “cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ?
Theo
Kinh nói về Vô ngã: “Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi…, ngài nói với đoàn năm vị Tỉ
khâu: “… Này các Tỉ-khâu, Sắc là vô ngã… Nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi
đến bệnh hoạn và có thể mong được như sau: “Mong rằng sắc của tôi như thế này…
sắc của tôi chẳng phải như thế này!”… này các Tỉ-khâu, vì sắc là vô ngã, nên
sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể mong được: “Mong rằng sắc của tôi như thế
này… sắc của tôi chẳng phải như thế này!””.
Rồi
ngài giảng tiếp Sắc cũng là vô thường, mà tất cả những gì vô thường đều là khổ.
Chính
vậy, toàn bộ giáo lý nhà Phật đều hướng tới việc chỉ ra bản chất mọi sự vật và
cả bản thân con người đều là vô ngã, và chính cái ngã là kẻ thù của vô minh, là
mẹ của tham, sân, si, nguồn gốc của bể khổ.
Như vậy, vô ngã vừa là nhận thức luận, vừa là phương
thức và cũng là mục đích, thành tựu của tu luyện, vì chỉ khi tâm trí và cả sinh
lý đạt trạng thái vô ngã người ta mới có thể chứng ngộ và giải thoát.
Mỗi
một khái niệm đều có một nội hàm và ngoại diện nhất định, có lẽ ta nên hiểu vô
ngã như một khái niệm chứ không nên hiểu theo nghĩa thông tục. Vậy vô ngã theo
Phật giáo không phải là không có cái tôi mà có nghĩa là tất cả những gì tạm
thời, biến đổi, không vĩnh cửu đều là vô ngã. Và Đạo Phật chỉ ra, tuy giả tạm
nhưng cái ngã lại tác động rất lớn, toàn thể sự phấn đấu, ganh đua, giành giật,
chiếm đoạt của người đời đều là do cái ngã cả. Nhìn ra thế giới, ta thấy càng
lúc cái ngã càng được tự tôn dẫn dắt con người nhận thức và hành động sai lạc,
tất cả chỉ vì vô minh, cho kiếp sống phàm trần là duy nhất, nên để đạt được
tham vọng đã bất chấp mọi thủ đoạn mà không sợ quả báo, không hiểu lời dạy của
tiền nhân, sống chỉ là gởi thác mới là về. Vì vậy mục đích của tu hành và thiền
định là diệt ngã. Hành động khất thực của các vị tu sĩ cũng là phép tu để làm
mất đi tính tự tôn, kiêu mạn. Trong thiền định, phép quán Vô ngã là một pháp
chủ yếu, giúp con người cởi bỏ được sự chấp một cách vô ích và có hại vào một
cái gì đó, nguồn gốc của mọi bất hạnh trong cuộc sống. Chỉ khi nào đạt được
trạng thái vô ngã mới “chinh phục mọi ô nhiễm”, mới không bị vướng vào tất cả
những tham vọng, yêu ghét, mê đắm..., mới diệt được
khổ. Khổ
không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu, mà là tất cả mọi hiện tượng của tâm
và vật đều bị biến hoại nên phải khổ. Tứ
diệu đế nói: "Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng,
than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói
tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ”.
***
Có điều rất thú vị là người ta đã nhận ra có những nét tương đồng giữa đạo Phật
và khoa học. Đạo Phật không chỉ là những bài
học luân lý, những triết lý nhân sinh, mà còn là phương thức nhận thức về bản
thân con người và thế giới, tức có ý nghĩa y học và khoa học. Các vị thiền sư và võ sư,
qua quá trình tu luyện công phu bằng thiền định và khí công, đã diễn ra một quá
trình biến đổi từ tâm lý đến sinh lý, đã làm khởi phát những tiềm ẩn của cơ
thể, tạo nên những năng lực siêu phàm.
Chính bằng năng lực siêu phàm ấy, cách nay hơn hai
thiên kỷ rưỡi, Đức Phật đã thấy những điều mà
khoa học, với những trí tuệ xuất chúng và những
phương tiện nghiên cứu tối tân nhất, mới thấy lại.
1)
Về thế giới vô cùng nhỏ: Đức Phật thường khuyên các đệ tử trước khi uống nước
hãy niệm chú để phổ độ cho các vi chúng sinh có trong nước vì ngài thấy trong
mỗi bát nước có tới 84000 sinh vật nhỏ mà mắt người thường không nhìn
thấy. Hơn 21 thế kỷ sau, các khoa học gia đã phát minh ra kính hiển vi mới
thấy lại cái nhìn của Đức Phật.
2) Về thế giới vô cùng lớn: kinh
Phật cho thấy thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất và cũng không
phải là trung tâm, vũ trụ còn có rất nhiều thế giới khác, phân thành 3 loại:
Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới, và Đại Thiên Thế Giới. Quan niệm này
hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày nay của những nhà thiên
văn hay những nhà vật lý thiên thể. Kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát Phổ Hiền bảo
đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác,
hoặc tròn... hoặc hình như nước xoáy... hoặc hình như hoa... có vi trần số hình
sai khác như vậy”. Điều đó vô cùng chính xác khi so sánh với kết quả mà các
khoa học gia đã chụp được trong vũ trụ: Thiên Hà NGC 523 Sculptor có Hình xoay chuyển; Thiên Hà
Andromeda có
Hình bánh xe; Thiên Hà NGC 2997 Spiral có Hình nước xoáy; Thiên Hà Trifid có Hình hoa
nở; khối tinh vân 250px-M57 có Hình vòng nhẫn; Thiên Hà
M104 có Hình núi Tu Di, v.v...
Chính
vì vậy Albert
Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX, đã phát biểu một câu rất nổi tiếng về đạo Phật như sau: “Tôn giáo tương
lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu. Nó cần phải vượt trên một Thượng Đế cá nhân và
tránh những tín điều và lý thuyết. Tôn giáo ấy sẽ bao quát tất cả phương diện
tự nhiên lẫn tinh thần, nó cần phải được đặt trên cơ sở tín ngưỡng cảm thấy và
xuất hiện từ kinh nghiệm của mọi sự vật của tự nhiên cũng như tinh thần như một
tổng thể đầy ý nghĩa. Phật giáo trả lời được những diễn tả này. Nếu có bất
cứ một tôn giáo nào đó có thể đương đầu được với những nhu cầu của khoa học
hiện đại thì nó sẽ là Phật giáo” (The religion of the future will be a cosmic
religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology.
Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious
(tín ngưỡng, niềm tin) sense (cảm thấy) arising(xuất hiện, phát sinh) from the
experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism
answers this description (diễn tả). If there is any religion that could cope
with modern scientific needs it would be Buddhism).
(Dẫn theo GS. Trần Chung Ngọc, bài “Vài nét về
Phật giáo và khoa học” (Đông La dịch lại).
***
Cuối
cùng người viết bài này muốn nói cuốn “Trải nghiệm trong thế giới vô hình” do
Lê Trung Tuấn viết và người khác viết về Lê Trung Tuấn dù là sự thật nhưng vẫn là
những điều kỳ lạ chưa có lời giải. Có nhà vật lý giải thích rằng thế giới huyền bí mà
các nhà ngoại cảm tiếp cận được chính là thế giới vi mô, ở những chiều không
gian khác của Lý thuyết Dây (trường “vong”) nằm ngoài 3 chiều không gian quen
thuộc mà mắt thường nhìn thấy. Điều này sai vì các chiều phụ của Lý thuyết Dây
bị cuộn lại vô cùng nhỏ ở kích thước Planck trong khi thực tế các nhà ngoại cảm
thấy các linh hồn có kích thích thông thường ở ngay trong 3 chiều không gian
quen thuộc của chúng ta. Có người giải thích linh hồn là trường sinh học nhà
ngoại cảm do khai mở được tiềm thức nên đã giao tiếp được. Điều này cũng vô lý
vì trường sinh học là năng lượng phát ra từ một cơ thể sống, còn linh hồn tồn
tại sau khi cơ thể chết. Trường sinh học cũng chỉ là năng lượng thuần tuý, mà
năng lượng thì không thể có nhân cách, tỏ được thái độ buồn vui và có khả năng
giao tiếp. Các nhà ngoại cảm không chỉ thấy linh hồn mà khi hướng dẫn tìm mộ họ
còn thấy cả không gian cảnh vật từ xa, mà không gian, cảnh vật thì hoàn toàn
không tỏa ra một trường sinh học nào cả nhưng nhà ngoại cảm vẫn thấy được. Còn
những người dùng lý lẽ về thôi miên, ám thị để phủ nhận khả năng của các nhà
ngoại cảm, cho chỉ là ảo giác, hoang tưởng, tâm thần thì càng sai. Vì các trạng
thái đó hoàn toàn là chủ quan, không thể có thực. Trong khi các cuộc tìm mộ của
các nhà ngoại cảm có những kết quả khách quan, từ di hài, di vật đến kết quả
xét nghiệm ADN.
Vì vậy linh hồn không phải là trường sinh học, không
phải là ý thức sinh học mà là thần thức theo Đạo Phật. Nhưng dù hiện thực tâm linh mà các nhà ngoại cảm gặp
có nhiều nét tương đồng với Đạo Phật, vẫn còn có những điều mâu thuẫn với cách
hiểu về Đạo Phật của không ít người, trong đó có cả các nhà sư. Có điều thực tế
mới là chân lý tối hậu, nếu trải nghiệm của các nhà ngoại cảm là thật thì các
nhà sư phải nghĩ lại. Thực tế trong suốt chiều dài lịch sử người ta cũng đã
hiểu về Đạo Phật khác nhau nên mới sinh ra các tông phái khác nhau.
Còn
với khoa học, đến nay khả năng ngoại cảm của con người vẫn nằm ngoài mọi quy
luật, vẫn là thách thức trước tầm nhìn của khoa học.
14-1-2017
ĐÔNG LA